Văn bản pháp luật: Thông tư 329/2000/TT-BGTVT

Phạm Quang Tuyến
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Thông tư 329/2000/TT-BGTVT
Thông tư
Hết hiệu lực toàn bộ
15/09/2000
31/08/2000

Tóm tắt nội dung

Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 171/1999/NĐ-CP ngày 7-12-1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ công trình giao thông đối với công trình giao thông đường sông

Thứ trưởng
2.000
Bộ Giao thông vận tải

Toàn văn

Bộ Giao thông

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định171/1999/NĐ-CP ngày 7-12-1999 của Chính phủ

quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ công trìnhgiao thông đối với công trình giao thông đường sông

           

Ngày 7 tháng 12 năm 1999 Chính phủ đã ban hành Nghị định số171/1999/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ công trình giaothông đối với công trình giao thông đường sông. Thực hiện Điều 43 của Nghị địnhBộ Giao thông vận tải hướng dẫn cụ thể một số điểm như sau:

I. Giới hạn hành lang bảo vệ luồng chạy tàu thuyền trên đường thuỷnội địa:

Hànhlang bảo vệ luồng chạy tàu thuyền trên đường thuỷ nội địa là phạm vi hai bêntheo chiều rộng của luồng chạy tàu thuyền được xác định nhằm đảm bảo sự ổn địnhcủa luồng và an toàn cho hoạt động giao thông vận tải cũng như thuận lợi choviệc nâng cấp và quản lý khai thác luồng.

1.Hành lang bảo vệ luồng được xác định theo cấp kỹ thuật đường thuỷ nội địa theoquy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định (gọi là cấp quy hoạch). Bềrộng hành lang mỗi bên được quy định đối với từng trường hợp cụ thể như sau:

a)Luồng chạy tàu thuyền không sát bờ: Từ mép luồng trở ra mỗi phía là:

Luồngtrên sông, kênh cấp I, II và hồ, vịnh: 25m

Luồngtrên sông, kênh cấp III, IV: 15m

Luồngtrên sông, kênh cấp V, VI: 10m.

b)Luồng chạy tàu thuyền sát bờ không có đê hoặc đường giao thông trên bờ: Từ mépbờ cao trở vào (phía bờ): 5m

Mépbờ cao được xác định là đỉnh của bờ sông, kênh sát với luồng chạy tàu thuyền.

c)Luồng chạy tàu thuyền sát bờ có đê mà hành lang bảo vệ luồng trùng với phạm vibảo vệ đê thì tuân theo quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ đê.

d)Luồng chạy tàu thuyền sát bờ có đường bộ, đường sắt thì hành lang bảo vệ luồngchạy tàu thuyền tính từ mép bờ cao trở ra phía sông.

e)Đối với những đoạn luồng sát bờ trên sông, kênh chưa có quy hoạch, việc xácđịnh bề rộng hành lang bảo vệ cần căn cứ vào cấp kỹ thuật đang khai thác vàtình hình thực tế khu vực cũng như định hướng nâng cấp giai đoạn tới để thựchiện.

2.Cấp kỹ thuật của các tuyến luồng được cơ quan có thẩm quyền công bố và quy địnhdựa trên cơ sở các tiêu chuẩn kỹ thuật của tuyến luồng (độ sâu, bề rộng, bánkính cong, tĩnh không các công trình vượt sông) tương ứng theo TCVN 5664 92 banhành theo Quyết định số 347/QĐ ngày 23-5-1992 của Uỷ ban Khoa học Nhà nước.

3.Các dự án đầu tư nâng cấp các tuyến luồng đang trong giai đoạn đầu tư nhưng chưađáp ứng được theo tiêu chuẩn kỹ thuật của quy hoạch thì hành lang vẫn phải xácđịnh theo cấp kỹ thuật của quy hoạch được duyệt và chủ đầu tư phải lập phươngán, xin bổ sung kinh phí cho việc giải phóng mặt bằng, cắm mốc chỉ giới trên bờ.Các dự án đầu tư, nâng cấp các tuyến luồng đã được duyệt nhưng chưa có hạngmục giải phóng mặt bằng, cắm mốc chỉ giới trên bờ theo đúng cấp quy hoạch thìchủ đầu tư phải bổ sung kinh phí phần việc trên và trình chủ quản đầu tư duyệttrước khi thi công.

4.Việc xác định, cắm mốc chỉ giới phạm vi hành lang bảo vệ luồng chạy tàu thuyềnđược thực hiện theo nhiều bước và ưu tiên ở những khu vực trọng điểm như quakhu đô thị, dân cư sống ven sông; khu vực cấm đăng đáy cá,nuôi trồng thuỷsản... trên sông; những tuyến sông đã được quy hoạch chuẩn bị đầu tư cải tạo,nâng cấp. Tại các khu vực này, các cơ quan quản lý đường thuỷ nội địa có tráchnhiệm xác định phạm vi bảo vệ luồng và bố trí báo hiệu chỉ giới hạn mép luồngphục vụ công tác quản lý,bảo vệ,đảm bảo giao thông.

5.Trường hợp cần thiết phải xây dựng công trình trong phạm vi bảo vệ luồng chạytàu thuyền thì phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định hiệnhành.

Trườnghợp công trình đã xây dựng trước đây nằm trong hành lang bảo vệ luồng gây nguyhiểm cho hoạt động vận tải và nguy hại cho luồng thì phải kiên quyết dỡ bỏngay. Các công trình đã xây dựng trước ngày 1 tháng 9 năm 1996 (Nghị định 40/CPcó hiệu lực) đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép nay phải di chuyển, giảitoả sẽ được xem xét đền bù theo luật định.

Trườnghợp các công trình đó chưa ảnh hưởng nhiều đến luồng và việc di chuyển, dỡ bỏvới chi phí quá lớn thì tạm thời cho tồn tại nhưng chủ công trình phải có camkết với Uỷ ban nhân dân địa phương và cơ quan quản lý đường thuỷ có thẩm quyềnvề việc không cơi nới phát triển thêm và di chuyển ngay khi có yêu cầu.

6.Các tuyến luồng đã được cắm mốc hành lang bảo vệ theo Chỉ thị 236/CT ngày21-7-1997 nếu hành lang bảo vệ lớn hơn so với quy định tại Nghị định171/1999/NĐ-CP và hiện tại không có khiếu kiện, tranh chấp thì giữ nguyên mốcgiới. Nếu bề rộng hành lang bảo vệ theo Chỉ thị 236/CT nhỏ hơn bề rộng hànhlang theo Nghị định 171/1999/NĐ-CP thì phải xác định và cắm mốc lại theo quyđịnh của Nghị định 171/1999/NĐ-CP.

II. Tổ chức thực hiện

1.Cục Đường sông Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn các địa phương chỉ đạo ,kiểmtra việc xác định và cắm mốc chỉ giới hành lang bảo vệ luồng đường thuỷ nội địavà thường trực theo dõi , tổng hợp tình hình triển khai trên phạm vi cả nước.Nếu có vướng mắc báo cáo Bộ giải quyết kịp thời;

Chỉđạo các Đoạn Quản lý đường sông trực thuộc Cục Đường sông Việt Nam chủ trì phốihợp với các cơ quan địa chính và Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phốtrực thuộc tỉnh; Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn để tiến hành đo đạc, cắmmốc, bố trí báo hiệu để xác định chỉ giới hành lang bảo vệ luồng chạy tàu trênphạm vi được giao quản lý.

2.Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức bộ máy chỉ đạo các đơn vị trựcthuộc trong việc xác định và cắm mốc chỉ giới hành lang bảo vệ các công trìnhgiao thông đường thuỷ nội địa trên các tuyến do địa phương quản lý. Uỷ ban nhândân cấp huyện chủ trì phối hợp cùng các đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa khuvực trong việc chống lấn chiếm và tổ chức giải toả các vi phạm trong phạm vibảo vệ công trình giao thông đường thuỷ nội địa trên địa bàn.

3.Các chủ đầu tư, nhà thầu thi công các tuyến luồng theo các dự án nâng cấp, cảitạo, sửa chữa có trách nhiệm quản lý bảo vệ trong thời gian thi công cho đếnkhi bàn giao cho đơn vị quản lý khai thác.

Cácchủ đầu tư khi bàn giao tuyến luồng đã hoàn công cho đơn vị quản lý phải bàngiao đầy đủ hồ sơ giải phóng mặt bằng, mốc chỉ giới.

4.Việc quy hoạch, đầu tư xây dựng các công trình của các địa phương, các ngành cóảnh hưởng đến công trình giao thông đường thuỷ nội địa đều phải được cơ quanquản lý đường thuỷ nội địa có thẩm quyền đồng ý và có ý kiến bằng văn bản theoĐiều 23 Nghị định 171/1999/NĐ-CP.

5.Cácmốc chỉ giới sẽ được bàn giao cho chính quyền địa phương (kèm theo sơ đồ) làmcơ sở cho công tác quản lý, bảo vệ hành lang. Quy cách mốc chỉ giới và cự lygiữa các mốc chỉ giới theo phụ lục kèm theo Thông tư này.

Đểtriển khai tốt công tác bảo vệ công trình giao thông đường thuỷ nội địa, Cục Đườngsông Việt Nam, các Sở Giao thông vận tải, Giao thông công chính, các đơn vịquản lý đường thuỷ nội địa cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương cáccấp, các ngành liên quan trong phạm vi trách nhiệm của mình thực hiện tốt Nghịđịnh 171/1999/NĐ-CP của Chính phủ.

Thôngtư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký./.

Phụ lục kèm theoThông tư số 329/2000/TT-BGTVT ngày 31/8/2000

Kết cấu mốc chỉgiới

(Tỷlệ 1/100)

1. Quy cách mốc chỉ giới:

Cộtmốc chỉ giới có hình dáng, kích thước, kết cấu như hình vẽ; được làm bằng bêtông cốt thép mác 200.

Trênmốc đề chữ hai mặt: "chỉ giới ĐTNĐ số..."

Chữ"CHỈ GIỚI" cao 6 cm, nét chữ rộng 0,6 cm.

Chữ"ĐTNĐ" cao 10 cm, nét chữ rộng 1,0 cm.

"Số..., cao 6 cm, nét rộng 0,6 cm.

Mốcđược chôn sâu 50 cm, được đầm chặt.

2. Cự ly các mốc:

Khuvực đô thị dân cư tập trung: 100 200 m/mốc.

Khuvực khác: 500 1000 m/mốc.

3. Lưu ý:

Cộtmốc phải đặt ở vị trí an toàn, ổn định, dễthấy.

Mỗivị trí cột mốc phải được thể hiện trên bình đổ khu vực.

 


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=6041&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận