Văn bản pháp luật: Thông tư 145/BT

 
Toàn quốc
Công báo số 2/1993;
Thông tư 145/BT
Thông tư
...
28/12/1992

Tóm tắt nội dung

Hướng dẫn việc xuất bản và phát hành Công báo Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam

 
1.992
 

Toàn văn

THôNG Tư

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TRƯỞNG,

CHỦ NHIỆM VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ

Hướng dẫn việc xuất bản và phát
hành công báo nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Tờ "Công báo nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam" được xuất bản từ tháng 9 năm 1945 liên tục cho đến nay đã giúp nhiều cho các cơ quan Nhà nước, đoàn thể quần chúng, các tổ chức kinh tế - xã hội ở trung ương, các cơ quan chính quyền các cấp ở địa phương và mọi công dân trong việc tìm hiểu nắm vững, chấp hành các chủ trương, chính sách, pháp luật, chế độ, thể lệ của Nhà nước. Tuy nhiên cho đến nay tờ Công báo chưa được phát hành rộng tãi và kịp thời, chưa đăng đầy đủ những văn bản cần công bố của các cơ quan Nhà nước ở trung ương.

Để các cơ quan, đoàn thể, tổ chức kinh tế - xã hội, nhân dân biết, nắm vững, chấp hành và giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật, chế độ của Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 200-TTg ngày 28 tháng 12 năm 1992 về việc xuất bản tờ Công báo nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, giao cho Văn phòng Chính phủ chịu trách nhiệm xuất bản, Thông tư này hướng dẫn cụ thể về xuất bản và phát hành tờ Công báo nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau:

1. Việc đăng các văn bản trên Công báo.

Công báo đăng các loại văn bản:

Các luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Biên bản tóm tắt các kỳ họp của Quốc hội và của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

Các lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

Các tuyên bố quan trọng của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Các nghị quyết, nghị định của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng, quyết định, chỉ thị, thông tư của các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng quản lý Nhà nước đối với ngành, lĩnh vực trong cả nước.

Các hiệp định, điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.

Các quyết định về nhân sự cấp cao của Nhà nước, về tặng thưởng các danh hiệu vinh dự của Nhà nước. Công bố việc phân vạch địa giới hành chính cho một xã, phường hay một huyện, một tỉnh v.v...

Công báo không đăng các văn bản có nội dung bí mật quốc gia.

2. Phát hành Công báo.

Công báo được xuất bản mỗi tháng 2 số và một số mục lục Công báo cuối năm.

Công báo được phát hành rộng rãi phục vụ tất cả các cơ quan, đoàn thể, lực lượng vũ trang, tổ chức kinh tế - xã hội và công dân, các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, tổ chức kinh tế nước ngoài tại Việt Nam.

Công báo do cơ quan Văn phòng Chính phủ xuất bản, việc phát hành Công báo do cơ quan phát hành báo chí thuộc Tổng cục Bưu điện đảm nhiệm.

Thể lệ đặt mua Công báo, giá đặt, giá lẻ hàng năm do Văn phòng Chính phủ quy định theo từng thời gian và thông báo rộng rãi để các cơ quan, đoàn thể, tổ chức và nhân dân biết.

3. Gửi văn bản đăng Công báo.

Để việc biên tập, xuất bản, phát hành và sử dụng tờ Công báo đạt được mục đích nêu trên, các cơ quan khi gửi văn bản để đăng Công báo cần chú ý:

Thời hạn gửi văn bản để đăng Công báo phải cùng với thời gian ban hành văn bản. Văn bản phải chính xác, rõ ràng, có chữ kí của Thủ trưởng cơ quan ban hành văn bản (nếu là bản sao thì phải sao thật đúng với văn bản chính và phải do cán bộ có thẩm quyền ký sao).

Địa chỉ gửi văn bản đang Công báo: Văn phòng Chính phủ (bộ phần biên tập Công báo) quận Ba Đình, Hà Nội.

4. Bảo quản Công báo.

Trong các cơ quan Nhà nước ở các cấp, tờ Công báo nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải được bảo đảm tốt, để ở nơi thuận tiện nhất phục vụ cho việc khai thác được dễ dàng và lâu dài.

 


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=11037&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận