Văn bản pháp luật: Thông tư 11/2005/TT-BLĐTBXH

Nguyễn Thị Hằng
Toàn quốc
Công báo số 11 & 12 - 01/2005;
Thông tư 11/2005/TT-BLĐTBXH
Thông tư
27/01/2005
05/01/2005

Tóm tắt nội dung

Hướng dẫn việc điều chỉnh lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội theo Nghị định số 208/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ

Bộ trưởng
2.005
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Toàn văn

THÔNG TƯ

Hướng dẫn việc điều chỉnh lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội

theo Nghị định số 208/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ

Thi hành Nghị định số 208/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội; Sau khi có ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

1. Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức, lực lượng vũ trang, người làm công tác cơ yếu hưởng lương hưu hàng tháng theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định;

2. Công nhân, viên chức và người lao động hưởng lương hưu hàng tháng vừa có thời gian hưởng tiền lương theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian hưởng tiền lương không theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định;

3. Công nhân, viên chức đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng, kể cả người hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 4 tháng 8 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ;

4. Công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng;

5. Cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1998 và Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ.

II. ĐIỀU CHỈNH LƯƠNG HƯU VÀ TRỢ CẤP BẢO HIỂM XÃ HỘI

1. Điều chỉnh lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng (không bao gồm trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và trợ cấp tuất hàng tháng) trước ngày 1/10/2004 theo quy định tại Điều 2 của Nghị định số 208/2004/NĐ-CP như sau:

Mức lương hưu, trợ cấp

BHXH từ 1/10/2004

đến 30/9/2005

=

Mức lương hưu,

trợ cấp BHXH

tháng 9/2004

x

1,10

Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn A, có mức lương hưu tháng 9/2004 là 1.200.000 đồng. Mức lương hưu của ông A từ tháng 10/2004 đến tháng 9/2005 được điều chỉnh như sau:

1.200.000 đồng/tháng x 1,10 = 1.320.000 đồng/tháng

Ví dụ 2: Ông Nguyễn Văn B, cấp bậc Đại uý, có mức lương hưu tháng 9/2004 là 830.000 đồng. Mức lương hưu của ông B từ tháng 10/2004 đến tháng 9/2005 được điều chỉnh như sau:

830.000 đồng/tháng x 1,10 = 913.000 đồng/tháng

Ví dụ 3: Ông Nguyễn Văn C, có mức hưởng trợ cấp mất sức lao động tháng 9/2004 là 350.000 đồng. Mức trợ cấp mất sức lao động của ông C từ tháng 10/2004 đến tháng 9/2005 được điều chỉnh như sau:

350.000 đồng/tháng x 1,10 = 385.000 đồng/tháng

Ví dụ 4: Bà Trần Thị D, được hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg với mức hưởng trợ cấp tháng 9/2004 là 138.000 đồng/tháng. Mức trợ cấp của bà D từ tháng 10/2004 đến tháng 9/2005 được điều chỉnh như sau:

138.000 đồng/tháng x 1,10 = 151.800 đồng/tháng

Ví dụ 5: Ông Vũ Văn E là cán bộ xã nghỉ việc hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ, có mức hưởng trợ cấp tháng 9/2004 là 270.000 đồng. Mức trợ cấp của ông E từ tháng 10/2004 đến tháng 9/2005 được điều chỉnh như sau:

270.000 đồng/tháng x 1,10 = 297.000 đồng/tháng

2. Điều chỉnh lương hưu đối với người nghỉ hưu từ ngày 01/10/2004 đến 30/9/2005 theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 208/2004/NĐ-CP như sau:

a) Mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội trong 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 208/2004/NĐ-CP được tính như sau:

Mức bình quân

tiền lương tháng

làm căn cứ đóng

BHXH trong 5 năm

cuối trước khi nghỉ hưu

=

Tổng số tiền lương tháng làm căn cứ đóng

BHXH theo hệ số lương cũ và hệ số lương mới

trong 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu

60 tháng

Trong đó:

* Tổng số tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo hệ số lương cũ và hệ số lương mới trước khi nghỉ hưu: Là tổng số tiền lương tháng được tính trên cơ sở mức lương đã hưởng trước khi nghỉ hưu theo các văn bản quy định tại tiết a và tiết b khoản 1 Điều 3 của Nghị định số 208/2004/NĐ-CP.

b) Mức lương hưu đối với người nghỉ hưu từ 1/10/2004 đến 30/9/2005 quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số 208/2004/NĐ-CP được tính như sau:

Mức lương hưu được hưởng tại tháng nghỉ hưu kể từ 1/10/2004 đến 30/9/2005

=

Mức lương hưu

chưa được điều chỉnh

+

Mức lương hưu

chưa được điều chỉnh

x

Mức điều chỉnh lương hưu ứng với tháng nghỉ hưu

Trong đó:

* Mức lương hưu chưa được điều chỉnh: Là mức lương hưu tại tháng nghỉ hưu khi chưa được điều chỉnh, tính như sau:

Mức lương

hưu chưa được

điều chỉnh

=

Tỷ lệ hưởng

lương hưu

(%)

x

Mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH trong 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu

* Mức điều chỉnh lương hưu ứng với tháng nghỉ hưu từ 01/10/2004 đến 30/09/2005 được xác định theo Bảng 1 dưới đây:

Bảng 1

Nghỉ hưu vào 3 tháng cuối của năm 2004

Nghỉ hưu vào 9 tháng đầu

của năm 2005

T10

T11

T12

T1

T2

T3

T4

T5

T6

T7

T8

T9

Mức điều chỉnh

(%)

10

9,5

9,0

8,5

8,0

7,5

7,0

6,5

6,0

5,5

5,0

4,5

Căn cứ vào hàng và cột tương ứng với tháng nghỉ hưu trong Bảng 1, để xác định ô có mức điều chỉnh lương hưu của từng người .

Ví dụ 6: Ông Nguyễn Văn H, có 30 năm đóng bảo hiểm xã hội, nghỉ hưu tháng 3 năm 2005, có diễn biến tiền lương đóng bảo hiểm xã hội trong 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu là:

- Từ tháng 3/2000 đến tháng 8/2002 (30 tháng) có hệ số lương cũ là 3,06;

- Từ tháng 9/2002 đến tháng 9/2004 (25 tháng) có hệ số lương cũ là 3,31;

- Từ tháng 10/2004 đến tháng 2/2005 (5 tháng) có hệ số lương mới là 4,32.

Cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội 5 năm cuối của ông H như sau:

- Từ tháng 3/2000 đến tháng 8/2002:

290.000 đồng x 3,06 x 30 tháng = 26.622.000 đồng

- Từ tháng 9/2002 đến tháng 9/2004:

290.000 đồng x 3,31 x 25 tháng = 23.997.500 đồng

- Từ tháng 10/2004 đến tháng 2/2005:

290.000 đồng x 4,32 x 5 tháng = 6.264.000 đồng

- Tổng số tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội trong 5 năm cuối của ông H là: 26.622.000 + 23.997.500 + 6.264.000 = 56.883.500 đồng .

- Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội:

56.883.500 đồng: 60 tháng = 948.058 đồng/tháng

- Mức lương hưu chưa điều chỉnh của ông H là:

75% x 948.058 đồng/tháng = 711.044 đồng/tháng

- Ông Nguyễn Văn H nghỉ hưu từ tháng 3 năm 2005. Do đó, mức điều chỉnh lương hưu áp dụng đối với ông H là 7,5%. Ông H được nhận lương hưu từ tháng 3/2005 là:

711.044 đồng/tháng + (711.044 đồng/tháng x 7,5%) =

711.044 đồng/tháng + 53.328 đồng/tháng = 764.372 đồng/tháng

Ví dụ 7: Đồng chí Nguyễn Văn K, nhập ngũ 2/1973, cấp bậc Thiếu tá, nghỉ hưởng lương hưu từ tháng 12 năm 2004, có diễn biến quá trình đóng bảo hiểm xã hội 5 năm cuối như sau:

- Từ tháng 12/1999 đến 8/2003 (45 tháng) là Thiếu tá nâng lương lần 1 với hệ số lương cũ là 5,05; phụ cấp thâm niên 30%.

- Từ tháng 9/2003 đến tháng 9/2004 (13 tháng) là Thiếu tá nâng lương lần 2 với hệ số lương cũ là 5,30; phụ cấp thâm niên 31%.

- Từ tháng 10/2004 đến tháng 11/2004 (02 tháng) là Thiếu tá, chuyển xếp lương với hệ số lương mới là 6,80; phụ cấp thâm niên 31%.

Cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội 5 năm cuối của đồng chí K như sau:

- Từ tháng 12/1999 đến tháng 8/2003:

290.000 đồng x 5,05 x 1,30 x 45 tháng = 85.673.250 đồng

- Từ tháng 9/2003 đến tháng 9/2004:

290.000 đồng x 5,30 x 1,31 x 13 tháng = 26.175.110 đồng

- Từ tháng 10/2004 đến tháng 11/2004:

290.000 đồng x 6,80 x 1,31 x 2 tháng = 5.166.640 đồng

- Tổng số tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội trong 5 năm cuối của đồng chí K là:

85.673.250 đồng + 26.175.110 đồng + 5.166.640 đồng = 117.015.000 đồng

- Mức tiền lương bình quân đóng bảo hiểm xã hội:

117.015.000 đồng : 60 tháng = 1.950.250 đồng/tháng

- Mức lương hưu chưa điều chỉnh của đồng chí K là:

75% x 1.950.250 đồng/tháng = 1.462.687 đồng/tháng

- Đồng chí K nghỉ hưu từ tháng 12 năm 2004. Do đó, mức điều chỉnh lương hưu áp dụng đối với đồng chí K là 9%. Đồng chí K được nhận lương hưu từ tháng 12/2004 là:

1.462.687 đồng/tháng + (1.462.687 đồng/tháng x 9%) =

1.462.687 đồng/tháng + 131.642 đồng/tháng = 1.594.329 đồng/tháng

Ví dụ 8: Đồng chí Bùi Việt N, vào Công an Nhân dân tháng 10/1996, Thượng tá, nghỉ hưởng lương hưu từ tháng 02 năm 2005 (38 năm 4 tháng đóng bảo hiểm xã hội), có diễn biến tiền lương đóng bảo hiểm xã hội trong 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu như sau:

- Từ tháng 02/2000 đến tháng 7/2000 (06 tháng) là Thiếu tá với hệ số lương cũ là 4,8; phụ cấp thâm niên 33%.

- Từ tháng 08/2000 đến tháng 10/2003 (39 tháng) là Trung tá với hệ số lương cũ là 5,3; phụ cấp thâm niên 37%.

- Từ tháng 11/2003 đến tháng 9/2004 (11 tháng) là Thượng tá với hệ số lương cũ là 5,9; phụ cấp thâm niên 37%.

- Từ tháng 10/2004 đến tháng 01/2005 (04 tháng) là Thượng tá, chuyển xếp lương với hệ số lương mới là 7,3; phụ cấp thâm niên 38%.

Cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội 5 năm cuối như sau:

- Từ tháng 02/2000 đến tháng 7/2000:

290.000 đồng x 4,8 x 1,33 x 6 tháng = 11.108.160 đồng

- Từ tháng 8/2000 đến tháng 10/2003:

290.000 đồng x 5,3 x 1,37 x 39 tháng = 82.121.910 đồng

- Từ tháng 11/2003 đến tháng 9/2004:

290.000 đồng x 5,9 x 1,37 x 11 tháng = 25.784.770 đồng

- Từ tháng 10/2004 đến tháng 1/2005:

290.000 đồng x 7,3 x 1,38 x 4 tháng = 11.685.840 đồng

- Tổng số tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội trong 5 năm cuối của đồng chí N là:

11.108.160 đồng + 82.121.910 đồng + 25.784.770 đồng + 11.685.840 đồng = 130.700.400 đồng

- Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là:

130.700.400 đồng : 60 tháng = 2.178.340 đồng/tháng

- Mức lương hưu chưa điều chỉnh của đồng chí N là:

75% x 2.178.340 đồng/tháng = 1.633.755 đồng/tháng

- Đồng chí N nghỉ hưu từ tháng 02 năm 2005. Do đó, mức điều chỉnh lương hưu áp dụng đối với đồng chí N là 8%. Đồng chí N được nhận lương hưu từ tháng 2/2005 là:

1.633.755 đồng/tháng + (1.633.755 đồng/tháng x 8%) =

1.633.755 đồng/tháng + 130.700 đồng/tháng = 1.764.455 đồng/tháng

3. Điều chỉnh lương hưu đối với những người trước khi nghỉ hưu, vừa có thời gian hưởng tiền lương theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian hưởng tiền lương không theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định theo Điều 4 Nghị định số 208/2004/NĐ-CP thì chỉ điều chỉnh phần lương hưu tính trên tiền lương theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định như sau:

Mức

lương hưu hưởng từ 1/10/2004 đến 30/9/2005

=

Phần lương hưu tính trên tiền lương theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định

+

Phần lương hưu tính trên tiền lương theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định

x

Mức

điều chỉnh lương hưu

x

Phần lương hưu tính trên tiền lương không theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định

Trong đó :

a) Phần lương hưu tính trên tiền lương theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định được tính như sau:

Phần lương hưu tính

trên tiền lương theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định

=

Tỷ lệ

hưởng

lương hưu

(%)

x

Tổng số tiền lương làm căn cứ đóng BHXH theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định

Tổng số tháng đóng BHXH của người lao động làm việc tại 2 khu vực

x

Hệ số điều chỉnh lương hưu ứng

với tỷ lệ

tăng lương

tối thiểu qua các giai đoạn (nếu có)

b) Mức điều chỉnh lương hưu:

- Đối với người nghỉ hưu trước 1/10/2004 có mức điều chỉnh 10%;

- Đối với người nghỉ hưu trong khoảng thời gian từ 1/10/2004 đến 30/9/2005 áp dụng như sau:

+ Mức điều chỉnh 10% đối với người có tham gia bảo hiểm xã hội theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định trước tháng 10/2004.

+ Mức điều chỉnh được áp dụng theo quy định tại Bảng 2 đối với người chuyển hưởng tiền lương theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định sang tiền lương không theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định trong khoảng thời gian từ 1/10/2004 đến 30/9/2005 .

Bảng 2:

3 tháng cuối của năm 2004

9 tháng đầu của năm 2005

T10

T11

T12

T1

T2

T3

T4

T5

T6

T7

T8

T9

Mức điều chỉnh

(%)

10

9,5

9,0

8,5

8,0

7,5

7,0

6,5

6,0

5,5

5,0

4,5

c) Hệ số điều chỉnh lương hưu ứng với tỷ lệ tăng lương tối thiểu qua các giai đoạn (nếu có): là mức điều chỉnh lương hưu gộp được xác định bởi tích các tỷ lệ tăng tiền lương tối thiểu do Nhà nước điều chỉnh từ khi người đó nghỉ hưu đến lần điều chỉnh lương hưu này và được quy định theo Bảng 3 dưới đây:

Bảng 3:

STT

Thời điểm nghỉ hưu

Tiền lương tối thiểu (đồng/tháng)

Tỷ lệ tăng lương tối thiểu (%)

Hệ số điều chỉnh lương hưu ứng với tỷ lệ tăng lương tối thiểu

 

(1)

(2)

(3)

(4)

1

Trước 12/1996

120.000

_

2,417

2

Từ 1/1997 đến 12/1999

144.000

20

2,015

3

Từ 1/2000 đến 12/2000

180.000

25

1,612

4

Từ 1/2001 đến 12/2002

210.000

16,7

1,381

5

Từ 1/2003 đến 9/2005

290.000

38,1

1,000

d) Phần lương hưu tính trên tiền lương không theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định được tính như sau:

Phần lương hưu tính

trên tiền lương không theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định

=

Tỷ lệ

hưởng

lương hưu

(%)

x

Tổng số tiền lương làm căn cứ đóng BHXH không theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định

Tổng số tháng đóng BHXH của người lao động làm việc tại 2 khu vực

x

Hệ số điều chỉnh lương hưu ứng

với tỷ lệ

tăng lương

tối thiểu qua các giai đoạn (nếu có)

Ví dụ 9: Ông Lê Văn M có thời gian làm việc ở khu vực Nhà nước 26 năm, sau đó chuyển sang làm việc ở Xí nghiệp Liên doanh 4 năm, mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối trong khu vực Nhà nước là 600.000 đồng; tổng số tiền lương làm cơ sở đóng bảo hiểm xã hội ở Xí nghiệp Liên doanh là 180.000.000 đồng; ông M nghỉ hưu vào tháng 8 năm 2000, với tỷ lệ % lương hưu được hưởng là 75%.

Ông M nghỉ hưu vào tháng 8/2000 nên mức điều chỉnh lương hưu của ông M là 10% ứng với phần lương hưu tính trên tiền lương theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định và có hệ số điều chỉnh lương hưu ứng với tỷ lệ tăng lương tối thiểu được xác định theo Bảng 3 (căn cứ vào hàng 3 và cột 4) là 1,612. Mức lương hưu của ông M từ tháng 10/2004 như sau:

Mức

lương hưu hưởng từ 1/10/2004 đến 9/2005

của ông M

=

Phần lương hưu tính trên tiền lương theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định

+

Phần lương hưu tính trên tiền lương theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định

x

10%

x

Phần lương hưu tính trên tiền lương không theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định

= {75% x 600.000 đ/th x 312 th x 1,612}x 1,10 + {75% x 180.000.000 đ x 1,612}

                    360 tháng                                                     360 tháng

= 628.680 đồng/tháng x 1,10 + 604.500 đồng/tháng

= 691.548 đồng/tháng + 604.500 đồng/tháng

= 1.296.048 đồng/tháng

Ví dụ 10: Ông Nguyễn Văn L có thời gian làm việc ở khu vực Nhà nước 29 năm 5 tháng, mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối trong khu vực Nhà nước là 900.000 đồng, đến tháng 12/2004 Xí nghiệp liên doanh với nước ngoài, ông L được hưởng mức lương 4.000.000 đồng/tháng. Đến 01/7/2005 ông L nghỉ hưu, với tỷ lệ % lương hưu được hưởng là 75%.

Tháng 12/2004 ông L chuyển sang làm tại Xí nghiệp Liên doanh với nước ngoài. Căn cứ vào Bảng 2 mức điều chỉnh lương hưu của ông L là 9% ứng với phần lương hưu tính trên tiền lương theo thang lương, bảng lương Nhà nước quy định và có hệ số điều chỉnh lương hưu ứng với tỷ lệ tăng lương tối thiểu được xác định tại Bảng 3 (căn cứ theo hàng 5 và cột 4) là 1,000. Mức lương hưu của ông L từ tháng 7/2005 như sau:

Mức

lương hưu hưởng từ 7/2005 đến 9/2005

của ông L

=

Phần lương hưu tính trên tiền lương theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định

+

Phần lương hưu tính trên tiền lương theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định

x

9%

x

Phần lương hưu tính trên tiền lương không theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định

= {75% x 900.000 đ/th x 353 th x 1,000}x 1,09 + {75% x 4.000.000 đ x 7 th x 1,000}

                     360 tháng                                                       360 tháng

= 661.875 đồng/tháng x 1,09 + 58.333 đồng/tháng

= 721.444 đồng/tháng + 58.333 đồng/tháng

= 779.777 đồng/tháng

4. Điều chỉnh lương hưu của người nghỉ chờ đủ tuổi để hưởng chế độ hưu trí theo Điều 5 Nghị định số 208/2004/NĐ-CP được thực hiện như sau:

Mức lương hưu vào tháng đủ điều kiện nghỉ hưu

=

Mức lương hưu vào

tháng đủ điều kiện nghỉ hưu chưa điều chỉnh

+

Mức lương hưu vào tháng đủ điều kiện nghỉ hưu chưa điều chỉnh

x

Mức điều chỉnh lương hưu

Trong đó:

* Mức lương hưu vào tháng đủ điều kiện nghỉ hưu: là mức lương hưu của người chờ đủ tuổi nghỉ hưu sau khi được điều chỉnh;

* Mức lương hưu vào tháng đủ điều kiện nghỉ hưu chưa điều chỉnh: là mức lương hưu của người chờ đủ tuổi nghỉ hưu đã được ghi trong Quyết định nghỉ hưu lập tại thời điểm nghỉ việc;

* Mức điều chỉnh lương hưu:

- Đối với người nghỉ chờ đủ tuổi đời để hưởng chế độ hưu trí trước 1/10/2004 và trong khoảng thời gian từ 1/10/2004 đến 30/9/2005 đủ tuổi để hưởng chế độ hưu trí: Mức điều chỉnh là 10%;

- Đối với người nghỉ chờ đủ tuổi đời để hưởng chế độ hưu trí sau ngày 1/10/2004 và trong khoảng thời gian từ 1/10/2004 đến 30/9/2005 đủ tuổi để hưởng chế độ hưu trí: Mức điều chỉnh lương hưu ứng với tháng chờ nghỉ hưu được áp dụng như mức điều chỉnh được quy định tại Bảng 1 Thông tư này .

Ví dụ 11: Ông Nguyễn Văn P, có 25 năm đóng bảo hiểm xã hội. Tháng 8 năm 2004, ông P nghỉ chờ đủ tuổi để hưởng chế độ hưu trí. Tháng 2 năm 2005 ông P đủ tuổi hưởng chế độ hưu trí. Diễn biến tiền lương đóng bảo hiểm xã hội trong 60 tháng cuối trước khi nghỉ chờ để hưởng chế độ hưu trí của ông P như sau:

- 24 tháng đóng bảo hiểm xã hội theo hệ số lương cũ là 3,06.

- 36 tháng đóng bảo hiểm xã hội theo hệ số lương cũ là 3,31.

- Tỷ lệ % lương hưu của ông P được hưởng là 65%.

Mức lương hưu của ông P vào tháng 2/2005 chưa điều chỉnh sẽ bằng :

Mức lương hưu của ông

P vào tháng 2/2005

chưa điều chỉnh

= 65% x

290.000 đ x {(24 tháng x 3,06) + (36 tháng x 3,31)}

60 tháng

= 605.685 đồng/tháng

- Ông P nghỉ việc vào tháng 8 năm 2004 để chờ đủ tuổi hưởng chế độ hưu trí, nên ông P thuộc đối tượng áp dụng mức điều chỉnh lương hưu là 10%. Mức lương hưu của ông P được từ tháng 2 năm 2005 đến tháng 9/2005 như sau:

605.085 đồng/tháng + (605.085 đồng/tháng x 10%) = 605.085 đồng/tháng + 60.509 đồng/tháng = 665.594 đồng/tháng

Ví dụ 12: Đồng chí Nguyễn Văn Q, Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp, y sỹ, có quá trình đóng bảo hiểm xã hội như sau:

- Từ tháng 3/1974 đến tháng 9/1982 là y sỹ Bệnh viện tỉnh .

- Tháng 10/1982 nhập ngũ công tác trong quân đội. Đến tháng 3/2001, đồng chí Q có đơn xin nghỉ chờ đủ tuổi hưởng chế độ hưu trí. Tháng 7/2005 đồng chí Q đủ tuổi hưởng chế độ hưu trí. Tổng số thời gian đóng bảo hiểm xã hội của đồng chí Q là 27 năm 1 tháng.

Diễn biến tiền lương đóng bảo hiểm xã hội 5 năm cuối trước khi nghỉ chờ đủ tuổi để hưởng chế độ hưu trí của đồng chí Q như sau:

- Từ tháng 4/1996 đến tháng 7/1998 (28 tháng), hệ số lương cũ là 4,15, phụ cấp thâm niên 15%;

- Tháng 8/1998 đến tháng 3/2001 (32 tháng), hệ số lương cũ là 4,40, phụ cấp thâm niên 18%.

- Tỷ lệ % lương hưu của đồng chí Q được hưởng là 69%.

- Mức lương hưu vào tháng 7/2005 chưa điều chỉnh của đồng chí Q sẽ bằng:

Mức lương hưu

vào tháng 7/2005

chưa điều chỉnh

= 69% x

210.000 đ x {(28 th x 4,15 x 1,15 )+(32 th x 4,40 x 1,18)} x 1,381

60 tháng

= (69% x 1.049.209 đồng/tháng) x 1,381 = 999.780 đồng/tháng

- Mức lương hưu của đồng chí Q được nhận từ tháng 7/2005 đến tháng 9/2005 như sau:

999.780 đồng/tháng + (999.780 đồng/tháng x 10%) = 990.780 đồng/tháng + 99.978 đồng/tháng = 1.099.758 đồng/tháng

5. Đối với người tự đóng tiếp để hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 3 Nghị định số 41/2002/NĐ-CP và khoản 2 Điều 5 Nghị định số 121/2003/NĐ-CP, việc điều chỉnh lương hưu được quy định như sau:

a) Người lao động nghỉ việc trước tháng 10/2004, tự đóng tiếp bảo hiểm xã hội theo hệ số lương cũ, thì việc điều chỉnh lương hưu đối với đối tượng này thực hiện như đối với người hưởng lương hưu trước tháng 10/2004 quy định tại điểm 1 mục II Thông tư này.

b) Người lao động nghỉ việc trong khoảng thời gian từ tháng 10/2004 đến tháng 9/2005, nếu thuộc đối tượng được chuyển xếp lương mới và tự đóng tiếp bảo hiểm xã hội theo tiền lương mới thì việc điều chỉnh lương hưu đối với đối tượng này thực hiện như quy định tại điểm 2 mục II Thông tư này.

6. Đối với người thuộc diện bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí hoặc chỉ hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần khi không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí thì được thực hiện như sau:

a) Đối với người thuộc diện bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước 1/10/2004:

- Mức lương hưu được thực hiện như đối với người hưởng lương hưu trước tháng 10/2004 quy định tại điểm 1 hoặc điểm 3 mục II Thông tư này;

- Trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần được tính theo mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo các mức tiền lương quy định tại tiết a khoản 1 Điều 3 Nghị định số 208/2004/NĐ-CP và theo quy định tại các văn bản hướng dẫn của Liên bộ về việc điều chỉnh lương hưu theo tỷ lệ tăng lương tối thiểu qua các giai đoạn.

b) Đối với người thuộc diện bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội sau 1/10/2004 và được giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội trước tháng 10/2005:

- Mức lương hưu thực hiện như đối với người hưởng lương hưu trong khoảng thời gian từ 1/10/2004 đến 30/9/2005 được quy định tại điểm 2 hoặc điểm 3 mục II Thông tư này;

- Trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần tính theo mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại tiết a điểm 2 Mục II của Thông tư này.

7. Đối với người có Quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, trợ cấp tuất một lần trước 1/10/2004, sau 1/10/2004 mới được nhận thì mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội được tính theo các mức tiền lương quy định tại tiết a khoản 1 Điều 3 Nghị định số 208/2004/NĐ-CP.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, tổ chức hướng dẫn, kiểm tra tình hình thực hiện và giải quyết những vướng mắc thuộc trách nhiệm của ngành mình quản lý theo đúng quy định tại Nghị định số 208/2004/NĐ-CP của Chính phủ và hướng dẫn tại Thông tư này.

2. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan chức năng kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện hướng dẫn tại Thông tư này.

3. Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm triển khai thực hiện việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định tại Nghị định số 208/2004/NĐ-CP của Chính phủ và hướng dẫn tại Thông tư này, cụ thể:

- Thực hiện điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và tổ chức chi trả kịp thời, đầy đủ và đúng quy định đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội trước ngày 1/10/2004;

- Thực hiện việc tính lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội từ ngày 1/10/2004 đến ngày 30/9/2005;

- Tổ chức thu đúng, đủ bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương mới và truy trả phần chênh lệch lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối với người đã hưởng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội từ 1/10/2004 mà chưa được điều chỉnh theo hướng dẫn tại Thông tư này;

- Phối hợp việc tuyên truyền, giải thích đối với người nghỉ hưu, người lao động theo quy định tại Nghị định số 208/2004/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này;

- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra hệ thống Bảo hiểm xã hội tổ chức triển khai thực hiện theo đúng hướng dẫn tại Thông tư này; chỉ đạo, hướng dẫn Bảo hiểm xã hội thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện chính sách đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội thuộc lực lượng vũ trang theo đúng quy định;

- Lập báo cáo theo phụ lục kèm theo Thông tư này gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội .

4. Thủ trưởng các cơ quan, Bộ, ngành, các tổ chức đoàn thể, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Giám đốc các Tổng Công ty, Công ty có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức các đơn vị trực thuộc thực hiện chuyển xếp lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội theo đúng hướng dẫn tại Thông tư này và thực hiện việc đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ, đúng quy định.

5. Kinh phí tăng thêm do điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng của các đối tượng thuộc Ngân sách Nhà nước chi trả do Bộ Tài chính bảo đảm.

6. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo; Các quy định về điều chỉnh lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội tại Thông tư này áp dụng kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2004.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, giải quyết./.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=17620&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận