Văn bản pháp luật: Thông tư 10/2002/TT-BCA

Nguyễn Khánh Toàn
Toàn quốc
Công báo số 49/2002;
Thông tư 10/2002/TT-BCA
Thông tư
10/09/2002
26/08/2002

Tóm tắt nội dung

Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 73/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001 của Chính phủ về hoạt động và tổ chức lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp

Thứ trưởng
2.002
Bộ Công an

Toàn văn

No tile

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 73/2001/NĐ-CP ngày05/10/2001

của Chính phủ về hoạt động và tổ chức lực lượng bảo vệcơ quan, doanh nghiệp

 

Ngày05 tháng 10 năm 2001 Chính phủ ban hành Nghị định số 73/2001/NĐ-CP về hoạt độngtổ chức lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp. Bộ Công an hướng dẫn thực hiệnnhư sau:

1. Tổ chức lực lượng bảo vệ:

1.1.Tổ chức lực lượng bảo vệ tại các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước nằm trong hệthống tổ chức của các cơ quan, doanh nghiệp. Tùy theo yêu cầu cụ thể để thànhlập phòng, ban, đội, tổ bảo vệ trực thuộc văn phòng hoặc phòng hành chính tổnghợp. Tại các Bộ, Ngành chủ quản cần có bộ phận kiêm nhiệm thuộc khối văn phòngđể theo dõi, chỉ đạo hoạt động bảo vệ trong phạm vi thuộc Bộ, Ngành mình phụtrách.

1.2.Tổ chức lực lượng bảo vệ tại các đơn vị kinh tế thành lập theo Luật Doanhnghiệp, Luật Hợp tác xã và Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam do Hội đồng quảntrị hoặc người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp tùy theo yêu cầu cụ thể để quyếtđịnh cho phù hợp.

2. Quyền lợi, chế độ, chính sách của lực lượng bảo vệ:

Ngoàichế độ chính sách đối với cán bộ, nhân viên bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp nêutại Điều 9 và Điều 12 Nghị định số 73/2001/NĐ-CP thì:

2.1.Người làm công tác bảo vệ tại cơ quan, doanh nghiệp nhà nước trong khi làmnhiệm vụ, dũng cảm đấu tranh với bọn tội phạm bị thương, hy sinh được áp dụngtiêu chuẩn xác nhận là thương binh, liệt sĩ và được hưởng chính sách như thươngbinh, liệt sĩ quy định tại Điều 1, Điều 2, Điều 3 Quyết định số 301/CP ngày20/9/1980 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ), Điều 3 Mục I Thông tư số03/TBXH ngày 17/1/1981 và Điều 3 Mục II Công văn số 16/TBXH ngày 14/3/1981 củaBộ Thương binh xã hội (nay là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).

Thủtục hồ sơ đề nghị xét, ngoài những thủ tục hồ sơ theo quy định hiện hành cầnphải có những giấy tờ sau:

Biênbản xảy ra sự việc (khám nghiệm hiện trường).

Biênbản xét xử hoặc ý kiến kết luận của cơ quan điều tra, tòa án về mức độ tội phạmcủa người phạm tội.

Nhậnxét của thủ trưởng cơ quan, doanh nghiệp đối với người bị thương, hy sinh về ýthức chính trị, tinh thần trách nhiệm trong công tác.

Cáccơ quan, doanh nghiệp nhà nước kịp thời làm đầy đủ thủ tục, hồ sơ chuyển đến cơquan lao động, thương binh và xã hội để sớm có quyết định đảm bảo chế độ, quyềnlợi cho người bị thương và gia đình liệt sĩ.

2.2.Người làm công tác bảo vệ dưới dạng hợp đồng tuần tra, canh gác tại cơ quan,doanh nghiệp nhà nước và làm công tác bảo vệ tại các tổ chức, đơn vị kinh tếthành lập theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã và Luật Đầu tư nước ngoài tạiViệt Nam được hưởng các quyền lợi theo thỏa thuận với người đứng đầu các cơquan, doanh nghiệp và các tổ chức, đơn vị kinh tế thông qua hợp đồng lao động;được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hành của pháp luật.

3. Công tác huấn luyện nghiệp vụ cho lực lượng bảo vệ.

3.1.Hàng năm, các cơ quan, doanh nghiệp xây dựng kế hoạch huấn luyện nghiệp vụ cholực lượng bảo vệ và thông báo cho cơ quan công an chức năng biết để chủ độngphối hợp thực hiện.

3.2.Nội dung huấn luyện lực lượng bảo vệ gồm:

Kiếnthức cơ bản về pháp luật.

Cácbiện pháp nghiệp vụ bảo vệ.

Sửdụng công cụ hỗ trợ được trang bị cho lực lượng bảo vệ và những động tác tự vệ,bắt giữ tội phạm.

3.3.Quy định phân cấp huấn luyện và cấp giấy chứng nhận cho lực lượng bảo vệ.

Lựclượng bảo vệ tại các cơ quan, doanh nghiệp Trung ương do các Cục chức năngthuộc Tổng cục An ninh Bộ Công an tổ chức huấn luyện và cấp giấy chứng nhận.

Lựclượng bảo vệ tại các cơ quan, doanh nghiệp địa phương, các cơ quan, doanhnghiệp Trung ương đã phân cấp cho công an địa phương quản lý; các tổ chức, đơnvị kinh tế thành lập theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã và Luật Đầu tư nướcngoài tại Việt Nam do Công an tỉnh, thành phố nơi cơ quan, doanh nghiệp đóng tổchức huấn luyện và cấp giấy chứng nhận.

3.4.Trách nhiệm phối hợp tổ chức huấn luyện lực lượng bảo vệ:

CácCục chức năng thuộc Tổng cục An ninh, Công an các tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương có trách nhiệm đảm bảo nội dung, tài liệu huấn luyện, bố trí giảngviên và cấp giấy chứng nhận đã học nghiệp vụ cho lực lượng bảo vệ.

Cáccơ quan, doanh nghiệp có nhu cầu huấn luyện lực lượng bảo vệ chịu trách nhiệmkinh phí huấn luyện, bố trí địa điểm, tổ chức và quản lý lớp học.

4. Trang phục và trang bị cho lực lượng bảo vệ cơ quan, doanhnghiệp:

4.1.Lực lượng bảo vệ được cơ quan, doanh nghiệp cấp kinh phí may trang phục và muacác trang bị cần thiết khác phục vụ cho công tác bảo vệ gồm: quần áo (xuân hè,thu đông), mũ ke pi, giầy theo quy định sau:

Trángphục xuân hè:

Áo kiểu veston ngắn tay, cổ bẻ,cúc nhựa mầu đen (dùng cả cho áo thu đông). Thân trước có túi mang ốp ngoài.

Quầnkiểu âu phục.

Giầyda mầu đen ngắn cổ, buộc dây.

Trangphục thu đông:

Áo ngoài kiểu veston dựng lóttrong, dài tay, cổ bẻ. Thân trước có túi mang ốp ngoài.

Bêntrong là áo sơ mi mầu xanh hòa bình dài tay cổ có chân.

Cravátmầu tím than.

Quầnmay kiểu âu phục.

Giầyda mầu đen ngắn cổ, buộc dây.

Mầusắc, chất liệu quần áo xuân hè, quần áo ngoài thu đông, mũ do thủ trưởng các cơquan, doanh nghiệp căn cứ tình hình cụ thể của cơ quan, doanh nghiệp mình đểquyết định cho phù tợp, nhưng không được trùng lẫn với mầu sắc quần áo, mũ củacác lực lượng đã được Chính phủ quy định (Công an, Quân đội, Hải quan). Cơquan, doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo mầu trang phục bảo vệ của cơ quan,doanh nghiệp mình cho cơ quan công an chức năng và cán bộ, công nhân viên chứctrong cơ quan, doanh nghiệp biết. Ngoài ra để đảm bảo điều kiện làm việc, nếucần thiết lực lượng bảo vệ được cơ quan, doanh nghiệp trang bị mũ bảo hiểm, áomưa, ủng, đèn pin, băng đỏ...

Địnhkỳ cấp phát trang phục và trang bị khác cho lực lượng bảo vệ do thủ trưởng cáccơ quan, doanh nghiệp căn cứ hoạt động cụ thể của lực lượng bảo vệ tại đơn vịmình để quyết định.

4.2.Những cơ quan, doanh nghiệp nhà nước có nhu cầu cần thiết trang bị vũ khí quândụng và công cụ hỗ trợ cho công tác bảo vệ thực hiện theo quy định tại điểm gMục I Điều 8 Chương II và điểm e Mục 1 Điều 38 Chương V Quy chế Quản lý vũ khí,vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ban hành theo Nghị định số 47/CP ngày 12/8/1996của Chính phủ.

4.3.Giấy chứng nhận đã học nghiệp vụ bảo vệ, sao hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, biểuhiện của lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp quy định như sau:

Giấychứng nhận đã học nghiệp vụ bảo vệ: Giấy chứng nhận đã học nghiệp vụ bảo vệ đượclàm bằng giấy cứng khổ 11cm x 8cm. Nền mầu vàng nhạt, đường viền và chữ GIẤY CHỨNG NHẬN mầu đỏ, các chữ còn hai mầuđen.

Mẫucấp hiệu nhân viên bảo vệ có thời gian làm việc từ 5 năm trở lên.

Saohiệu bảo vệ: bằng kim loại hình tròn, đường kính 36 mm ở giữa có ngôi sao 5cánh mầu vàng nổi trên nền đỏ, liền với nền đỏ là nền xanh thẫm có hai bông lúanổi mầu vàng bao quanh phía dưới ngôi sao có nửa hình bánh xe mầu vàng giữa nửabánh xe có chữ "Bảo vệ". Vành ngoài sao liệu bảo vệ mầu vàng. Saohiệu bảo vệ khi gắn trên mũ kepi có cành tùng kép bằng kim loại màu trắng baoquanh liền thành một khối cao 54 mm, rộng 64 mm:

Cấphiệu bảo vệ: cấp hiệu bảo vệ mầu tím than, hai cạnh đầu nhỏ và hai cạnh dọc cấphiệu có viền lé mầu vàng. Cúc gắn ở đầu nhỏ có hình nổi ngôi sao 5 cánh xungquanh có đường viền tròn.

Đốivới lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp nhà nước phía cuối nền cấp hiệu cóvạch ngang, cấp hiệu phụ trách bảo vệ có ba vạch ngang bằng sợi nỉ mầu vàngrộng 10 mm, vạch nọ cách vạch kia 7 mm, cấp hiệu nhân viên bảo vệ có thời gianlàm việc từ 5 năm trở lên có hai vạch ngang bằng sợi nỉ mầu vàng rộng 10 mm,vạch nọ cách vạch kia 7 mm. Cấp hiệu nhân viên bảo vệ có thời gian làm việc dưới5 năm có một vạch ngang bằng sợi nỉ mầu vàng rộng 10 mm:

Đốivới lực lượng bảo vệ tại các đơn vị kinh tế thanh flập theo Luật Doanh nghiệp,Luật Hợp tác xã và Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phía cuối nền cấp hiệucó vạch hình chữ < cấp hiệu phụ trách bảo vệ có ba vạch < bằng nỉ màuvàng rộng 10mm, vạch nọ cách vạch kia 7 mm. Cấp hiệu nhân viên bảo vệ có thờigian làm việc từ 5 năm trở lên có hai vạch < bằng nỉ màu vàng rộng 10mm,vạch nọ cách vạch kia 7 mm. Cấp hiệu nhân viên bảo vệ có thời gian làm việc dưới5 năm có một vạch < bằng sợi màu vàng rộng 10mm.

Phùhiệu bảo vệ:

Phùhiệu bảo vệ hình bình hành 55 mm x 35 mm nền mầu tím than, ở giữa có gắn saohiệu bảo vệ đường kính 18 mm.

Biểnhiệu bảo vệ:

Biểnhiệu bảo vệ do các cơ quan, doanh nghiệp thực hiện theo mẫu quy định thống nhấtsau:

Biểnhiệu bảo vệ được làm bằng giấy cứng, khổ 9 cm x 5,5 cm nền mầu vàng nhạt, đườngviền, gạch ngang và chữ BẢOVỆ mầu đỏ, các chữkhác mầu đen.

Phầntrên gạch ngang ghi biểu hiện ghi tên cơ quan chủ quản bằng chữ in có chân,dòng bên dưới ghi tên công ty, doanh nghiệp bằng chữ thường đậm.

Phầndưới gạch ngang trong biển hiệu về phía bên phải là chữ BẢO VỆ bằng chữ in có chân, dòng bêndưới ghi họ tên người được cấp biển hiệu bằng chữ in có chân (nhỏ hơn chữ Bảovệ), dòng cuối cùng là Số hiệu: ghi số của người được cấp biển hiệu. Phía tráidán ảnh (3 x 4) của người được cấp biển hiệu có đóng đấu giáp lai của cơ quan,doanh nghiệp.

Biểnhiệu Bảo vệ được nẹp trong bao Platis mầu trong suốt có ghim phía sau để đeophía trên túi áo ngực trái.

4.4.Cán bộ, nhân viên bảo vệ tại các cơ quan, doanh nghiệp nếu vì lý do gì thôikhông làm công tác bảo vệ nữa thì cơ quan, doanh nghiệp có trách nhiệm thu hồisao hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, biển hiệu của cán bộ, nhân viên bảo vệ đó.

6.Tổ chức thực hiện:

Tổngcục An ninh có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thi hành Nghị địnhsố 73/2001/NĐ-CP tại các cơ quan, doanh nghiệp Trung ương; chủ trì, phối hợpvới các đơn vị liên quan biên soạn tài liệu huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ, ingiấy chứng nhận đã học nghiệp vụ bảo vệ cho lực lượng bảo vệ.

Tổngcục Hậu cần Công an nhân dân chủ trì phối hợp với Tổng cục An ninh sản xuất saohiệu, cấp hiệu, phù hiệu cho lực lượng bảo vệ theo đề nghị của các cơ quan,doanh nghiệp ở Trung ương và địa phương.

Giámđốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn,kiểm tra đôn đốc thực hiện Nghị định số 73/2001/NĐ-CP tại các cơ quan, doanhnghiệp thuộc địa phương mình quản lý.

Thôngtư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký. Các quy định trước đâycủa Bộ Công an về tổ chức và hoạt động của lực lượng bảo vệ cơ quan, doanhnghiệp trái với thông tư này đều bãi bỏ. Trong quá trình thực hiện có điều gì vướngmắc các đơn vị, địa phương phản ánh về Bộ Công an để nghiên cứu giải quyết./.

 


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=21627&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận