Văn bản pháp luật: Thông tư 100/2002/TT-BTC

Lê Thị Băng Tâm
Toàn quốc
Công báo số 61/2002;
Thông tư 100/2002/TT-BTC
Thông tư
19/11/2002
04/11/2002

Tóm tắt nội dung

Hướng dẫn việc cấp bổ sung vốn điều lệ cho các Ngân hàng thương mại nhà nước.

Thứ trưởng
2.002
Bộ Tài chính

Toàn văn

No tile

THÔNG TƯ

Hướng dẫn việc cấp bổ sung vốn

điều lệ cho các Ngân hàng thương mại nhà nước.

Căn cứ Quyết định số 453/QĐ- TTg ngày 14/6/2002 về việc phát hànhtrái phiếu của Chính phủ để cấp bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng thương mạinhà nước giai đoạn 2002 - 2004 và Công văn số 36/CP-KTTH ngày 15/7/2002 củaChính phủ về kế hoạch cấp bổ sung vốn điều lệ cho các Ngân hàng thương mại nhànước, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiệnmột số nội dung như sau:

 

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1.Các Ngân hàng thương mại nhà nước được cấp bổ sung vốn điều lệ giai đoạn 2002 -2004 theo Công văn số 36/CP-KTTH ngày 15/7/2002 của Chính phủ, bao gồm: Ngânhàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư vàPhát triển Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam,Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.

2.Nguồn cấp bổ sung vốn điều lệ được thực hiện theo quy định tại điểm 1b Công vănsố 86/CP- CRTH ngày 15/7/2002 của Chính phủ về kế hoạch cấp bổ sung vốn điều lệcho các Ngân hàng thương mại nhà nước.

3.Trái phiếu đặc biệt là trái phiếu Chính phủ được phát hành bằng Đồng Việt Namtheo phương thức chứng từ ghi sổ để cấp bổ sung vốn điều lệ cho các Ngân hàngthương mại nhà nước theo Quyết định số 453/QĐ-TTg ngày 14/6/2002 của Thủ tướngChính phủ. Trái phiếu đặc biệt các Ngân hàng thương mại nhà nước nắm giữ được coi như một khoản tàisản của mình và được phép sử dụng để cầm cố trong quan hệ tín dụng với Ngânhàng Nhà nước.

II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1. Điều kiện để được cấp bổ sung vốn điều lệ:

Đểđược cấp bổ sung vốn điều lệ theo tiến độ đã được Thủ tướng Chính phủ phêduyệt, các Ngân hàng thương mại nhà nước phải đảm bảo các điều kiện sau:

1.1.Thực hiện đúng lộ trình xử lý nợ tồn đọng theo đề án đã được Thống đốc Ngânhàng Nhà nước phê duyệt.

1.2.Triển khai thực hiện đúng tiến độ Đề án cơ cấu lại ở từng Ngân hàng thương mại nhà nướcđã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

1.3.Tỷ lệ nợ quá hạn tại thời điểm báo cáo của các khoản nợ phát sinh từ ngày 01tháng 1 năm 2002 phải thấp hơn 5%.

1.4.Đến cuối tháng 6 năm 2002 xử lý triệt để các tồn tại rút ra từ đợt kiểm toánnăm 2000; đến cuối tháng 12 năm 2002 hoàn tất kiểm toán độc lập cho năm 2001 vàxử lý triệt để các tồn tại rút ra từ kiểm toán năm 2001; đến cuối tháng 12 năm2003 hoàn tất kiểm toán độc lập cho năm 2002 và xử lý triệt để các tồn tại rútra từ kiểm toán 2002.

1.5.Định kỳ hàng quý (trước ngày 10 của tháng đầu quý sau), các ngân hàng phải gửibáo cáo bằng văn bản đánh giá tiến độ thực hiện các nội dung nêu từ điểm 1.1 đếnđiểm 1.4 cho Ban Chỉ đạo cơ cấu lại tài chính Ngân hàng thương mại, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nướcvà Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

1.6.Trong trường hợp các Ngân hàng thương mại nhà nước không đáp ứng được đầy đủcác điều kiện quy định từ điểm 1.1 đến điểm 1.5 nêu trên, việc cấp vốn điều lệbổ sung sẽ bị đình lại cho đến khi tất cả các điều kiện được hoàn tất đầy đủ.

2.Cấp bổ sung vốn điều lệ:

2.1.Trên cơ sở báo cáo của Ngân hàng thương mại nhà nước về việc thực hiện các điềukiện để được cấp bổ sung vốn điều lệ, sau khi phối hợp với Ngân hàng Nhà nước,Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiến hànhthẩm định, Bộ Tài chính sẽ ra quyết định cấpbổ sung vốn điều lệ cho các Ngân hàng thương mại nhà nước đáp ứng đủ điều kiệnquy định.

2.2.Trường hợp cấp bổ sung vốn điều lệ bằng nguồn trái phiếu Chính phủ Kho bạc Nhànước Trung ương căn cứ vào quyết định của Bộ trưởng BộTài chính pháthành trái phiếu đặc biệt theo phương thức chứng từ ghi sổ.

Chứngtừ ghi sổ được lập thành 2 liên: liên 1 lưu tại Kho bạc Nhà nước Trung ương,liên 2 giao cho Ngân hàng được cấp bổ sung vốn điều lệ.

3.Các quy định về quản lý trái phiếu đặc biệt:

3.1.Trong 5 năm đầu tiên, các Ngân hàng thương mại nhà nước không được chuyển nhượngtrái phiếu đặc biệt. Sau thời hạn này, Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Ngân hàng Nhà nước xem xét lại quyđịnh này và đề xuất ý kiến báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.

3.2.Các giao dịch cầm cố trái phiếu đặc biệt chỉ được thực hiện giữa Ngân hàng thươngmại nhà nước với Ngân hàng Nhà nước. Các Ngân hàng thương mại nhà nước sử dụngliên 2 chứng từ ghi sổ theo dõi trái phiếu để cầm cố trong quan hệ tín dụng vớiNgân hàng Nhà nước.

3.3.Thủ tục, khối lượng cầm cố trái phiếu đặc biệt được thực hiện theo quy định củaNgân hàng Nhà nước phù hợp với điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nướctrong từng thời kỳ.

3.4.Định kỳ hàng tháng (trước ngày 10 tháng sau) các Ngân hàng thương mại nhà nướcgửi báo cáo cho BộTài chính về cácgiao dịch cầm cố trái phiếu đặc biệt trong tháng.

4.Thanh toán và hạch toán vốn điều lệ được cấp bổ sung:

4.1.Khi được cấp bổ sung vốn điều lệ các Ngân hàng thương mại nhà nước hạch toántăng vốn điều lệ và theo dõi ở mộttiểu khoản riêng.

4.2.Lãi trái phiếu đặc biệt được ngân sách nhà nước thanh toán một năm một lần vàongày trái phiếu đặc biệt được phát hành tại Kho bạc nhà nước Trung ương. Lầnthanh toán đầu tiên sau 1 năm kể từ ngày phát hành trái phiếu đặc biệt.

4.3.Ngân hàng thương mại nhà nước sử dụng tiền lãi trái phiếu đặc biệt thu được đểtăng vốn điều lệ và được hạch toán, theo dõi ở một tiểu khoản riêng.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Thôngtư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký. Trong quá trình thựchiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, xem xét, giải quyết./.

 


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=21860&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận