Văn bản pháp luật: Thông tư 29/2012/TT-BCT

Nguyễn Cẩm Tú
Toàn quốc
Công báo số 647+648, năm 2012
Thông tư 29/2012/TT-BCT
Thông tư
19/11/2012
05/10/2012

Tóm tắt nội dung

Quy định cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương

Thứ trưởng
2.012
Bộ Công Thương

Toàn văn

 

THÔNG TƯ
Quy định cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương
_____________________________
 
Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 44/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung điều 3 Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương như sau:
Thông tư này quy định về Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận (sau đây gọi tắt là Hồ sơ), thủ tục, thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận) đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh (sau đây gọi tắt là cơ sở) đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột và tinh bột, bánh, mứt, kẹo; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.
1. Thông tư này áp dụng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng các loại thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương trừ trường hợp được quy định tại khoản 2 của Điều này.
2. Các đối tượng không phải cấp Giấy chứng nhận gồm:
a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ: Cơ sở chỉ có 02 lao động trở xuống trực tiếp tham gia sản xuất;
b) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ: Cơ sở chỉ có 02 nhân viên trở xuống trực tiếp kinh doanh;
c) Bán hàng rong;
d) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt theo qui định.
Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đóng thành 01 quyển (02 bộ), gồm:
1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư;
2. Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
3. Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm theo Phụ lục 2 hoặc Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư;
4. Bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất, kinh doanh hoặc danh sách các cán bộ của cơ sở trực tiếp sản xuất, kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền được Bộ Công Thương chỉ định cấp theo quy định;
5. Bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh hoặc danh sách các cán bộ của cơ sở trực tiếp sản xuất, kinh doanh do cơ quan y tế cấp quận/huyện trở lên cấp theo quy định.
1. Tiếp nhận và thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ
Trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 8 của Thông tư này có trách nhiệm tổ chức thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận của cơ sở theo quy định; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản thông báo và yêu cầu cơ sở bổ sung hồ sơ; thời gian chờ bổ sung hồ sơ của các cơ sở không tính trong thời gian thẩm định hồ sơ.
2. Thành lập đoàn thẩm định
a) Sau khi đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 15 (mười lăm) ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền sẽ tổ chức thẩm định nội dung hồ sơ và kiểm tra thực tế tại cơ sở.
b) Đoàn thẩm định hồ sơ và kiểm tra thực tế tại cơ sở do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoặc cơ quan được ủy quyền thẩm định ra quyết định thành lập gồm từ 03 đến 05 thành viên, trong đó phải có ít nhất 2/3 số thành viên là cán bộ làm công tác chuyên môn về an toàn thực phẩm, thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm (có thể mời chuyên gia từ bên ngoài phù hợp chuyên môn tham gia Đoàn thẩm định).
3. Nội dung thẩm định cơ sở
Kiểm tra thông tin và thẩm định tính pháp lý của hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận với hồ sơ gốc lưu tại cơ sở theo quy định.
Các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định.
4. Kết quả thẩm định cơ sở
a) Kết quả thẩm định phải ghi rõ “Đạt” hoặc “Không đạt” vào Biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm theo Phụ lục 4 hoặc Biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm theo Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này và phù hợp với loại hình đăng ký sản xuất, kinh doanh của cơ sở
b) Trường hợp “Không đạt” phải ghi rõ lý do và thời hạn thẩm định lại (tối đa là 03 tháng). Sau khi đã khắc phục theo yêu cầu của Đoàn thẩm định được ghi trong Biên bản thẩm định, cơ sở phải nộp báo cáo kết quả khắc phục theo Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này về cơ quan có thẩm quyền để tổ chức thẩm định lại theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu kết quả thẩm định lại vẫn không đạt thì Đoàn thẩm định lập biên bản và đề xuất với cơ quan có thẩm quyền không cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc đình chỉ hoạt động của cơ sở trong trường hợp xin cấp lại.
Biên bản thẩm định được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, Đoàn thẩm định giữ 01 bản và chủ cơ sở giữ 01 bản.
1. Cấp Giấy chứng nhận
a) Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định “Đạt”, Cơ quan có thẩm quyền phải cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở theo Phụ lục 7 hoặc Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận được lưu tại cơ sở và cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận, gồm:
- Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận: Bản gốc lưu tại cơ sở; bản sao lưu tại cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận;
- Quyết định thành lập đoàn thẩm định và công văn ủy quyền (trong trường hợp ủy quyền thẩm định);
- Biên bản thẩm định cơ sở của Đoàn thẩm định với kết luận “Đạt”;
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
2. Cấp lại Giấy chứng nhận
a) Trước 06 tháng (tính đến ngày Giấy chứng nhận hết hạn), trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh, cơ sở phải nộp đơn đề nghị theo Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư. Hồ sơ và thủ tục xin cấp lại Giấy chứng nhận thực hiện theo quy định tại các Điều 3, 4 và 5 của Thông tư này.
b) Trường hợp Giấy chứng nhận đã được cấp nhưng bị mất, thất lạc hoặc bị hỏng, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư gửi tới cơ quan có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận để được xem xét cấp lại. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị hợp lệ, căn cứ hồ sơ lưu, cơ quan có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận xem xét và cấp lại Giấy chứng nhận cho cơ sở, trường hợp từ chối cấp lại, phải có văn bản thông báo nêu rõ lý do.
3. Giấy chứng nhận có hiệu lực trong thời gian 03 (ba) năm.
1. Cơ sở đăng ký cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm nộp phí thực hiện thẩm định và phí cấp Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
2. Việc quản lý phí, lệ phí kiểm tra được thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước.
1. Cấp Giấy chứng nhận đối với cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm:
a) Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận đối với các cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có công suất thiết kế:
- Rượu: Từ 3.000.000 lít sản phẩm/năm trở lên;
- Bia: Từ 50.000.000 lít sản phẩm/năm trở lên;
- Nước giải khát: Từ 20.000.000 lít sản phẩm/năm trở lên;
- Sữa chế biến: 20.000 lít sản phẩm/năm trở lên;
- Dầu thực vật: Từ 50.000 tấn sản phẩm/năm trở lên;
- Bánh kẹo: Từ 20.000 tấn sản phẩm/năm trở lên;
- Bột và tinh bột: Từ 100.000 tấn sản phẩm/năm trở lên;
- Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng các sản phẩm trên.
b) Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) cấp Giấy chứng nhận đối với:
- Các cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương trong phạm vi địa bàn tỉnh/thành phố có công suất thiết kế thấp hơn các cơ sở sản xuất có công suất thiết kế theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
2. Cấp Giấy chứng nhận đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm:
a) Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận đối với cơ sở kinh doanh trực thuộc thương nhân sản xuất thực phẩm có quy mô và mặt hàng sản xuất theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; cơ sở kinh doanh thực phẩm của thương nhân kinh doanh bán buôn hoặc đại lý bán buôn trên địa bàn từ 02 (hai) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
b) Sở Công Thương các tỉnh, thành phố cấp Giấy chứng nhận đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm của thương nhân kinh doanh bán buôn hoặc đại lý bán buôn trên địa bàn 01 (một) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ sở bán lẻ thực phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố đó; các cơ sở kinh doanh trực thuộc Thương nhân sản xuất có quy mô, mặt hàng và địa bàn sản xuất theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều này.
1. Các trường hợp thu hồi
Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm bị thu hồi Giấy chứng nhận trong trường hợp sau:
a) Không hoạt động ngành nghề kinh doanh thực phẩm đã đăng ký.
b) Có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyển đổi ngành nghề kinh doanh tại cơ sở cũ.
c) Bị tước quyền sử dụng giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
2. Thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận
a) Cơ quan có thẩm quyền nào cấp Giấy chứng nhận thì cơ quan đó có quyền thu hồi Giấy chứng nhận.
b) Cơ quan có thẩm quyền cấp trên có quyền kiểm tra, thanh tra và thu hồi Giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp dưới đã cấp nếu phát hiện cơ sở vi phạm nghiêm trọng quy định về điều kiện an toàn thực phẩm.
Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quy định tại Điều 7 có trách nhiệm:
1. Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở được quy định tại Điều 2 của Thông tư này theo đúng quy định.
2. Lưu giữ hồ sơ cấp Giấy chứng nhận theo quy định.
3. Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra khi có đơn khiếu nại, tố cáo hoặc có dấu hiệu vi phạm các quy định về điều kiện vệ sinh, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
1. Đăng ký cấp Giấy chứng nhận theo đúng quy trình, thủ tục được quy định tại Thông tư này.
2. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để đoàn thẩm định tiến hành thẩm định tại cơ sở.
3. Lưu giữ hồ sơ cấp Giấy chứng nhận theo quy định.
4. Nộp phí và lệ phí thẩm định và cấp Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
1. Bộ Công Thương giao:
a) Vụ Khoa học và Công nghệ làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ, tổ chức thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ, trình lãnh đạo Bộ Công Thương xem xét để cấp Giấy chứng nhận đối với cơ sở sản xuất, chế biến các sản phẩm thực phẩm có quy mô thiết kế quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 của Thông tư này và tổ chức hướng dẫn thực hiện Thông tư trong phạm vi cả nước.
b) Vụ Thị trường trong nước làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ, tổ chức thẩm định tỉnh hợp lệ của hồ sơ, trình lãnh đạo Bộ Công Thương xem xét để cấp Giấy chứng nhận đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm quy định tại điểm a khoản 2 Điều 7 của Thông tư này;
2. Sở Công Thương hướng dẫn thực hiện Thông tư này trong phạm vi địa bàn tỉnh, thành phố.
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 19 tháng 11 năm 2012.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, cần phản ánh kịp thời về Bộ Công Thương để xem xét, giải quyết./.

Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=30352&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận