Văn bản pháp luật: Thông tư 118/2000/TT-BTC

Phạm Văn Trọng
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Thông tư 118/2000/TT-BTC
Thông tư
Hết hiệu lực toàn bộ
01/01/2001
22/12/2000

Tóm tắt nội dung

Quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác ở xã, phường, thị trấn

Thứ trưởng
2.000
Bộ Tài chính

Toàn văn

Bộ tài chính

THÔNG TƯ

Quy định về quản lý ngân sách xã

và các hoạt động tài chính khác ở xã, phường, thị trấn

 

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước, Luật sửa đổi bổ sung một số điềucủa Luật NSNN;

Căn cứ Nghị định số 87/CP ngày 19/12/1996 của Chính phủ về phân cấpquản lý, lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước và Nghị định số51/1998/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Nghị định 87/CP ngày 19/12/1996 quy định chi tiết việc phân cấp quảnlý, lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 178/CP ngày 28/10/1994 của Chính phủ về nhiệmvụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính;

Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý ngân sách xã và các hoạt động tàichính khác ở xã, phường, thị trấn như sau:

 

PHẦN I

Những quy định chung

1.Hoạt động tài chính ở xã, phường, thị trấn (dưới đây gọi chung là xã) bao gồmngân sách xã và các hoạt động tài chính khác phát sinh trên địa bàn xã.

Uỷban nhân dân xã tổ chức quản lý thống nhất ngân sách xã và các hoạt động tàichính khác ở xã.

Quảnlý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác ở xã phải được thực hiện theonguyên tắc tiết kiệm, dân chủ, công khai.

2.Ngân sách xã là một bộ phận của ngân sách nhà nước do Uỷ ban nhân dân xã xâydựng, quản lý; Hội đồng nhân dân xã quyết định, giám sát.

2.1.Thu ngân sách xã bao gồm các khoản thu của ngân sách Nhà nước phân cấp cho xãsử dụng và các khoản huy động đóng góp của nhân dân trên nguyên tắc tự nguyệnphù hợp với quy định của pháp luật để xây dựng cơ sở hạ tầng do Hội đồng nhândân xã quyết định đưa vào ngân sách xã để quản lý.

Thungân sách xã phân làm 3 loại: các khoản thu 100%, các khoản thu phân chia vớingân sách cấp trên và các khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên.

2.2.Chi ngân sách xã bao gồm các khoản chi duy trì hoạt động của các cơ quan Nhà nước,Đảng, đoàn thể cấp xã và các khoản chi về quản lý và phát triển kinh tế xã hộithuộc chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã.

2.3.Dự toán chi ngân sách xã được bố trí khoản dự phòng bằng 3 5% tổng số chi đểđáp ứng các nhu cầu chi phát sinh đột xuất trong năm.

2.4.Cân đối ngân sách xã phải bảo đảm nguyên tắc chi không vượt quá nguồn thu quyđịnh. Nghiêm cấm việc vay hoặc chiếm dụng vốn dưới mọi hình thức để cân đốingân sách xã, trừ trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định.

3.Hoạt động tài chính khác ở xã không đưa vào ngân sách xã bao gồm: các quỹ côngchuyên dùng của xã; tài chính các hoạt động sự nghiệp của xã; tài chính thônbản (chủ yếu thu, chi từ các khoản đóng góp của dân trên nguyên tắc tự nguyệndo thôn bản tự huy động) và một số hoạt động tài chính khác.

4.Mọi khoản thu, chi ngân sách xã được thực hiện qua kho bạc nhà nước và đượcquản lý theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Xã được mở tài khoản tiềngửi tại Kho bạc nhà nước để gửi các khoản tiền không thuộc ngân sách xã, Khobạc nhà nước không kiểm soát các khoản tiền này.

Đốivới các xã có khó khăn ở miền núi và vùng sâu, vùng xa chưa có điều kiện quảnlý thu, chi trực tiếp qua Kho bạc nhà nước; Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương (dưới đây gọi chung là tỉnh) phải có phương án cụ thểtrình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định cơ chế quản lý phù hợp và báo cáo BộTài chính.

5.Thu, chi ngân sách xã phải hạch toán kế toán theo mục lục ngân sách nhà nước ápdụng đối với xã và chế độ kế toán ngân sách xã; các khoản thu, chi tài chínhkhác của xã phải hạch toán rành mạch theo từng loại hoạt động.

6.Uỷ ban nhân dân xã tổ chức quản lý thống nhất các hoạt động tài chính có liênquan đến các loại tài sản công của xã, tài sản của nhà nước và tài sản vắng chủ(nếu xã được giao quản lý) theo chế độ quy định.

 

PHẦN II

Nguồn thu, nhiệm vụ chi và quy trình quản lý ngân sáchxã

I. Nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách xã:

1. Nguồn thu của ngân sách xã:

1.1.Các khoản thu một trăm phần trăm (100%):

(1)Thuế môn bài thu từ các cá nhân, hộ kinh doanh từ bậc 4 đến bậc 6, kể cả số thukhoán (không áp dụng đối với phường);

(2)Các khoản phí, lệ phí quy định thu vào ngân sách xã;

(3)Chênh lệch thu lớn hơn chi từ các hoạt động sự nghiệp có thu của xã;

(4)Thu đấu thầu, thu khoán theo mùa vụ từ quỹ đất công ích 5% và hoa lợi công sảnkhác do xã quản lý;

(5)Các khoản đóng góp của tổ chức, cá nhân gồm: các khoản đóng góp theo pháp luậtquy định, các khoản đóng góp trên nguyên tắc tự nguyện để đầu tư xây dựng cơ sởhạ tầng do Hội đồng nhân dân xã quyết định đưa vào ngân sách xã quản lý (khôngáp dụng đối với phường khoản thu huy động đóng góp để đầu tư xây dựng cơ sở hạtầng) và các khoản đóng góp tự nguyện khác;

(6)Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức và cá nhân ở ngoài nước trực tiếp chongân sách xã;

(7)Thu kết dư ngân sách năm trước;

(8)Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

1.2.Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) với ngân sách cấp trên:

(1)Thuế sử dụng đất nông nghiệp (tối thiểu để lại cho xã 20%);

(2)Thuế chuyển quyền sử dụng đất (chỉ áp dụng đối với xã, thị trấn);

(3)Thuế nhà, đất (chỉ áp dụng đối với xã, thị trấn);

(4)Tiền cấp quyền sử dụng đất (chỉ áp dụng đối với xã, thị trấn);

(5)Thuế tài nguyên;

(6)Lệ phí trước bạ nhà, đất;

(7)Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hoá sản xuất trong nước thu vào các mặt hàng bàilá, hàng mã, vàng mã và các dịch vụ kinh doanh vũ trường, mát-xa, ka-ra-ô-kê,kinh doanh chơi gôn, ca-si-nô, trò chơi bằng máy giắc pốt, kinh doanh vé đặt cược:đua ngựa, đua xe.

(8)Các khoản thu phân chia khác (nếu được tỉnh phân cấp theo quy định của khoản 2,điều 30 của Luật Ngân sách Nhà nước).

Tỷlệ phần trăm (%) phân chia cụ thể các nguồn thu trên đây cho ngân sách xã do Uỷban nhân dân tỉnh quy định ổn định từ 3 đến 5 năm phù hợp với tình hình ngânsách của địa phương. Để giảm bớt khối lượng nghiệp vụ, khuyến khích tăng thu,có thể giao chung cho các xã cùng một tỷ lệ.

1.3.Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên:

(1)Thu bổ sung cân đối ngân sách được xác định trên cơ sở chênh lệch giữa dự toánchi được giao và dự toán thu từ các nguồn thu được phân cấp (các khoản thu 100%và các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm). Số bổ sung này được ổn địnhtừ 3 đến 5 năm, hàng năm được tăng thêm một số phần trăm trên cơ sở trượt giá,tốc độ tăng trưởng kinh tế và khả năng ngân sách của địa phương.

(2)Thu bổ sung có mục tiêu (nếu có) tuỳ theo khả năng ngân sách và chủ trươngchung.

Ngoàicác khoản thu trên, chính quyền xã không được đặt ra các khoản thu trái với quyđịnh của pháp luật.

2. Nhiệm vụ chi của ngân sách xã:

2.1.Chi thường xuyên về:

(1)Hoạt động của các cơ quan Nhà nước xã bao gồm:

Sinhhoạt phí theo mức quy định hiện hành;

Sinhhoạt phí đại biểu Hội đồng nhân dân;

Cáckhoản phụ cấp khác theo quy định của Nhà nước;

Chivề phúc lợi tập thể, y tế, vệ sinh;

Côngtác phí;

Chivề hoạt động, văn phòng, như: tiền nhà, điện, nước, thắp sáng, vật liệu vănphòng, bưu phí, điện thoại, hội nghị, chi tiếp tân, khánh tiết;

Chimua sắm sửa chữa thường xuyên trụ sở, phương tiện làm việc;

Chikhác.

(2)Các khoản sinh hoạt phí và kinh phí hoạt động của cơ quan Đảng cộng sản ViệtNam của xã sau khi đã trừ đi khoản thu đảng phí theo điều lệ và các khoản thukhác (nếu có).

(3)Các khoản sinh hoạt phí và kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị xã hộicủa xã (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, HộiCựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam)sau khi trừ các khoản thu theo điều lệ và các khoản thu khác (nếu có).

(4)Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ xã và các đối tượng khác theochế độ hiện hành.

(5)Công tác dân quân tự vệ, trật tự an toàn xã hội:

Huấnluyện dân quân tự vệ, các khoản phụ cấp huy động dân quân tự vệ và các khoảnchi khác về dân quân tự vệ thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách xã theo quy địnhcủa Pháp lệnh về dân quân tự vệ;

Đăngký nghĩa vụ quân sự, tiễn đưa thanh niên đi nghĩa vụ quân sự;

Tuyêntruyền, vận động và tổ chức phong trào bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hộitrên địa bàn xã;

Cáckhoản chi khác.

(6)Công tác xã hội và hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể thao do xã quảnlý:

Trợcấp hàng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc theo chế độ hiện hành (không kể trợ cấphàng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc và trợ cấp thôi việc 1 lần cho cán bộ xã nghỉviệc từ ngày 01/01/1998 trở về sau do tổ chức bảo hiểm xã hội chi); chi thămhỏi các gia đình chính sách; cứu tế xã hội và công tác xã hội khác;

Hoạtđộng văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao, truyền thanh do xã tổ chức.

(7)Hỗ trợ các lớp bổ túc văn hoá, trợ cấp nhà trẻ, lớp mẫu giáo, kể cả trợ cấp chogiáo viên mẫu giáo và cô nuôi dạy trẻ do xã, thị trấn quản lý (đối với phườngdo ngân sách cấp trên chi).

(8)Sự nghiệp y tế:

Muasắm trang bị hoặc bổ sung đồ dùng chuyên môn phục vụ khám, chữa bệnh.

Phòngbệnh và sự nghiệp y tế khác.

Riêngchi về sinh hoạt phí và các khoản phụ cấp cho cán bộ y tế công tác tại xã, thịtrấn: Trường hợp tỉnh có phân cấp nhiệm vụ chi y tế cho huyện, quận, thị xã,thành phố thuộc tỉnh (dưới đây gọi chung là huyện), thì do ngân sách của cấphuyện chi; trường hợp tỉnh không phân cấp nhiệm vụ chi y tế cho huyện, thì dongân sách cấp tỉnh chi.

(Đốivới phường, sự nghiệp y tế do ngân sách cấp trên chi)

(9)Quản lý, sửa chữa, cải tạo các công trình phúc lợi, các công trình hạ tầng cơsở do xã quản lý, như: trường học, trạm y tế, nhà trẻ, lớp mẫu giáo, nhà vănhoá, thư viện, đài tưởng niệm, cơ sở thể dục thể thao, cầu, đường giao thông,công trình cấp và thoát nước công cộng,...; riêng đối với thị trấn còn có nhiệmvụ chi quản lý, sửa chữa cải tạo vỉa hè, đường phố nội thị, đèn chiếu sáng,công viên, cây xanh... (đối với phường do ngân sách cấp trên chi).

(10)Hỗ trợ khuyến khích phát triển các sự nghiệp kinh tế, như khuyến nông, khuyếnngư, khuyến lâm, nuôi dưỡng phát triển nguồn thu ngân sách xã.

(11)Hỗ trợ các hoạt động sự nghiệp có thu của xã.

(12)Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

Trongnhiệm vụ chi thường xuyên, các khoản (6) (trừ công tác xã hội), (7), (8), (10)ngân sách xã chỉ chi có tính chất hỗ trợ.

2.2.Chi đầu tư phát triển (chỉ áp dung cho xã, thị trấn), gồm:

Chiđầu tư xây dựng các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội theo sự phân cấp củacấp tỉnh từ nguồn ngân sách và nguồn huy động đóng góp trên nguyên tắc tựnguyện của các tổ chức, cá nhân cho từng dự án nhất định.

2.3.Căn cứ vào định mức, chế độ, tiêu chuẩn của Nhà nước; Uỷ ban nhân dân tỉnh quyđịnh cụ thể mức chi thường xuyên cho từng công việc phù hợp với tình hình đặcđiểm và khả năng ngân sách địa phương.

II. Quy trình quản lý ngân sách xã:

1. Lập dự toán ngân sách xã:

1.1.Hàng năm, trên cơ sở hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân tỉnh và chỉ đạo của Uỷ bannhân dân huyện, Uỷ ban nhân dân xã lập dự toán ngân sách năm sau (theo các biểumẫu kèm theo Thông tư này) trình Hội đồng nhân dân xã quyết định.

1.2.Căn cứ lập dự toán ngân sách xã: chế độ phân cấp về nguồn thu, nhiệm vụ chingân sách xã; chế độ quy định về thu ngân sách; chế độ, tiêu chuẩn, định mức vềchi ngân sách; các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của xã; số kiểm tra về dựtoán ngân sách xã do Uỷ ban nhân dân huyện thông báo; tình hình thực hiện dựtoán ngân sách xã năm hiện hành.

1.3.Trình tự lập dự toán ngân sách xã:

1.3.1.Các ban hoặc tổ chức thuộc Uỷ ban nhân dân xã căn cứ vào chức năng nhiệm vụ đượcgiao và chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi lập dự trù nhu cầu chi.

1.3.2.Ban Tài chính xã phối hợp với Đội thu thuế xã (nếu có) tính toán các khoản thungân sách nhà nước trên địa bàn (trong phạm vi phân cấp cho xã quản lý).

1.3.3.Ban Tài chính xã tính toán cân đối, lập dự toán thu, chi ngân sách xã trình Uỷban nhân dân xã báo cáo Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã để xemxét gửi Uỷ ban nhân dân huyện và Phòng tài chính huyện. Thời gian báo cáo dựtoán ngân sách xã do Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định cho phù hợp với điểm 5.1.3,mục III, Thông tư số 103/1998/TT-BTC ngày 18 tháng 7 năm 1998 của Bộ Tài chínhhướng dẫn việc phân cấp, lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước.

1.4.Quyết định dự toán ngân sách xã: Sau khi nhận được quyết định giao nhiệm vụthu, chi ngân sách của Uỷ ban nhân dân huyện, Uỷ ban nhân dân xã hoàn chỉnh dựtoán ngân sách xã theo lĩnh vực trình Hội đồng nhân dân xã quyết định. Sau khidự toán ngân sách xã được Hội đồng nhân dân xã quyết định, Uỷ ban nhân dân xãbáo cáo Uỷ ban nhân dân huyện, Phòng tài chính huyện, đồng thời thông báo côngkhai cho nhân dân biết theo Quy chế công khai tài chính về ngân sách nhà nước.

1.5.Điều chỉnh dự toán ngân sách xã hàng năm (nếu có) trong các trường hợp có yêucầu của Uỷ ban nhân dân cấp trên để đảm bảo phù hợp với định hướng chung và cóbiến động lớn về nguồn thu và nhiệm vụ chi.

Uỷban nhân dân xã tiến hành lập dự toán điều chỉnh trình Hội đồng nhân dân xãquyết định và báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện. Dự toán điều chỉnh sau khi đượcduyệt là dự toán ngân sách chính thức của xã trong năm kế hoạch.

2. Chấp hành dự toán ngân sách xã:

2.1.Căn cứ dự toán ngân sách xã cả năm đã được Hội đồng nhân dân xã quyết định, Uỷban nhân dân xã phân bổ chi tiết dự toán chi ngân sách xã theo mục lục ngânsách nhà nước áp dụng cho cấp xã (theo biểu mẫu kèm theo Thông tư này) gửi Khobạc nhà nước nơi giao dịch để làm căn cứ thanh toán và kiểm soát chi.

2.2.Căn cứ vào dự toán cả năm và khả năng thu, nhu cầu chi của từng quý, Uỷ bannhân dân xã lập dự toán thu, chi quý (có chia ra tháng) gửi Kho bạc nhà nướcnơi giao dịch để bố trí kinh phí. Đối với những xã có các nguồn thu chủ yếutheo mùa vụ, chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã có thể đề nghị cơ quan tài chính cấptrên tăng tiến độ cấp số bổ sung trong dự toán đã được giao (nếu có) để điềuhành chi theo tiến độ công việc.

2.3.Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã (hoặc người được uỷ quyền) là chủ tài khoản thu,chi ngân sách xã.

2.4.Xã có quỹ tiền mặt tại xã để thanh toán các khoản chi có giá trị nhỏ. Định mứctồn quỹ tiền mặt tại xã do Kho bạc nhà nước nơi giao dịch quy định cho từngloại xã. Riêng những xã ở xa Kho bạc nhà nước, điều kiện đi lại khó khăn chưathể thực hiện việc nộp trực tiếp các khoản thu của ngân sách xã vào Kho bạc nhànước, định mức tồn quỹ tiền mặt cần được quy định ở mức phù hợp.

2.5.Tổ chức thu:

2.5.1.Ban Tài chính xã có nhiệm vụ phối hợp với cơ quan thuế giám sát, kiểm tra cácnguồn thu ngân sách nhà nước đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời.

Riêngkhoản thu từ quỹ đất công ích 5%, tài sản công và hoa lợi công sản là nguồn thuthường xuyên của ngân sách xã, vì vậy xã không được đấu thầu thu khoán một lầncho nhiều năm làm ảnh hưởng đến việc cân đối ngân sách xã, trường hợp thật cầnthiết phải thu một lần cho một số năm, thì chỉ được thu trong nhiệm kỳ của Hộiđồng nhân dân, không lấn sang nhiệm kỳ Hội đồng nhân dân khoá sau.

2.5.2.Trường hợp đối tượng phải nộp ngân sách có điều kiện nộp tiền trực tiếp vàongân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước, thì căn cứ vào thông báo thu của cơquan thu hoặc của Ban tài chính xã, đối tượng nộp ngân sách lập giấy nộp tiềnvà trích tài khoản hoặc mang tiền mặt tới Kho bạc nhà nước để nộp trực tiếp vàongân sách nhà nước.

2.5.3.Trường hợp đối tượng phải nộp ngân sách không có điều kiện nộp tiền trực tiếpvào ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước, thì:

Đốivới các khoản thu thuộc nhiệm vụ thu của cơ quan thuế, cơ quan thuế thu, viếtgiấy nộp tiền và mang tiền tới Kho bạc nhà nước để nộp vào ngân sách nhà nước.Trường hợp cơ quan thuế uỷ quyền cho Ban Tài chính xã xã thu, thì cơ quan thuếcấp biên lai thu cho Ban Tài chính xã, Ban tài chính xã thu, viết giấy nộp tiềnvà mang tiền tới Kho bạc nhà nước để nộp vào ngân sách nhà nước, đồng thờiquyết toán biên lai thu với cơ quan thuế.

Đốivới các khoản thu thuộc nhiệm vụ thu của Ban Tài chính xã, Ban Tài chính xãthu, viết giấy nộp tiền và mang tiền tới Kho bạc nhà nước để nộp trực tiếp vàongân sách nhà nước (hoặc nộp vào quỹ của ngân sách xã để chi nếu là các xã miềnnúi, vùng sâu, vùng xa chưa có điều kiện giao dịch thường xuyên với Kho bạc nhànước). Ban Tài chính xã có nhiệm vụ quyết toán biên lai thu với cơ quan cungcấp biên lai.

2.5.4.Nghiêm cấm thu không có biên lai, thu để ngoài sổ sách; khi thu phải giao biênlai cho đối tượng nộp. Cơ quan Thuế, Phòng Tài chính huyện có nhiệm vụ cung cấpbiên lai đầy đủ, kịp thời cho Ban Tài chính xã để thực hiện thu nộp ngân sáchnhà nước.

2.5.5.Trường hợp phải hoàn trả khoản thu ngân sách xã (thoái thu), Kho bạc nhà nướcxác nhận rõ số tiền đã thu vào ngân sách xã để Ban Tài chính xã làm căn cứthoái thu cho đối tượng được hoàn trả.

2.5.6.Việc luân chuyển chứng từ thu được thực hiện như sau:

Đốivới các khoản thu ngân sách xã được hưởng 100%, Kho bạc nhà nước chuyển chứngtừ thu cho Ban Tài chính xã.

Đốivới các khoản thu phân chia với ngân sách cấp trên, Kho bạc nhà nước nơi xã mởtài khoản lập bảng kê các khoản thu ngân sách có phân chia cho xã (theo mẫu phụlục A kèm theo Thông tư này), gửi Ban Tài chính xã.

2.5.7.Đối với số thu bổ sung của ngân sách xã, Phòng Tài chính huyện căn cứ vào dựtoán số bổ sung đã giao cho từng xã, dự toán thu chi hàng quý của các xã và khảnăng cân đối của ngân sách huyện, thông báo số bổ sung hàng quý (chia ra tháng)cho xã chủ động điều hành ngân sách. Để đảm bảo cho xã có nguồn chi, nhất làchi cho bộ máy, Phòng tài chính huyện cấp số bổ sung cho xã theo định kỳ hàngtháng.

2.6.Thực hiện chi:

2.6.1.Nguyên tắc chi:

(1)Việc thực hiện chi phải bảo đảm các điều kiện:

Đãđược ghi trong dự toán;

Đúngchế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định;

ĐượcChủ tịch Uỷ ban nhân dân xã hoặc người được uỷ quyền chuẩn chi.

(2)Cấp phát ngân sách xã chỉ dùng hình thức lệnh chi tiền. Trên lệnh chi tiền phảighi cụ thể, đầy đủ chương, loại, khoản, mục, tiểu mục theo quy định của mục lụcngân sách nhà nước áp dụng đối với cấp xã, kèm theo bảng kê chứng từ chi (theomẫu phụ lục B kèm theo Thông tư này); đối với các khoản chi lớn phải kèm theotài liệu chứng minh. Trường hợp cấp phát một lần có nhiều chương, thì lập thêmbảng kê chi, chi tiết theo mục lục ngân sách nhà nước áp dụng đối với cấp xã(theo mẫu phụ lục C kèm theo Thông tư này), trên bảng kê ghi rõ số hiệu, ngàytháng của lệnh chi tiền, đồng thời trên lệnh chi tiền phải ghi rõ số hiệu củabảng kê, tổng số tiền. Trường hợp thanh toán bằng tiền mặt phải kèm theo giấyđề nghị rút tiền mặt. Kho bạc nhà nước kiểm tra, nếu đủ điều kiện thì thực hiệnthanh toán.

(3)Trong những trường hợp thật cần thiết, như tạm ứng công tác phí, ứng tiền trướccho khách hàng, cho nhà thầu theo hợp đồng, chuẩn bị hội nghị, tiếp khách, muasắm nhỏ,... được tạm ứng để chi. Trong trường hợp này, trên lệnh chi tiền chỉghi tổng số tiền cần tạm ứng, kèm theo giấy đề nghị rút tiền mặt (nếu tạm ứngbằng tiền mặt). Khi có đủ chứng từ hợp lệ, Ban Tài chính xã phải lập bảng kêchứng từ chi (theo mẫu phụ lục B kèm theo Thông tư này) và giấy đề nghị thanhtoán tạm ứng (theo mẫu phụ lục D kèm theo Thông tư này) gửi Kho bạc nhà nướcnơi giao dịch làm thủ tục chuyển tạm ứng sang thực chi ngân sách.

(4)Các khoản thanh toán từ ngân sách xã qua Kho bạc nhà nước cho các đối tượng cótài khoản giao dịch ở Kho bạc nhà nước hoặc ở ngân hàng phải được thực hiệnbằng hình thức chuyển khoản (trừ trường hợp khoản chi nhỏ có thể thanh toánbằng tiền mặt).

(5)Đối với các khoản chi từ các nguồn thu được giữ lại tại xã, Ban Tài chính xãphối hợp với Kho bạc nhà nước định kỳ làm thủ tục ghi thu, ghi chi vào ngânsách xã, khi làm thủ tục ghi thu, ghi chi phải kèm theo bảng kê chứng từ thu vàbảng kê chứng từ chi.

2.6.2.Chi thường xuyên:

(1)Ưu tiên chi trả sinh hoạt phí, các khoản phụ cấp cho cán bộ xã, không để nợsinh hoạt phí và các khoản phụ cấp.

(2)Các khoản chi thường xuyên khác phải căn cứ vào dự toán năm, tình hình cấp báchcủa công việc, khả năng của ngân sách xã tại thời điểm chi để thực hiện chi chophù hợp.

2.6.3.Chi đầu tư phát triển:

(1)Việc quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách xã thực hiện theo quyđịnh của Nhà nước và phân cấp của tỉnh; việc cấp phát, thanh toán, quyết toánvốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách xã thực hiện theo quy định của Bộ Tàichính.

(2)Đối với dự án đầu tư bằng nguồn đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dânphải bảo đảm:

Mởsổ sách theo dõi và phản ánh kịp thời mọi khoản đóng góp bằng tiền, ngày cônglao động, hiện vật của nhân dân.

Quátrình thi công, nghiệm thu và thanh toán phải có sự giám sát của Ban giám sátdự án do nhân dân cử.

Kếtquả đầu tư và quyết toán dự án phải được thông báo công khai cho nhân dân biết.

2.7.Kiểm tra, giám sát hoạt động ngân sách xã:

2.7.1.Hội đồng nhân dân xã giám sát việc thực hiện thu chi ngân sách xã.

2.7.2.Các cơ quan tài chính cấp trên, nhất là cấp huyện, phải thường xuyên kiểm tra,hướng dẫn công tác quản lý ngân sách xã.

3. Kế toán và quyết toán ngân sách xã:

3.1.Ban Tài chính xã có trách nhiệm thực hiện công tác hạch toán kế toán và quyếttoán ngân sách xã theo mục lục ngân sách nhà nước áp dụng đối với cấp xã và chếđộ kế toán ngân sách xã hiện hành; thực hiện chế độ báo cáo kế toán và quyếttoán theo quy định. Kho bạc nhà nước nơi giao dịch thực hiện công tác kế toánthu chi quỹ ngân sách xã theo quy định.

3.2.Thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách xã hết ngày 31 tháng 01 năm sau.

3.3.Để thực hiện tốt công tác khoá sổ và quyết toán hàng năm, Ban Tài chính xã cầnthực hiện các việc sau đây:

(1)Ngay trong tháng 12 phải rà soát tất cả các khoản thu, chi theo dự toán, từ đócó biện pháp thu đầy đủ các khoản phải thu vào ngân sách và giải quyết kịp thờicác nhu cầu chi theo dự toán. Trường hợp có khả năng hụt thu phải chủ động cóphương án sắp xếp lại các khoản chi để đảm bảo cân đối ngân sách xã.

(2)Phối hợp với Kho bạc nhà nước nơi giao dịch đối chiếu lại tất cả các khoản thu,chi ngân sách xã trong năm, bảo đảm hạch toán đầy đủ, chính xác các khoản thu,chi theo mục lục ngân sách nhà nước áp dụng đối với cấp xã, kiểm tra lại số thuđược phân chia giữa các cấp ngân sách theo tỉ lệ quy định.

(3)Đối với các khoản tạm thu, tạm giữ, tạm vay (nếu có) phải xem xét xử lý hoặchoàn trả, trường hợp chưa xử lý được, thì phải làm thủ tục chuyển sang năm sau.

(4)Các khoản thu, chi phát sinh vào thời điểm cuối năm được thực hiện theo nguyêntắc sau:

Cáckhoản thu phải nộp chậm nhất trước cuối giờ làm việc ngày 31/12, nếu nộp sauthời hạn trên phải tính vào thu ngân sách năm sau.

Đốivới các khoản chi trong trường hợp cần thiết phải chi nhưng chưa chi được donguồn thu tập trung chậm thì được phép chi đến hết ngày 15 tháng 01 năm sau.

3.4.Quyết toán ngân sách xã hàng năm:

3.4.1.Ban Tài chính xã lập báo cáo quyết toán thu chi ngân sách xã hàng năm (theo cácbiểu mẫu kèm theo Thông tư này) trình Uỷ ban nhân dân xã xem xét để trình Hộiđồng nhân dân xã phê chuẩn, đồng thời gửi Phòng Tài chính huyện để tổng hợp.Thời gian gửi báo cáo quyết toán năm cho Phòng Tài chính huyện chậm nhất ngày15 tháng 02 năm sau.

3.4.2.Quyết toán chi ngân sách xã không được lớn hơn quyết toán thu ngân sách xã. Kếtdư ngân sách xã là số chênh lệch lớn hơn giữa số thực thu và số thực chi ngânsách xã. Toàn bộ kết dư năm trước (nếu có) được chuyển vào thu ngân sách nămsau.

3.4.3.Sau khi Hội đồng nhân dân xã phê chuẩn, báo cáo quyết toán được lập thành 05bản để gửi cho Hội đồng nhân dân xã, Uỷ ban nhân dân xã, Phòng tài chính huyện(nếu có bổ sung và điều chỉnh), lưu Ban tài chính xã và thông báo công khai nơicông cộng cho nhân dân trong xã biết.

3.4.4.Phòng Tài chính huyện có trách nhiệm kiểm tra báo cáo quyết toán thu, chi ngânsách xã, trường hợp có sai sót phải báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện yêu cầu Hộiđồng nhân dân xã điều chỉnh.

 

PHẦN III

Phạm vi và tổ chức quản lý các hoạt động tài chính khácở xã

1. Các quỹ công chuyên dùng của xã:

Cácquỹ công chuyên dùng của xã quy định tại Thông tư này là các quỹ tài chính đượclập theo quy định của Nhà nước (quỹ quốc phòng an ninh, quỹ đền ơn đápnghĩa,...) và các khoản đóng góp trên nguyên tắc tự nguyện của nhân dân đã đượcHội đồng nhân dân xã quyết định nhưng không đưa vào ngân sách xã. Nội dung thuchi, mức thu chi và phương thức thu chi quỹ thực hiện theo quy định của Nhà nướcđối với từng quỹ và quy định của Hội đồng nhân dân xã.

BanTài chính xã có nhiệm vụ giúp Uỷ ban nhân dân xã trực tiếp quản lý các quỹ trên(thực hiện thu, chi; tổ chức hạch toán, quyết toán riêng từng quỹ; thực hiệnchế độ báo cáo theo quy định,...). Tiền của quỹ chưa sử dụng hết trong năm đượcchuyển sang năm sau.

Uỷban nhân dân xã phải báo cáo kết quả hoạt động hàng năm của từng quỹ cho Hộiđồng nhân dân xã, Uỷ ban nhân dân huyện, Phòng Tài chính huyện và công khai chonhân dân biết.

2. Hoạt động tài chính các sự nghiệp của xã:

Hoạtđộng tài chính các sự nghiệp của xã bao gồm: các hoạt động của các trạm y tế,trường mầm non, các hoạt động văn hoá thông tin, thể dục thể thao, các hoạtđộng quản lý đò, chợ, đầm hồ ao, đất đai, tài nguyên, bến bãi,... do Uỷ bannhân dân xã trực tiếp đứng ra tổ chức và quản lý theo chế độ quy định.

Mọihoạt động tài chính các sự nghiệp của xã được tổ chức quản lý thống nhất theonguyên tắc:

(1)Uỷ ban nhân dân xã giao cho các ban, ngành, tổ chức của xã trực tiếp thực hiệntừng loại sự nghiệp. Các ban, ngành, tổ chức trên phải lập kế hoạch tài chínhhàng năm, trình Uỷ ban nhân dân xã duyệt, trong kế hoạch tài chính phải tínhtoán đầy đủ các khoản thu, các khoản chi; số phải nộp ngân sách xã hoặc số hỗtrợ từ ngân sách xã (nếu có). Uỷ ban nhân dân xã có nhiệm vụ tổng hợp báo cáokế hoạch tài chính và kết quả tài chính hàng năm của từng hoạt động sự nghiệptrước Hội đồng nhân dân xã. Hội đồng nhân dân xã giám sát các hoạt động sựnghiệp này.

(2)Ban Tài chính xã giúp Uỷ ban nhân dân xã quản lý tài chính các hoạt động sựnghiệp của xã (hướng dẫn các đơn vị được giao thực hiện các hoạt động sự nghiệptrong việc tổ chức hạch toán và quyết toán thu chi, thực hiện chế độ báo cáotài chính phù hợp với từng hoạt động, kiểm tra thường xuyên và đột xuất tìnhhình tài chính của các hoạt động này,...).

3. Các hoạt động tài chính của thôn bản:

Cáckhoản đóng góp trên nguyên tắc tự nguyện của nhân dân để sử dụng vào các mụcđích cụ thể phục vụ cho lợi ích chung của cộng đồng thôn bản do thôn bản trựctiếp huy động và không đưa vào ngân sách xã. Việc huy động chỉ được thực hiệnsau khi có sự thống nhất của nhân dân về chủ trương, mức huy động và phải báocáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã. Thôn bản phải cử người mở sổ sách ghi chép đầyđủ, cụ thể các khoản thu, chi và công khai với nhân dân kết quả huy động, kếtquả sử dụng các nguồn tài chính trên. Thôn bản chỉ thu chi theo từng công việc.Trường hợp tiền huy động chưa sử dụng tới, thôn bản có thể nhờ xã gửi vào tàikhoản tiền gửi của xã tại Kho bạc nhà nước. Ban Tài chính xã có nhiệm vụ giúpUỷ ban nhân dân xã hướng dẫn, kiểm tra (khi cần thiết) về tài chính đối vớihoạt động tài chính thôn bản.

4. Các hoạt động tài chính khác ở xã:

4.1.Hoạt động tài chính của các tổ chức Đảng, đoàn thể được quản lý theo điều lệcủa từng tổ chức, không đưa vào ngân sách xã và không thuộc các hoạt động tàichính khác của Uỷ ban nhân dân xã. Các tổ chức Đảng, đoàn thể ở xã phải cử ngườimở sổ sách theo dõi cụ thể từng khoản thu, chi; tự tổ chức thu, chi và thựchiện chế độ báo cáo, công khai tài chính theo qui định của từng tổ chức.

4.2.Các khoản thu hộ, chi hộ: gồm các khoản thu, chi thuộc nhiệm vụ của các tổchức, cơ quan khác nhờ xã thu, chi hộ (học phí, các khoản đóng góp cho các quỹbảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,...). Ban Tài chính xã giúp Uỷ ban nhân dân xãthực hiện các khoản thu hộ, chi hộ theo chế độ quy định hiện hành, không đượcsử dụng các khoản thu hộ, chi hộ sai mục đích và phải mở sổ sách để theo dõiriêng, cụ thể từng khoản thu hộ, chi hộ này.

 

PHẦN IV

Tổ chức thực hiện

1.Căn cứ vào quy định của Thông tư này, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương có trách nhiệm hướng dẫn chi tiết cho phù hợp với tình hình cụthể của từng địa phương, đồng thời chỉ đạo cơ quan tài chính cấp tỉnh, chínhquyền và cơ quan tài chính cấp huyện tăng cường công tác đôn đốc, kiểm tra,giám sát tình hình quản lý ngân sách và quản lý các hoạt động tài chính kháccủa các xã, phường, thị trấn; giải quyết, xử lý kịp thời những vướng mắc, saiphạm phát sinh trong quá trình thực hiện của các xã.

2.Uỷ ban nhân dân các cấp cần có kế hoạch cụ thể từng bước củng cố Ban Tài chínhcủa các xã để Ban Tài chính xã thực hiện tốt chức năng giúp Uỷ ban nhân dân xãquản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác ở xã đã quy định tại Thôngtư liên tịch số 38/TC-TCCP ngày 25/6/1997 về nhiệm vụ quản lý tài chính, ngânsách và tổ chức bộ máy của cơ quan quản lý tài chính thuộc chính quyền địa phươngcác cấp. Chức danh và số lượng cán bộ của các Ban Tài chính xã cần căn cứ vàokhối lượng công việc, quy mô thu chi và định biên đã được Chính phủ quy định đểbố trí ở mức tối thiểu, đảm bảo quy trình quản lý và kỷ luật tài chính.

2.1.Ban Tài chính xã gồm:

Trưởngban là uỷ viên Uỷ ban nhân dân phụ trách công tác tài chính, có nhiệm vụ giúpChủ tịch Uỷ ban nhân dân xã tổ chức thực hiện công tác quản lý ngân sách xã vàcác hoạt động tài chính khác ở xã.

(2)Phụ trách kế toán phải là người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ (tối thiểuphải có trình độ sơ cấp tài chính kế toán đối với miền núi, hoặc trung cấp đốivới các vùng khác), có nhiệm vụ giúp Trưởng ban tài chính trực tiếp quản lýhoạt động thu, chi ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác ở xã; thực hiệncông tác kế toán, quyết toán ngân sách xã và các quỹ của xã. Đối với những xãquy mô lớn, quản lý phức tạp, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện có thể cho phép xãđược bố trí thêm một cán bộ tài chính kế toán làm việc theo chế độ hợp đồng laođộng hiện hành.

(3)Thủ quỹ có nhiệm vụ quản lý quỹ tiền mặt của xã (đối với xã có quy mô thu chinhỏ có thể sử dụng cán bộ kiêm nhiệm).

2.2.Việc tuyển chọn và thay thế cán bộ đối với từng chức danh của Ban Tài chính xãthực hiện theo quy định tại Nghị định 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chínhphủ và Thông tư liên tịch số 99/LT ngày 19 tháng 5 năm 1998 của Ban Tổ chức cánbộ Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động thương binh và xã hội.

3.Thông tư này thay thế Thông tư số 01/1999/TTBTC ngày 4/1/1999 của Bộ Tài chínhhướng dẫn quản lý thu chi ngân sách xã và có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách2001. Các văn bản, chế độ về quản lý tài chính, ngân sách xã trước đây trái vớiquy định tại Thông tư này không còn hiệu lực thi hành.

4.Uỷ ban nhân dân và cơ quan tài chính các cấp chịu trách nhiệm thi hành Thông tưnày. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc cần phản ánh kịpthời về Bộ Tài chính để có biện pháp giải quyết./.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=5676&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận