Văn bản pháp luật: Thông tư 33/1999/TT-BTM

Mai Văn Dâu
Toàn quốc
Công báo số 4/2000;
Thông tư 33/1999/TT-BTM
Thông tư
03/12/1999
18/11/1999

Tóm tắt nội dung

Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 20/1999/NĐ-CP ngày 12/4/1999 của Chính phủ về kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa.

Thứ trưởng
1.999
Bộ Thương mại

Toàn văn

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 20/1999/NĐ-CP ngày12/4/1999

của Chính phủ về kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa.

 

Căn cứ Nghị định số 20/1999/NĐ-CP ngày 12/11/1999 của Chính phủ vềkinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa, dưới đây gọi tắt là Nghị định số 20/1999/NĐ- CP, Bộ Thương mại hướng dẫn một số điểm cụ thể để thi hành thống nhất như sau:

 

I. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ GIÁM ĐỊNH HÀNG HÓA

1.Đối tượng kinh doanh.

Chỉcó các đối tượng sau đây được kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa:

a)Doanh nghiệp Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa

b)Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép đầu tư về kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa;

c) Chi nhánh công ty giám định nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép thành lập tại Việt Nam để kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa.

Cácđối tượng kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa theo khoản a, b, c nêu trên, dưới đây được gọi Chung là thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa.

2.Điều kiện kinh doanh.

Thươngnhân kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Phải là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;

b) Phải là doanh nghiệp chuyên kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa, không thuộc hệ thống tổ chức của doanh nghiệp không chuyên kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa.

II. PHẠM VI KINH DOANH VÀ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH HÀNG HÓA

l.Phạm vi kinh doanh.

Phạmvi kinh doanh của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa như sau:

a)Doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa thực hiện việc giám định và cấp Chứng thư giám định hàng hóa theo lĩnh vực đã được quy định trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

b) Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện việc giám định và cấp Chứng thư giám định hàng hóa theo lĩnh vực đã được quy định trong Giấy phép đầu tư;

c) Chi nhánh công ty giám định hàng hóa nước ngoài thực hiện việc giám định và cấp chứng thư giám định hàng hóa theo lĩnh vực đã được quy định trong Giấy phép thành lập Chi nhánh tại Việt Nam.

2. Nguyên tắc hoạt động giám định hàng hóa.

Hoạt động giám định hàng hóa được thực hiện theo nguyên tắc sau:

a) Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa thực hiện việc giám định và cấp chứng thư giám định hàng hóa trong các trường hợp:

Được các bên tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa yêu cầu giám định hàng hóa;

Đượcmột hoặc một số bên tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa yêu cầu giám định hàng hóa;

Được cá nhân hoặc tổ chức yêu cầu giám định hàng hóa;

Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu giám định hàng hóa để thực hiện công vụ.

b) Việc giám định hàng hóa phải được thực hiện theo quy trình nghiệp vụ, kỹ thuật phù hợp và bảo đảm tính độc lập, trunglập, khách quan, khoa học, chính xác.

c) Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa không được giám định và cấp Chứng thư giám định đối với hàng hóa có liên quan đến quyền và lợi ích kinh tế của chính thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa.

Giám định viên không được giám định hàng hóa có liên quan đến quyền và lợi ích kinh tế của chính giám định viên.

III. GIÁM ĐỊNH HÀNG HÓA THUỘC DANH MỤC HÀNG HÓA PHẢI KIỂM TRA NHÀNƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG

1.Đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa phải kiểm tra nhà nước về chất lượng, chủ hàng phải yêu cầu thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa thực hiện việc giám định hàng hóa theo nội dung kiểm tra nhà nước về chất lượng vàtrả phí giám định.

2. Trong trường hợp các bên tham gia hợp đồng mua bán có thỏa thuận yêu cầu giám định hàng hóa mà nội dung và kết quả của Chứng thư giám định phù hợp với quy định của Nhà nước về hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa phải kiểm tra nhà nước về chất lượng thì Chứng thư giám định này có giá trị là Chứng thư giám định theo yêu cầu kiểm tra nhà nước về chất lượng.

IV. GIÁM ĐỊNH HÀNG HÓA THEO YÊU CẦU CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẨMQUYỀN ĐỂ THỰC HIỆN CÔNG VỤ

1.Khi có yêu cầu giám định hàng hóa liên quan đến việc thực hiện công vụ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chọn một thương nhân kinh doanh dịch vụ hàng hóa thực hiện việc giám định và trả phí giám định.

Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa thực hiện giám định hàng hóa theo yêu cầu của cơ quan nhà nước để thực hiện công vụ phải là doanh nghiệp có đủ điều kiện, tiêu chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định theo quy dịnh tại khoản 3 Điều 16 Nghị định số 20/1999/NĐ-CP.

2. Trong trường hợp chủ hàng không công nhận kết quả của Chứng thư giám định, chủ hàng có quyền yêu cầu một tổ chức trọng tài chỉ định một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định khác nêu tại khoản l Mục này giám định lại. Kết quả giám định của doanh nghiệp kinh doanh, dịch vụ giám định do trọng tài chỉ định có giá trị cuối cùng.

Lệ phí trọng tài do bên yêu cầu giám định trả.

V. ỦY QUYỀN GIÁM ĐỊNH HÀNG HOÁ

1.Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa được ủy quyền cho thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định khác thực hiện việc giám định hàng hóa. Việc ủy quyền giám định được thực hiện theo thỏa thuận giữa bên ủy quyền và bên được ủyquyền.

2. Tổ chức giám định nước ngoài chưa được phép hoạt động tại Việt Nam mà được yêu cầu giám định hàng hóa tại Việt Nam thì tổ chức giám định nước ngoài đó phải ủy quyền cho thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định nêu tại khoản 1 Mục I Thông tư này thực hiện việc giám định hàng hóa. Việc ủy quyền giám định được thực hiện theo thỏa thuận giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền.

VI. TIÊU CHUẦN GIÁM ĐỊNH VIÊN; CHỮ KÝ VÀ CON DẤU TRONG CHỨNG THƯGIÁM ĐỊNH HÀNG HÓA

1. Tiêu chuẩn giám định viên.

a) Tiêu chuẩn giám định viên được thực hiện theo khoản l Điều 7 Nghị định số 20/1999/NĐ-CP.

b) Đối với những người đã là giám định viên từ 5 năm trở lên trước ngày Nghị định số 20/1999/NĐ-CP có hiệu lực, giám đốc của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa được quyền quyết định công nhận những người này là giám định viên.

2. Chữ ký và con dấu trong Chứng thư giám định hàng hóa.

a) Chứng thư giám định phải có chữ ký của người đại diện có thẩm quyền của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa, chữ ký của giám định viên và ghi rõ họ tên.

b) Chữ ký của người đại diện có thẩm quyền của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa ở phía dưới bên phải của Chứng thư giám định; chữ ký của giám định viên ở phía dưới bên trái của Chứng thư giám định.

c) Con dấu đóng trong Chứng thư giám định là con dấu nghiệp vụ đã được thương nhân đăng ký tại cơ quan công an có thẩm quyền và được đóng bên phía chữ ký của người đại diện có thẩm quyền của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa,và chỉ có giá trị đối với Chứng thư giám định do thương nhân cấp.

Con dấu nghiệp vụ nói trên có hình chữ nhật, chiều dài 6cm, chiều rộng 2cm, phía trên có dòng chữ "Thay mặt công ty", phía dưới có biểu tượng (nếu có) và tên thương mại của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa, -

VII. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1.Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

2. Định kỳ 6 tháng một lần vào trước ngày 1 tháng 7 và trước ngày 15 tháng 1 năm sau, thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa có trách nhiệm gửi văn bản báo cáo về tình hình hoạt động của thương nhân cho Sở Thương mại tỉnh,thành phố nơi thương nhân đặt trụ sở chính để tổng hợp báo cáo Bộ Thương mại theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 20/1999/NĐ-CP./.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=6472&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận