Văn bản pháp luật: Thông tư 122/2010/TT-BTC

Trần Văn Hiếu
Toàn quốc
Công báo số 534+535
Thông tư 122/2010/TT-BTC
Thông tư
01/10/2010
12/08/2010

Tóm tắt nội dung

Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 104/2008/TT-BTC ngày 13 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá và Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá

Thứ trưởng
2.010
Bộ Tài chính

Toàn văn

THÔNG TƯ

Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 104/2008/TT-BTC ngày 13 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá và Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá

__________________________________________________________

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá (sau đây gọi tắt là Nghị định số 170/2003/NĐ-CP);

Căn cứ Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá (sau đây gọi tắt là Nghị định số 75/2008/NĐ-CP);

Căn cứ Quyết định số 116/2009/QĐ-TTg ngày 29 tháng 9 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung danh mục hàng hoá, dịch vụ thực hiện bình ổn giá;

Căn cứ Công văn số 3450/VPCP-KTTH ngày 24 tháng 5 năm 2010 của Văn phòng Chính phủ về việc ban hành Thông tư về quản lý giá,

Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 104/2008/TT-BTC ngày 13 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 170/2003/NĐ-CP và Nghị định số 75/2008/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Thông tư số 104/2008/TT-BTC) như sau:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Phần A Thông tư số 104/2008/TT-BTC như sau:

“A. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn thực hiện bình ổn giá; quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc lập, trình, thẩm định phương án giá, quyết định giá; hồ sơ và thủ tục hiệp thương giá; kiểm soát các yếu tố hình thành giá; biểu mẫu và thủ tục đăng ký giá, kê khai giá hàng hóa, dịch vụ.

2. Đối tượng áp dụng

2.1. Doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình và cá nhân trong nước và nước ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh) căn cứ quy định tại Thông tư này để thực hiện các biện pháp bình ổn giá; thực hiện việc lập, trình: phương án giá, hồ sơ hiệp thương giá; thực hiện đăng ký giá, kê khai giá hàng hóa, dịch vụ và các biện pháp quản lý giá theo quy định của pháp luật.

2.2. Cơ quan quản lý nhà nước theo thẩm quyền, căn cứ quy định tại Thông tư này để thực hiện bình ổn giá; lập, trình, thẩm định phương án giá; quyết định giá; kiểm soát các yếu tố hình thành giá; tổ chức hiệp thương giá; tiếp nhận, giám sát, kiểm tra việc thực hiện đăng ký giá, kê khai giá, chấp hành pháp luật nhà nước về giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh.

2.3. Trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định về giá đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam khác với quy định tại Thông tư này thì áp dụng theo quy định của Điều ước quốc tế đó.”

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung Mục I Phần B Thông tư số 104/2008/TT-BTC như sau:

1. Sửa đổi khoản 1 mục I Phần B:

“1. Danh mục hàng hoá, dịch vụ thực hiện bình ổn giá quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 75/2008/NĐ-CP, Quyết định số 116/2009/QĐ-TTg ngày 29/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ”.

2. Sửa đổi khoản 2 mục I Phần B:

“2. Điều kiện áp dụng các biện pháp bình ổn giá

2.1. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá theo quy định của pháp luật khi giá thị trường trong nước của hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ thực hiện bình ổn giá có biến động bất thường xảy ra thuộc ít nhất một trong các trường hợp sau:

a) Giá tăng cao hơn so với mức tăng giá của các yếu tố “đầu vào”, hoặc cao hơn so với giá vốn hàng nhập khẩu do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tính toán các yếu tố hình thành giá (chi phí sản xuất, giá thành, chi phí lưu thông, lợi nhuận, v.v.) không đúng với các chế độ chính sách, định mức kinh tế - kỹ thuật và quy chế tính giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Giá giảm thấp hơn không hợp lý so với chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được tính toán theo các chế độ chính sách, định mức kinh tế - kỹ thuật và quy chế tính giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

b) Giá tăng hoặc giảm không có căn cứ, trong khi các yếu tố hình thành giá không có biến động trong các trường hợp xảy ra thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, địch hoạ, khủng hoảng kinh tế - tài chính, mất cân đối cung - cầu tạm thời hoặc do các tin đồn thất thiệt không có căn cứ về việc tăng giá hoặc giảm giá.

c) Giá tăng hoặc giảm không hợp lý do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh lạm dụng vị thế độc quyền, thống lĩnh thị trường, liên kết độc quyền về giá theo quy định của Luật Cạnh tranh và pháp luật có liên quan.

2.2. Đối với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục thực hiện bình ổn giá do Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định thì Sở Tài chính căn cứ các điều kiện trên đây và điều kiện thực tế tại địa phương tham mưu trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể các điều kiện áp dụng các biện pháp bình ổn giá hàng hoá, dịch vụ phù hợp với tình hình thực tế của địa phương theo từng thời kỳ.”

3. Sửa đổi khoản 3 mục I Phần B:

“3. Thẩm quyền quyết định các biện pháp bình ổn giá

3.1. Khi giá hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá có biến động bất thường theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này, Bộ Tài chính căn cứ tình hình thực tế báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định và công bố áp dụng một hoặc một số biện pháp bình ổn giá theo quy định tại điểm 1 khoản 3 Điều 1 Nghị định số 75/2008/NĐ-CP, cụ thể như sau:

a) Các biện pháp để điều hành cung - cầu về hàng hóa, dịch vụ (giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa sản xuất và xuất nhập khẩu, giữa các vùng miền trong cả nước và giữa các thời điểm trong năm,...);

b) Mua vào, bán ra hàng dự trữ quốc gia thuộc hệ thống dự trữ Nhà nước;

c) Kiểm soát hàng hóa tồn kho của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh;

d) Các chính sách tài chính, tiền tệ phù hợp theo quy định của pháp luật.

3.2. Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định các biện pháp bình ổn giá theo quy định tại điểm 3.1 khoản này nếu được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền; đồng thời, theo thẩm quyền căn cứ tình hình thực tế quyết định và công bố áp dụng một hoặc một số biện pháp bình ổn giá theo quy định tại điểm 2 khoản 3 Điều 1 Nghị định số 75/2008/NĐ-CP, cụ thể như sau:

a) Quy định giá tối đa, giá tối thiểu, khung giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá làm căn cứ để các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định mức giá mua, giá bán cụ thể;

b) Kiểm soát các yếu tố hình thành giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá: Bộ Tài chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh triển khai tổ chức thực hiện theo quy định tại Điều 22a thuộc khoản 10 Điều 1 Nghị định số 75/2008/NĐ-CP và quy định tại Điều 6 Thông tư này;

c) Đăng ký giá, kê khai giá: thực hiện theo quy định tại Điều 22b thuộc khoản 10 Điều 1 Nghị định số 75/2008/NĐ-CP và quy định tại Điều 7 và Điều 8 Thông tư này;

d) Công khai thông tin về giá theo quy định tại Điều 22c thuộc khoản 10 Điều 1 Nghị định số 75/2008/NĐ-CP;

đ) Các biện pháp về kinh tế, hành chính khác theo thẩm quyền bao gồm:

- Quyết định đình chỉ thực hiện mức giá hàng hóa, dịch vụ không hợp lý do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh đã quyết định và yêu cầu thực hiện mức giá cũ liền kề trước khi có biến động bất thường;

- Phạt cảnh cáo, phạt tiền theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá và các quy định của pháp luật có liên quan; thu phần chênh lệch giá do các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tăng giá bất hợp lý vào Ngân sách nhà nước;

- Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, các loại giấy phép kinh doanh của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh được cấp có thời hạn hoặc không có thời hạn theo quy định của pháp luật;

- Quyết định tổ chức các đoàn kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của Nhà nước về quản lý giá, kiểm tra việc niêm yết giá và bán hàng hóa, dịch vụ theo đúng giá do cơ quan có thẩm quyền quy định, theo giá đăng ký, giá kê khai và giá niêm yết; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá theo quy định của pháp luật;

- Quyết định biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, giảm giá thành sản phẩm; các biện pháp kinh tế, kỹ thuật hỗ trợ sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.

3.3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định và công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá theo quy định tại điểm 3 khoản 3 Điều 1 Nghị định số 75/2008/NĐ-CP, cụ thể như sau:

a) Các biện pháp theo thẩm quyền để điều hòa cung cầu hàng hóa, dịch vụ;

b) Các biện pháp tài chính, tiền tệ theo quy định của pháp luật;

c) Đăng ký giá, kê khai giá: thực hiện theo quy định tại Điều 22b thuộc khoản 10 Điều 1 Nghị định số 75/2008/NĐ-CP và quy định tại Điều 7 và Điều 8 Thông tư này;

d) Công khai thông tin về giá theo quy định tại Điều 22c thuộc khoản 10 Điều 1 Nghị định số 75/2008/NĐ-CP;

đ) Các biện pháp về kinh tế, hành chính khác theo thẩm quyền bao gồm:

- Quyết định đình chỉ thực hiện mức giá hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh đã quyết định không hợp lý so với các quy định hiện hành và yêu cầu thực hiện mức giá cũ liền kề trước khi có biến động bất thường;

- Phạt cảnh cáo, phạt tiền theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá và các quy định của pháp luật có liên quan; thu phần chênh lệch giá do các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tăng giá bất hợp lý vào Ngân sách nhà nước;

- Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, các loại giấy phép kinh doanh của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh được cấp có thời hạn hoặc không có thời hạn theo quy định của pháp luật;

- Quyết định tổ chức các đoàn kiểm tra, kiểm soát các yếu tố hình thành giá; kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của Nhà nước về quản lý giá, kiểm tra việc niêm yết giá và bán hàng hóa, dịch vụ theo đúng giá do cơ quan có thẩm quyền quy định, theo giá đăng ký, giá kê khai và giá niêm yết; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá theo quy định của pháp luật;

- Quyết định biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, giảm giá thành sản phẩm; các biện pháp kinh tế, kỹ thuật hỗ trợ sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.”

4. Sửa đổi điểm c, tiết 4.1, khoản 4, mục I Phần B:

“c) Chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện kiểm soát các yếu tố hình thành giá đối với các mặt hàng quy định tại Điều 22a thuộc khoản 10 Điều 1 Nghị định số 75/2008/NĐ-CP và quy định tại Điều 6 Thông tư này hoặc tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Tài chính chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ hoặc Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Sở Tài chính) kiểm soát các yếu tố hình thành giá đối với hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn của địa phương.”

5. Sửa đổi điểm a, điểm b tiết 4.2, khoản 4, mục I Phần B:

“a) Chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong tỉnh kịp thời kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp bình ổn giá do Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định; kiến nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định và công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá theo thẩm quyền thực hiện tại địa phương.

b) Chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong tỉnh thực hiện kiểm soát các yếu tố hình thành giá đối với các mặt hàng thuộc thẩm quyền theo quy định tại Điều 22a thuộc khoản 10 Điều 1 Nghị định số 75/2008/NĐ-CP, quy định tại Điều 6 Thông tư này và theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tài chính; thực hiện kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về giá và các quy định khác của pháp luật có liên quan như: kiểm tra việc niêm yết giá, bán hàng hóa và dịch vụ theo giá do cơ quan có thẩm quyền quy định, theo giá niêm yết; việc đăng ký giá, kê khai giá, công khai thông tin về giá đối với loại hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục phải đăng ký giá, kê khai giá (theo thẩm quyền), phát hiện và xử lý kịp thời đối với các hành vi vi phạm theo quy định của Pháp lệnh Giá và các quy định của pháp luật có liên quan; kiểm tra việc chấp hành các biện pháp bình ổn giá.”

6. Bổ sung khoản 6 vào mục I Phần B:

“6. Định kỳ hàng tháng và khi có yêu cầu đột xuất của cơ quan có thẩm quyền quyết định việc thực hiện bình ổn giá, Tổng cục Hải quan có trách nhiệm gửi bản thống kê giá hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu về Cục Quản lý giá; Cơ quan Hải quan đóng trên địa bàn địa phương có trách nhiệm gửi bản thống kê giá hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu về Sở Tài chính tại địa bàn địa phương mà cơ quan Hải quan phụ trách.”

Điều 3. Sửa đổi, bổ sung mục II Phần B Thông tư số 104/2008/TT-BTC:

1. Sửa đổi tên tiêu đề mục II như sau:

“II. Quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc lập, trình, thẩm định phương án giá, quyết định giá hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định giá”

2. Bổ sung vào sau tên tiêu đề mục II và phía trên khoản 1 mục II Phần B như sau:

“Căn cứ quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 1 Nghị định số 75/2008/NĐ-CP quy định về thẩm quyền định giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định giá; các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm lập, trình, thẩm định phương án giá, quyết định giá theo đúng quy định tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 75/2008/NĐ-CP và quy định tại Mục II Thông tư số 104/2008/TT-BTC và quy định tại Thông tư này.”

3. Sửa đổi tiết 1.1 khoản 1 mục II Phần B:

“1.1. Phương pháp xác định giá đất, khung giá các loại đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, trình Chính phủ ban hành sau khi có ý kiến tham gia bằng văn bản của các Bộ, ngành có liên quan, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và ý kiến thẩm định của Bộ Tài chính.”

4. Bổ sung tiết 1.4 vào khoản 1 mục II Phần B:

“1.4. Khung giá thuê đất, thuê mặt nước do Bộ Tài chính xây dựng, trình Chính phủ quyết định sau khi có ý kiến bằng văn bản của các Bộ, ngành có liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.”

5. Sửa đổi các tiết 3.2, 3.3, 3.4, 3.7 và 3.8 khoản 3 mục II Phần B:

 “3. Quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với tài sản, hàng hoá, dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định giá của Bộ trưởng Bộ Tài chính:

3.2. Giá mua tối đa, giá bán tối thiểu đối với hàng dự trữ quốc gia:

- Giá mua tối đa, giá bán tối thiểu, chi phí nhập, chi phí xuất chưa có định mức (chi phí xuất bán đổi hàng, chi phí xuất cứu trợ), chi phí bảo quản chưa có định mức đối với hàng dự trữ quốc gia trong năm kế hoạch theo quy định của Pháp lệnh Dự trữ Quốc gia giao cho Tổng cục Dự trữ Nhà nước quản lý (không bao gồm hàng dự trữ quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và cơ yếu) thì các đơn vị, tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện mua, bán, xuất, cấp lập phương án giá gửi Tổng cục Dự trữ Nhà nước phê duyệt; sau đó Tổng cục Dự trữ Nhà nước có văn bản gửi Cục Quản lý giá thẩm định trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.

- Giá mua tối đa, giá bán tối thiểu (không bao gồm hàng dự trữ quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và cơ yếu); chi phí nhập, chi phí xuất chưa có định mức (chi phí xuất bán đổi hàng, chi phí xuất cứu trợ), chi phí bảo quản chưa có định mức đối với hàng dự trữ quốc gia trong năm kế hoạch theo quy định của Pháp lệnh Dự trữ Quốc gia do các Bộ, ngành quản lý (kể cả hàng dự trữ quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và cơ yếu) thì cơ sở trực tiếp quản lý hàng dự trữ quốc gia lập phương án giá trình Bộ, ngành quản lý phê duyệt; sau đó Bộ, ngành quản lý có văn bản gửi Cục Quản lý giá thẩm định trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.

3.3. Giá sản phẩm dịch vụ công ích được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng, giao kế hoạch; hàng hóa, dịch vụ sản xuất theo đặt hàng của Nhà nước thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước (không bao gồm hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định giá của các Bộ, ngành khác và của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh), thực hiện theo hình thức lựa chọn nhà thầu là chỉ định thầu, tự thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu và không thông qua hình thức đấu giá do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lập phương án giá trình Bộ, ngành quản lý thẩm định; sau đó Bộ, ngành quản lý có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.

3.4. Khung giá cước vận chuyển hàng không nội địa; giá dịch vụ cất cánh, hạ cánh; điều hành bay đi, đến; hỗ trợ hoạt động bay; soi chiếu an ninh; phục vụ hành khách; khung giá dịch vụ khác tại cảng hàng không, sân bay theo quy định của pháp luật về hàng không do tổ chức, cá nhân sản xuất, cung ứng dịch vụ lập phương án trình Cục Hàng không Việt Nam xây dựng khung giá cước vận chuyển hàng không nội địa, mức giá và khung giá các dịch vụ khác có liên quan đến lĩnh vực hàng không; báo cáo Bộ Giao thông vận tải thẩm định; sau đó Bộ Giao thông vận tải có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.

3.7. Miễn, giảm giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông trong trường hợp thông tin khẩn cấp phục vụ các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và phục vụ các nhiệm vụ chính trị đặc biệt; phục vụ phòng, chống lụt, bão, thiên tai, cứu nạn, cứu hộ và các thảm họa khác; phục vụ cấp cứu, phòng, chống dịch bệnh và các thông tin khẩn cấp khác theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp được miễn, giảm giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông. Bộ Tài chính quyết định mức (hoặc tỷ lệ) miễn, giảm phù hợp với thực tế việc tổ chức triển khai nhiệm vụ sau khi thống nhất với Bộ Thông tin và Truyền thông.

3.8. Cục Quản lý giá chịu trách nhiệm chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức rà soát hồ sơ, thẩm định phương án giá thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính do các Bộ, ngành, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh gửi đến để trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định; kiểm tra việc thực hiện các quyết định giá của Bộ trưởng Bộ Tài chính.”

6. Sửa đổi nội dung khoản 14 mục II Phần B:

“14. Quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với tài sản, hàng hoá, dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định giá của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh:

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân công cụ thể cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hướng dẫn, lập, trình, thẩm định phương án giá đối với từng hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định giá của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phù hợp với Nghị định số 75/2008/NĐ-CP, các quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan. Đối với trường hợp cơ quan hướng dẫn, xây dựng phương án giá là Sở Tài chính thì Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan xây dựng và trực tiếp trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.”

Điều 4. Sửa đổi khoản 2, khoản 3 mục III Phần B Thông tư số 104/2008/TT-BTC:

1. Sửa đổi tiêu đề mục III:

“III. HỒ SƠ PHƯƠNG ÁN GIÁ VÀ NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN GIÁ TRÌNH CẤP CÓ THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH”

2. Sửa đổi khoản 2, khoản 3 mục III:

“2. Nội dung bản giải trình phương án giá bao gồm:

2.1. Sự cần thiết và các mục tiêu phải định giá hoặc điều chỉnh giá (tình hình sản xuất, kinh doanh của hàng hoá, dịch vụ cần định giá hoặc điều chỉnh giá; diễn biến giá cả thị trường trong nước và thế giới; sự cần thiết phải thay đổi giá...).

2.2. Các căn cứ định giá hoặc điều chỉnh giá (các văn bản quy phạm pháp luật liên quan).

2.3. Bản tính toán giá thành hàng hóa, dịch vụ (nếu sản xuất trong nước), giá vốn nhập khẩu (nếu là hàng hóa nhập khẩu); giá bán hàng hoá, dịch vụ, cơ cấu các mức giá kiến nghị phải thực hiện theo Quy chế tính giá do Bộ Tài chính quy định. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ có Quy chế tính giá cụ thể riêng do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật thì tính giá theo Quy chế đó.

- So sánh các yếu tố hình thành giá, mức giá của phương án giá đề nghị với các yếu tố hình thành giá, mức giá của phương án giá được duyệt lần trước liền kề; nêu rõ nguyên nhân tăng (+), giảm (-).

- So sánh mức giá đề nghị với mức giá hàng hóa, dịch vụ tương tự ở thị trường trong nước và thị trường của một số nước trong khu vực (nếu có) theo phương pháp tính giá quy định tại Quy chế tính giá do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

2.4. Tác động của mức giá mới đối với hoạt động của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khác đến ngân sách nhà nước, tác động đến đời sống, xã hội, thu nhập của người tiêu dùng.

2.5. Các biện pháp tổ chức triển khai thực hiện mức giá mới.

3. Công văn đề nghị quyết định giá và Phương án giá do cơ quan, tổ chức, cá nhân lập, trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định phương án giá và cơ quan có thẩm quyền quyết định giá: Thực hiện theo mẫu thống nhất tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này.”

Điều 5. Sửa đổi mục IV Phần B Thông tư số 104/2008/TT-BTC:

“IV. HỒ SƠ VÀ THỦ TỤC HIỆP THƯƠNG GIÁ

1. Hồ sơ hiệp thương giá

1.1. Văn bản chỉ đạo yêu cầu hiệp thương giá của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc văn bản đề nghị hiệp thương giá của một trong hai (hoặc cả hai) bên mua và bên bán hàng hoá, dịch vụ cần phải hiệp thương giá gửi cơ quan có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá.

1.2. Phương án giá hiệp thương:

a) Bên bán phải hiệp thương giá bắt buộc theo chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền hoặc chính bên bán đề nghị hiệp thương giá thì bên bán phải lập phương án giá hiệp thương gửi cơ quan có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá giải trình những nội dung sau:

- Tình hình sản xuất - tiêu thụ, xuất - nhập khẩu, cung - cầu của hàng hoá, dịch vụ;

- Phân tích mức giá đề nghị hiệp thương: So sánh với giá hàng hoá, dịch vụ tương tự trên thị trường:

+ Các căn cứ tính giá.

+ Lập bảng tổng hợp cơ cấu tính giá theo các yếu tố hình thành giá, phân tích thuyết minh cơ cấu tính giá (có phân tích, so sánh với cơ cấu hình thành giá trước khi được yêu cầu hoặc đề nghị hiệp thương giá; nêu rõ nguyên nhân tăng (+), giảm (-)).

+ Phân tích tác động của mức giá mới đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh; thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp và việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.

+ Những vấn đề mà bên bán chưa thống nhất được với bên mua, lập luận của bên bán về những vấn đề chưa thống nhất.

+ Các kiến nghị (nếu có).

b) Bên mua phải hiệp thương giá bắt buộc theo chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền hoặc chính bên mua đề nghị hiệp thương giá thì bên mua phải lập phương án giá hiệp thương gửi cơ quan có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá giải trình những nội dung sau:

- Lập bảng tổng hợp cơ cấu tính giá theo các yếu tố hình thành giá của hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất ra tính theo giá đầu vào mới: theo giá mà bên mua dự kiến đề nghị mua của bên bán và bảng tổng hợp cơ cấu tính giá theo các yếu tố hình thành giá nếu bên mua phải mua theo giá của bên bán dự kiến để bên mua trực tiếp bán lại cho người tiêu dùng. Thuyết minh cơ cấu tính giá (có phân tích, so sánh với mức giá đầu vào trước khi được yêu cầu hoặc đề nghị hiệp thương giá).

- So sánh với giá hàng hóa, dịch vụ tương tự trên thị trường.

- Phân tích tác động của mức giá mới đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh, thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp, việc thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, khả năng chấp nhận của người tiêu dùng.

- Những vấn đề mà bên mua chưa thống nhất với bên bán, lập luận của bên mua về những vấn đề chưa thống nhất đó.

- Các kiến nghị khác (nếu có).

1.3. Khi có chỉ đạo hiệp thương giá bắt buộc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền thì cả hai bên mua và bán đều phải lập hồ sơ hiệp thương giá theo hướng dẫn trên.

1.4. Hồ sơ hiệp thương giá thực hiện theo mẫu thống nhất tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này và do bên mua hoặc bên bán lập theo quy định tại Điều này, gửi trước cho cơ quan có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá ít nhất 03 (ba) bộ và đồng gửi 01 (một) bộ cho bên đối tác mua (hoặc bên đối tác bán).

2. Thủ tục và trình tự hiệp thương giá

2.1. Cơ quan có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá thực hiện theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Nghị định số 75/2008/NĐ-CP.

2.2. Thành phần tham gia tổ chức hiệp thương giá hàng hoá, dịch vụ bao gồm: cơ quan có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá; đại diện có thẩm quyền của bên mua, bên bán và cơ quan có liên quan theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá.

2.3. Trình tự hiệp thương giá:

a) Sau khi nhận được hồ sơ hiệp thương giá, chậm nhất sau 05 (năm) ngày làm việc, nếu hồ sơ hiệp thương giá của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh chưa thực hiện đầy đủ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá có văn bản yêu cầu các bên tham gia hiệp thương giá thực hiện đúng quy định.

b) Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ khi nhận được đủ hồ sơ hiệp thương giá hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá phải tổ chức hiệp thương giá.

c) Tại Hội nghị hiệp thương giá:

- Cơ quan có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá trình bày mục đích, yêu cầu, nội dung hiệp thương giá; yêu cầu bên mua, bên bán trình bày hồ sơ, phương án hiệp thương giá; đồng thời nghe ý kiến của các cơ quan có liên quan tham gia hiệp thương giá.

- Cơ quan có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá kết luận và ghi biên bản (có chữ ký của cơ quan tổ chức hiệp thương giá, đại diện bên mua, đại diện bên bán), sau đó có văn bản thông báo kết quả hiệp thương giá để hai bên mua và bán thi hành.

d) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh đề nghị hiệp thương giá có quyền rút lại hồ sơ hiệp thương giá để tự thỏa thuận với nhau về mức giá mua, giá bán của hàng hóa, dịch vụ đề nghị hiệp thương giá trước khi cơ quan có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá.

2.4. Trách nhiệm của cơ quan tổ chức hiệp thương giá:

a) Trước thời điểm tổ chức hiệp thương giá, cơ quan có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá phải tiến hành thu thập, phân tích những thông tin cần thiết có liên quan đến hàng hóa, dịch vụ hiệp thương giá; phân tích các yếu tố hình thành giá ảnh hưởng đến bên bán và bên mua, tạo điều kiện để cho hai bên mua và bán thoả thuận thống nhất với nhau về mức giá tại Hội nghị hiệp thương giá.

b) Quyết định mức giá do các bên thoả thuận thống nhất khi hiệp thương giá hoặc quyết định mức giá tạm thời trong trường hợp các bên không thống nhất được mức giá để bên mua và bên bán thi hành theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 75/2008/NĐ-CP.”

Điều 6. Sửa đổi mục V Phần B Thông tư số 104/2008/TT-BTC:

“ V. KIỂM SOÁT CÁC YẾU TỐ HÌNH THÀNH GIÁ

1. Khi giá hàng hóa, dịch vụ trên thị trường có biến động bất thường theo quy định tại Điều 2 Thông tư này hoặc khi cần thiết phải kiểm soát giá theo yêu cầu quản lý Nhà nước về giá, cơ quan có thẩm quyền quyết định biện pháp kiểm soát các yếu tố hình thành giá.

2. Danh mục hàng hóa, dịch vụ thuộc diện phải kiểm soát các yếu tố hình thành giá bao gồm:

2.1. Hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định giá của Nhà nước quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 75/2008/NĐ-CP.

2.2. Hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục thực hiện bình ổn giá quy định tại Điều 2 Thông tư này (riêng mặt hàng khí hoá lỏng là khí dầu mỏ hoá lỏng - LPG).

2.3. Hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục phải đăng ký giá, kê khai giá quy định tại Thông tư này.

2.4. Hàng hoá, dịch vụ phải kiểm soát các yếu tố hình thành giá theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng các Bộ hoặc của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong trường hợp hàng hoá, dịch vụ có giá bán trên thị trường quá cao hoặc quá thấp bất hợp lý so với mức giá được tính theo đúng các chế độ, chính sách, các định mức kinh tế - kỹ thuật, các quy định về tính giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, xã hội và quyền lợi của người tiêu dùng.

3. Căn cứ để cơ quan có thẩm quyền kiểm soát các yếu tố hình thành giá hàng hoá, dịch vụ là các văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài chính, của cơ quan có thẩm quyền ban hành về quy chế tính giá tài sản, hàng hóa, dịch vụ, về hạch toán chi phí sản xuất, giá thành, phí lưu thông của hàng hoá, dịch vụ và quy định của pháp luật có liên quan.

4. Trình tự, thủ tục, thời hạn và thẩm quyền kiểm soát các yếu tố hình thành giá thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 5 Điều 22a thuộc khoản 10 Điều 1 Nghị định số 75/2008/NĐ-CP.

5. Việc xử lý các hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân khi quy định giá hàng hoá, dịch vụ không đúng với các yếu tố hình thành giá theo các quy định về tính giá hàng hoá, dịch vụ của Bộ Tài chính và của cơ quan có thẩm quyền; không đúng với quy định của pháp luật về hạch toán chi phí sản xuất, giá thành, phí lưu thông và các quy định của pháp luật có liên quan, thì thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 22a thuộc khoản 10 Điều 1 Nghị định số 75/2008/NĐ-CP và các biện pháp về kinh tế, hành chính quy định tại Điều 2 Thông tư này, cụ thể như sau:

- Xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá và những quy định của pháp luật có liên quan;

- Đình chỉ việc thực hiện giá hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định không hợp lý so với các quy định hiện hành; yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải mua, bán theo đúng giá do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định hoặc do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định trước khi tăng giá hoặc giảm giá bất hợp lý;

- Thu phần chênh lệch giá do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quy định giá cao không đúng với các yếu tố hình thành giá vào Ngân sách nhà nước;

- Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh điều chỉnh giá bán hàng hoá, dịch vụ phù hợp với các yếu tố hình thành giá sau khi đã loại trừ những yếu tố tính toán không đúng với quy định của pháp luật và thực hiện bán hàng hóa, dịch vụ theo giá đã điều chỉnh;

- Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, các loại giấy phép kinh doanh được cấp có thời hạn hoặc không có thời hạn theo quy định của pháp luật;

- Trường hợp hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự, các cơ quan có thẩm quyền kiểm soát các yếu tố hình thành giá quy định tại Nghị định số 75/2008/NĐ-CP chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.”

Điều 7. Sửa đổi mục VI Phần B Thông tư số 104/2008/TT-BTC:

“VI. ĐĂNG KÝ GIÁ HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ

1. Danh mục hàng hóa, dịch vụ phải đăng ký giá

1.1. Đăng ký giá là việc các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải đăng ký mức giá bán hàng hoá, dịch vụ do mình quyết định theo quy định bắt buộc và thường xuyên cả khi các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định giá hoặc điều chỉnh giá trong điều kiện giá thị trường có biến động bất thường và khi giá cả vận động bình thường đối với các loại hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này, trong đó trừ mặt hàng thuốc phòng, chữa bệnh cho người đã thực hiện việc kê khai giá theo hướng dẫn của Liên Bộ: Y tế, Tài chính và Công Thương; riêng mặt hàng khí hoá lỏng được quy định cụ thể là khí dầu mỏ hoá lỏng – LPG; sữa thực hiện đăng ký giá đối với sữa pha chế theo công thức dạng bột dành cho trẻ em dưới 6 tuổi. Đồng thời bổ sung thêm mặt hàng: than; sách giáo khoa; giấy gồm giấy in, giấy in báo, giấy viết. Riêng các dịch vụ bưu chính viễn thông thực hiện việc đăng ký giá theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Việc đăng ký giá được thực hiện trước khi các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh bán sản phẩm lần đầu sản xuất, kinh doanh ra thị trường; trước khi điều chỉnh giá các sản phẩm đã sản xuất, kinh doanh và đang bán bình thường thuộc danh mục phải đăng ký giá hoặc khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

1.2. Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định bổ sung danh mục hàng hóa, dịch vụ phải đăng ký giá trên địa bàn địa phương (ngoài danh mục quy định tại điểm 1.1 khoản này).

2. Đối tượng thực hiện đăng ký giá

2.1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện đăng ký giá nhập khẩu, giá bán buôn, giá bán lẻ, giá bán lẻ khuyến nghị áp dụng thống nhất trong cả nước hoặc theo từng thị trường khu vực chính, cụ thể như sau:

- Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chỉ thực hiện bán buôn thì đăng ký giá bán buôn;

- Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vừa thực hiện bán buôn, vừa thực hiện bán lẻ thì đăng ký cả giá bán buôn và giá bán lẻ;

- Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ là đơn vị nhập khẩu, đồng thời là nhà phân phối độc quyền thì phải đăng ký giá nhập khẩu, giá bán buôn và giá bán lẻ khuyến nghị;

- Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ là nhà phân phối độc quyền, tổng đại lý thì phải đăng ký giá bán buôn và giá bán lẻ khuyến nghị.

2.2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại Điều 7 và Điều 8 Thông tư này thì không phải thực hiện đăng ký giá, kê khai giá mà thực hiện niêm yết giá và công khai thông tin về giá theo quy định hiện hành của pháp luật.

3. Thời điểm, hình thức, nội dung đăng ký giá và Biểu mẫu đăng ký giá

3.1. Thời điểm đăng ký giá:

Trước khi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký giá theo giá mới thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải thực hiện lập Biểu mẫu đăng ký giá gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận Biểu mẫu đăng ký giá.

3.2. Hình thức, thủ tục đăng ký giá:

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực hiện việc đăng ký giá dưới hình thức gửi các Biểu mẫu đăng ký giá đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận Biểu mẫu đăng ký giá. Đăng ký giá gồm đăng ký giá lần đầu và đăng ký lại giá:

a) Đăng ký giá lần đầu được thực hiện trước khi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh lần đầu tiên bán hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục phải đăng ký giá ra thị trường hoặc lần đầu tiên tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực hiện đăng ký giá theo quy định của pháp luật.

b) Đăng ký lại giá được thực hiện khi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh điều chỉnh tăng hoặc giảm giá so với mức giá của lần đăng ký trước liền kề hoặc khi có yêu cầu đăng ký lại giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu việc đăng ký giá lần đầu và đăng ký lại giá so với lần đăng ký trước liền kề của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh chưa thực hiện đúng quy định của pháp luật.

3.3. Nội dung Biểu mẫu đăng ký giá:

- Văn bản đăng ký giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, trong đó nêu rõ dự kiến thời gian có hiệu lực của mức giá đăng ký;

- Bảng đăng ký mức giá cụ thể gắn với chất lượng hàng hoá, dịch vụ; địa điểm bán hàng. Mức giá đăng ký là giá do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tính toán theo quy định về tính giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ đã được cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật;

- Thuyết minh cơ cấu tính giá theo các yếu tố hình thành giá.

Biểu mẫu đăng ký giá quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này.

4. Cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu đăng ký giá và đối tượng phải đăng ký giá

4.1. Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) chủ trì tiếp nhận Biểu mẫu đăng ký giá hàng hóa, dịch vụ quy định tại Thông tư này (trừ những hàng hoá, dịch vụ đã có hướng dẫn riêng về đăng ký giá của liên Bộ Tài chính và Bộ quản lý chuyên ngành, hoặc hướng dẫn của Bộ quản lý chuyên ngành theo thẩm quyền) của các công ty, bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được chuyển đổi từ công ty mẹ của các Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng Công ty nhà nước (do Thủ tướng Chính phủ thành lập); các công ty mà công ty mẹ của các Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng Công ty nhà nước này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên và một số doanh nghiệp khác do Bộ Tài chính quyết định.

Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) thông báo cụ thể danh sách các doanh nghiệp thực hiện đăng ký giá quy định tại khoản này cho phù hợp trong từng thời kỳ.

4.2. Bộ, ngành quản lý chuyên ngành chủ trì tiếp nhận Biểu mẫu đăng ký giá hàng hóa, dịch vụ quy định tại Thông tư này đối với những loại hàng hóa, dịch vụ đã có văn bản pháp luật hướng dẫn riêng về việc đăng ký giá của liên Bộ Tài chính và Bộ quản lý chuyên ngành hoặc của Bộ quản lý chuyên ngành theo thẩm quyền.

4.3. Sở Tài chính chủ trì tiếp nhận Biểu mẫu đăng ký giá của các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chuyển đổi từ Tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập trực thuộc các Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế khác có trụ sở chính đóng trên địa bàn tỉnh sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục phải đăng ký giá quy định tại Thông tư này (trừ những hàng hoá, dịch vụ thực hiện đăng ký giá theo hướng dẫn riêng của liên Bộ Tài chính và Bộ quản lý chuyên ngành, hoặc hướng dẫn của Bộ quản lý chuyên ngành theo thẩm quyền).

Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan đóng trên địa bàn tỉnh báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định và thông báo cụ thể danh sách các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh đóng trên địa bàn tỉnh thực hiện đăng ký giá quy định tại khoản này cho phù hợp trong từng thời kỳ; đồng thời có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thuộc đối tượng đăng ký giá thực hiện đúng quy định tại Thông tư này.

5. Quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân

5.1. Đối với cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu đăng ký giá:

a) Cơ quan chủ trì khi tiếp nhận Biểu mẫu đăng ký giá của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải ghi ngày, tháng, năm nhận văn bản, Biểu mẫu và đóng dấu đến vào văn bản đăng ký giá theo thủ tục hành chính; đồng thời có trách nhiệm xem xét, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của Biểu mẫu, rà soát nội dung Biểu mẫu đăng ký giá hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh:

- Trường hợp các Biểu mẫu được lập không đúng quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này thì chậm nhất sau hai (02) ngày làm việc (kể từ khi nhận được hồ sơ đăng ký giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh theo dấu tiếp nhận công văn đến của cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu đăng ký giá) phải có công văn chuyển trả Biểu mẫu lại tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh yêu cầu để tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hoàn thiện Biểu mẫu.

- Khi phát hiện mức giá đăng ký trong Biểu mẫu đăng ký giá có các yếu tố hình thành giá không hợp lý, cơ quan chủ trì tiếp nhận Biểu mẫu thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giải trình mức giá đăng ký và thực hiện lại việc đăng ký giá.

- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh không thực hiện việc đăng ký lại giá mà tự ý bán hàng hóa, dịch vụ cao hơn mức giá đã đăng ký thì cơ quan chủ trì tiếp nhận hồ sơ đăng ký giá có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tiếp tục bán hàng theo mức giá trước khi tự ý tăng giá mà không đăng ký lại.

b) Nếu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh không thực hiện quy định trên, ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đăng ký giá; cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra có quyền xử lý các hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.

c) Mức giá do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh đăng ký được các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực giá sử dụng vào mục đích phân tích, tổng hợp, dự báo biến động giá cả thị trường; kiểm soát các yếu tố hình thành giá, phục vụ mục tiêu bình ổn giá.

5.2. Đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh đăng ký giá:

a) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký giá có trách nhiệm thực hiện việc đăng ký giá theo quy định tại Thông tư này.

Biểu mẫu đăng ký giá được lập ít nhất là 01 (một) bộ gửi cơ quan chủ trì tiếp nhận đăng ký giá (trừ những loại hàng hoá, dịch vụ phải đăng ký giá mà Liên Bộ hoặc Bộ quản lý chuyên ngành đã có quy định khác).

b) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải thực hiện đăng ký giá được quyền bán hàng hoá, dịch vụ theo giá đã đăng ký theo quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mức giá đăng ký và bị xử lý theo pháp luật đối với các hành vi vi phạm về đăng ký giá.

c) Công bố công khai thông tin về giá; niêm yết giá bán đã đăng ký hợp lệ theo hướng dẫn tại Thông tư này, công khai trong toàn hệ thống, thực hiện đúng giá niêm yết, đồng thời phải chấp hành các biện pháp bình ổn giá theo quy định của pháp luật khi thị trường có biến động bất thường.”

Điều 8. Sửa đổi mục VII Phần B Thông tư số 104/2008/TT-BTC:

“VII. KÊ KHAI GIÁ HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ

1. Danh mục hàng hóa, dịch vụ phải kê khai giá

1.1. Kê khai giá là việc các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải kê khai mức giá bán hàng hoá, dịch vụ do mình quyết định theo quy định bắt buộc và thường xuyên đối với các loại hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục phải kê khai giá quy định tại Phụ lục số 1 kèm theo Thông tư này và hàng hoá, dịch vụ do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cả khi giá thị trường có biến động bất thường và khi giá thị trường vận động bình thường. Việc kê khai giá được thực hiện trước khi các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh bán sản phẩm lần đầu sản xuất, kinh doanh ra thị trường; trước khi điều chỉnh giá các sản phẩm đã sản xuất, kinh doanh và đang bán bình thường thuộc danh mục phải kê khai giá hoặc khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

1.2. Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định bổ sung danh mục hàng hóa, dịch vụ phải kê khai giá trên địa bàn địa phương (ngoài danh mục quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này).

2. Đối tượng thực hiện kê khai giá

2.1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá nhập khẩu, giá bán buôn, giá bán lẻ, giá bán lẻ khuyến nghị áp dụng thống nhất trong cả nước hoặc theo từng thị trường khu vực chính, cụ thể như sau:

- Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chỉ thực hiện bán buôn thì thực hiện kê khai giá bán buôn;

- Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vừa thực hiện bán buôn, vừa thực hiện bán lẻ thì thực hiện kê khai cả giá bán buôn và giá bán lẻ;

- Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ là đơn vị nhập khẩu, đồng thời là nhà phân phối độc quyền thì phải kê khai giá nhập khẩu, giá bán buôn và giá bán lẻ khuyến nghị;

- Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ là nhà phân phối độc quyền, tổng đại lý thì phải kê khai giá bán buôn và giá bán lẻ khuyến nghị.

2.2. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại Điều 7 và Điều 8 Thông tư này, thì không phải thực hiện kê khai giá hoặc đăng ký giá mà thực hiện niêm yết giá và công khai thông tin về giá theo quy định hiện hành của pháp luật.

3. Thời điểm, hình thức, nội dung kê khai giá và Biểu mẫu kê khai giá

3.1. Thời điểm kê khai giá:

Trước khi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục kê khai giá theo giá mới thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải thực hiện lập Biểu mẫu kê khai giá gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận Biểu mẫu kê khai giá.

3.2. Hình thức, thủ tục kê khai giá:

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực hiện việc kê khai giá dưới hình thức lập Biểu mẫu kê khai giá gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận Biểu mẫu kê khai giá. Kê khai giá gồm kê khai giá lần đầu và kê khai lại giá:

a) Kê khai giá lần đầu được thực hiện trước khi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh lần đầu tiên bán hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục phải kê khai giá ra thị trường hoặc lần đầu tiên tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực hiện kê khai giá theo quy định của pháp luật.

b) Kê khai lại giá được thực hiện khi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh điều chỉnh tăng hoặc giảm giá so với mức giá của lần kê khai trước liền kề hoặc khi có yêu cầu kê khai lại giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu việc kê khai giá lần đầu và kê khai lại giá so với lần kê khai trước liền kề của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh chưa thực hiện đúng quy định của pháp luật.

3.3. Nội dung Biểu mẫu kê khai giá gồm có:

- Văn bản kê khai giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh; trong đó nêu rõ thời gian thực hiện của mức giá kê khai;

 - Bảng kê khai giá bán. Mức giá kê khai là giá do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định theo các quy định về tính giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành phù hợp với quy cách, tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa, dịch vụ (hoặc mức giá mà tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh đã thỏa thuận được với khách hàng).

Biểu mẫu kê khai giá quy định tại Phụ lục 5 kèm theo Thông tư này.

4. Cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu kê khai giá và đối tượng phải kê khai giá

4.1. Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) chủ trì tiếp nhận Biểu mẫu kê khai giá hàng hoá, dịch vụ của các công ty, bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được chuyển đổi từ công ty mẹ của các Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng Công ty nhà nước (do Thủ tướng Chính phủ thành lập); các công ty mà công ty mẹ của các Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng Công ty nhà nước này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục phải thực hiện kê khai giá quy định tại Phụ lục số 1 kèm theo Thông tư này (trừ những hàng hoá, dịch vụ thực hiện kê khai giá theo hướng dẫn riêng của liên Bộ Tài chính và Bộ quản lý chuyên ngành hoặc của Bộ quản lý chuyên ngành theo thẩm quyền) và một số doanh nghiệp khác do Bộ Tài chính quyết định.

Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) thông báo cụ thể danh sách các doanh nghiệp thực hiện kê khai giá quy định tại khoản này cho phù hợp trong từng thời kỳ.

4.2. Bộ, ngành quản lý chuyên ngành chủ trì tiếp nhận Biểu mẫu kê khai giá hàng hoá, dịch vụ quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này đối với những loại hàng hóa, dịch vụ đã có văn bản pháp luật hướng dẫn riêng về việc kê khai giá của liên Bộ Tài chính và Bộ quản lý chuyên ngành hoặc của Bộ quản lý chuyên ngành theo thẩm quyền.

4.3. Sở Tài chính chủ trì tiếp nhận Biểu mẫu kê khai giá của các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chuyển đổi từ Tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập trực thuộc các Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế khác có trụ sở chính đóng trên địa bàn tỉnh sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục phải kê khai giá quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này (trừ những hàng hoá, dịch vụ thực hiện kê khai giá theo hướng dẫn riêng của liên Bộ Tài chính và Bộ quản lý chuyên ngành hoặc của Bộ quản lý chuyên ngành theo thẩm quyền).

Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan đóng trên địa bàn tỉnh báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định và thông báo danh sách các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh phải thực hiện kê khai giá đúng quy định tại khoản này cho phù hợp trong từng thời kỳ; đồng thời có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thuộc đối tượng kê khai giá thực hiện đúng quy định tại Thông tư này.

5. Quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân

5.1. Đối với cơ quan nhận tiếp nhận Biểu mẫu kê khai giá:

a) Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá), Bộ quản lý chuyên ngành, Sở Tài chính, Sở quản lý chuyên ngành khi nhận được Biểu mẫu kê khai giá hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải ghi ngày, tháng, năm nhận văn bản, Biểu mẫu và đóng dấu đến vào văn bản kê khai giá theo thủ tục hành chính.

b) Thực hiện việc rà soát mức giá kê khai; nếu phát hiện mức giá kê khai không hợp lý thì cơ quan chủ trì tiếp nhận Biểu mẫu kê khai giá có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh kê khai giá giải trình hoặc kê khai lại giá.

c) Mức giá do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh kê khai được các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực quản lý giá sử dụng vào mục đích phân tích, tổng hợp, dự báo biến động giá cả thị trường; kiểm soát các yếu tố hình thành giá, phục vụ mục tiêu bình ổn giá.

5.2. Đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh kê khai giá:

a) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục kê khai giá có trách nhiệm thực hiện việc kê khai giá theo quy định tại Thông tư này.

Biểu mẫu kê khai giá được lập ít nhất là 01 (một) bộ gửi cơ quan chủ trì tiếp nhận Biểu mẫu kê khai giá (trừ những loại hàng hoá, dịch vụ phải kê khai giá mà Liên Bộ hoặc Bộ quản lý chuyên ngành đã có quy định khác).

b) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải thực hiện kê khai giá được quyền bán hàng hóa, dịch vụ theo giá đã kê khai theo quy định của pháp luật; phải công bố công khai thông tin về giá và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đúng đắn đối với các mức giá đã kê khai.

c) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục phải kê khai giá có trách nhiệm thực hiện việc giải trình hoặc kê khai lại giá nếu cơ quan chủ trì tiếp nhận kê khai giá phát hiện mức giá kê khai không hợp lý và có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh kê khai giá giải trình hoặc kê khai lại giá.

d) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục phải kê khai giá không chấp hành việc kê khai giá hoặc có hành vi vi phạm quy định về kê khai giá thì ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kê khai giá; cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra có quyền xử lý các hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.”

Điều 9. Tổ chức thực hiện

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2010.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết./.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=25631&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận