THôNG TưTHÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH
Bổ sung, sửa đổi hướng dẫn chế độ quản lý nguồn vốn
vay của Quỹ hợp tác kinh tế hải ngoại Nhật Bản (OECF) cho các dự án xây dựng cơ bản
Căn cứ Nghị định số 20/CP ngày 15-3-1994 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức;Căn cứ Nghị định số 58/CP ngày 30-8-1993 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài;
Căn cứ Nghị định số 177/CP ngày 20-10-1994 của Chính phủ ban hành Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng;
Căn cứ vào các Hiệp định tín dụng đã ký giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Quỹ Hợp tác kinh tế hải ngoại Nhật Bản (OECF) và thoả thuận bổ sung, sửa đổi các Hiệp định vay đã ký giữa Bộ Tài chính thay mặt Chính phủ CHXHCN Việt Nam và OECF ngày 14-8-1995;
Để đáp ứng kịp thời việc rút vốn và quản lý, cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho các dự án sử dụng nguồn vốn vay OECF;
Bộ Tài chính bổ sung, sửa đổi một số điểm Thông tư số 95 TC/ĐT ngày 14-11-1994 của Bộ Tài chính như sau:
1. Bổ sung vào điểm 8, mục II (Các phương thức rút vốn thanh toán) nội dung sau:
e. Phương thức chuyển tiền:
Phương thức này được áp dụng trong trường hợp chủ đầu tư muốn rút vốn của OECF để thanh toán cho người cung cấp hàng hoá và dịch vụ đối với phần hợp đồng ghi bằng tiền Việt Nam ngay sau khi nhận được yêu cầu thanh toán của người cung cấp.
(Sơ đồ thực hiện phương thức này được nêu tại phụ lục số 4 kèm theo)
Sau khi nhận được thông báo phê chuẩn của Bộ Tài chính đối với hợp đồng đã ký giữa chủ đầu tư và nhà cung cấp (như quy định của phương thức cam kết), người cung cấp thực hiện nghĩa vụ đối với chủ đầu tư theo hợp đồng đã ký.
Nội dung đề nghị thanh toán của người cung cấp bao gồm phần vốn ứng trước, vốn thanh toán theo tiến độ quy định trong hợp đồng.
Chủ đầu tư, sau khi nhận được đề nghị thanh toán, căn cứ hợp đồng đã ký, tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của đề nghị thanh toán đó. Sau đó lập và gửi Bộ Tài chính (Tổng cục ĐTPT và Vụ Tài chính đối ngoại) những tài liệu sau:
+ Bản đề nghị thanh toán của người cung cấp có xác nhận của chủ đầu tư (theo mẫu hướng dẫn của OECF)
+ Bản tóm tắt nội dung thanh toán.
Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ đề nghị thanh toán của chủ đầu tư, Bộ Tài chính (Tổng cục ĐTPT) kiểm tra, nếu không có ý kiến gì khác với đề nghị của chủ đầu tư thì tiến hành làm thủ tục rút vốn chuyển tiền với OECF (Vụ TCĐN). Hồ sơ đề nghị rút vốn chuyển tiền gửi OECF gồm:
+ Yêu cầu rút vốn
+ Đề nghị thanh toán của người cung cấp có xác nhận của chủ đầu tư.
+ Bản tóm tắt nội dung thanh toán.
Phí của Ngân hàng Tokyo và của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam do Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thu trực tiếp từ các chủ đầu tư, phí của Tổng cục ĐTPT thu từ lãi do chủ đầu tư trả từng kỳ phù hợp với hợp đồng tín dụng.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày ký. Các quy định khác của Thông tư 95 TC/ĐT ngày 14-11-1994 không trái với Thông tư này vẫn giữ nguyên hiệu lực thi hành.
PHỤ LỤC 1
THANH TOÁN THEO PHƯƠNG THỨC CHUYỂN TIỀN
(6)
(1) (5) (3) (7)
(9)
(4b) (10b)
(2) (3) (4a)
1. Hiệp định tín dụng.
2. Ký kết hợp đồng.
3. Thực hiện hợp đồng .
4. Đề nghị thanh toán (phản ứng trước, sau đó là phân thanh toán từng kỳ theo HĐ) số tiền đề nghị bằng đồng Việt Nam.
5. Qui đổi từ ĐVN sang tiền Yên theo tỷ giá bán của NHNT của ngày trước ngày đề nghị, gửi đề nghị Chuyển tiền bằng đồng Yên (Yêu cầu rút vốn. Đề nghị thanh toán. Bảng tóm tắt nội dung thanh toán).
6. Trả tiền Yên, bắt đầu tính nợ vay.
7. Chuyển tiền Yên.
8. Thông báo chuyển tiền.
9. Chuyển tiền Yên.
10. Thanh toán bằng ĐVN cho Người cung cấp và thông báo cho Chủ đầu tư.