Văn bản pháp luật: Thông tư 40/2004/TT-BTC

Lê Thị Băng Tâm
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Thông tư 40/2004/TT-BTC
Thông tư
11/06/2004
13/05/2004

Tóm tắt nội dung

Hướng dẫn kế toán khi chuyển doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần

Thứ trưởng
2.004
Bộ Tài chính

Toàn văn

 THÔNG TƯ CỦA BỘ TÀI CHÍNH

 

Hướng dẫn kế toán khi chuyển doanh nghiệp nhà nước

thành Công ty cổ phần

         

Căn cứ Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/06/2003;     

 

Căn cứ Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002 của Chính phủ về việc chuyển DNNN thành Công ty cổ phần;

 

Căn cứ Thông tư số 76/2002/TT-BTC ngày 09/09/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn những vấn đề về tài chính khi chuyển DNNN thành Công ty cổ phần;

 

Căn cứ Quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp, Quyết định số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 về việc ban hành chế độ báo cáo tài chính và các Thông tư hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp của Bộ Tài chính;

 

Căn cứ Quyết định số 1177 TC/QĐ/CĐKT ngày 23/12/1996 về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ, Quyết định số 144/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2001 về việc sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ của Bộ Tài chính;

 

Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán khi chuyển doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần, như sau:

 

I. QUI ĐỊNH CHUNG

1. Đối tượng áp dụng Thông tư này là các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trước khi chuyển thành Công ty cổ phần; Công ty cổ phần được thành lập từ việc chuyển đổi DNNN; Các Tổng công ty, công ty có các đơn vị trực thuộc, phụ thuộc chuyển thành Công ty cổ phần.

 

2. Thông tư này chỉ hướng dẫn các nghiệp vụ kế toán khi chuyển DNNN thành Công ty cổ phần, những nội dung kế toán không hướng dẫn trong Thông tư này thì thực hiện theo chế độ kế toán hiện hành.

 

3. Khi nhận được quyết định cổ phần hoá của cơ quan có thẩm quyền, DNNN có trách nhiệm tổ chức khoá sổ kế toán, kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, tài sản không cần dùng, đánh giá lại tài sản cần dùng để xác định giá trị doanh nghiệp thực hiện cổ phần.

 

4. Khi thực hiện bàn giao tài sản và nguồn vốn cho Công ty cổ phần, DNNN phải lập hồ sơ bàn giao tài sản, tiền vốn theo qui định tại Mục VII,  Phần thứ hai, Thông tư số 76/2002/TT-BTC ngày 9/9/2002 của Bộ Tài chính về Hướng dẫn những vấn đề tài chính khi chuyển DNNN thành Công ty cổ phần và theo quy định tại Thông tư này.

 

5. Khi nhận tài sản, nguồn vốn bàn giao từ DNNN, Công ty cổ phần phải mở sổ kế toán mới (Bao gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết) để phản ánh giá trị tài sản, nguồn vốn nhận bàn giao.

 

6. Đối với các khoản nợ phải thu và tài sản không cần dùng được loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp mà giao cho Công ty cổ phần hoặc giao cho Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp thu hồi hộ công nợ và tiếp tục nhượng bán, thanh lý tài sản giữ hộ Nhà nước thì hàng năm Công ty cổ phần, hoặc Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp phải lập “Báo cáo quyết toán nợ thu hộ và tài sản giữ hộ Nhà nước” và gửi cho Sở Tài chính (Đối với doanh nghiệp được cổ phần hoá thuộc địa phương), cho Cục Tài chính doanh nghiệp - Bộ Tài chính (Đối với doanh nghiệp được cổ phần hoá thuộc trung ương) và cơ quan quyết định cổ phần hoá, hoặc Tổng công ty theo quy định được trích lập Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá DNNN.

II. HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN KHI CHUYỂN DNNN THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN

A. Kế toán tại DNNN trước khi chuyển thành Công ty cổ phần

1. Kế toán kết quả kiểm kê

 

1.1. Căn cứ vào Báo cáo kết quả kiểm kê tài sản, phản ánh giá trị tài sản thừa qua kiểm kê, ghi:

Nợ các TK 111, 152, 155, 156, 211…

Có TK 3381 - Tài sản thừa chờ giải quyết.

 

1.2. Căn cứ vào Báo cáo kết quả kiểm kê tài sản, phản ánh giá trị tài sản thiếu qua kiểm kê, ghi:

Nợ TK 1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý

Có các TK: 111, 152, 155, 156, 211…

1.3. Căn cứ vào kết quả đánh giá lại tài sản để xác định giá trị doanh nghiệp

Trường hợp giá trị tài sản được đánh giá lại cao hơn giá trị tài sản đang phản ánh trên sổ kế toán, số chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản, ghi:

Nợ các TK 152, 153, 154, 155, 156, 211…

Có TK 412 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản.

Trường hợp giá trị tài sản được đánh giá lại nhỏ hơn giá trị tài sản đang phản ánh trên sổ kế toán, số chênh lệch nhỏ hơn do đánh giá lại tài sản, ghi:

Nợ TK 412 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản

Có các TK 152, 153, 154, 155, 156, 211…

2. Kế toán xử lý những vấn đề về tài chính trước khi xác định giá trị doanh nghiệp

 

2.1.  Kế toán xử lý kết quả kiểm kê:

Căn cứ vào biên bản xử lý tài sản thiếu qua kiểm kê, ghi:

Nợ các TK 111, 331, 334… (Phần tổ chức, cá nhân phải bồi thường)

Nợ TK 811 - Chi phí khác (Phần tài sản thiếu sau khi trừ phần bồi thường của các tổ chức cá nhân)

Có TK 1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý.

Căn cứ vào biên bản xử lý tài sản thừa qua kiểm kê, ghi:

Nợ TK 3381 - Tài sản thừa chờ giải quyết.

Có TK 331 - Phải trả cho người bán (Nếu tài sản thừa của người bán)

Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3388) (Tài sản thừa của đối tượng khác)

Có TK 711 - Thu nhập khác (Đối với tài sản thừa không xác định được nguyên nhân và không tìm được chủ sở hữu).

 

2.2. Căn cứ kết quả xử lý tài sản doanh nghiệp không cần dùng, tài sản ứ đọng, tài sản chờ thanh lý trước khi xác định giá trị doanh nghiệp

2.2.1. Trường hợp điều chuyển tài sản cho các đơn vị khác, căn cứ vào biên bản giao nhận tài sản theo quyết định điều chuyển tài sản của cơ quan có thẩm quyền để xử lý như sau:

Đối với hàng tồn kho điều chuyển cho đơn vị khác, ghi:

Nợ TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh

Có các TK 152, 153, 155, 156.

Đối với TSCĐ điều chuyển cho đơn vị khác, ghi:

Nợ TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh  (Giá trị còn lại)

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình.

2.2.2. Trường hợp nhượng bán, thanh lý tài sản không cần dùng, tài sản ứ đọng:

Phản ánh số thu về nhượng bán, thanh lý TSCĐ không cần dùng, TSCĐ chờ thanh lý, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131

Có TK 3331 - Thuế GTGT  phải nộp (nếu có)

Có TK 711 - Thu nhập khác.

Phản ánh số thu về nhượng bán hàng tồn kho ứ đọng, không cần dùng, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Phản ánh chi phí về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định không cần dùng, TSCĐ chờ thanh lý, ghi:

Nợ TK 811 - Chi phí khác

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)

Có các TK 111, 112, 331.

Phản ánh giảm TSCĐ đem nhượng bán, thanh lý, ghi:

Nợ TK 811 - Chi phí khác (Giá trị còn lại)

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình.

Phản ánh giá vốn hàng tồn kho ứ động, không cần dùng đưa đi nhượng bán, thanh lý, ghi:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán

Có các TK 152, 153, 154, 155, 156.

 

2.3. Kế toán xử lý nợ phải thu khó đòi trước khi xác định giá trị doanh nghiệp để chuyển thành Công ty cổ phần

Đối với các khoản nợ phải thu đã có đủ căn cứ chứng minh theo qui định là không có khả năng thu hồi được, kế toán căn cứ các chứng từ có liên quan như quyết định xóa nợ, quyết định xử lý trách nhiệm tổ chức, cá nhân phải bồi thường, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 331, 334 (Phần tổ chức, cá nhân phải bồi thường)

Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi (Phần dùng nguồn dự phòng phải thu khó đòi để bù đắp sau khi trừ phần bồi thường)

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (Phần được tính vào chi phí nếu nguồn dự phòng phải thu khó đòi còn thiếu)

Nợ TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh (Phần được trừ vào phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp trước khi cổ phần hoá - nếu các nguồn trên không đủ)    

Có các TK 131, 138,…

Đối với các khoản nợ phải thu quá hạn, doanh nghiệp có thể bán cho các tổ chức kinh tế có chức năng mua, bán nợ theo giá thỏa thuận, khi bán các khoản nợ phải thu quá hạn, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (Theo giá bán thỏa thuận)

Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi (Phần dùng nguồn dự phòng phải thu khó đòi để bù đắp)

Nợ TK 642 - Chi phí QLDN  (Phần được tính vào chi phí nếu nguồn dự phòng phải thu khó đòi còn thiếu) Nợ TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh (Phần được trừ vào phần vốn nhà nước tại DN trước khi cổ phần hóa nếu các nguồn trên không đủ)

Có các TK 131, 138,…

2.4. Kế toán xử lý các khoản nợ phải trả trước khi chuyển thành Công ty cổ phần

Đối với các khoản nợ phải trả nhưng không phải trả hoặc do không xác định được chủ nợ, được hạch toán vào thu nhập khác, ghi:

Nợ các TK 311, 331, 338, 341, 342, 344,…

Có TK 711 - Thu nhập khác.

Đối với các khoản nợ thuế và các khoản phải nộp NSNN mà được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép xóa nợ đọng thuế và các khoản phải nộp NSNN tối đa bằng số lỗ luỹ kế đến thời điểm định giá, căn cứ vào quyết định xóa nợ đọng thuế và các khoản phải nộp NSNN của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ghi:

Nợ TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

Có TK 711 - Thu nhập khác.

Đối với các khoản nợ tiền vay ngân hàng thương mại nhà nước đã quá hạn, có thể được Tổng giám đốc ngân hàng thương mại nhà nước xem xét cho khoanh nợ, giãn nợ. Trường hợp các doanh nghiệp này bị lỗ, không có khả năng thanh toán thì được xóa nợ lãi vay bao gồm cả lãi đã nhập gốc với mức không vượt quá số lỗ còn lại. Căn cứ vào quyết định về xóa nợ lãi vay, ghi:

Nợ các TK 311, 315, 335, 341…

Có TK 711 - Thu nhập khác.

Đối với khoản nợ BHXH, nợ cán bộ công nhân viên, doanh nghiệp phải có trách nhiệm thanh toán dứt điểm trước khi cổ phần hóa để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, khi thanh toán tiền về khoản nợ BHXH, nợ cán bộ công nhân viên, ghi:

Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác

Nợ TK 334 - Phải trả công nhân viên

Có các TK 111, 112.

 

2.5. Kế toán xử lý các khoản dự phòng, chênh lệch tỷ giá trước khi xác định giá trị doanh nghiệp, trước khi doanh nghiệp chuyển thành Công ty cổ phần

 

2.5.1. Số dư về các khoản dự phòng phải thu khó đòi (Sau khi xử lý xóa nợ phải thu khó đòi tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp), số dư về dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, dài hạn được hoàn nhập vào thu nhập của doanh nghiệp, ghi:

Nợ TK 129 - Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn   

Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi

Nợ TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Nợ TK 229 - Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn

Có TK 711 - Thu nhập khác.

 

2.5.2. Kế toán xử lý số dư chênh lệch tỷ giá trước khi xác định giá trị doanh nghiệp

 

a) Đối với giá trị công trình xây dựng cơ bản dở dang nếu có phát sinh chênh lệch tỷ giá thì sau khi bù trừ giữa số tăng, số giảm, số dư chênh lệch tỷ giá được tính vào giá trị công trình khi xác định giá trị doanh nghiệp và xử lý như sau:

Trường hợp Tài khoản 413 "Chênh lệch tỷ giá hối đoái" có số dư Có (Chi tiết phần chênh lệch tỷ giá của công trình xây dựng cơ bản dở dang), số dư chênh lệch tỷ giá, ghi:

Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái

Có TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang.

Trường hợp Tài khoản 413 "Chênh lệch tỷ giá hối đoái" có số dư Nợ (Chi tiết phần chênh lệch tỷ giá của công trình xây dựng cơ bản dở dang), số dư chênh lệch tỷ giá, ghi:

Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang

Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái.

 

b) Số dư chênh lệch tỷ giá của hoạt động kinh doanh được hạch toán vào chi phí tài chính hoặc doanh thu hoạt động tài chính và xử lý như sau:

Trường hợp Tài khoản 413 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái” có số dư Có (Chi tiết phần chênh lệch tỷ giá của hoạt động kinh doanh), số dư chênh lệch tỷ giá hối đoái được hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính, ghi:

Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.

Trường hợp Tài khoản 413 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái” có số dư Nợ (Chi tiết phần chênh lệch tỷ giá của hoạt động kinh doanh), số dư chênh lệch tỷ giá hối đoái được hạch toán vào chi phí tài chính, ghi:

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính

Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái.

 

2.5.3. Kế toán xử lý số dư “Quĩ dự phòng về trợ cấp mất việc làm” trước khi xác định giá trị doanh nghiệp

Số dư “Quĩ dự phòng về trợ cấp mất việc làm” được giữ lại để giải quyết chính sách lao động dôi dư theo chế độ hiện hành. Số “Quĩ dự phòng về trợ cấp mất việc làm” nếu không có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không hết thì phải hoàn nhập vào thu nhập sau thuế của doanh nghiệp, ghi:

Nợ TK 335 - Chi phí phải trả (Chi tiết Quĩ dự phòng về trợ cấp mất việc làm), hoặc

Nợ TK 416 - Quĩ dự phòng về trợ cấp mất việc làm (Trường hợp đơn vị đang phản ánh Quĩ dự phòng về trợ cấp mất việc làm ở TK 416)

Có TK 711 - Thu nhập khác.

 

2.5.4. Kế toán xử lý số dư “Quĩ dự phòng tài chính”

Số dư “Quĩ dự phòng tài chính” được dùng để bù đắp phần còn lại của những tổn thất về tài sản và bù lỗ (Nếu có) của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. Số “Quĩ dự phòng tài chính” còn lại được hoàn nhập vào thu nhập sau thuế của doanh nghiệp, ghi:

Nợ TK 415 - Quĩ dự phòng tài chính

Có TK 711 - Thu nhập khác.

2.6. Kế toán xử lý tài sản góp vốn liên doanh với nước ngoài trước khi xác định giá trị doanh nghiệp để chuyển thành Công ty cổ phần

2.6.1. Trường hợp các doanh nghiệp cổ phần hóa không kế thừa các hoạt động liên doanh thì phải lập hồ sơ báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định cổ phần hóa để xem xét, quyết định và xử lý tài sản góp vốn liên doanh.

Nếu cơ quan có thẩm quyền quyết định cổ phần hóa cho phép chuyển nhượng lại vốn góp liên doanh. Khi chuyển nhượng (bán) lại vốn góp liên doanh cho đơn vị khác thì xử lý như sau:

Trường hợp giá chuyển nhượng cao hơn giá trị vốn góp, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131 (Tổng số tiền thu được theo giá bán)

Có TK 222 - Góp vốn liên doanh (Số vốn đã góp)

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Lãi)

(Số chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá trị vốn góp liên doanh).

Trường hợp giá chuyển nhượng thấp hơn giá trị vốn góp liên doanh, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (Tổng số tiền thu được theo giá bán)

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Số chênh lệch giữa giá trị vốn góp liên doanh lớn hơn giá bán)    

Có TK 222 - Góp vốn liên doanh (Số vốn đã góp).

Chi phí về việc chuyển nhượng (bán) lại vốn góp liên doanh phát sinh (Nếu có), ghi:

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính

Có các TK 111, 112…

Kết chuyển thu nhập về việc chuyển nhượng vốn góp liên doanh (Nếu có), ghi:

Nợ TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính

Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.

Kết chuyển chi phí về việc chuyển nhượng vốn góp liên doanh (Nếu có), ghi:

Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 635 - Chi phí tài chính.

 

2.6.2. Trường hợp chuyển giao vốn góp liên doanh cho doanh nghiệp khác làm đối tác theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, ghi:

Nợ TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh

Có TK 222 - Góp vốn liên doanh (Số vốn đã góp).

 

2.6.3. Trường hợp doanh nghiệp liên doanh chấm dứt hoạt động, các bên góp vốn liên doanh có trách nhiệm thành lập Ban thanh lý để tiến hành thanh lý, thực hiện phương án phân chia, xử lý tài sản, tiền vốn theo đúng điều lệ và hợp đồng liên doanh.

Khi liên doanh chấm dứt hoạt động, doanh nghiệp đối tác bên Việt Nam, căn cứ vào giá trị tài sản nhận được do việc phân chia tài sản của liên doanh xử lý như sau:

Trường hợp giá trị tài sản nhận được (được chia) nhỏ hơn giá trị vốn góp liên doanh, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 152, 155, 156, 211, 213… (Giá trị tài sản được chia)

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Số chênh lệch giữa giá trị vốn góp liên doanh lớn hơn giá trị tài sản được chia)

Có TK 222 - Góp vốn liên doanh (Số vốn đã góp).

Trường hợp giá trị tài sản nhận được (được chia) lớn hơn giá trị vốn góp liên doanh, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 152, 155, 156, 211, 213… (Giá trị tài sản được chia)

Có TK 222 - Góp vốn liên doanh (Số vốn đã góp)

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Số chênh lệch giữa giá trị tài sản được chia lớn hơn giá trị vốn góp).

 

2.7. Kế toán xử lý số dư quỹ khen thưởng và quĩ phúc lợi trước khi xác định giá trị doanh nghiệp

2.7.1. Số quĩ khen thưởng và phúc lợi chia cho người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hóa, ghi:

Nợ TK 431 - Quĩ khen thưởng, phúc lợi

Có TK 334 - Phải trả công nhân viên.

Khi chi tiền “Quĩ khen thưởng, phúc lợi” cho người lao động, ghi:

Nợ TK 334 - Phải trả công nhân viên

Có các TK 111, 112.

 

2.7.2. Trường hợp doanh nghiệp đã chi quá nguồn “Quĩ khen thưởng, phúc lợi” (Tài khoản 431 có số dư Nợ) thì doanh nghiệp phải báo cáo cơ quan tài chính và cơ quan quyết định cổ phần hoá doanh nghiệp để xem xét, xử lý như một khoản Nợ không có khả năng thu hồi. Căn cứ vào quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền về khoản chi vượt quĩ khen thưởng, phúc lợi, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 334… (Số tiền tập thể, cá nhân phải bồi thường)

Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi (Số được dùng nguồn dự phòng phải thu khó đòi để bù đắp sau khi trừ phần bồi thường)

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (Số được tính vào chi phí QLDN nếu nguồn dự phòng phải thu khó đòi còn thiếu)

Nợ TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh (Số được trừ vào phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp trước khi cổ phần hóa)

Có TK 431 - Quĩ khen thưởng, phúc lợi.

3. Kế toán liên quan việc xử lý tài chính từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm DNNN chính thức chuyển thành Công ty cổ phần

3.1. Kế toán khoản chênh lệch giữa giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại thời điểm DNNN chuyển sang Công ty cổ phần so với giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp

 

a) Trường hợp khoản chênh lệch giữa giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại thời điểm doanh nghiệp chuyển thành Công ty cổ phần lớn hơn giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp thì số chênh lệch tăng (lãi) phải nộp vào Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa DNNN, ghi:

Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối

Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3385 - Phải trả về cổ phần hóa).

Khi nộp tiền vào Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa DNNN của Trung ương hoặc của tỉnh, hoặc vào Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa DNNN của Tổng công ty Nhà nước, ghi:

Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3385 - Phải trả về cổ phần hóa).

Có các TK 111, 112.

 

b) Trường hợp khoản chênh lệch giữa giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm doanh nghiệp chuyển sang Công ty cổ phần nhỏ hơn giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp, thì số chênh lệch giảm (lỗ), ghi:

Trường hợp tập thể, cá nhân phải bồi thường, ghi:

Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388)

Có TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối.

Khi nhận tiền của tập thể, cá nhân nộp tiền bồi thường, ghi:

Nợ các TK 111, 112

Có TK 138 - Phải thu khác (1388).

Toàn bộ khoản chênh lệch giảm sau khi trừ phần bồi thường vật chất (nếu có), nếu được cấp bổ sung vốn để đảm bảo tỷ lệ cổ phần nhà nước cần thiết nắm giữ trong cơ cấu điều lệ của Công ty cổ phần, khi nhận được tiền cấp vốn bổ sung, ghi:

Nợ các TK 111, 112

Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh .

 

3.2. Kế toán về bán cổ phần thuộc vốn nhà nước và kế toán khoản tiền thu hộ nợ phải thu và tiền thu về nhượng bán tài sản được loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp phải nộp vào Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa DNNN

 

Trong giai đoạn từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến khi doanh nghiệp chưa chính thức chuyển thành Công ty cổ phần, DNNN có trách nhiệm tiếp tục theo dõi và tổ chức thu hồi công nợ, thanh lý, nhượng bán tài sản được loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp và nộp toàn bộ số tiền thu được vào Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa DNNN.

 

a) Căn cứ vào quyết định của cơ quan có thẩm quyền về các khoản nợ phải thu và tài sản được loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp, ghi:

Nợ TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh

Có các TK 131, 138, 152, 153, 155, 156, 211, 213…

Đồng thời đơn vị kế toán có trách nhiệm theo dõi và hạch toán vào bên Nợ TK 002 “Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công”, tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán về vật tư, hàng hóa, tài sản giữ hộ Nhà nước được loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp.

 

b) Để phản ánh số tiền thu về bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước, số tiền thu hồi nợ phải thu và số tiền thu được về nhượng bán, thanh lý các tài sản được loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp phải nộp vào “Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa DNNN”, kế toán sử dụng TK 3385 - “Phải trả về cổ phần hóa”.

TK 3385 dùng để phản ánh số phải trả về tiền thu bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước, tiền thu hộ nợ phải thu và tiền thu về nhượng bán tài sản được loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp.

 

Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 3385

Bên Nợ:

Nộp vào Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa DNNN số tiền thu hồi công nợ phải thu đã thu được và tiền thu về nhượng bán, thanh lý tài sản được loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp;

Kết chuyển chi phí cổ phần hoá trừ (-) vào số tiền bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước;       

Nộp số tiền chênh lệch giữa số tiền thu từ bán cổ phần thuộc phần vốn Nhà nước lớn hơn số chi phí cổ phần hóa vào Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa DNNN;

Công ty cổ phần nộp 90% tổng số tiền thu hộ nợ phải thu và tiền bán tài sản giữ hộ Nhà nước vào Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa DNNN;

Công ty cổ phần trích 10% tổng số tiền thu hộ nợ phải thu và tiền nhượng bán tài sản giữ hộ Nhà nước để bù đắp chi phí.

 

Bên Có:

DNNN phản ánh số tiền phải trả về toàn bộ số tiền thu hồi nợ phải thu và tiền thu về nhượng bán thanh lý tài sản được loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp;

Công ty cổ phần phản ánh số tiền phải trả về tổng số tiền thu được về tiền thu hộ nợ phải thu và tiền thu từ nhượng bán tài sản giữ hộ Nhà nước (Được loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp);

Phản ánh tổng số tiền thu từ bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước.

 

Số dư bên Có:

Phản ánh số tiền DNNN còn phải trả về số tiền thu hộ công nợ phải thu và tiền thu từ nhượng bán tài sản giữ hộ được loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp đến cuối kỳ kế toán;

Phản ánh số tiền Công ty cổ phần còn phải trả về tiền thu hộ công nợ phải thu và tiền thu từ nhượng bán tài sản giữ hộ nhà nước đến cuối kỳ kế toán;

Phản ánh số tiền thu về bán cổ phần thuộc vốn nhà nước còn phải trả đến cuối kỳ kế toán.

 

Nội dung và phương pháp kế toán Tài khoản 3385

Kế toán tại DNNN

Từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm DNNN chính thức chuyển sang Công ty cổ phần, nếu thu được số tiền nợ phải thu và tiền thu về nhượng bán tài sản được loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp, kế toán phản ánh toàn bộ số tiền thu được phải nộp hộ vào Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa DNNN, ghi:

 

Nợ các TK 111, 112

Có TK 3385 - Phải trả về cổ phần hóa.        

Đồng thời hạch toán vào bên Có TK 002 “Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công”, tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán về vật tư, hàng hóa, tài sản giữ hộ Nhà nước được loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp đã bán được.

Khi nộp tiền thu hồi nợ phải thu và tiền thu về nhượng bán tài sản không tính vào giá trị doanh nghiệp vào Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa DNNN của Trung ương (Đối với trường hợp cổ phần hóa doanh nghiệp trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ), hoặc của tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương (Đối với trường hợp cổ phần hóa doanh nghiệp trực thuộc tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương) hoặc vào Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa DNNN của Tổng công ty Nhà nước (Đối với trường hợp cổ phần hóa doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty) theo qui định hiện hành, ghi:

Nợ 3385 - Phải trả về cổ phần hóa

Có các TK 111, 112.

Khi bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước cho các cổ đông, ghi:

Nợ các TK 111, 112

Nợ TK 1385 - Phải thu về cổ phần hoá (Trường hợp bán trả chậm cho người nghèo)

Có TK 3385 - Phải trả về cổ phần hóa.

Khi kết thúc quá trình cổ phần hoá, doanh nghiệp phải báo cáo và thực hiện quyết toán chi phí cổ phần hoá với cơ quan quyết định cổ phần hoá. Tổng chi phí được trừ (-) vào tiền thu từ bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, kế toán kết chuyển chi phí cổ phần hoá đã được duyệt, ghi:

Nợ TK 3385 - Phải trả về cổ phần hóa

(Chi tiết tiền thu bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước)

Có TK 1385- Phải thu về cổ phần hoá (Chi tiết chi phí cổ phần hoá).

Khi nộp tiền chênh lệch giữa tổng số thu về bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước lớn hơn so với chi phí cổ phần hóa vào Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa DNNN, ghi:

Nợ TK 3385 - Phải trả về cổ phần hóa

Có các TK 111, 112.

Kế toán tại Công ty cổ phần được chuyển đổi từ DNNN

Khi Công ty cổ phần thu tiền thu hộ nợ phải thu và thu tiền về nhượng bán tài sản giữ hộ Nhà nước (Tài sản được loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp), ghi:

Nợ các TK 111, 112

Có TK 3385 - Phải trả về cổ phần hóa (Chi tiết phần thu hộ nợ phải thu và tiền thu về nhượng bán tài sản giữ hộ nhà nước).

Khi nộp tiền vào Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa DNNN về 90% tổng số tiền thu hộ nợ phải thu và tiền thu từ nhượng bán tài sản (Được loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp) giữ hộ Nhà nước, ghi:

Nợ TK 3385 - Phải trả về cổ phần hóa

Có các TK 111, 112.

Khi trích 10% trên tổng số tiền thu hộ nợ phải thu và tiền thu từ nhượng bán tài sản giữ hộ nhà nước, kế toán Công ty cổ phần ghi:

Nợ TK 3385 - Phải trả về cổ phần hóa

Có TK 711 - Thu nhập khác.

3.3. Kế toán chi phí cổ phần hóa

Chi phí cổ phần hóa DNNN bao gồm:

Chi phí cho việc lập phương án cổ phần hóa, xây dựng điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty cổ phần;

Chi phí in ấn tài liệu, chi phí kiểm kê, xác định giá trị tài sản;

Chi phí thuê tư vấn, thuê kiểm toán;

Chi phí tuyên truyền thông tin về cổ phần hóa doanh nghiệp;

Chi phí cho Đại hội công nhân viên chức để triển khai cổ phần hóa, chi phí cho Đại hội cổ đông lần đầu;

Chi phí cho việc tổ chức bán cổ phần;

Các chi phí khác có liên quan đến cổ phần hóa doanh nghiệp.

Để hạch toán chi phí cổ phần hóa DNNN, kế toán sử dụng Tài khoản 1385 "Phải thu về cổ phần hóa".

Tài khoản 1385 dùng để phản ánh số phải thu về chi phí cổ phần hóa mà doanh nghiệp đã chi ra, phải thu về tiền cổ phần bán trả chậm cho người nghèo.

Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 1385

Bên Nợ:

Phản ánh số tiền phải thu về chi phí cổ phần hóa DNNN;

Phải thu về tiền cổ phần bán trả chậm cho người nghèo.

Bên Có:

Kết chuyển chi phí cổ phần hóa;

Nhận tiền cổ đông trả về tiền cổ phần mua trả chậm.

Số dư bên Nợ:

Phản ánh chi phí cổ phần hóa chưa kết chuyển cuối kỳ;

Số còn phải thu về tiền cổ phần bán trả chậm cuối kỳ.

 

Nội dung và phương pháp hạch toán TK 1385

Khi phát sinh chi phí cổ phần hóa DNNN, ghi:

Nợ TK 1385 - Phải thu về cổ phần hóa (Chi tiết chi phí cổ phần hóa)

Có các TK 111, 112, 152, 331…

Khi kết thúc quá trình cổ phần hóa, doanh nghiệp phải báo cáo và thực hiện quyết toán chi phí cổ phần hóa với cơ quan quyết định cổ phần hóa. Tổng số chi phí cổ phần hóa được trừ (-) vào tiền thu từ bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, kế toán kết chuyển chi phí cổ phần hóa đã được duyệt, ghi:

Nợ TK 3385 - Phải trả về cổ phần hóa

(Chi tiết phần tiền thu bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước) 

Có TK 1385 - Phải thu về cổ phần hóa

(Chi tiết phần chi phí cổ phần hóa).

Khi bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước cho các cổ đông, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (Thu tiền ngay)

Nợ TK 1385 - Phải thu về cổ phần hóa  (Chi tiết phải thu về tiền cổ phần bán trả chậm theo từng đối tượng)

Có TK 3385 - Phải trả về cổ phần hóa

(Chi tiết phải trả về tiền cổ phần đã bán).

Khi nhận tiền của các cổ đông trả về số tiền cổ phần cổ đông mua trả chậm, ghi:

Nợ các TK 111, 112

Có TK 1385 - Phải thu về cổ phần hóa (Chi tiết phải thu về tiền cổ phần bán trả chậm theo từng đối tượng).

3.4. Kế toán tiền thu bán cổ phiếu do doanh nghiệp phát hành để huy động thêm vốn

Để phản ánh tiền thu bán cổ phiếu do doanh nghiệp phát hành để huy động thêm vốn, kế toán sử dụng Tài khoản 411 - "Nguồn vốn kinh doanh".     

Tài khoản 411 dùng để phản ánh nguồn vốn kinh doanh hiện có và tình hình tăng, giảm nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Tài khoản 411 phải được theo dõi chi tiết theo mệnh giá và số chênh lệch giữa mệnh giá so với giá phát hành.

Khi bán cổ phần cho các cổ đông, ghi:

Nợ các TK 111, 112

Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh.

4. Bàn giao tài sản, nguồn vốn cho Công ty cổ phần

4.1. Để bàn giao tài sản, nguồn vốn cho Công ty cổ phần, đơn vị phải khóa sổ kế toán, lập báo cáo tài chính và phải lập hồ sơ bàn giao tài sản, nguồn vốn tại thời điểm bàn giao

4.2. Hồ sơ bàn giao tài sản, nguồn vốn bao gồm:

a) Báo cáo tài chính tại thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển thành Công ty cổ phần và báo cáo quyết toán thuế;

b) Quyết định về giá trị doanh nghiệp tại thời điểm doanh nghiệp chuyển thành Công ty cổ phần của cơ quan có thẩm quyền;

c) Biên bản bàn giao tài sản, nguồn vốn được lập tại thời điểm bàn giao.

Biên bản bàn giao phải có đầy đủ chữ ký của đại diện cơ quan quyết định cổ phần hóa, đại diện DNNN, đại diện của Công ty cổ phần theo qui định. Biên bản bàn giao giữa 2 bên phải thể hiện rõ:

Tổng giá trị tài sản, tổng nguồn vốn, nợ phải trả có tại thời điểm bàn giao;

Quyền lợi và nghĩa vụ Công ty cổ phần được tiếp tục kế thừa;

Những tồn tại Công ty cổ phần có trách nhiệm giải quyết (Bao gồm cả việc tiếp tục theo dõi, thu hồi nợ phải thu, tài sản đã được loại trừ, thu hồi tiền bán cổ phần trả chậm…).

d) Các phụ lục chi tiết về tài sản, nguồn vốn được tính vào giá trị doanh nghiệp bàn giao cho Công ty cổ phần, gồm:

 

Phụ lục số 01: Chi tiết TSCĐ được tính vào giá trị doanh nghiệp bàn giao cho Công ty cổ phần;

 

Phụ lục số 02: Chi tiết các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn được tính vào giá trị doanh nghiệp bàn giao cho Công ty cổ phần;

 

Phụ lục số 03: Chi tiết hàng tồn kho được tính vào giá trị doanh nghiệp bàn giao cho Công ty cổ phần;

 

Phụ lục số 04: Chi tiết nợ phải thu được tính vào giá trị doanh nghiệp bàn giao cho Công ty cổ phần;

 

Phụ lục số 05: Chi tiết nợ phải thu cổ phần bán trả chậm;

Phụ lục số 06: Chi tiết nợ phải trả được tính vào giá trị doanh nghiệp bàn giao cho Công ty cổ phần;

 

Phụ lục số 07: Chi tiết vốn góp cổ phần bàn giao cho Công ty cổ phần;

đ) Phụ lục chi tiết về nợ phải thu và tài sản giữ hộ nhà nước không tính vào giá trị doanh nghiệp bàn giao cho Công ty cổ phần, hoặc Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp, gồm:         

Phụ lục số 08: Chi tiết nợ phải thu không tính vào giá trị doanh nghiệp bàn giao cho Công ty cổ phần, hoặc Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp;

 

Phụ lục số 09: Chi tiết hàng tồn kho không tính vào giá trị doanh nghiệp bàn giao cho Công ty cổ phần, hoặc Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp;

 

Phụ lục số 10: Chi tiết các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn không tính vào giá trị doanh nghiệp bàn giao cho Công ty cổ phần, hoặc Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp;

 

Phụ lục số 11: Chi tiết TSCĐ không tính vào giá trị doanh nghiệp bàn giao cho Công ty cổ phần, hoặc Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp.

 

e) Tài liệu kế toán bàn giao cho Công ty cổ phần:

Trường hợp cổ phần hóa toàn bộ doanh nghiệp thì bàn giao toàn bộ tài liệu kế toán (Chứng từ kế toán, sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp, báo cáo tài chính, báo cáo quản trị và các tài liệu khác có liên quan đến kế toán) cho Công ty cổ phần, bao gồm tài liệu kế toán đang lưu trữ và tài liệu kế toán đang sử dụng chưa đưa vào lưu trữ;

Trường hợp chỉ cổ phần hoá một bộ phận của doanh nghiệp thì chỉ bàn giao những tài liệu kế toán liên quan đến những tài sản và nguồn vốn bàn giao cho Công ty cổ phần (Nếu có thể chia tách được tài liệu kế toán). Tài liệu kế toán còn lại phải được bảo quản, lưu trữ tại doanh nghiệp được cổ phần hoá.

 

4.3. Kế toán bàn giao tài sản, nguồn vốn cho Công ty cổ phần

a) Trường hợp cổ phần hoá toàn bộ doanh nghiệp       

Khi bàn giao tài sản cho Công ty cổ phần, căn cứ vào biên bản bàn giao tài sản, các phụ lục chi tiết về tài sản bàn giao cho Công ty cổ phần và tài liệu, sổ sách kế toán có liên quan, kế toán phản ánh giảm giá trị tài sản bàn giao, ghi:

Nợ TK 3388 - Phải trả, phải nộp khác (Chi tiết tài sản bàn giao)

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Phần đã hao mòn)

Có các TK liên quan: 111, 112, 121, 131, 133, 138, 152, 153, 154, 155, 156, 211, 213, 221, 222, 228, 241…

Khi bàn giao nguồn vốn cho Công ty cổ phần, căn cứ vào biên bản bàn giao tài sản, Phụ lục số 06 (Chi tiết nợ phải trả được tính vào giá trị doanh nghiệp bàn giao cho Công ty cổ phần), Phụ lục số 07 (Chi tiết vốn góp cổ phần bàn giao cho Công ty cổ phần) bàn giao cho Công ty cổ phần và tài liệu, sổ sách kế toán có liên quan, kế toán phản ánh giảm nguồn vốn, ghi:

Nợ TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh

Nợ các TK 311, 331, 333, 334, 335, 338, 341, 342… (Phần nợ phải trả bàn giao, Công ty cổ phần có nghĩa vụ kế thừa tiếp tục phải trả)

Có TK 3388 - Phải trả, phải nộp khác (Chi tiết nguồn vốn bàn giao).

(Lưu ý: Số phát sinh bên Nợ TK 3388 "Chi tiết phần tài sản bàn giao "phải bằng số phát sinh bên Có TK 3388 "Chi tiết phần nguồn vốn bàn giao").

b) Trường hợp cổ phần hoá một bộ phận của doanh nghiệp

Khi bàn giao tài sản cho Công ty cổ phần, căn cứ vào biên bản bàn giao tài sản, các phụ lục chi tiết về tài sản bàn giao cho Công ty cổ phần và các chứng từ, sổ kế toán có liên quan, kế toán phản ánh giảm giá trị tài sản bàn giao cho Công ty cổ phần, ghi:

Nợ TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Phần đã hao mòn)

Có các TK 111, 112, 121, 131, 152, 153, 154, 155, 156, 211, 213, 221, 222, 241,…

 

4.4. Kế toán nợ phải thu và tài sản giữ hộ Nhà nước không tính vào giá trị doanh nghiệp, bàn giao cho Công ty cổ phần, hoặc Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp

Khi bàn giao tài sản giữ hộ Nhà nước không tính vào giá trị doanh nghiệp bàn giao cho Công ty cổ phần giữ hộ hoặc Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp, kế toán phải lập Biên bản bàn giao và các biểu theo Phụ lục số 08, 09, 10 và 11 theo quy định tại Thông ty này; Đồng thời kế toán phản ánh vào bên Có TK 002 “Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công”.

 

B- Kế toán tại Công ty cổ phần được chuyển đổi từ DNNN

Các Công ty cổ phần hình thành do được chuyển đổi từ DNNN thực hiện Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ (Ban hành theo Quyết định số 1177 TC/QĐ-CĐKT ngày 23/12/1996 và được sửa đổi, bổ sung theo Quyết định số 144/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).

Đối với Công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán thì phải thực hiện theo chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 về việc ban hành Chế độ kế toán doanh nghiệp, Quyết định số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 về việc ban hành Chế độ báo cáo tài chính và các Thông tư hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp của Bộ Tài chính.

1. Mở sổ kế toán mới

Khi nhận hồ sơ bàn giao tài sản, nguồn vốn và nhận tài sản, nguồn vốn bàn giao, Công ty cổ phần phải mở sổ kế toán mới (Bao gồm các sổ kế toán tổng hợp và các sổ kế toán chi tiết) để phản ánh giá trị tài sản và nguồn vốn nhận bàn giao.

2. Kế toán nhận bàn giao tài sản, nguồn vốn ở Công ty cổ phần

Khi nhận tài sản bàn giao, kế toán căn cứ vào hồ sơ, biên bản bàn giao tài sản, các Phụ lục 01, 02, 03, 04 và 05 về bàn giao tài sản cho Công ty cổ phần, kế toán phản ánh giá trị tài sản nhận bàn giao, ghi:

Nợ các TK có liên quan: 111, 112, 121, 131, 133, 138, 141,  152, 153, 154, 155, 156, 157, 211, 221, 241…

Có TK 3388 - Phải trả, phải nộp khác (Chi tiết phần tài sản nhận bàn giao).

Khi nhận nguồn vốn bàn giao, kế toán căn cứ vào hồ sơ, biên bản bàn giao tài sản (Chi tiết phần nguồn vốn),  Phụ lục số 06 (Chi tiết nợ phải trả được tính vào giá trị doanh nghiệp bàn giao cho Công ty cổ phần), Phụ lục số 07 (Chi tiết vốn góp cổ phần bàn giao cho Công ty cổ phần) bàn giao cho Công ty cổ phần, kế toán phản ánh nguồn vốn nhận bàn giao, ghi:

Nợ TK 3388 - Phải trả, phải nộp khác

(Chi tiết phần nguồn vốn nhận bàn giao)

Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh (Phần vốn góp cổ phần của Nhà nước và các cổ đông)

Có các TK 311, 315, 331, 333, 334, 335, 338, 341, 342…(Phần nợ phải trả nhận bàn giao, Công ty cổ phần có nghĩa vụ kế thừa tiếp tục phải trả).

 

(Lưu ý: Số phát sinh bên có TK 3388 (Chi tiết phần tài sản nhận bàn giao) phải bằng số phát sinh bên Nợ TK 3388 (Chi tiết phần nguồn vốn nhận bàn gia).

3. Kế toán thu hồi và nộp tiền bán cổ phần trả chậm

Khi Công ty cổ phần thu hồi được tiền bán cổ phần trả chậm của các cổ đông, ghi:

Nợ các TK 111, 112

Có TK 1385 - Phải thu về cổ phần hóa

(Chi tiết phải thu về tiền cổ phần bán trả chậm).

Khi nộp tiền thu hồi tiền bán cổ phần trả chậm vào Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa DNNN theo chế độ qui định, kế toán Công ty cổ phần, ghi:

Nợ TK 3385 - Phải trả về cổ phần hóa

Có các TK 111, 112.

4. Kế toán ở Công ty cổ phần về tiền thu hộ nợ phải thu và tiền thu về bán tài sản giữ hộ Nhà nước

Khi nhận bàn giao nợ phải thu hộ và nhận tài sản giữ hộ Nhà nước không tính vào giá trị doanh nghiệp, kế toán căn cứ vào hồ sơ, biên bản bàn giao tài sản, nguồn vốn (Chi tiết phần nợ phải thu hộ, tài sản không tính vào giá trị doanh nghiệp bàn giao cho Công ty cổ phần giữ hộ) và Phụ lục số 08, 09, 10 và 11 chi tiết về nợ phải thu hộ và tài sản giữ hộ Nhà nước không tính vào giá trị doanh nghiệp, kế toán phản ánh vào bên Nợ TK 002 “Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công” - Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán.

Khi Công ty cổ phần thu tiền thu hộ nợ phải thu và thu về nhượng bán tài sản giữ hộ Nhà nước (Tài sản không tính vào giá trị doanh nghiệp), ghi:

Nợ các TK 111, 112

Có TK 3385 - Phải trả về cổ phần hóa (Chi tiết tiền thu hộ nợ phải thu và tiền thu về  nhượng bán tài sản giữ hộ Nhà nước).

Đồng thời, kế toán phản ánh vào bên Có TK 002 “Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công” - Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán về tài sản giữ hộ Nhà nước đã bán.

Khi Công ty cổ phần nộp tiền vào Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa DNNN về 90% tổng số tiền thu được tiền thu hộ nợ phải thu và tiền thu từ nhượng bán tài sản giữ hộ Nhà nước, ghi:

Nợ TK 3385 - Phải trả về cổ phần hóa

Có các TK 111, 112.                          

Khi trích 10% trên tổng số tiền thu được về tiền thu hộ nợ phải thu và tiền nhượng bán tài sản giữ hộ Nhà nước, kế toán Công ty cổ phần ghi:

Nợ TK 3385 - Phải trả về cổ phần hóa

Có TK 711 - Thu nhập khác.

Khi phát sinh chi phí liên quan trực tiếp đến việc thu hộ tiền công nợ phải thu và chi phí nhượng bán tài sản giữ hộ Nhà nước, kế toán Công ty cổ phần, ghi:

Nợ TK 811 - Chi phí khác

Có các TK 111, 112, 331…

 

5. Báo cáo nợ phải thu và tài sản giữ hộ Nhà nước không tính vào giá trị doanh nghiệp, bàn giao cho Công ty mua bán, nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp

Khi bàn giao nợ phải thu và tài sản giữ hộ Nhà nước cho Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp, phải lập biên bản bàn giao theo chế độ quy định, đồng thời phải lập các Phụ lục số 08, 09, 10 và số 11 theo mẫu quy định tại Thông tư này.

Khi bàn giao nợ phải thu và tài sản giữ hộ Nhà nước cho Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp, kế toán Công ty cổ phần phải ghi vào bên Có TK 002 “Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công”.

6. Báo cáo quyết toán nợ thu hộ và tài sản giữ hộ Nhà nước

Công ty cổ phần phải lập Báo cáo quyết toán nợ thu hộ và tài sản giữ hộ Nhà nước (Phụ lục 12) vào 31/12 hàng năm và gửi báo cáo cho các đơn vị sau đây chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm:

 

Nơi nhận báo cáo

Sở Tài chính tỉnh, Thành phố

Cục TCDN  (Bộ Tài chính )

Cơ quan quyết định cổ phần hoá

Tổng công ty

1. Doanh nghiệp  

    trung ương

2. Doanh nghiệp

   địa phương

 

 

X

X

X

 

X

X

7. Kế toán về bán cổ phiếu do Công ty cổ phần phát hành để huy động thêm vốn

Khi Công ty cổ phần phát hành cổ phiếu để huy động thêm vốn phải chấp hành đúng các chính sách tài chính hiện hành, kế toán phải theo dõi, phản ánh chi tiết số lượng từng loại cổ phiếu đã phát hành, số chênh lệch giữa mệnh giá và giá phát hành.

Để hạch toán về bán cổ phiếu do Công ty cổ phần phát hành nhằm huy động thêm vốn, kế toán sử dụng Tài khoản 411 “Nguồn vốn kinh doanh”.

Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 411 - Nguồn vốn kinh doanh

Bên Nợ: Phản ánh số vốn kinh doanh giảm, do:

Trả vốn góp cho các cổ đông (Chủ sở hữu vốn);

Mua lại cổ phần để huỷ bỏ;

Bù lỗ kinh doanh theo quyết định của đại hội cổ đông.

Bên Có: Phản ánh nguồn vốn kinh doanh tăng, do:

Nhận vốn góp của các cổ đông, của các chủ sở hữu;

Số chênh lệch giữa giá phát hành cao hơn mệnh giá cổ phiếu;

Bổ sung vốn từ lợi nhuận tích luỹ;

Nguồn vốn kinh doanh tăng khác.

Số dư bên Có: Phản ánh nguồn vốn kinh doanh hiện có tại doanh nghiệp.

Tài khoản 411 - "Nguồn vốn kinh doanh" có 3 tài khoản cấp 2.

Tài khoản 4111 - Vốn góp: Tài khoản này dùng để phản ánh khoản vốn góp theo điều lệ công ty của các chủ sở hữu vốn. Đối với Công ty cổ phần thì phần vốn góp của các cổ đông từ phát hành cổ phiếu được phản ánh vào tài khoản này theo mệnh giá.

Tài khoản 4112 - Thặng dư vốn: Tài khoản này dùng để phản ánh số chênh lệch giữa giá phát hành cổ phiếu và mệnh giá cổ phiếu.

Tài khoản 4118 - Vốn khác: Tài khoản này dùng để phản ánh số vốn kinh doanh được hình thành từ các khoản được tặng, biếu, nhận tài trợ, viện trợ không hoàn lại… (Sau khi trừ đi các khoản thuế phải nộp).

 

Phương pháp hạch toán kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu của Tài khoản 411

Khi bán cổ phần cho các cổ đông với giá phát hành theo mệnh giá cổ phiếu, ghi:

Nợ TK 111, 112

Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh (4111 - Vốn góp) (Mệnh giá).

Khi bán cổ phần cho các cổ đông với giá phát hành lớn hơn mệnh giá cổ phiếu, ghi:

Nợ TK 111, 112 (Giá phát hành)

Có TK 4111 - Vốn góp (Ghi bằng mệnh giá)

Có TK 4112 - Thặng dư vốn (Số chênh lệch giá phát hành cao hơn mệnh giá cổ phiếu).

Khi nhận tiền tái phát hành cổ phiếu mua lại, ghi;

Nợ TK 111, 112 (Theo giá tái phát hành)

Nợ TK 4112 - Thặng dư vốn (Số chênh lệch giữa giá tái phát hành thấp hơn giá thực tế mua lại cổ phiếu)

Có TK 419 - Cổ phiếu mua lại (Theo giá thực tế mua lại)

Có TK 4112 - Thặng dư vốn (Số chênh lệch giữa giá tái phát hành cao hơn giá thực tế mua lại cổ phiếu).

Khi bổ sung vốn góp do trả cổ tức bằng cổ phiếu cho các cổ đông, ghi:

Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối (Theo giá phát hành)

Có TK 4111 - Vốn góp (Ghi bằng mệnh giá)

Có TK 4112 - Thặng dư vốn (Số chênh lệch giá phát hành cao hơn mệnh giá cổ phiếu).

Khi mua lại cổ phiếu để huỷ bỏ ngay tại ngày mua lại, ghi:

Nợ TK 4111 - Vốn góp (Ghi bằng mệnh giá)

Nợ TK 4112 - Thặng dư vốn (Số chênh lệch giữa giá thực tế mua lại cao hơn mệnh giá cổ phiếu)

Có TK 111, 112 (số tiền mua lại cổ phiếu).

Khi huỷ bỏ cổ phiếu đã mua lại, ghi:

Nợ TK 4111 - Vốn góp (Ghi bằng mệnh giá)

Nợ TK 4112 - Thặng dư vốn (Số chênh lệch giữa giá thực tế mua lại cao hơn mệnh giá cổ phiếu)

Có TK 419 - Cổ phiếu mua lại (Theo giá thực tế mua lại).

8. Kế toán cổ phiếu mua lại

Kế toán mua lại cổ phiếu do chính công ty phát hành, được sử dụng Tài khoản 419 “Cổ phiếu mua lại”. Nguyên tắc, nội dung và phương pháp hạch toán Tài khoản 419 “Cổ phiếu mua lại” được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 144/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2001 của Bộ Tài chính về việc bổ sung, sửa đổi Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ ban hành theo Quyết định 1177 TC/QĐ-CĐKT ngày 23/12/1996 của Bộ Tài chính.

9. Kế toán chia cổ tức cho các cổ đông

Sau khi nộp thuế TNDN và trích lập các quỹ, bổ sung thêm vốn theo quy định, phần lợi nhuận còn lại được chia cho các cổ đông trên cơ sở số cổ phiếu mà các cổ đông nắm giữ.

Khi xác định số lợi nhuận phải chia cho các cổ đông, ghi:

Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối

Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3388).

Khi trả tiền cổ tức cho các cổ đông, ghi:

Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3388)

Có TK 111, 112...

Khi bổ sung vốn góp do trả cổ tức bằng cổ phiếu cho các cổ đông, ghi:

Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối (Theo giá phát hành)

Có TK 4111 - Vốn góp (Ghi bằng mệnh giá)

Có TK 4112 - Thặng dư vốn (Số chênh lệch giá phát hành cao hơn mệnh giá cồ phiếu).

C- Kế toán tại Tổng công ty, công ty có đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc được cổ phần hoá

1. Khi nhận tài sản được loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp của các đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc được cổ phần hoá của Tổng công ty, kế toán Tổng công ty, ghi:

Nợ các TK 152, 153, 155, 156, 211,…

Có TK 1361 - Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc.

2. Căn cứ vào chứng từ và báo cáo của các đơn vị được cổ phần hoá trực thuộc Tổng Công ty về tài sản được loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp chuyển cho các đơn vị khác ngoài Tổng công ty, kế toán Tổng công ty, ghi:

Nợ TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh

Có TK 1361 - Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc.

3. Căn cứ vào chứng từ về giá trị tài sản được loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp sau khi trừ (-) giá trị tài sản được loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp nộp cho Tổng công ty và chuyển cho các đơn vị khác ngoài Tổng công ty được phản ánh ở Mục 1, 2 nói trên, kết quả tìm được kế toán Tổng công ty, ghi:

Nợ TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh

Có TK 1361 - Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc.

4. Căn cứ vào quyết định cổ phần hoá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các chứng từ, tài liệu  kế toán có liên quan, kế toán xác định phần vốn Nhà nước bán cho các cổ đông để ghi giảm nguồn vốn kinh doanh, ghi:

Nợ TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh

Có TK 1361 - Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc.

5. Căn cứ vào hồ sơ, biên bản bàn giao tài sản, nguồn vốn cho Công ty cổ phần, kế toán xác định phần vốn của Nhà nước góp vào Công ty cổ phần, ghi:

Nợ TK 221 - Đầu tư chứng khoán dài hạn (2212- Cổ phiếu)

Có TK 1361 - Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc.

6. Kế toán “Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá DNNN”

Số tiền thu được từ bán phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp cổ phần hoá, sau khi trừ (-) đi chi phí cổ phần hoá được chuyển về “Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá DNNN” của Tổng công ty (Đối với trường hợp cổ phần hoá đơn vị phụ thuộc hoặc đơn vị thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty).

a) Tài khoản 417  “Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá DNNN”

Để hạch toán tình hình trích lập và sử dụng “Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá DNNN” kế toán mở thêm TK 417  “Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá DNNN”.

TK 417  “Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá DNNN” chỉ được áp dụng đối với các Tổng công ty được trích lập “Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá DNNN”.

b) Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 417

Bên Nợ:

Chi hỗ trợ doanh nghiệp thanh toán trợ cấp cho người lao động thôi việc, mất việc;

Chi hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo lại lao động dôi dư tại thời điểm cổ phần hoá để bố trí việc làm mới trong Công ty cổ phần;

Đầu tư cho các doanh nghiệp đã cổ phần hoá để đảm bảo tỷ trọng vốn chi phối của Nhà nước đối với loại doanh nghiệp mà Nhà nước phải nắm giữ cổ phần chi phối;

Hỗ trợ vốn cho các DNNN trước khi cổ phần hoá có khó khăn về khả năng thanh toán để xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ BHXH;

Hỗ trợ vốn cho các DNNN đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh và phát triển doanh nghiệp.

Bên Có:

Nhận được tiền nộp vào “Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá DNNN” của đơn vị phụ thuộc và đơn vị thành viên hạch toán độc lập của Tổng Công ty nộp lên về số tiền chênh lệch giữa tiền thu được từ bán phần vốn Nhà nước lớn hơn chi phí cổ phần hoá;

Nhận tiền “Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá DNNN” về tiền thu hồi nợ phải thu và tiền thu về nhượng bán tài sản được loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp của đơn vị phụ thuộc, đơn vị thành viên cổ phần hoá của Tổng công ty và tiền nợ thu hộ, tiền thu về nhượng bán tài sản giữ hộ Nhà nước của Công ty cổ phần được chuyển đổi từ DNNN nộp lên;

Tăng khác.

Số dư bên Có:

Phản ánh số “Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá DNNN” hiện có cuối kỳ.

c) Phương pháp kế toán TK 417

Khi nhận tiền “Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá DNNN” của đơn vị trực thuộc và đơn vị thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty nộp cho Tổng công ty về số tiền chênh lệch giữa số tiền thu được từ bán phần vốn nhà nước lớn hơn chi phí cổ phần, ghi:

Nợ các TK 111, 112

Có TK 417 - Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá DNNN.

Khi nhận tiền từ việc thu hồi nợ phải thu, tiền thu về nhượng bán tài sản được loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp của đơn vị trực thuộc, đơn vị thành viên cổ phần hoá của Tổng công ty và Công ty cổ phần được chuyển đổi từ DNNN nộp cho Tổng công ty vào “Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá DNNN”, kế toán Tổng công ty ghi:

Nợ các TK 111, 112

Có TK 417 - Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá DNNN.

Khi chi tiền từ “Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá DNNN” để hỗ trợ doanh nghiệp thanh toán, trợ cấp cho người lao động thôi việc, mất việc, chi đào tạo lại lao động dôi dư tại thời điểm cổ phần hoá để bố trí việc làm mới trong Công ty cổ phần; hoặc đầu tư cho các doanh nghiệp (thuộc Tổng công ty) đã cổ phần hoá để đảm bảo tỷ trọng vốn chi phối của nhà nước mà  Nhà nước phải nắm giữ cổ phần chi phối, khi chi tiền, kế toán ghi:

Nợ TK 417 - Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá DNNN

Có các TK 111, 112.

Khi chi tiền từ “Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá DNNN” để hỗ trợ vốn cho các DNNN trực thuộc Tổng công ty trước khi cổ phần hoá có khó khăn về khả năng thanh toán để xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ BHXH; chi hỗ trợ vốn cho các DNNN trực thuộc Tổng công ty để đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh và phát triển doanh nghiệp, khi chi tiền, kế toán ghi:

Nợ TK 417 - Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá DNNN

Có các TK 111, 112.

III. Kế toán phát hành tráI phiếu để huy động thêm vốn

Khi doanh nghiệp phát hành trái phiếu để huy động thêm vốn phải chấp hành đúng các chính sách tài chính hiện hành, kế toán phải theo dõi, phản ánh chi tiết số lượng từng loại trái phiếu đã phát hành, số tiền chênh lệch giữa mệnh giá và giá phát hành và hạch toán theo quy định tại Thông tư số 105/2003/TT-BTC ngày 04/11/2003 về hướng dẫn thực hiện sáu (06) chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 của Bộ Tài chính.

 IV. Tổ chức thực hiện:

1. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo. Các qui định trước đây về kế toán khi chuyển DNNN thành Công ty cổ phần trái với qui định trong Thông tư này đều bãi bỏ.

2. Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và Kiểm toán, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Giám đốc Sở Tài chính và Cục trưởng Cục Thuế các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra đối với các doanh nghiệp cổ phần hóa theo đúng qui định của Nhà nước.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các Bộ, ngành, các địa phương, các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết./. 

 

 

Phụ lục số 01

Chi tiết TSCĐ được tính vào giá trị doanh nghiệp

bàn giao cho Công ty cổ phần

 

Đơn vị tính: Đồng

 

Số TT

Tên TSCĐ

Ký hiệu TSCĐ

Đơn vị tính

Nguyên giá

Giá trị đã hao mòn

Giá trị còn lại

1

2

3

4

5

6

7 = 5 - 6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

…, ngày …tháng … năm …

 

Đại diện bên giao

Đại diện bên nhận

(Ký, họ tên, đóng dấu)

(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

 

 

 

Phụ lục số 02

Chi tiết các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn

được tính vào giá trị doanh nghiệp bàn giao cho Công ty cổ phần

 

Đơn vị tính: Đồng

 

Số TT

Tên nội dung từng khoản đầu tư

Đơn vị tính

Số lượng

(nếu có)

Giá trị

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

 

I- Đầu tư ngắn hạn

……………

II- Đầu tư dài hạn

…………..

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

…, ngày …tháng … năm …

 

Đại diện bên giao

Đại diện bên nhận

(Ký, họ tên, đóng dấu)

(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

 

 

Phụ lục số 03

 

Chi tiết hàng tồn kho được tính vào giá trị doanh nghiệp

bàn giao cho Công ty cổ phần

 

Đơn vị tính: Đồng

 

Số TT

Tên

hàng tồn kho

Quy cách, phẩm chất

Đơn vị tính

Số lượng

Giá trị

Ghi chú

Đơn giá

Thành tiền

1

2

3

4

5

6

7 = 5 x 6

8

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

…., ngày …..tháng …. năm …..

 

Đại diện bên giao

Đại diện bên nhận

(Ký, họ tên, đóng dấu)

(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

 

 

Phụ lục số 04

 

Chi tiết nợ phải thu được tính vào giá trị doanh nghiệp

 bàn giao cho Công ty cổ phần

 

Đơn vị tính: Đồng

 

Số TT

Tên, địa chỉ

từng đối tượng phải thu

Nội dung

phải thu

Số tiền

phải thu

Ghi chú

1

2

3

4

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

…., ngày …..tháng …. năm …..

 

Đại diện bên giao

Đại diện bên nhận

(Ký, họ tên, đóng dấu)

(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

 

Phụ lục số 05

 

Chi tiết nợ phải thu cổ phần bán trả chậm

 

Đơn vị tính: Đồng

 

Số TT

Tên, địa chỉ từng cổ đông mua cổ phần trả chậm

Thời hạn

trả chậm

Số tiền

phải thu

Ghi chú

1

2

3

4

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

…, ngày …tháng … năm …

 

Đại diện bên giao

Đại diện bên nhận

(Ký, họ tên, đóng dấu)

(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

 

 

 

Phụ lục số 06

 

Chi tiết nợ phải trả được tính vào giá trị doanh nghiệp

 bàn giao cho Công ty cổ phần

 

Đơn vị tính: Đồng

 

Số TT

Tên, địa chỉ

từng đối tượng phải trả

Nội dung

phải trả

Số tiền

phải trả

Ghi chú

1

2

3

4

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

…., ngày …..tháng …. năm …..

 

Đại diện bên giao

Đại diện bên nhận

(Ký, họ tên, đóng dấu)

(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

 

 

 

Phụ lục số 07

 

Chi tiết vốn góp cổ phần bàn giao cho Công ty cổ phần

 

Đơn vị tính: Đồng

 

 

Số TT

 

Tên, địa chỉ

từng cổ đông

Số lượng cổ phiếu

Tổng số tiền

 

Ghi chú

Cố phiếu thường

Cổ phiếu ưu đãi

Tổng số

Cổ phiếu thường

Cổ phiếu ưu đãi

Tổng số tiền

1

2

3

4

5=3+4

6

7

8= 6+7

9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

…, ngày ....tháng …năm

 

Đại diện bên giao

Đại diện bên nhận

(Ký, họ tên, đóng dấu)

(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

 

Phụ lục số 08

 

Chi tiết nợ phải thu không tính vào giá trị doanh nghiệp bàn giao cho Công ty cổ phần, hoặc Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp

 

Đơn vị tính: Đồng

 

Số TT

Tên, địa chỉ

từng đối tượng phải thu

Nội dung

phải thu

Số tiền

phải thu

Ghi chú

1

2

3

4

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

…., ngày …..tháng …. năm …..

 

Đại diện bên giao

Đại diện bên nhận

(Ký, họ tên, đóng dấu)

(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

 

 

Phụ lục số 09

 

Chi tiết hàng tồn kho không tính vào giá trị doanh nghiệp bàn giao cho Công ty cổ phần, hoặc Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp

 

Đơn vị tính: Đồng

 

Số TT

Tên

hàng tồn kho

Quy cách, phẩm chất

Đơn vị tính

Số lượng

Giá trị

Ghi chú

Đơn giá

Thành tiền

1

2

3

4

5

6

7 = 5 x 6

8

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

…., ngày …..tháng …. năm …..

 

Đại diện bên giao

Đại diện bên nhận

(Ký, họ tên, đóng dấu)

(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

 

Phụ lục số 10

 

Chi tiết các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn

không tính vào giá trị doanh nghiệp bàn giao cho Công ty cổ phần,

hoặc Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp

 

Đơn vị tính: Đồng

 

Số TT

Tên, nội dung từng khoản đầu tư

Đơn vị tính

Số lượng

(nếu có)

Giá trị

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

 

I- Đầu tư ngắn hạn

……………

II- Đầu tư dài hạn

…………..

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

…, ngày …tháng … năm …

 

Đại diện bên giao

Đại diện bên nhận

(Ký, họ tên, đóng dấu)

(Ký, họ tên, đóng dấu)



 

 

Phụ lục số 11

Chi tiết TSCĐ không tính vào giá trị doanh nghiệp bàn giao cho Công ty

 cổ phần, hoặc Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp

 

Đơn vị tính: Đồng

 

Số TT

Tên TSCĐ

Ký hiệu TSCĐ

Đơn vị tính

Nguyên giá

Giá trị đã hao mòn

Giá trị

 còn lại

1

2

3

4

5

6

7 = 5 - 6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

…., ngày …..tháng …. năm …..

 

Đại diện bên giao

Đại diện bên nhận

(Ký, họ tên, đóng dấu)

(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

 

Phụ lục số 12

 

Báo cáo quyết toán nợ thu hộ và tài sản giữ hộ Nhà nước

(Đến ngày 31/12/…….)

 

I- Tình hình nợ đã thu hộ

Đơn vị tính: Đồng

 

Số TT

Tên, địa chỉ

đối tượng còn nợ

phải thu hộ

 

Số tiền nợ thu hộ nhận bàn giao

Số tiền đã thu

 

Số tiền còn phải thu hộ

Trong kỳ

Luỹ kế từ khi nhận bàn giao tới cuối kỳ báo cáo

1

2

3

4

 5

6 = 3 - 5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

(Lưu ý: Cột 4, Cột 5 phản ánh cả số tiền nợ thu hộ bàn giao cho Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp)

 

 

II- Tình hình tài sản giữ hộ Nhà nước đã bán và chưa bán được:

 

Đơn vị tính: Đồng

 

 

Số TT

 

Tên hàng tồn kho, TSCĐ giữ hộ Nhà nước

 

Đơn vị tính

 

 

Tài sản giữ hộ Nhà nước

Tài sản giữ hộ Nhà nước đã bán

và bàn giao cho đơn vị khác

 

Tài sản giữ hộ Nhà nước còn lại chưa bán đến cuối kỳ báo cáo

 

Trong kỳ

Luỹ kế từ khi nhận bàn giao đến cuối kỳ

báo cáo

Lượng

Tiền

Lượng

Tiền

Lượng

Tiền

Lượng

Tiền

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10 = 4 - 8

11 = 5 - 9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Lưu ý: Cột 6, Cột 7, Cột 8, Cột 9 phản ánh cả phần tài sản giữ hộ Nhà nước bàn giao cho Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp)

 

III- Tình hình thanh toán nợ thu hộ và tài sản giữ hộ Nhà nước

Đơn vị tính: Đồng

 

 

Chỉ tiêu

 

Mã số

Số tiền

Kỳ này

Luỹ kế từ khi nhận bàn giao đến cuối kỳ báo cáo

1

2

3

4

1. Số tiền công nợ đã thu hộ

 

01

 

 

2. Số tiền thu về tài sản giữ hộ đã bán

 

02

 

 

3. Số tiền được trích (10%)* trên tổng số tiền đã thu hộ và số tiền thu về tài sản giữ hộ đã bán

[03 = (01 + 02) x 10%]

 

03

 

 

4. Số tiền công nợ đã thu hộ và số tiền thu về tài sản giữ hộ đã bán phải nộp vào Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá DNNN   (04 = 01 + 02 - 03)

 

04

 

 

5. Số tiền đã nộp vào Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá DNNN

 

05

 

 

6. Số tiền còn phải nộp vào Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá DNNN  (06 = 04 – 05)

06

 

 

 

(*) Theo chính sách tài chính hiện hành

…, ngày …tháng … năm …

 

Người lập báo cáo

Giám đốc

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên, đóng dấu)

 


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=19962&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận