Văn bản pháp luật: Thông tư 124/2003/TT-BTC

Trương Chí Trung
Toàn quốc
Công số 222+223
Thông tư 124/2003/TT-BTC
Thông tư
Hết hiệu lực toàn bộ
07/01/2004
18/12/2003

Tóm tắt nội dung

Về việc quy định chế độ thu, nộp phí thẩm định kinh doanh thương mại có điều kiện thuộc lĩnh vực an ninh

Thứ trưởng
2.003
Bộ Tài chính

Toàn văn

THÔNG TƯ

Về việc quy định chế độ thu, nộp phí thẩm định

kinh doanh thương mại có điều kiện thuộc lĩnh vực an ninh

____________________

Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 3/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí;

Căn cứ Nghị định số 08/2001/NĐ-CP ngày 22/2/2001 của Chính phủ quy định về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện;

Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định kinh doanh thưõng mại có điều kiện thuộc lĩnh vực an ninh như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG THU VÀ MỨC THU:

1. Mọi tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện kinh doanh (gọi chung là tổ chức, cá nhân kinh doanh) tại Việt Nam những ngành nghề quy định tại khoản 1, Điều 2 Nghị định số 08/2001/NĐ-CP ngày 22/2/2001 của Chính phủ, khi được cơ quan công an kiểm tra, thẩm định điều kiện về an ninh trật tự để cấp giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự phải nộp phí theo mức thu quy định tại Thông tư này.

2. Mức thu phí thẩm định điều kiện về an ninh trật tự:

- Đối với tổ chức: 100.000 đồng/ tổ chức kinh doanh (Tổ chức kinh doanh bao gồm: Doanh nghiệp nhà nước; Công ty trách nhiệm hữu hạn; Công ty cổ phần; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Bên nước ngoài tham gia tham hợp đồng hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; Công ty nước ngoài và tổ chức nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam không theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; Các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và các đơn vị hành chính, sự nghiệp có hoạt động kinh doanh; Hợp tác xã, tổ hợp tác xã; Doanh nghiệp tư nhân; Các tổ chức khác có kinh doanh).

- Đối với cá nhân: 50.000 đồng/ cá nhân kinh doanh (Cá nhân kinh doanh bao gồm: Cá nhân; Hộ cá thể).

II. TỔ CHỨC THU, NỘP VÀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG

1. Cơ quan Công an thu phí (gọi chung là cơ quan thu) có trách nhiệm:

a) Niêm yết công khai mức thu phí tại trụ sở cơ quan nơi thu phí.

b) Khi thu tiền phí phải cấp cho người nộp tiền biên lai thu phí do Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) phát hành. Biên lai nhận tại Cục Thuế địa phương nơi cơ quan Công an đóng trụ sở và được quản lý, sử dụng theo quy định của Bộ Tài chính.

c) Mở tài khoản tạm giữ tiền thu phí tại Kho bạc Nhà nước nơi đóng trụ sở chính; hàng ngày hoặc chậm nhất một tuần một lần phải lập bảng kê, gửi tiền lệ phí đã thu được vào tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước và quản lý chặt chẽ theo đúng chế độ tài chính hiện hành.

d) Đăng ký, kê khai, nộp phí với cơ quan Thuế địa phương nơi cơ quan thu đóng trụ sở chính; thực hiện thanh toán, quyết toán biên lai thu phí và quyết toán thu, nộp tiền thu phí với cơ quan Thuế trực tiếp quản lý theo quy định tại Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí.

2. Cơ quan thu phí được trích 50% (năm mươi phần trăm) trên tổng số tiền phí thực thu được trước khi nộp vào ngân sách nhà nước để chi phí phục vụ công tác thu phí theo nội dung cụ thể sau đây:

- Chi phí trực tiếp phục vụ cho việc thu phí như: in ấn, mua mẫu biểu, sổ sách.

- Chi phí cho công tác kiểm tra, thẩm định điều kiện về an ninh trật tự đối với cơ sở kinh doanh như: chi mua xăng cho xe (hoặc thuê xe) đi đến cơ sở kinh doanh, công tác phí (đi lại, lưu trú),... v.v.

- Chi mua văn phòng phẩm, điện thoại, điện, nước theo tiêu chuẩn, định mức hiện hành.

- Trích quỹ khen thưởng, phúc lợi cho cán bộ nhân viên trực tiếp thu phí. Mức trích lập 2 quỹ khen thưởng và phúc lợi bình quân 1 năm, một người tối đa không quá 3 (ba) tháng lương thực hiện nếu số thu cao hơn năm trước và bằng 2 (hai) tháng lương thực hiện nếu số thu thấp hơn hoặc bằng năm trước.

Toàn bộ số tiền phí được trích theo quy định trên đây, cơ quan thu phải sử dụng đúng mục đích, có chứng từ hợp pháp theo chế độ quy định và quyết toán năm; số sử dụng không hết trong năm được chuyển sang năm sau để chi theo chế độ quy định.

3. Tổng số tiền phí thu được, sau khi trừ số được trích để lại theo tỷ lệ quy định tại điểm 2 trên đây, số còn lại (50%) phải nộp vào ngân sách nhà nước (chương, loại, khoản tương ứng, mục 035, tiểu mục 08 của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành)

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN :

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức phản ảnh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết./.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=26114&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận