Thông tư THÔNG TƯ
CỦA TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THỐNG KÊ SỐ 1367/XDKH-CN NGÀY 28 THÁNG 10 NĂM 1982 HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC XÉT DUYỆT HOÀN THÀNH KẾ HOẠCH ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ SẢN XUẤT
CÔNG NGHIỆP THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 146-HĐBT NGÀY 25 THÁNG 8 NĂM 1982 CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Ngày 25 tháng 8 năm 1982 Hội đồng Bộ trưởng đã ra Quyết định số 146-HĐBT về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 25-CP ngày 21 tháng 1năm 1981 của Hội đồng Chính phủ.
Theo trách nhiệm được Hội đồng Bộ trưởng giao, sau khi trao đổi thống nhất với Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương; Tổng cục thống kê hướng dẫn một số điểm cụ thể bổ sung về công tác kiểm tra xét duyệt hoàn thành kế hoạch đối với các đơn vị sản xuất công nghiệp theo Quyết định số 146- HĐBT như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG KIỂM TRA, XÉT DUYỆT HOÀN THÀNH
KẾ HOẠCH
Đối tượng kiểm tra, xét duyệt hoàn thành kế hoạch là tất cả các xí nghiệp, xí nghiệp liên hợp, Liên hiệp các xí nghiệp do các Bộ, Tổng cục, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực tiếp quản lý và giao kế hoạch sản xuất công nghiệp. Đối với các xí nghiệp trực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp quản lý thì Liên hiệp các xí nghiệp kiểm tra, đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch của từng xí nghiệp để làm cơ sở cho việc thi hành các chế độ thưởng, phạt theo chế độ Nhà nước, trong phạm vi nội bộ Liên hiệp các xí nghiệp.
II. CĂN CỨ ĐỂ KIỂM TRA, XÉT DUYỆT HOÀN THÀNH KẾ HOẠCH
Căn cứ để kiểm tra, xét duyệt hoàn thành kế hoạch đối với các đơn vị sản xuất công nghiệp là hệ thống chỉ tiêu kế hoạch mà Bộ, Tổng cục, Uỷ ban nhân dân thành phố, tỉnh giao cho đơn vị (vào đầu năm hoặc điều chỉnh trước ngày 30 tháng 9) theo Nghị định số 143-CP ngày 13-5-1980 của Hội đồng Chính phủ, và số liệu thực hiện các chỉ tiêu đó trong kỳ kế hoạch đã được xí nghiệp hạch toán theo đúng phương pháp, chế độ Nhà nước quy định trong cả hai phần sản xuất chính và sản xuất phụ.
Đối với Liên hiệp các xí nghiệp, thì số liệu thực hiện các chỉ tiêu phải là của toàn liên hiệp được hạch toán trên cơ sở kết quả phát sinh của phần sản xuất, kinh doanh công nghiệp của các xí nghiệp thuộc liên hiệp và phải có đầy đủ chứng từ, quyết toán của cơ sở kèm theo.
III. NGUYÊN TẮC KIỂM TRA, XÉT DUYỆT HOÀN THÀNH
KẾ HOẠCH
Khi xác định mức hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước của đơn vị cơ sở, các cơ quan có thẩm quyền xét duyệt kế hoạch phải tôn trọng các nguyên tắc sau đây:
1. Phải bảo đảm tính thống nhất về nội dung và phương pháp tính khi so sánh giữa chỉ tiêu thực hiện với chỉ tiêu kế hoạch.
2. Phải kiểm tra xem xét đầy đủ các quyết toán chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao được cung ứng đủ vật tư chủ yếu, và các chỉ tiêu kế hoạch bổ sung do xí nghiệp tự tìm kiếm vật tư, cũng như sản xuất phụ. Đồng thời phải kiểm tra xem xét việc thi hành đúng đắn các chính sách và chế độ của Nhà nước về quản lý vật tư, tài chính, ngoại tệ, tiền mặt, thị trường, giá cả.
IV. HƯỚNG DẪN BỔ SUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH VÀ
XÁC NHẬN MỨC HOÀN THÀNH KẾ HOẠCH MỘT SỐ
CHỈ TIÊU CHỦ YẾU
1. Giá trị sản lượng hàng hoá thực hiện (trong đó giá trị sản lượng hàng hoá xuất khẩu)
Giá trị sản lượng hàng hoá thực hiện là biểu hiện bằng tiền của khối lượng sản phẩm do xí nghiệp sản xuất ra và đã tiêu thụ, tức là thu được tiền hoặc giấy báo trả tiền của ngân hàng, tính theo giá bán buôn xí nghiệp.
Khối lượng sản phâm tiêu thụ đó bao gồm những sản phẩm xuất từ kho thành phẩm của xí nghiệp và các công việc có tính chất công nghiệp đã hoàn thành theo đúng hợp đồng đã được khách hàng chấp nhận thanh toán và đã thu được tiền.
Các trường hợp tiêu thụ sau đây mặc dầu đã hạch toán trong doanh thu của xí nghiệp nhưng không được tính trong giá trị sản lượng hàng hoá thực hiện:
- Sản phẩm không qua trực tiếp chế biến của xí nghiệp.
- Sản phẩm sản xuất ra chưa kiểm nghiệm nhập kho thành phẩm, nhưng đã tiêu thụ.
- Sản phẩm sản suất ra đã tiêu thụ, nhưng chưa nhận được tiền của khách hàng hoặc giấy báo trả tiền của Ngân hàng.
- Sản phẩm sản xuất ra đã tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại do không đạt quy cách, phẩm chất quy định trong hợp đồng.
Trong trường hợp có thay đổi về giá bán buôn xí nghiệp so với khi lập kế hoạch, thì phải sử dụng giá bán buôn xí nghiệp khi lập kế hoạch để tính giá trị sản lượng hàng hoá thực hiện. Đối với công việc có tính chất công nghiệp thì được sử dụng giá thanh toán ghi trong hợp đồng, sau khi đã trừ đi thu quốc doanh hoặc thuế phải nộp.
Cần phân biệt giá trị sản lượng hàng hoá thực hiện giữa phần kế hoạch được Nhà nước cung ứng vật tư chủ yếu với phần kế hoạch xí nghiệp bổ sung bằng vật tư tự chạy. Nếu không hạch toán riêng được từng phần, thì phải dùng tỷ trọng chi phí vật tư của Nhà nước cung ứng tham gia trong việc sản xuất sản phẩm để phân biệt khối lượng sản phẩm tiêu thụ thuộc kế hoạch Nhà nước. Phương pháp tính này quy định cụ thể ở chỉ tiêu sản phẩm chủ yếu.
Khi xác nhận mức hoàn thành kế hoạch chỉ tiêu giá trị sản lượng hàng hoá thực hiện phải xem xét việc thực hiện các hợp đồng tiêu thụ của xí nghiệp với khách hàng về thời hạn, khối lượng và chất lượng hàng hoá phải giao.
Đối với những khách hàng trọng điểm (do cấp trên quy định), nếu xí nghiệp chưa giao đủ hàng theo hợp đồng đã ký mà không có lý do chính đáng, thì không được xác nhận là hoàn thành kế hoạch.
2. Sản lượng sản phẩm chủ yếu theo chỉ tiêu chất lượng quy định; trong đó sản phẩm xuất khẩu;
Việc xác định sản lượng sản phẩm chủ yếu theo chỉ tiêu chất lượng quy định, trong đó có chỉ tiêu sản lượng sản phẩm chủ yếu xuất khẩu vẫn theo quy định hiện hành.
Trong trường hợp xí nghiệp có sản xuất sản phẩm bằng vật tư tự tìm kiếm, nếu có tổ chức dây chuyền sản xuất riêng, sử dụng vật tư khác chủng loại với vật tư Nhà nước cung ứng, sản phẩm sản xuất ra không cùng mặt hàng với sản phẩm được Nhà nước cung ứng vật tư thì dựa trên kết quả hạch toán riêng từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ để phân biệt sản phẩm được sản xuất thuộc kế hoạch Nhà nước giao và thuộc kế hoạch xí nghiệp bổ sung (trên cơ sở tự kiếm vật tư).
Đối với những xí nghiệp sản xuất ra những sản phẩm trong đó vật tư chủ yếu vừa do Nhà nước cung ứng, vừa do xí nghiệp tự tìm kiếm thêm thì khối lượng sản phẩm sản xuất ở phần kế hoạch do Nhà nước cung ứng vật tư và phần kế hoạch bổ sung bằng vật tư tự tìm kiếm được xác định theo tỷ trọng của mỗi phần chi phí vật tư tương ứng (tính theo số lượng hoặc theo giá chỉ đạo thống nhất) đã tham gia vào việc sản xuất ra sản phẩm đó.
Tỷ trọng chi phí vật tư của Nhà nước hay của xí nghiệp tự tìm kiếm tham gia trong sản phẩm, nếu chưa hạch toán được trực tiếp thì căn cứ vào tỷ trọng khối lượng vật tư nhập kho trong kỳ kế hoạch.
Cách tính theo hai trường hợp sau đây:
a) Trường hợp năm trước không có tồn kho vật tư chuyển sang:
Trong năm xí nghiệp nhập kho 100 tấn nguyên liệu chính, trong đó có 70 tấn do Nhà nước cung ứng. Xí nghiệp xuất 50 tấn sản xuất 3000 sản phẩm A. Khối lượng sản phẩm được sản xuất thuộc phần kế hoạch Nhà nước là:
= 2100 sản phẩm ATrong năm xí nghiệp tiêu thụ 2000 sản phẩm A; khối lượng sản phẩm tiêu thụ thuộc kế hoạch Nhà nước:
= 1400 sản phẩm Ab) Trường hợp có tồn kho vật tư năm trước chuyển sang:
Vật tư năm trước chuyển sang là 50 tấn (có 25 tấn của Nhà nước cung ứng). Trong năm xí nghiệp nhập 100 tấn, trong đó của Nhà nước cung ứng là 70 tấn. Xí nghiệp xuất 50 tấn và sản xuất 3000 sản phẩm A. Tỷ trọng vật tư Nhà nước cung ứng là:
x 100% = 63,3%Khối lượng sản phẩm được sản xuất từ vật Nhà nước là:
3000 x 63,3% = 1900 sản phẩm A
Trong năm xí nghiệp xuất 2000 sản phẩm A; sản phẩm tiêu thụ được sản xuất từ vật tư Nhà nước là 2000 x 63,3% = 1267 sản phẩm A.
Chú ý: nếu có nhiều loại vật tư chủ yếu thì tính tỷ trọng theo giá trị chỉ đạo thống nhất của Nhà nước.
Nếu có ít nhất một loại sản phẩm chủ yếu không hoàn thành kế hoạch thì không được xác nhận là hoàn thành kế hoạch chỉ tiêu sản lượng sản phẩm chủ yếu. Trong trường hợp đó qui ước tính chỉ tiêu sản lượng sản phẩm chủ yếu bằng giá trị theo giá cố định để xác nhận mức hoàn thành kế hoạch chung của chỉ tiêu sản lượng sản phẩm chủ yếu nhưng phải loại trừ phần vượt của những loại sản phẩm vượt kế hoạch. Ví dụ:
Tính theo hiện vật | Kế hoạch | Thực hiện | Phần trăm (%) |
Sản phẩm A | 100 cái | 110 cái | 110 |
Sản phẩm B | 60 cái | 70 cái | 116,6 |
Sản phẩm C | 50 cái | 40 cái | 80,0 |
(Giá cố định SPA = 10 đồng; SPB = 7 đồng; SPC = 4 đồng)
Mức độ hoàn thành kế hoạch | = | Thực hiện ------------- Kế hoạch | = | (100cái x10đ) + (60cái x 7đ) + (40cái x 4đ) ----------------------------------------------------- (100cái x10đ) + (60cái x 7đ) + (40cái x 4đ) | x | 100% | = | 97% |
3. Lợi nhuận và các khoản nộp ngân sách.
Chỉ tiêu này phải xét cả hai nội dung:
a) Lợi nhuận thực hiện là lợi nhuận phát sinh do kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp trong năm báo cáo (kể cả những sản phẩm sản xuất trong năm trước nhưng tiêu thụ trong năm nay).
Cần phân biệt rõ doanh thu thực hiện do tiêu thụ. Sản phẩm được sản xuất từ các nguồn vật tư khác nhau, dựa vào khối lượng sản phẩm tiêu thụ đã được phân biệt ở chỉ tiêu giá trị sản lượng hàng hoá thực hiện để làm căn cứ tính lợi nhuận của các phần kế hoạch.
Việc phân bổ chi phí, tính giá thành sản phẩm tiêu thụ, trên cơ sở đó tính lợi nhuận thực hiện phải theo đúng phương pháp hoạch toán do Bộ Tài chính và Tổng cục Thống kê quy định.
b) Các khoản nộp ngân sách bao gồm nộp lợi nộp lợi nhuận, nộp khấu hao cơ bản, nộp thu quốc doanh (hoặc thuế) và các khoản nộp khác có ghi trong kế hoạch.
- Lợi nhuận nộp ngân sách bao gồm lợi nhuận năm trước chuyển sang nộp trong năm nay và lợi nhuận phát sinh nộp trong năm nay, sau khi đã trừ các khoản để lại trích các quỹ của xí nghiệp theo chế độ Nhà nước quy định.
Khi xác nhận mức hoàn thành kế hoạch lợi nhuận nộp ngân sách thuộc phần Nhà nước cung ứng vật tư chủ yếu, phải căn cứ vào kế hoạch đã giao không được tính lại kế hoạch nộp lợi nhuận của xí nghiệp theo số phát sinh. Riêng lợi nhuận của phần kế hoạch xí nghiệp bổ sung trên cơ sở tự tìm kiếm vật tư và kế hoạch sản xuất phụ nếu có phát sinh thì xí nghiệp phải nộp theo tỷ lệ quy định trong Quyết định số 146-HĐBT (tỷ lệ nộp lợi nhuận kế hoạch bổ sung đối với xí nghiệp công nghiệp nặng, khai thác gỗ, đánh cá biển là 40%; đối với xí nghiệp công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm là 50%; tỷ lệ nộp lợi nhuận kế hoạch sản xuất phụ là 30% đối với tất cả các loại xí nghiệp). Nếu xí nghiệp có dùng lợi nhuận kế hoạch bổ sung để nộp vào kế hoạch Nhà nước cung ứng vật tư thì tỷ lệ tính trên cơ sở số lợi nhuận còn lại.
Chỉ tiêu lợi nhuận và các khoản nộp ngân sách được xác nhận là hoàn thành kế hoạch khi phần lợi nhuận của cả kế hoạch Nhà nước giao có cung ứng vật tư nộp đạt kế hoạch và lợi nhuận của kế hoạch bổ sung và của kế hoạch sản xuất phụ nộp đạt tỷ lệ quy định.
- Thu quốc doanh hoặc thuế. Xí nghiệp phải nộp hết số thu quốc doanh hoặc thuế phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. Cụ thể như sau:
Thu quốc doanh phát sinh do tiêu thụ sản phẩm được sản xuất từ vật tư chủ yếu của Nhà nước cung ứng, xí nghiệp phải nộp hết theo số phát sinh thì mới được xác nhận là hoàn thành kế hoạch (trường hợp đã nộp hết số thu quốc doanh theo số phát sinh mà còn thấp hơn kế hoạch thì cũng không được xác nhận là hoàn thành kế hoạch).
Thu quốc doanh phát sinh do tiêu thụ sản phẩm được sản xuất từ vật tư tự tìm kiếm mà xí nghiệp không nộp hết thì cũng không được xác nhận là hoàn thành kế hoạch.
Những sản phẩm của kế hoạch sản xuất phụ khi tiêu thụ xí nghiệp phải nộp thuế theo tỷ lệ quy định. Nếu xí nghiệp không nộp đủ số thuế đã phát sinh thì cũng không được xác nhận là hoàn thành kế hoạch.
Nộp thu quốc doanh hoặc thuế được xác nhận là hoàn thành kế hoạch khi cả ba trường hợp nộp trên đây đều hoàn thành kế hoạch.
- Khấu hao cơ bản: trong chỉ tiêu này phải xem xét cả tỷ lệ trích và mức nộp. Xí nghiệp phải trích đúng, trích đủ theo tỷ lệ khấu hao cơ bản theo chế độ hiện hành: Xí nghiệp phải nộp hết số khấu hao cơ bản phát sinh trong kỳ kế hoạch sau khi đã trừ các phần được để ở xí nghiệp hoặc nộp lên cấp trên, đã ghi trong kế hoạch.
Nếu xí nghiệp trích khấu hao không đúng tỷ lệ quy định và không nộp hết số đã trích thì không được xác nhận là hoàn thành kế hoạch (kế hoạch khấu hao cơ bản được xác định theo giá trị tài sản cố định của xí nghiệp phải tính khấu hao thực có trong năm báo cáo).
Chỉ tiêu lợi nhuận và các khoản nộp ngân sách Nhà nước được xác nhận là hoàn thành kế hoạch khi cả phần lợi nhuận thực hiện và các phần nộp đều hoàn thành kế hoạch (kể cả các khoản nộp khác có ghi trong kế hoạch như nộp biến giá tài sản cố định, chênh lệch giá...)
V. TIÊU CHUẨN CÔNG NHẬN VÀ CÔNG BỐ HOÀN THÀNH
KẾ HOẠCH NHÀ NƯỚC
Các xí nghiệp, xí nghiệp liên hợp và Liên hiệp các xí nghiệp được công nhận và công bố là hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn sau đây:
1. Hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch thuộc phần được Nhà nước cung ứng vật tư chủ yếu;
2. Nộp lợi nhuận phần kế hoạch bổ sung và kế hoạch sản xuất phụ (nếu có) theo đúng tỷ lệ quy định trong Quyết định số 146-HĐBT ngày 25-8-1982;
3. Không vi phạm nghiêm trọng các chính sách, thể lệ, chế độ trong quản lý kinh tế do Nhà nước quy định.
Trong tiêu chuẩn 1, nếu hoàn thành đủ 9 tiêu chuẩn kế hoạch theo Nghị định số 143-CP ngày 13-5-1980 của Hội đồng Chính phủ và hoàn thành các tiêu chuẩn 2, 3 thì được công nhận và công bố là hoàn thành toàn diện và xuất sắc kế hoạch Nhà nước.
Trong tiêu chuẩn 1 nếu trước hết chỉ hoàn thành 3 chỉ tiêu sau đây và hoàn thành các tiêu chuẩn 2, 3 thì cũng được công nhận là hoàn thành kế hoạch Nhà nước.
1. Giá trị sản lượng hàng hoá thực hiện, trong đó giá trị sản lượng hàng hoá xuất khẩu.
2. Sản lượng sản phẩm chủ yếu theo chỉ tiêu chất lượng quy định, trong đó sản phẩm xuất khẩu.
3. Lợi nhuận và các khoản nộp ngân sách Nhà nước.
Những đơn vị trên đây đều được trích thưởng với mức cao nhất theo Quyết định số 146-HĐBT ngày 25-8-1982 của Hội đồng Bộ trưởng. Những đơn vị nào không hoàn thành một ba tiêu chuẩn trên đây thì không được công nhận là đơn vị hoàn thành kế hoạch Nhà nước.
VI. QUI ĐỊNH ÁP DỤNG
Thông tư này áp dụng cho kỳ xét duyệt hoàn thành kế hoạch năm 1982 và cho đến khi có thông tư mới thay thế.
Những vấn đề đã quy định trước đây mà thông tư này không quy định lại thì vẫn áp dụng như cũ.
Khi tiến hành việc kiểm tra xét duyệt kế hoạch cho các xí nghiệp, xí nghiệp Liên hợp, Liên hiệp các xí nghiệp thuộc Trung ương và địa phương quản lý, các Bộ, Tổng cục, Uỷ ban nhân dân thành phố, tỉnh cần thông báo cho cơ quan kế hoạch, thống kê, tài chính cùng cấp biết để tham gia.