Văn bản pháp luật: Thông tư 26/2010/TT-BLĐTBXH

Phạm Minh Huân
Toàn quốc
Công báo số 568+569
Thông tư 26/2010/TT-BLĐTBXH
Thông tư
28/10/2010
13/09/2010

Tóm tắt nội dung

Về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 24/2007/TT-BLĐTBXH ngày 09 tháng 11 năm 2007 về hướng dẫn tính thời gian để hưởngchế độ bảo hiểm xã hội theo Quyết định số 107/2007/QĐ-TTg ngày 13 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ

Thứ trưởng
2.010
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Toàn văn

THÔNG TƯ

Về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 24/2007/TT-BLĐTBXH ngày 09 tháng 11 năm 2007

về hướng dẫn tính thời gian để hưởngchế độ bảo hiểm xã hội theo

Quyết định số 107/2007/QĐ-TTg ngày 13 tháng 7 năm 2007

của Thủ tướng Chính phủ

________________________

Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Quyết định số 107/2007/QĐ-TTg ngày 13 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc tính thời gian để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đối với cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, quân nhân và công an nhân dân thuộc biên chế các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang đã xuất cảnh hợp pháp nhưng không về nước đúng hạn;

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 24/2007/TT-BLĐTBXH ngày 09 tháng 11 năm 2007 về hướng dẫn tính thời gian để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo Quyết định số 107/2007/QĐ-TTg ngày 13 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Thông tư số 24/2007/TT-BLĐTBXH) như sau:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung Thông tư số 24/2007/TT-BLĐTBXH.

1. Sửa đổi tiêu đề mục IV như sau:

“IV. HỒ SƠ VÀ TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG, ĐƠN VỊ VÀ TỔ CHỨC BẢO HIỂM XÃ HỘI”.

2. Bỏ tiết b điểm 1.1 khoản 1 mục IV về hồ sơ.

3. Sửa đổi tiết d điểm 1.1 khoản 1 mục IV như sau:

“d) Giấy xác nhận chưa nhận chế độ trợ cấp một lần, trợ cấp phục viên, xuất ngũ sau khi về nước của cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người lao động trước đi đi công tác, làm việc có thời gian ở nước ngoài. Trường hợp cơ quan, đơn vị đã giải thể thì cơ quan, đơn vị quản lý cấp trên trực tiếp xác nhận”.

4. Bổ sung vào cuối tiết b các điểm 1.2, điểm 1.3, điểm 1.4 khoản 1 mục IV với nội dung như sau:

“Đối với trường hợp không có Quyết định cử đi công tác, làm việc, học tập, thực tập có thời hạn ở nước ngoài thì phải có xác nhận bằng văn bản của thủ trưởng cơ quan, đơn vị cử người lao động, trong đó ghi rõ thời gian người lao động được cử đi công tác, làm việc, học tập, thực tập có thời hạn ở nước ngoài và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xác nhận. Trường hợp cơ quan, đơn vị cử đi không còn tồn tại thì cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp xác nhận và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xác nhận”.

5. Bổ sung khoản 3 mục IV với nội dung như sau:

“3. Trách nhiệm và thời hạn giải quyết của tổ chức bảo hiểm xã hội

a) Tổ chức bảo hiểm xã hội có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và giải quyết bảo hiểm xã hội cho người lao động đã đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí, tử tuất; cấp sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động chưa được cấp Sổ bảo hiểm xã hội; ghi bổ sung thời gian công tác hưởng bảo hiểm xã hội cho người lao động đã được cấp Sổ bảo hiểm xã hội.

b) Thời hạn giải quyết chế độ hưu trí, tử tuất và thời hạn cấp Sổ Bảo hiểm xã hội thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 122 và khoản 3 Điều 111 Luật Bảo hiểm xã hội.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, tổ chức bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết ghi bổ sung thời gian công tác hưởng bảo hiểm xã hội cho người lao động đã được cấp Sổ bảo hiểm xã hội. Trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”

Điều 2. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký ban hành.  

2. Trong quá trình thực hiện, mọi vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, giải quyết./.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=25803&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận