Văn bản pháp luật: Thông tư 20/2009/TT-BTTTT

Nguyễn Thành Hưng
Toàn quốc
Công báo số 295 & 296/2009;
Thông tư 20/2009/TT-BTTTT
Thông tư
10/07/2009
28/05/2009

Tóm tắt nội dung

Quy định về báo cáo thống kê và điều tra thống kê dịch vụ bưu chính công ích

Thứ trưởng
2.009
Bộ Thông tin và Truyền thông

Toàn văn

THÔNG TƯ

Quy định về báo cáo thống kê và điều tra thống kê dịch vụ bưu chính công ích

_____________________

BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Căn cứ Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông ngày 25 tháng 5 năm 2002;

Căn cứ Nghị định số 157/2004/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông;

Căn cứ Nghị định số 187/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;

Căn cứ Quyết định số 65/2008/QĐ-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về cung ứng dịch vụ bưu chính công ích,

QUY ĐỊNH:

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn việc báo cáo thống kê và điều tra thống kê dịch vụ bưu chính công ích để xác định sản lượng, giá cước bình quân và mức độ sai khác của báo cáo thống kê.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với Tổng công ty Bưu chính Việt Nam (Bưu chính Việt Nam) và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc báo cáo thống kê và điều tra thống kê dịch vụ bưu chính công ích.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Báo cáo thống kê là hình thức tổ chức thu thập thông tin thống kê dựa vào các báo cáo được lập theo kỳ hạn nhất định.

2. Điều tra thống kê là hình thức tổ chức thu thập thông tin thống kê dựa vào các cuộc điều tra được tiến hành theo kế hoạch, nội dung và phương pháp quy định riêng cho mỗi cuộc điều tra.

3. Bưu cục ngoại dịch là địa điểm làm thủ tục hải quan đối với bưu phẩm, bưu kiện xuất khẩu, nhập khẩu và là nơi trao đổi các túi, gói bưu phẩm, bưu kiện quốc tế.

Điều 4. Nguyên tắc xác định sản lượng và giá cước bình quân dịch vụ bưu chính công ích.

1. Sản lượng dịch vụ thư cơ bản trong nước và quốc tế (đơn vị tính là cái) được xác định dựa trên cơ sở tính toán số liệu từ báo cáo thống kê và kết quả điều tra thống kê hàng năm.

2. Sản lượng dịch vụ phát hành báo chí qua mạng bưu chính công cộng (đơn vị tính là tờ) theo Quyết định số 65/2008/QĐ-TTg ngày 22/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ về cung ứng dịch vụ bưu chính công ích (sau đây gọi tắt là dịch vụ phát hành báo) được xác định dựa trên số liệu báo cáo thống kê.

3. Giá cước bình quân một cái thư cơ bản trong nước được xác định dựa trên cơ sở tổng hợp, tính toán số liệu từ kết quả điều tra thống kê.

4. Giá cước bình quân một cái thư cơ bản quốc tế được xác định dựa trên cơ sở tổng hợp, tính toán số liệu từ kết quả điều tra thống kê và giá cước thanh toán giữa Việt Nam và các nước theo quy định hiện hành của Liên minh Bưu chính thế giới (UPU) cho mỗi kilôgam (kg) thư.

5. Mức độ sai khác của báo cáo thống kê dịch vụ bưu chính công ích (đơn vị tính là %) được xác định dựa trên kết quả đối chiếu giữa số liệu trên các báo cáo tổng hợp và số liệu trên các báo cáo, sổ sách chi tiết, chứng từ giao nhận (sau đây gọi tắt là tài liệu, chứng từ) tại các đơn vị được lựa chọn điều tra.

6. Số cái thư bình quân trong một kilôgam thư là số nguyên dương. Nếu số cái thư bình quân trong một kilôgam thư theo tính toán là số thập phân thì làm tròn thành số nguyên theo nguyên tắc làm tròn số thập phân: kết quả sau dấu phẩy lớn hơn hoặc bằng năm (05) thì số liệu được làm tròn lên; kết quả sau dấu phẩy nhỏ hơn năm (05) thì số liệu được làm tròn xuống.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Mục 1. BÁO CÁO THỐNG KÊ DỊCH VỤ BƯU CHÍNH CÔNG ÍCH

Điều 5. Mục tiêu và yêu cầu đối với báo cáo thống kê

1. Mục tiêu báo cáo thống kê:

a) Xác định chỉ tiêu khối lượng thư (đơn vị tính là kg), đối với:

- Dịch vụ thư cơ bản trong nước đến 2 kg;

- Dịch vụ thư cơ bản quốc tế từ Việt Nam đi các nước đến 2 kg;

- Dịch vụ thư cơ bản quốc tế từ các nước đến Việt Nam đến 2 kg.

b) Xác định chỉ tiêu sản lượng báo phát hành, đối với:

- Báo Nhân dân;

- Báo quân đội Nhân dân;

- Báo do Đảng bộ các tỉnh, thành phố địa phương xuất bản;

- Các loại báo chí khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định là dịch vụ bưu chính công ích tại Quyết định số 65/2008/QĐ-TTg.

2. Yêu cầu báo cáo thống kê

a) Các báo cáo thống kê phải đảm bảo tính chính xác, trung thực và đầy đủ;

b) Việc ghi chép, tổng hợp số liệu báo cáo thống kê không được tính trùng hoặc bỏ sót;

c) Báo cáo thống kê dịch vụ thư cơ bản trong nước, dịch vụ thư cơ bản quốc tế từ Việt Nam đi các nước phải phản ánh toàn bộ sản lượng được chấp nhận tại các điểm phục vụ;

d) Báo cáo thống kê dịch vụ thư cơ bản quốc tế từ các nước đến Việt Nam phải phản ánh toàn bộ sản lượng thực tế từ các nước đến Việt Nam;

đ) Báo cáo thống kê của dịch vụ phát hành báo phải phản ánh toàn bộ sản lượng báo được chuyển phát cho độc giả;

e) Các báo cáo thống kê và tài liệu, chứng từ liên quan đến báo cáo thống kê được lưu trữ theo chế độ lưu trữ chứng từ kế toán, báo cáo tài chính.

Điều 6. Cách thức thực hiện báo cáo thống kê

1. Bưu chính Việt Nam thực hiện việc thống kê toàn bộ sản lượng dịch vụ thư cơ bản trong nước và dịch vụ phát hành báo tại tất cả các điểm phục vụ và thống kê toàn bộ sản lượng dịch vụ thư cơ bản quốc tế tại các bưu cục ngoại dịch.

2. Báo cáo thống kê do Bưu chính Việt Nam lập được tổng hợp dựa trên các báo cáo thống kê của các đơn vị trực thuộc.

Điều 7. Kỳ báo cáo, thời điểm báo cáo

1. Báo cáo thống kê dịch vụ bưu chính công ích theo mẫu CI-1 tại phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này được gửi Bộ Thông tin và Truyền thông, mỗi năm hai (02) lần: trước ngày 15/8 đối với báo cáo 6 tháng và trước ngày 28/2 của năm tiếp theo đối với báo cáo năm.

2. Bưu chính Việt Nam chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các số liệu trong báo cáo thống kê gửi Bộ Thông tin và Truyên thông.

Mục 2. ĐIỀU TRA THỐNG KÊ DỊCH VỤ BƯU CHÍNH CÔNG ÍCH

Điều 8. Mục tiêu, yêu cầu và phương pháp điều tra thống kê

1. Mục tiêu điều tra thống kê

a) Xác định chỉ tiêu số cái thư bình quân trong một kilôgam thư (đơn vị tính là cái) và chỉ tiêu giá cước bình quân một cái thư (đơn vị tính là đồng Việt Nam), đối với:

- Dịch vụ thư cơ bản trong nước đến 2 kg;

- Dịch vụ thư cơ bản quốc tế từ Việt Nam đi các nước đến 2 kg;

- Dịch vụ thư cơ bản quốc tế từ các nước đến Việt Nam đến 2 kg.

b) Xác định tỷ lệ chênh lệch về sản lượng theo báo cáo thống kê (sau đây gọi tắt là tỷ lệ chênh lệch), đối với:

- Dịch vụ thư cơ bản trong nước đến 2 kg;

- Dịch vụ thư cơ bản quốc tế từ Việt Nam đi các nước đến 2 kg;

- Dịch vụ thư cơ bản quốc tế từ các nước đến Việt Nam đến 2 kg;

- Dịch vụ phát hành báo.

c) Xác định các chỉ tiêu khác theo yêu cầu của Nhà nước trong từng kỳ điều tra thống kê.

2. Yêu cầu điều tra thống kê

a) Các chỉ tiêu điều tra thống kê phải được phản ánh trung thực, chính xác và đầy đủ trên biểu mẫu;

b) Việc ghi chép, thu thập, tổng hợp số liệu điều tra thống kê phải đảm bảo tính chính xác, không được tính trùng hoặc bỏ sót;

c) Việc chọn mẫu điều tra phải mang tính khách quan và đủ số lượng mẫu theo yêu cầu.

3. Phương pháp điều tra thống kê

Việc điều tra thống kê được thực hiện bằng phương pháp điều tra chọn mẫu.

Điều 9. Xác định mẫu điều tra thống kê

1. Mẫu điều tra thống kê để xác định các chỉ tiêu quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 như sau:

a) Địa điểm điều tra thống kê:

- Đối với dịch vụ thư cơ bản trong nước: Điều tra thống kê tại ít nhất bảy (07) trung tâm khai thác cấp tỉnh của Bưu chính Việt Nam, trong đó ba (03) trung tâm khai thác cấp tỉnh bắt buộc là Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh; các trung tâm khai thác cấp tỉnh khác do Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định hàng năm theo tiêu chí mẫu điều tra trải đều trên toàn quốc và đại diện các vùng, miền.

- Đối với dịch vụ thư cơ bản quốc tế: Điều tra thống kê tại các bưu cục ngoại dịch của Bưu chính Việt Nam.

b) Khối lượng thư điều tra thống kê:

- Đối với dịch vụ thư cơ bản trong nước: Mỗi ngày trong kỳ điều tra thống kê, thực hiện điều tra 10 kg thư tại mỗi địa điểm điều tra thống kê được lựa chọn.

- Đối với dịch vụ thư cơ bản quốc tế: Mỗi ngày trong kỳ điều tra thống kê, thực hiện điều tra 20 kg thư đối với mỗi loại chỉ tiêu điều tra thống kê.

- Trường hợp khối lượng thư điều tra không đủ so với yêu cầu nêu trên thì thực hiện điều tra thống kê toàn bộ khối lượng thư thực tế trong ngày.

2. Mẫu điều tra thống kê để xác định các chỉ tiêu quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 như sau:

a) Địa điểm điều tra thống kê:

- Đối với dịch vụ thư cơ bản trong nước và dịch vụ phát hành báo: Điều tra thống kê tại ít nhất bảy (07) tỉnh, thành phố. Tại mỗi tỉnh, thành phố, thực hiện điều tra thống kê tại 100% bưu cục giao dịch trung tâm tỉnh, thành phố, 10% bưu cục giao dịch cấp quận, 5% bưu cục giao dịch khác và 10% đơn vị thống kê cấp quận.

Tỉnh, thành phố được lựa chọn điều tra thống kê theo tiêu chí trải đều trên toàn quốc và đại diện cho các vùng, miền.

- Đối với với dịch vụ thư cơ bản quốc tế: Điều tra thống kê tại tất cả các bưu cục ngoại dịch của Bưu chính Việt Nam.

b) Tài liệu điều tra thống kê: Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định chọn báo cáo thống kê của tháng bất kỳ (trước kỳ điều tra thống kê) để thực hiện việc điều tra.

Điều 10. Thời gian điều tra thống kê

Việc điều tra thống kê được thực hiện ít nhất mỗi năm một lần vào quý II hoặc quý III. Mỗi kỳ điều tra thống kê thực hiện ít nhất năm (05) ngày làm việc, liên tục từ thứ hai đến thứ sáu.

Điều 11. Tổ chức điều tra thống kê

1. Hàng năm, Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định phương án điều tra thống kê và thành lập đoàn điều tra thống kê.

2. Nội dung phương án điều tra thống kê:

a) Mục đích điều tra;

b) Đối tượng, đơn vị và phạm vi điều tra;

c) Nội dung điều tra;

d) Thời gian điều tra;

đ) Mẫu điều tra;

e) Kinh phí điều tra.

3. Thành phần đoàn điều tra:

a) Đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông;

b) Đại diện Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố được lựa chọn điều tra;

c) Đại diện Bưu chính Việt Nam.

Điều 12. Cách thức điều tra thống kê

Trong kỳ điều tra thống kê, hằng ngày, tại từng địa điểm điều tra thống kê được lựa chọn, người tham gia điều tra thực hiện các công việc chính sau đây:

1. Đối với các chỉ tiêu thống kê quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8:

a) Cân ngẫu nhiên khối lượng thư cần điều tra theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9 Thông tư này;

b) Đếm tổng số cái thư trong khối lượng thư được lựa chọn;

c) Ghi chép chi tiết thông tin vào các mẫu CI-2 và CI-3 tại phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Đối với các chỉ tiêu thống kê quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8:

a) Tại bưu cục giao dịch:

- Đối chiếu số liệu của báo cáo tổng hợp với số liệu trên các tài liệu, chứng từ tại bưu cục giao dịch đó.

- Ghi kết quả điều tra vào mẫu CI-7 tại phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

b) Tại đơn vị thống kê cấp quận:

- Đối chiếu số liệu trên báo cáo tổng hợp cấp quận với số liệu trên các báo tổng hợp từ các điểm phục vụ gửi về.

- Ghi kết quả điều tra vào mẫu CI-8 tại phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

c) Tại bưu cục ngoại dịch:

- Đối chiếu giữa số liệu trên báo cáo tổng hợp với số liệu trên tài liệu, chứng từ tại bưu cục ngoại dịch đó.

- Ghi kết quả điều tra vào mẫu CI-9 tại phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 13: Tổng hợp kết quả điều tra thống kê

1. Đối với các chỉ tiêu thống kê quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8:

Từ kết quả điều tra hàng ngày của tất cả các tỉnh, thành phố được lựa chọn điều tra, đoàn điều tra tổng hợp, tính toán và ghi chép vào mẫu CI-4, CI-5 và CI-6 tại phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Đối với các chỉ tiêu thống kê quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8:

Từ kết quả điều tra thống kê hằng ngày của tất cả các tỉnh, thành phố được lựa chọn điều tra, đoàn điều tra tổng hợp, tính toán và ghi chép vào mẫu CI-10, CI-11 và CI-12 tại phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 14. Xác định các chỉ tiêu điều tra thống kê trong một kỳ điều tra

1. Số cái thư bình quân trong một kilôgam thư được tính riêng cho từng dịch vụ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8.

Số cái thư bình quân trong một kilôgam thư (=) Tổng số cái thư được kiểm đếm (:) Tổng khối lượng thư được lựa chọn điều tra.

lượng thư được lựa chọn điều tra.

2. Giá cước bình quân một cái thư cơ bản trong nước

3. Giá cước bình quân một cái thư cơ bản quốc tế từ Việt Nam đi các nước

Giá cước bình quân một cái thư cơ bản quốc tế từ Việt Nam đi các nước (=) Giá cước bình quân một cái thư được kiểm đếm (-) Giá cước bình quân một cái thư dùng để thanh toán giữa Việt Nam và các nước theo quy định hiện hành của UPU.

Trong đó:

Giá cước bình quân một cái thư được kiểm đếm: Áp dụng công thức như công thức quy định tại khoản 2 Điều này.

Giá cước bình quân một cái thư dùng để thanh toán giữa Việt Nam và các nước theo quy định hiện hành của UPU (=) Giá cước thanh toán giữa Việt Nam và các nước cho một kilôgam thư theo quy định hiện hành của UPU (:) số cái thư bình quân trong một kilôgam thư được xác định trong kỳ điều tra.

4. Giá cước bình quân một cái thư cơ bản quốc tế từ các nước đến Việt Nam (=) Giá cước thanh toán giữa Việt Nam và các nước cho một kilôgam thư theo quy định hiện hành của UPU (:) Số cái thư bình quân trong một kilôgam thư được xác định trong kỳ điều tra.

5. Tỷ lệ chênh lệch về sản lượng theo báo cáo thống kê

a) Đối với dịch vụ thư cơ bản quốc tế:

Tỷ lệ chênh lệch trong cả nước (=) Tổng các số liệu trên các báo cáo tổng hợp của tất cả các bưu cục ngoại dịch (:) Tổng các số liệu trên các tài liệu, chứng từ tại các bưu cục ngoại dịch đó.

b) Đối với dịch vụ thư cơ bản trong nước và dịch vụ phát hành báo:

Tỷ lệ chênh lệch trong cả nước (=) Bình quân gia quyền theo sản lượng các tỷ lệ chênh lệch của tỉnh, thành phố được lựa chọn điều tra.

Trong đó:

Tỷ lệ chênh lệch từng tỉnh, thành phố (=) [Tổng sản lượng trên báo cáo tổng hợp cấp quận (:) Tổng sản lượng trên tài liệu, chứng từ tại cấp quận] (x) [Tổng sản lượng trên báo cáo tổng hợp của các bưu cục giao dịch được lựa chọn điều tra (:) Tổng sản lượng trên tài liệu, chứng từ tại các bưu cục đó].

Mục 3. XÁC ĐỊNH GIÁ CƯỚC BÌNH QUÂN, MỨC ĐỘ SAI KHÁC VÀ SẢN LƯỢNG

Điều 15. Xác định giá cước bình quân một cái thư cơ bản trong nước và quốc tế

Giá cước bình quân một cái thư cơ bản trong nước và quốc tế (=) Trung bình cộng giá cước bình quân một cái thư cơ bản trong nước và quốc tế tương ứng được xác định trong các kỳ điều tra thống kê.

Điều 16. Mức độ sai khác của báo cáo thống kê

1. Mức độ sai khác trong một năm của báo cáo thống kê (=) trị tuyệt đối của [1 (-) tỷ lệ chênh lệch trong cả nước].

Trường hợp trong một năm thực hiện nhiều kỳ điều tra thống kê thì tỷ lệ chênh lệch trong cả nước (=) Trung bình cộng các tỷ lệ chênh lệch được xác định trong các kỳ điều tra thống kê.

2. Mức độ sai khác trong một năm của báo cáo thống kê được xác định riêng cho từng dịch vụ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Thông tư này.

Điều 17. Xác định sản lượng dịch vụ thư cơ bản trong nước và quốc tế

1. Sản lượng dịch vụ thư cơ bản trong nước và quốc tế (đơn vị tính là cái) (=) Số cái thư bình quân trong một kilôgam thư (x) Khối lượng thư của dịch vụ tương ứng (đơn vị tính là kg).

2. Trường hợp mức độ sai khác của báo cáo thống kê (≤) 03 % thì khối lượng thư nêu tại khoản 1 nêu trên (=) Khối lượng theo báo cáo thống kê hàng năm của Bưu chính Việt Nam.

3. Trường hợp mức độ sai khác của báo cáo thống kê (>) 03 % thì khối lượng thư nêu tại khoản 1 nêu trên (=) Khối lượng theo báo cáo thống kê hàng năm của Bưu chính Việt Nam (:) tỷ lệ chênh lệch trong cả nước.

Điều 18. Xác định sản lượng dịch vụ phát hành báo

1. Sản lượng dịch vụ phát hành báo (=) Sản lượng theo báo cáo thống kê hàng năm của Bưu chính Việt Nam lập trong trường hợp mức độ sai khác của báo cáo thống kê (≤) 03 %.

2. Sản lượng dịch vụ phát hành báo (=) Sản lượng theo báo cáo thống kê hàng năm của Bưu chính Việt Nam lập (:) tỷ lệ chênh lệch trong cả nước trong trường hợp mức độ sai khác của báo cáo thống kê (>) 03 %.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 19. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 7 năm 2009.

Điều 20. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

1. Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tham gia điều tra thống kê theo quyết định của Bộ Thông tin và Truyền thông trong từng kỳ điều tra.

2. Bưu chính Việt Nam có trách nhiệm:

a) Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị thực hiện việc báo cáo thống kê;

b) Tham gia các kỳ điều tra thống kê theo quyết định của Bộ Thông tin và Truyền thông./.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=12003&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận