THÔNG TƯ CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN
Hướngdẫn thi hành Nghị định số 18/CP ngày 16/4/1993
củaChính phủ quy định chi tiết việc thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Căn cứ Pháp lệnh Hảiquan ngày 20/02/1990;
Thực hiện Điều 104 Nghị định 18/CP ngày16/4/1993 của Chính phủ;
Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thểviệc thi hành các Điều 63, 76, 84, 91, 92, 93 của Nghị định 18/CP nói trên nhưsau:
I.NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Người nướcngoài đầu tư vào Việt Nam nói trong Thông tư này gồm:
a. Các tổchức kinh tế, cá nhân nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam nhằm thực hiệnhợp đồng hợp tác kinh doanh, thành lập và tham gia thực hiện các dự án đầu tưtại các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả thành viên trong gia đình vàngười nước ngoài giúp việc cho các dự án đó).
b. Các tổchức kinh tế và cá nhân nước ngoài vào Việt Nam để tìm hiểu và chuẩn bị đầu tưtheo Luật đầu tư.
2. Hàng hoánói trong Thông tư này gồm:
a. Thiết bị,máy móc, phụ tùng, các phương tiện sản xuất kinh doanh (gồm cả phương tiện vàvận tải), các vật tư nhập khẩu vào Việt Nam để xây dựng cơ bản hình thành xínghiệp, bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuậtdo bên nước ngoài dùng để góp vốn pháp định của xí nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài hoặc để tạo tài sản cố định, dùng làm vốn ban đầu thực hiện hợp đồng hợptác kinh doanh;
b. Nguyên,nhiên liệu, bộ phận rời, phụ tùng và các vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuấtkhẩu, các sản phẩm (bao gồm các thành phẩm và bán thành phẩm) xuất khẩu;
c. Đồ dùngcá nhân của người nước ngoài đầu tư nhập khẩu vào Việt Nam hoặc mua tại ViệtNam xuất ra nước ngoài gồm hành lý, ngoại hối mang vào và chuyển ra.
3. Tất cảhàng hoá của xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, của các bên tham gia hợp đồnghợp tác kinh doanh và của cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam khi xuất khẩu,nhập khẩu, kể cả hàng hoá chưa hoàn hành thủ tục hải quan còn lưu tại các khobãi của cơ quan vận chuyển của chủ hàng hoá xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hảiquan nhưng chưa xuất đều phải chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan của hải quanViệt Nam theo quy định của Pháp lệnh Hải quan và quy định của Thông tư này.
II.THỦ TỤC HẢI QUAN
A. Đốivới hàng hoá của xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các bên tham gia hợpđồng hợp tác kinh doanh:
1. Hàng xuất- nhập khẩu.
a. Các ưuđãi về thuế: Ngoài các trường hợp được miễn giảm thuế theo quy định tại Luậtthuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, các trường hợp quy định tại Điều 35 Luật Đầu tưnước ngoài, hàng hoá của xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các bên hợp doanhcòn hưởng ưu đãi về thuế trong những trường hợp quy định tại Điều 76 Nghị định18-CP ngày 16/4/1993 của Chính phủ, cụ thể như sau:
Được miễnthuế nhập khẩu đối với hàng hoá nêu tại Điểm 2a phần I Thông tư này.
Phải nộpthuế nhập khẩu đối với hàng nêu tại điểm 2b phần I Thông tư này theo đúng quyđịnh của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam. Số tiền thuế tạm nộp này sẽ được cơ quan hải quan hoàn lại tương ứngvới số nguyên liệu để làm hàng thực xuất khẩu căn cứ quyết định hoàn thuế củaBộ Tài chính và thủ tục quy định tại Thông tư 08/CT-TCT ngày 31/3/1992 của BộTài chính.
b. Thủ tụchải quan: được tiến hành như đối với hàng kinh doanh xuất nhập khẩu thông thườngtheo quy định tại Điều 8 chương II Nghị định số 171/HĐBT ngày 27/5/1991 của Hộiđồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quy định cụ thể thủ tục hải quan và lệ phíhải quan và Thông tư số 01/TCHQ-GQ ngày 01/4/1992 của Tổng cục Hải quan hướngdẫn thi hành Nghị định số 110/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).
2. Hàng nhượngbán tại thị trường Việt Nam:
Chỉ đượcphép nhượng bán khi có giấy phép của Bộ Thương mại (đối với hàng hoá nêu tạiđiểm 2a, 2b phần I Thông tư này) phải nộp các loại thuế theo đúng quy định củaĐiều 76 Nghị định 18-CP của Chính phủ và phải tuân theo các quy định hiện hànhvề kiểm tra, giám sát hải quan.
Đối với hànghoá khi nhập khẩu đã được miễn thuế nhập khẩu nay được phép nhượng bán, xínghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc các bên hợp doanh phải khai báo với cơquan hải quan nơi đặt trụ sở của xí nghiệp hoặc hải quan nơi nhượng bán hànghoá, hoặc hải quan nơi gần nhất được Tổng cục Hải quan chỉ định (nếu ở đó khôngcó tổ chức hải quan) để cơ quan Hải quan tiến hành truy thu số thuế nhập khẩuđã được miễn.
3. Hàng hoácủa xí nghiệp khu chế xuất, kho ngoại quan, hàng để thực hiện hợp đồng xây dựng- kinh doanh - chuyển giao:
Theo các quychế riêng về quy chế khu chế xuất tại Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định số 322-HĐBTngày 18/10/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) và Quy chế tạm thờihải quan khu chế xuất ban hành kèm theo Quyết định số 17-TCHQ-GQ ngày 15/5/1993của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan; Quy chế tạm thời về thành lập và quản lýkho ngoại quan ban hành kèm theo Quyết định số 13-TCHQ-GQ ngày 24/5/1992 củaTổng cục Hải quan; Quy chế về hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao.
B. Đốivới hàng hoá là đồ dùng cá nhân của người nước ngoài đầu tư vào Việt Nam (nêutại điểm 2c phần I Thông tư này):
1. Các ưuđãi: Được hưởng theo quy định hiện hành của Chính phủ Việt Nam.
2. Thủ tụchải quan: Chỉ được phép xuất khẩu, nhập khẩu hay chuyển nhượng khi đã có giấyphép của Tổng cục Hải quan cấp theo đúng quy định tại Điều 92 Nghị định 18-CPcủa Chính phủ và Quyết định số 02/TCHQ-GQ ngày 15/01/1992 của Tổng cục Hải quanban hành bản Quy định về cấp và quản lý giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoáthuộc thẩm quyền của Tổng cục Hải quan cấp giấy phép.
Trong thờihạn 5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ xin cấp giấy phép, cấp hải quan được uỷnhiệm cấp giấy phép phải thông báo Quyết định cho chủ hàng. Trường hợp còn nghivấn đề nội dung, tính chất việc xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển nhượng; mặt hàng,khối lượng, trị giá không phù hợp với tính chất đó, hoặc hoạt động của chủhàng, hoặc việc xác định hàng hoá chưa đủ đảm bảo chính xác thì thời hạn trêncó thể dài hơn nhưng không quá 15 ngày. Việc làm thủ tục giống như đối với cácđối tượng khác theo quy định tại Điều 19, 20 chương II Nghị định 171/HĐBT ngày27/5/1991 kể cả tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của người nước ngoài đầu tư vàoViệt Nam khi xuất, nhập cảnh (danh mục và định lượng theo quy định tại Nghịđịnh 09-CP ngày 14/11/1992 của Chính phủ) ngoài ra nếu là hàng thuộc diện chịusự quản lý của cơ quan chức năng như y tế, văn hoá, kiểm dịch, nội vụ... phảicó giấy phép của các cơ quan này. Riêng ngoại tệ xuất nhập khẩu theo quy địnhvề quản lý ngoại hối hiện hành.
Thủ tục hảiquan được tiến hành tại cửa khẩu. Trường hợp cần thiết có thể được cơ quan hảiquan chấp thuận làm thủ tục tại địa điểm kiểm tra hải quan khác thuận lợi chochủ hàng.
3. Lệ phíhải quan: Hàng hoá nêu tại các điểm 2a, 2b, 2c, phần I Thông tư này đều phảichịu lệ phí hải quan khi xuất khẩu, nhập khẩu hoặc chuyển nhượng theo đúng quyđịnh tại Thông tư Liên Bộ Tài chính - Tổng cục Hải quan số 31/TTLB ngày7/4/1993 về chế độ thu nộp và quản lý sử dụng lệ phí hải quan.
III.TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Việc làmthủ tục hải quan cho nhập khẩu các loại hàng hoá nêu tại điểm 2a phần I Thông tưnày của xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên hợp doanh, cơ quan hải quancăn cứ giấy phép Bộ Thương mại tiến hành làm một lần hay nhiều lần đối với từngtrường hợp cụ thể. Hàng nhập khẩu để kinh doanh nêu tại điểm 2b Thông tư này,cơ quan Hải quan chỉ tiến hành làm thủ tục 1 lần trong 1 năm theo đúng quy địnhtại Điều 63 Nghị định 18-CP.
2. Mọi hànhvi xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển nhượng hàng hoá và ngoại hối của người đầu tư nướcngoài tại Việt Nam trái với các quy định trong Thông tư này và các quy địnhpháp luật liên quan khác; tuỳ tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt hànhchính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định hiện hành của phápluật Việt Nam.
Các cấp hảiquan có nghĩa vụ tạo điều kiện thuận lợi khi tiến hành thủ tục hải quan đối vớihàng hoá, ngoại hối xuất khẩu, nhập khẩu của xí nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài, của các bên hợp doanh và cá nhân người nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
3. Thông tưnày có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Thông tư số 486/TCHQ-PC ngày17/6/1991 của Tổng cục Hải quan.
4. Cục trưởngCục giám quản Tổng cục Hải quan, Giám đốc hải quan các tỉnh, liên tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này./.