Văn bản pháp luật: Thông tư 14/CNR

 
Công báo số 9/1986;
Thông tư 14/CNR
Thông tư
...
17/04/1986

Tóm tắt nội dung

Hướng dẫn các quy định về liên kết kinh tế trong ngành lâm nghiệp

 
1.986
 

Toàn văn

THôNG Tư

THÔNG TƯ

CỦA BỘ LÂM NGHIỆP SỐ 14/CNR NGÀY 17 - 4 - 1986 HƯỚNG DẪN

CÁC QUY ĐỊNH VỀ LIÊN KẾT KINH TẾ TRONG NGÀNH LÂM NGHIỆP.

Hiện nay, yêu cầu sản xuất của khâu công nghiệp rừng rất lớn, nhưng vốn đầu tư và cơ sở vật chất kỹ thuật của các tỉnh có rừng lại có hạn. Bộ Lâm nghiệp vừa ban hành Chỉ thị số 10 - LN/KL ngày 12 - 4 - 1986 về việc chấn chỉnh tăng cường quản lý trong khâu khai thác gỗ.

Dưới đây là nội dung hướng dẫn các quy định về liên kết kinh tế trong ngành Lâm nghiệp.

1. Các đơn vị bên A (bao gồm các Sở Lâm nghiệp, các liên hiệp lâm - nông - công nghiệp, các lâm trường quốc doanh ở tỉnh có rừng) nếu không đủ năng lực kinh doanh khai thác và xây dựng cơ bản thì được phép liên kết kinh tế với các đơn vị bên B của các tỉnh không có rừng nhưng lại có năng lực tham gia kinh doanh khai thác rừng và xây dựng cơ bản.

2. Đơn vị bên B phải là các tổ chức của ngành Lâm nghiệp ở các tỉnh xin lên liên kết như Sở lâm nghiệp hoặc Công ty lâm sản được Sở Lâm nghiệp uỷ nhiệm.

3. Hai bên A và B phải trao đổi hiệp thương thống nhất khối lượng kế hoạch liên kết sản xuất hàng năm trình Bộ Lâm nghiệp và Uỷ ban Nhân dân tỉnh có rừng xét duyệt. Căn cứ vào kế hoạch đã được xét duyệt trên, hai bên A và B phải ký kết hợp đồng kinh tế cụ thể trước khi tiến hành sản xuất.

4. Đơn vị bên B phải nghiêm chỉnh chấp hành các chế độ, thể lệ khai thác của ngành Lâm nghiệp (rừng phải được bài cây, thiết kế trước khi tiến hành sản xuất; khai thác đúng quy trình...). Đơn vị bên A có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc chấp hành quy trình khai thác và thực hiện tốt việc nghiệm thu rừng, nghiệm thu sản phẩm.

5. Đơn vị bên B phải cam kết việc tổ chức lực lượng khai thác (lao động, phương tiện, thiết bị, vật tư, nhiên liệu cần thiết...) từ địa phương mình lên tham gia khai thác không được thuê mướn lao động; mua; thuê phương tiện vật tư, nhiên liệu tại nơi khai thác làm xáo trộn kế hoạch của địa phương.

6. Toàn bộ sản phẩm bên B khai thác ra đều phải giao cho bên A. Bên A sẽ định giá trị công đầu tư của bên B làm ra sản phẩm và thanh toán giá trị trên cho bên B bằng sản phẩm gỗ tương ứng theo giá quy định của Nhà nước.

7. Căn cứ vào hợp đồng liên kết kinh tế của bên A và B, Chi cục kiểm lâm nhân dân tỉnh có rừng cấp giấy phép cho bên B được chuyển số gỗ tương ứng với giá trị số công được thanh toán mang về tỉnh có lực lượng liên kết sử dụng dưới sự giám sát của Uỷ ban Nhân dân và Sở Lâm nghiệp của tỉnh đó.

Về nguyên tắc gỗ liên kết khai thác năm nào vận chuyển hết năm đó. Tuy nhiên, do đặc điểm của khai thác gỗ hiện nay thường tập trung vào quý IV hàng năm nên cho phép vận chuyển khối lượng gỗ liên kết năm trước kéo dài hết quý I năm sau. Hết thời hạn đó, số gỗ không vận chuyển hết sẽ bị trưng mua theo khối lượng và chất lượng thực tế nhập kho Nhà nước.

8. Các Sở lâm nghiệp địa phương có rừng tổ chức theo dõi, giám sát việc thực hiện liên kết kinh tế trên và thống kê khối lượng gỗ do lực lượng liên kết kinh tế khai thác ra, khối lượng họ được phép chuyển đi tổng hợp báo cáo lên Uỷ ban Nhân dân tỉnh và Bộ Lâm nghiệp.

 


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=2978&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận