Văn bản pháp luật: Thông tư 54/2001/TT-BTC

Phạm Văn Trọng
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Thông tư 54/2001/TT-BTC
Thông tư
05/07/2001
05/07/2001

Tóm tắt nội dung

Hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2002

Thứ trưởng
2.001
Bộ Tài chính

Toàn văn

bộ tài chính

THÔNG TƯ

Hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2002

 

Thực hiện Chỉ thịsố 16/2001/CT-TTg ngày 21 tháng 06 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc xâydựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm2002; Bộ Tài chính hướng dẫn công tác đánh giá tình hình thực hiện ngân sáchnhà nước năm 2001 và xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2002 như sau:

A - Tổ chức điềuhành và đánh giá tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2001:

I - Tổ chức điềuhành ngân sách 6 tháng cuối năm 2001:

Kết quả thực hiệnnhiệm vụ kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2001 cho thấy:tình hình kinh tế, ngân sách tiếp tục diễn biến theo chiều hướng tích cực; mộtsố lĩnh vực văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ; tình hình an ninh - chính trị vàtrật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

Tuy nhiên, bên cạnhnhững kết quả đạt được, thực tế đã phát sinh nhiều khó khăn lớn cần tập trunggiải quyết: hàng hoá nông sản tiêu thụ chậm, giá giảm sút; xuất khẩu tuy cótăng, nhưng chưa đạt tốc độ đề ra; số người thiếu việc làm có chiều hướng giatăng; tệ nạn xã hội vẫn còn gay gắt. Thu ngân sách nhà nước ở một số lĩnh vựcđạt thấp và chưa theo kịp tốc độ phát triển của nền kinh tế. Công tác triểnkhai dự toán chi ngân sách ở một số Bộ và địa phương còn chậm, khối lượng thựchiện các công trình xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN và tín dụng đầu tư thuộc kếhoạch năm 2001 đạt thấp, đầu tư trực tiếp từ nước ngoài có xu hướng tăng nhưngcòn chậm, một số chương trình mục tiêu triển khai rất chậm; chi NSNN mới đạt45,4% dự toán năm; trong đó chi đầu tư XDCB chỉ đạt 35,7%. Việc triển khai chủtrương xã hội hoá các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao vàthực hiện thí điểm cơ chế quản lý tài chính tự trang trải đối với một số đơn vịsự nghiệp có thu kết quả còn hạn chế.

Từ tình hình nêu trên,yêu cầu các Bộ và các địa phương căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinhtế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách đã được Chính phủ giao cả năm, trong6 tháng cuối năm 2001 tiếp tục thực hiện các giải pháp đã đề ra từ đầu năm, cácgiải pháp bổ sung trong năm theo Nghị quyết 05/2001/NQ-CP ngày 24/5/2001 củaChính phủ, trong đó tập trung thực hiện các giải pháp chủ yếu sau:

1 - Về thu NSNN:

Để phát huy kết quảđạt được và khắc phục những tồn tại trong việc thực hiện nhiệm vụ thu NSNN năm2001, nhằm phấn đấu tăng thu vượt dự toán và giảm bội chi NSNN năm 2001 theoNghị quyết 38/2000/QH10 ngày 28/11/2000 của Quốc hội; các Bộ, ngành, địa phươngtập trung chỉ đạo, thực hiện có hiệu quả các công việc về tăng cường quản lýthu và chống thất thu NSNN năm 2001 theo Chỉ thị số 15/2001/CT-TTg ngày11/6/2001 của Thủ tướng Chính phủ và công văn số 5501 TC/TCT ngày 14/6/2001 củaBộ Tài chính.

2 - Về chi NSNN:

Công tác điều hànhngân sách 6 tháng cuối năm 2001 tập trung thực hiện các biện pháp sau:

Thực hiện nhiệm vụtheo đúng dự toán đã được giao; quản lý chặt chẽ chi đảm bảo đúng chế độ, địnhmức tiết kiệm và hiệu quả. Các Bộ và địa phương chủ động điều hành theo dự toánchi ngân sách đã được Chính phủ giao, không bổ sung ngoài dự toán cho các đơnvị ở cả Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trừ trường hợpthực sự cần thiết bất khả kháng. Ngân sách các cấp chính quyền địa phương chỉsử dụng dự phòng để giải quyết những nhiệm vụ quan trọng đột xuất phát sinhtrong năm và đối phó với tình hình thiên tai, cứu đói có thể xảy ra,

Đẩy nhanh tiến độ thựchiện kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, hoàn thành sớm các thủ tục để có căn cứcấp phát và thanh toán vốn cho khối lượng đã thực hiện theo quy định, đảm bảo đủvốn cho những công trình đã đủ thủ tục; tổ chức rà soát tình hình triển khaithực hiện và tiến hành điều chuyển vốn XDCB chưa giao của các dự án, đơn vịtriển khai chậm cho các dự án, đơn vị khác có đủ điều kiện theo Quyết định146/2000/QĐ-TTg ngày 22/12/2000 của Thủ tướng Chính phủ; không để tình trạngvốn chờ công trình. Tháo gỡ kịp thời khó khăn vướng mắc để tiếp tục đẩy nhanhtiến độ giải ngân nguồn vốn ODA (như: giải phóng mặt bằng, đơn giản thủ tụchành chính, bố trí đủ vốn đối ứng,...).

Tổ chức triển khaithực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia theo Quyết định số 71/2001/QĐ-TTgngày 04/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ về các Chương trình mục tiêu quốc giagiai đoạn 2001 - 2005; đẩy nhanh tiến độ thực hiện và cấp phát kinh phí kịpthời đối với các chương trình mục tiêu đã được bố trí trong dự toán, đặc biệtlà chương trình xoá đói giảm nghèo và việc làm, chương trình 135 và dự án trồngmới 5 triệu ha rừng.

Các địa phương phảicăn cứ vào khả năng thu ngân sách để điều hành chi ngân sách:

Đối với các địa phươngcó khả năng thu ngân sách vượt dự toán, cần sử dụng khoản vượt thu ưu tiên bổsung vốn cho các công trình cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội địa phương, cho chươngtrình kiên cố hoá kênh mương và đường giao thông nông thôn, các công trình hoànthành trong năm 2001; hỗ trợ phát triển sản xuất - kinh doanh, phát triển giốngcây, giống con; trả nợ vốn vay để đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, cáckhoản nợ vay đầu tư XDCB của xã và nợ của các công ty thuỷ nông; tăng quỹ dựtrữ tài chính; không bổ sung chi quản lý hành chính, chi mua sắm, sửa chữanhững trang thiết bị chưa thực sự cấp thiết.

Đối với các địa phương,một số khoản thu có khả năng hụt so với dự toán, cần phải khai thác phấn đấutăng thu các nguồn có khả năng tăng để đảm bảo đạt dự toán thu đầu năm đượcgiao; đồng thời chủ động sắp xếp lại các nhiệm vụ chi cho phù hợp với nguồn thucủa ngân sách địa phương trên cơ sở đảm bảo kinh phí cho các nhiệm vụ pháttriển kinh tế - xã hội quan trọng như chi đầu tư phát triển nông nghiệp - nôngthôn, giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ, đảm bảo xã hội,...

II - Đánh giá tìnhhình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2001 làm cơ sở xây dựng dự toán thu, chinăm 2002:

1 - Về thu ngânsách nhà nước:

Căn cứ vào tình hìnhthực hiện 6 tháng đầu năm, đánh giá kết quả thu năm 2001 trên cơ sở thực hiệncác biện pháp phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán được giao tạiQuyết định số 206/2000/QĐ-BTC ngày 25/12/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và mứcthu phấn đấu kèm theo công văn số 5501 TC/TCT ngày 14/6/2001 của Bộ Tài chính;trong đó tập trung phân tích một số vấn đề sau:

Phân tích các nguyênnhân tác động đến kết quả thực hiện thu năm 2001: tình hình thực hiện so với kếhoạch đối với các chỉ tiêu về sản lượng sản phẩm chủ yếu, sản xuất và tiêu thụ,giá thành, giá bán ,…

Phân tích ảnh hưởngcủa chế độ, chính sách bổ sung, sửa đổi đối với nguồn thu trên địa bàn.

Xác định rõ số tiềnthuế tồn đọng năm 2000 chuyển sang, số đã thu được trong năm 2001; nêu rõnguyên nhân và biện pháp xử lý. Trên cơ sở đó, xác định số phát sinh trong năm2001 và số phải nộp ngân sách năm 2001.

- Số thuế giá trị giatăng phải hoàn phát sinh trong năm 2001; số đã hoàn cho các doanh nghiệp trongnăm 2001; dự kiến số phải hoàn của năm 2001 chuyển sang năm 2002.

1.1 - Khu vực Doanhnghiệp Nhà nước:

Nắm chắc tình hình sảnxuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đánh giá tình hình vốn - tài sản, côngnợ, biến động tăng giảm về nguyên giá tài sản cố định - Số lượng lao động -Tiền lương - Doanh thu - Chi phí sản xuất - Các định mức kinh tế kỹ thuật -Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chủ yếu- Lợi nhuận thực hiện và cáckhoản nộp ngân sách.

Phân tích, đánh giákết quả công tác tổ chức quản lý thu và tình hình thực hiện quy trình nghiệp vụquản lý thuế. Những khó khăn và thuận lợi trong năm 2001, khả năng phát triểntrong năm 2002 và các năm tiếp theo.

1.2 - Khu vực côngthương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh:

Quản lý thu đối vớicác đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

Đánh giá tình hìnhthực hiện tính thuế và kê khai, nộp thuế của các đơn vị.

Biến động về số lượngđối tượng quản lý năm 2001 so với năm 2000.

Quản lý thu đối vớicác đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:

Thông qua công tácđăng ký cấp mã số thuế, đánh giá mức độ quản lý thu về hộ: số hộ đã thực hiệnkê khai đăng ký thuế và được cấp mã số thuế so với số hộ thực tế kinh doanh; sốhộ đã được cấp đăng ký kinh doanh.

Mức độ quản lý vềdoanh số so với doanh số thực tế kinh doanh: Tình hình kê khai, điều chỉnhdoanh số, giá trị gia tăng, thu nhập chịu thuế và thuế của các đối tượng; mứcđộ điều chỉnh doanh số, thuế GTGT và thuế đối với từng nhóm mặt hàng.

1.3 - Khu vực doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:

Tổng số doanh nghiệpđã được cấp giấy phép, số giấy phép hết hiệu lực, số giải thể, số còn hiệu lực;trong đó: số đã đi vào sản xuất kinh doanh, số doanh nghiệp đang xây dựng, sốdoanh nghiệp chưa triển khai.

Tổng số lao động, tổngquỹ tiền lương, doanh thu, chi phí và hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Đánh giá, phân tích sốthu từ các nhà thầu, nhà thầu phụ trên địa bàn - đặc biệt là các nhà thầu dầukhí.

1.4 - Thuế sử dụngđất nông nghiệp:

Trên cơ sở sổ bộ thuếsử dụng đất nông nghiệp đánh giá kết quả khai thác thêm diện tích đến hạn chịuthuế vào sổ bộ thuế; kết quả thu nợ thuế, giá thóc tính thuế... so với dự toánNhà nước giao.

Tổng hợp kết quả thựchiện miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 2001 cho các đối tượng quyđịnh tại Nghị quyết số 05/2001/NQ-CP của Chính phủ ngày 24/5/2001 và Thông tưsố 41/2001/TT-BTC ngày 12/06/2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung việc miễn,giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 2001 theo Nghị quyết số 05/2001/NQ-CP.

1.5 - Thuế nhà đất,tiền cho thuê đất:

Tổng hợp diện tích đấtđã lập bộ để quản lý thu so với quĩ đất ở trên địa bàn quản lý.

Phân tích rõ theo cácchỉ tiêu:

Số doanh nghiệp, diệntích đất đang sử dụng.

Số doanh nghiệp, diệntích đất và tiền thuê đất đã đưa vào sổ bộ thuế.

Số doanh nghiệp, diệntích đất và tiền thuê đất không có khả năng thu; yêu cầu phân tích rõ nguyênnhân (do chưa ký hợp đồng thuê đất, do đơn vị không sử dụng hết diện tích vàcác nguyên nhân khác).

1.6 - Các nguồn thutừ cấp đất và bán nhà:

Đánh giá tình hình nợtiền cấp quyền sử dụng đất. Phân tích các trường hợp dây dưa nợ đọng, đề xuấtcác biện pháp giải quyết.

Đánh giá ảnh hưởng củaviệc ban hành một số chính sách nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp giấy quyền sở hữunhà ở, quyền sử dụng đất như: Chính sách giảm giá nhà chung cư kiểu căn hộ, hỗtrợ tiền cấp đất cho các đối tượng có công với cách mạng, giảm tiền nhà theothâm niên công tác của cán bộ công nhân viên,....

1.7 - Thu phí - lệphí:

Đánh giá tình hình thunộp phí - lệ phí của các tổ chức của Trung ương, tỉnh, huyện, xã, phường có thuphí - lệ phí: số thu, số được phép để lại, số nộp ngân sách.

2 - Về chi ngânsách nhà nước:

2.1 - Về chi xâydựng cơ bản:Tập trung tiến hành soát xét, phân loại toàn bộ các dự án, công trình của kếhoạch đầu tư năm 2001 của các Bộ, ngành và các địa phương; đánh giá tình hìnhkhối lượng thực hiện và số vốn đã thanh toán 6 tháng đầu năm đối với từng dựán, công trình; trên cơ sở đó thực hiện xử lý vốn theo nguyên tắc:

Đôn đốc đẩy nhanh tiếnđộ thực hiện và bố trí thanh toán nhanh gọn đối với những dự án, công trình đầutư phục vụ cho phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn (thuỷ lợi, đê điều),phòng chống thiên tai; nghiên cứu, cải tạo, sản xuất giống cây, giống con; dựán nhóm A, vốn đối ứng dự án ODA, các dự án hoàn thành năm 2001.

Thực hiện điều chuyểnvốn chưa giao của các dự án, đơn vị triển khai chậm sang các dự án, đơn vịkhác. Kiên quyết đình hoãn và cắt giảm các dự án, công trình chưa đủ thủ tụcđầu tư; những dự án xét thấy không có hiệu quả hoặc chưa thực sự cần thiết.

2.2 - Đối với cáckhoản chi xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình phúc lợi xãhội, phát triển quỹ nhà, đầu tư phát triển nông nghiệp và nông thôn, chi táitạo rừng của ngân sách địa phương từ các nguồn thu giao quyền sử dụng đất, tiềnthuê đất, tiền bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước, thu từ hoạt động xổ số kiếnthiết, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tài nguyên rừng; các địa phương cầnđánh giá cụ thể khả năng thực hiện từng khoản thu để điều hành chi cho phù hợp;trường hợp thu không đạt dự toán thì cần điều chỉnh giảm chi tương ứng, chỉthực hiện chi khi thực tế có thu để tránh nợ khối lượng không có nguồn thanhtoán.

2.3 - Đối với cácChương trình mục tiêu quốc gia: Trên cơ sở dự toán kinh phí đã được giao và tiến độthực hiện, cơ quan chủ quản chương trình mục tiêu quốc gia và các địa phươngcần đánh giá khối lượng công việc thực hiện cả năm 2001 (căn cứ tổng mức kinhphí Chính phủ giao và danh mục các chương trình mục tiêu được thông báo, đánhgiá tình hình phân bổ, lồng ghép và cấp phát kinh phí các chương trình mụctiêu); tình hình và biện pháp tổ chức triển khai thực hiện các chương trình mụctiêu quốc gia theo Quyết định số 71/2001/QĐ-TTg ngày 04/5/2001 của Thủ tướngChính phủ về các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2001 - 2005.

2.4 - Đối với cáckhoản chi thường xuyên: Căn cứ vào dự toán ngân sách được giao đầu năm và các nguồn thu đượcđể lại chi, tiến độ thực hiện các nhiệm vụ để đánh giá khả năng thực hiện cảnăm sát với tình hình thực tế của Bộ, địa phương, đơn vị. Đánh giá chi cả nămcần phân tích rõ chi từ nguồn ngân sách cấp phát và chi từ các nguồn thu được đểlại theo chế độ quy định, trong đó phân tích rõ cơ cấu chi về tiền lương (kể cảtiền lương tăng thêm), các khoản có tính chất lương và các khoản chi bắt buộctrích theo lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn,...), cáckhoản chi nghiệp vụ thường xuyên và các khoản chi đột xuất hoặc không có tínhchất thường xuyên (mua sắm, sửa chữa,...) để làm căn cứ tính toán bố trí ngânsách năm 2002.

B - Xây dựng dựtoán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2002:

I - Mục tiêu, yêucầu đối với công tác xây dựng dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2002:

1 - Yêu cầu:

Xây dựng dự toán thu,chi ngân sách nhà nước năm 2002 phải căn cứ các mục tiêu, nhiệm vụ phát triểnkinh tế - xã hội Kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 và năm 2002 của ngành, địa phương.

Dự toán ngân sách nhànước năm 2002 phải tác động tích cực tạo môi trường ổn định, thuận lợi cho sảnxuất - kinh doanh nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tạo nguồn thuổn định, vững chắc, tăng tích luỹ góp phần quan trọng tiếp tục củng cố khả năngvà tiềm lực của đất nước tạo đà cho bước phát triển của các năm tiếp theo, đảmbảo hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ Kế hoạch 5 năm 2001 - 2005.

Tạo sự chuyển biếntích cực trong việc cơ cấu lại NSNN, triệt để tiết kiệm, chống lãng phí đi đôivới kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế hành chính, các cơ quan Đảng,Nhà nước, các tổ chức đoàn thể; tập trung tăng chi cho đầu tư phát triển, chosự nghiệp giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ, đảm bảo kinh phí thực hiệnnhiệm vụ quốc phòng - an ninh, cải thiện thêm một bước chế độ tiền lương, chếđộ trợ cấp cho người có công với cách mạng, thực hiện chương trình xoá đói giảmnghèo, các khoản trợ cấp xã hội thuộc NSNN. Đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá một bướcquan trọng trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao để huyđộng thêm nguồn lực phát triển ngành.

Xây dựng dự toán NSNNphải thực hiện đúng các quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thihành luật, thực hiện đúng các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức thảoluận ngân sách, nội dung báo cáo dự toán ngân sách, đảm bảo các căn cứ, cơ sởtính toán đúng yêu cầu mẫu biểu và thời gian gửi báo cáo.

2 - Mục tiêu:

a) Dự toán thu ngânsách nhà nướcphải đảm bảo nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ quan trọng của đất nước,đồng thời thực hiện chính sách khuyến khích tích tụ tạo điều kiện cho khu vựcdoanh nghiệp phát triển tạo nguồn thu lâu dài bền vững. Dự toán thu NSNN phải đượcxác định trên cơ sở phân tích, dự báo các yếu tố về tăng trưởng kinh tế, thị trường,giá cả, dự kiến đầy đủ những ảnh hưởng của việc điều chỉnh chính sách chế độthu (thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, thu phí và lệ phí,…). Dự toánthu ngân sách nhà nước phải được xây dựng trên cơ sở các chế độ thu theo đúngnhững quy định của các Luật, Pháp lệnh thuế và các chế độ của Nhà nước, đồngthời tính toán thực hiện đầy đủ các quy định đã ban hành về khuyến khích sảnxuất - kinh doanh, tăng xuất khẩu, mở rộng thị trường; thực hiện các biện phápcải tiến quản lý thu, tăng cường chống thất thu, chống buôn lậu và gian lận thươngmại; thực hiện những cam kết của tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thếgiới; đảm bảo dự toán thu NSNN tích cực, vững chắc, tính khả thi cao, xây dựngdự toán thu NSNN năm 2002 với mức động viên phấn đấu 20-21% so GDP, trong đóthu thuế và phí 18 - 19% so GDP. Dự toán thu của các Bộ, địa phương mức tăngtối thiểu 10% so ước thực hiện năm 2001.

b) Dự toán chi ngânsách nhà nướctập trung thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốcphòng; đồng thời phải quán triệt nguyên tắc tiết kiệm, bảo đảm mối quan hệ hợplý giữa chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển; bố trí tăng dự phòng, dự trữđể chủ động đối phó với thiên tai lũ lụt, xử lý những nhiệm vụ đột xuất phátsinh.

c) Cân đối ngânsách nhà nước:

Thu thuế và phí phảiđảm bảo chi thường xuyên ở mức hợp lý, tiết kiệm và đảm bảo trả các khoản nợđến hạn, tiếp tục bố trí kinh phí thực hiện điều chỉnh chế độ tiền lương; dànhtỷ lệ thích đáng tích luỹ cho chi đầu tư phát triển.

Bội chi ngân sách nhànước phải tương ứng với khả năng vay chắc chắn trong nước và vay ưu đãi ngoài nước.Hạn chế vay ngắn hạn trong nước với lãi suất cao để bù đắp bội chi ngân sáchnhà nước.

d) Đối với ngânsách của chính quyền địa phương các cấp:

Công tác lập và quyếtđịnh dự toán ngân sách của các cấp chính quyền địa phương năm 2002 theo quyđịnh của Luật Ngân sách nhà nước; ngân sách năm 2002 là ngân sách trong thời kỳổn định (2000 - 2002), các cấp chính quyền địa phương tổ chức lập dự toán thu,chi ngân sách của cấp mình phải căn cứ nguồn thu được xác định trên cơ sở:

Tỷ lệ phân chia cácnguồn thu giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương được ổn định theoquyết định của Thủ tướng Chính phủ đã giao năm 2000 và 2001.

Số bổ sung từ ngânsách trung ương để cân đối ngân sách địa phương (nếu có) được tính tăng 3% sovới mức bổ sung năm 2001 (bao gồm cả số bổ sung có mục tiêu có tính chất thườngxuyên, bổ sung thực hiện chế độ tiền lương tăng thêm năm 2001).

Trong phạm vi nguồnthu được xác định như trên, thực hiện lập dự toán chi ngân sách địa phương đảmbảo nguyên tắc: tổng chi không vượt quá tổng thu ngân sách địa phương được hưởng,tập trung ưu tiên nhiệm vụ chi xây dựng cơ sở hạ tầng (kể cả cơ sở hạ tầng làngnghề, cơ sở hạ tầng du lịch), ưu tiên đầu tư kiên cố hoá kênh mương và giaothông nông thôn; tăng mức kinh phí thực hiện nhiệm vụ cải tạo và phát triểngiống cây, giống con; đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; công tácxúc tiến thương mại, mở rộng và tìm kiếm thị trường xuất khẩu; đảm bảo kinh phíphát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ và môi trường, ytế, văn hoá,…; tăng đầu tư thực hiện nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm,đấu tranh chống tệ nạn xã hội; triệt để tiết kiệm chi hành chính, hạn chế chimua sắm, sửa chữa trang thiết bị.

Tiếp tục thực hiện cơchế bố trí chi đối với một số mục tiêu tương ứng với toàn bộ hoặc một phần đốivới khoản thu thuế sử dụng đất nông nghiệp, tiền cho thuê đất, tiền sử dụngđất,... theo các quy định hiện hành.

Thực hiện cơ chế đầu tưxây dựng cơ sở hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu từ nguồn thu ngân sách nhà nướctrên địa bàn khu kinh tế cửa khẩu theo Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg ngày19/04/2001 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với khu kinh tế cửa khẩubiên giới.

Ngân sách các cấpchính quyền địa phương bố trí dự phòng từ 3 - 5% tổng chi ngân sách theo quiđịnh tại Nghị định số 87/CP ngày 19/12/1996 của Chính phủ. Bố trí bổ sung Quỹdự trữ tài chính ở mức cần thiết hợp lý theo quy định tại Nghị định số51/1998/NĐ-CP ngày 28/7/1998 của Chính phủ.

II - Những nội dungchủ yếu của công tác lập dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2002:

1 - Về thu ngânsách nhà nước:

Xây dựng dự toán thutheo hướng dẫn tại Thông tư số 103/1998/TT-BTC ngày 18/07/1998 của Bộ Tài chínhhướng dẫn việc phân cấp, lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước đồngthời chú ý những nội dung chủ yếu sau:

1.1 - Khu vực Doanhnghiệp Nhà nước:

a) Thuế Giá trị giatăng: tínhtheo Luật thuế GTGT, Nghị định số 79/2000/NĐ-CP ngày 29/12/2000 của Chính phủvà Thông tư số 122/2000/TT-BTC ngày 29/12/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn thựchiện.

b) Thuế Thu nhậpdoanh nghiệp:tính và lập dự toán theo các văn bản hướng dẫn sau:

Thông tư số99/1998/TT-BTC ngày 14/7/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số30/1998/NĐ-CP ngày 13/5/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuếthu nhập doanh nghiệp.

Nghị định số26/2001/NĐ-CP ngày 4/6/2001 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghịđịnh số 30/1998/NĐ-CP ngày 13/5/1998. Khi tính thuế TNDN bổ sung cần chú ý: "Cáccơ sở kinh doanh có địa điểm kinh doanh thuận lợi, ngành nghề kinh doanh ít bịcạnh tranh mang lại thu nhập cao, sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theothuế suất 32% mà phần thu nhập còn lại so với vốn chủ sở hữu hiện có cao hơn20% thì số vượt trên 20% phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung với thuếsuất 25%". Lưu ý: Năm 2002 bắt đầu thực hiện áp dụng thuế suất thuếthu nhập doanh nghiệp 32% đối với các cơ sở sản xuất - kinh doanh đã hưởng thuếsuất 25% quy định tại tiết a, điểm 1, mục V, phần B trong Thông tư số 99/1998/TT-BTCngày 14/7/1998 của Bộ Tài chính.

c) Thu sử dụng vốn:thực hiện mứcthu sử dụng vốn thống nhất theo tỷ lệ 0,15%/tháng (1,8%/năm) đối với vốn Nhà nướccó tại doanh nghiệp.

1.2 - Khu vực doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:

a) Thuế thu nhậpdoanh nghiệp; thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn; thuế chuyển lợi nhuậnra nước ngoài:

Tính dự toán theo cácquy định tại Thông tư số 13/2001/TT-BTC ngày 8/3/2001 của Bộ Tài chính "Hướngdẫn thực hiện quy định về thuế đối với các hình thức đầu tư theo Luật ĐTNN tạiViệt Nam".

Lưu ý: Các yếu tố liênquan đến việc xác định số thuế TNDN, như: Chuyển lỗ của các hợp đồng hợp táckinh doanh, điều chỉnh thuế suất thuế TNDN và ưu đãi về miễn giảm thuế TNDN.

Đối với thuế chuyểnlợi nhuận ra nước ngoài, cần căn cứ vào quyết toán thuế năm 2000 và các năm trướcđể xác định số lợi nhuận của các nhà đầu tư nước ngoài chưa chuyển; đồng thờidự kiến số lợi nhuận của các nhà đầu tư nước ngoài sẽ phát sinh trong năm 2001để xác định số thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài trong năm 2002.

b) Đối với các chinhánh của tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam: thực hiện theo Thông tưsố 08/2001/TT-BTC ngày 18/1/2001 hướng dẫn bổ sung quy định về thuế thu nhậpdoanh nghiệp áp dụng đối với các chi nhánh của tổ chức nước ngoài hoạt động tạiViệt Nam qui định tại Thông tư số 99/1998/TT-BTC ngày 14/7/1998 của Bộ Tàichính.

c) Tiền thuê mặtđất, mặt nước:

Đối với các tổ chức,cá nhân trong nước thực hiện nộp tiền thuê đất theo quy định tại phần I Thông tưsố 35/2001/TT-BTC ngày 25/5/2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc nộp tiền thuêđất, góp vốn liên doanh bằng giá trị quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ giađình, cá nhân trong nước.

Đối với doanh nghiệpcó vốn đầu tư nước ngoài: thực hiện theo quy định tại Quyết định số 189/2000/QĐ-BTCngày 24/11/2000 của Bộ trưởng Bộ tài chính về việc ban hành Bản quy định vềtiền thuê đất, mặt nước, mặt biển áp dụng đối với các hình thức đầu tư nướcngoài tại Việt Nam.

1.3 - Thuế sử dụngđất nông nghiệp: Căncứ chế độ thu hiện hành theo quy định của Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp vàcác văn bản hướng dẫn xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước; trong đó cần xácđịnh và phân tích rõ:

Diện tích và mức thuthuế đối với đối tượng hộ nghèo (theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số1143/2000/QĐ-LĐTBXH ngày 1/11/2000 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xãhội).

Diện tích, mức thuthuế của những hộ trong các xã thuộc Chương trình phát triển kinh tế - xã hộicác xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa (chương trình 135).

Diện tích, mức thuthuế đối với diện tích cây lúa, cà phê.

1.4 - Phí xăng dầu: Thực hiện theo hướng dẫn tạiThông tư số 06/2001/TT-BTC ngày 17/01/2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiệnNghị định số 78/2000/NĐ-CP ngày 26/12/2000 của Chính phủ.

1.5 - Thuế thu nhậpđối với người có thu nhập cao: Thực hiện theo Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người cóthu nhập cao (Pháp lệnh số 35/2001/PL-UBTVQH10 ngày 31/5/2001) và các văn bản hướngdẫn thực hiện.

1.6 - Thu phí và lệphí: Thực hiệntheo các chính sách thu hiện hành với danh mục phí và lệ phí được quy định cụthể tại Thông tư số 21/2001/TT-BTC ngày 03/4/2001 của Bộ Tài chính hướng dẫnsửa đổi một số nội dung tại Thông tư số 54/1999/TT-BTC ngày 10/5/1999 của BộTài chính.

2 - Về chi ngânsách nhà nước:

Các Bộ, cơ quan trung ương,các đơn vị dự toán ngân sách các cấp lập dự toán chi ngân sách nhà nước năm2002 phải căn cứ số dự kiến giao được thông báo; trên cơ sở chế độ, định mứcchi tiêu theo qui định, căn cứ khối lượng nhiệm vụ được giao, tập trung kinhphí bố trí cho những nhiệm vụ quan trọng chủ yếu, những nhiệm vụ đã được Thủ tướngChính phủ quyết định; đồng thời phải triệt để tiết kiệm chống lãng phí. Xâydựng dự toán chi ngân sách năm 2002, từng lĩnh vực, từng Bộ, cơ quan trung ương,địa phương phải tiếp tục quán triệt chủ trương xã hội hoá; kết hợp nguồn lựcNSNN và các nguồn lực huy động khác của xã hội theo chế độ quy định để thựchiện nhiệm vụ của từng lĩnh vực, đơn vị được tốt hơn. Cụ thể đối với một sốlĩnh vực chủ yếu như sau:

2.1 - Đối với chiđầu tư phát triển:

2.1.1 - Chi đầu tưXDCB:

Vốn NSNN chỉ đầu tưcho các công trình hạ tầng cơ sở không có khả năng sinh lời và không thu hồi đượcvốn. Xây dựng dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản tập trung phải đảm bảo trìnhtự sau: tập trung cho các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội, ưu tiên cho cáccông trình trọng điểm của nhà nước có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triểnkinh tế - xã hội giai đoạn 2001-2005, các công trình thuỷ lợi phòng chống thiêntai, chương trình kiên cố hoá kênh mương và đường giao thông nông thôn, cáccông trình chuyển tiếp có hiệu quả từ năm 2001 chuyển qua, các công trình sẽhoàn thành đưa vào sử dụng trong năm; xác định rõ nhu cầu vốn chuẩn bị đầu tưđối với những dự án, công trình quan trọng chuẩn bị khởi công trong năm vànhững năm tới; số vốn đã được NSNN tạm ứng từ các năm trước cần bố trí dự toánngân sách để hoàn trả; xác định cụ thể khối lượng đầu tư xây dựng cơ bản đãthực hiện trong năm 2001 chưa có nguồn thanh toán. Tính toán dự toán vốn đốiứng cho các chương trình, dự án sử dụng vốn vay, viện trợ nước ngoài; các côngtrình thuộc Chương trình 135 của Chính phủ. Đối với công trình nhóm C phải xâydựng dự toán theo nguyên tắc đảm bảo dành trên 70% vốn cho các công trìnhchuyển tiếp; những công trình khởi công mới bố trí vốn để hoàn thành trong thờihạn không quá 2 năm.

Các công trình được đưavào dự toán chi ngân sách năm 2002 phải có đủ thủ tục đầu tư XDCB và được duyệttrước tháng 10/2001.

Đối với các dự án đầutư từ nguồn vay về cho vay lại thì chủ dự án phải chủ động tự thu xếp vốn đốiứng cho phù hợp với nội dung hiệp định đã ký kết và các quy chế tài chính trongnước để không ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.

Tiếp tục xây dựng dựtoán đầu tư trở lại cho ngành dầu khí từ lợi nhuận sau thuế phần Việt Nam đượchưởng từ Liên doanh dầu khí Việt - Xô theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Tiếp tục thực hiện xâydựng dự toán đầu tư cho các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, cáccông trình phúc lợi xã hội, phát triển quỹ nhà ở, đầu tư cho nông nghiệp vànông thôn, trong đó chú trọng cải tạo giống vật nuôi, cây trồng; tái tạo quỹrừng của ngân sách địa phương từ các nguồn: thu giao quyền sử dụng đất, tiềnthuê đất, thu từ xổ số kiến thiết, thu tiền bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước,thu thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tài nguyên rừng,... như năm 2001.

Thực hiện cơ chế bốtrí dự toán chi thực hiện các dự án về phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội từnguồn thu thuế tài nguyên nước thuỷ điện, chi đầu tư trở lại cho các khu vựckinh tế cửa khẩu theo Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19/04/2001 của Thủ tướngChính phủ.

2.1.2 - Đối với chihỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh:

Tiếp tục thực hiệnchính sách hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm mở rộng thị trường,tiêu thụ sản phẩm hàng hoá nhất là nông sản, ưu tiên đối với sản phẩm trọngđiểm, ngành trọng điểm; cho các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, làm hàng xuấtkhẩu.

Hỗ trợ cải tạo, pháttriển và sản xuất giống cây, giống con.

Chi hỗ trợ đối vớihoạt động công ích, doanh nghiệp công ích mà số thu không bù đắp đủ chi phí, đượchỗ trợ theo quy định của Chính phủ.

2.1.3 - Chi bùchênh lệch lãi suất cho vay tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước thực hiện theo các Thông tư số43/2000/TT-BTC ngày 23/5/2000, Thông tư số 53/2000/TT-BTC ngày 06/6/2000, Thôngtư số 59 TC/TCNH ngày 27/9/1996, Thông tư số 02/2001/TT-BTC ngày 05/01/2001 củaBộ Tài chính. Thực hiện hỗ trợ lãi suất sau đầu tư theo Quyết định58/2001/QĐ-TTg ngày 24/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ.

2.1.4 - Đối với chidự trữ nhà nước: căncứ vào nhiệm vụ dự trữ nhà nước được giao, các ngành, các đơn vị có trách nhiệmđánh giá xác định mức dự trữ của ngành, đơn vị đến 31/12/2001; dự kiến mức bổsung dự trữ từng loại hàng hoá, vật tư và xây dựng dự toán chi dự trữ nhà nướcchi bảo quản hàng hoá dự trữ của ngành, của đơn vị năm 2002.

2.2 - Đối với chitrợ giá các mặt hàng chính sách:

Các khoản chi trợ giá,trợ cước các mặt hàng chính sách đối với miền núi quy định tại Nghị định số20/1998/NĐ-CP, công văn số 1196/CP-KTTH ngày 28/12/2000 của Chính phủ, được tínhtoán theo Thông tư liên Bộ số 11/1998/TT-LB/BTM- UBDTMN- BTC- BKHĐT ngày31/7/1998. Tiếp tục thực hiện việc cấp không thu tiền đối với giấy viết họcsinh và thuốc chữa bệnh theo công văn số 1196/CP-KTTH ngày 28/12/2000 của Chínhphủ.

Các khoản chi trợ giágiữ giống gốc, trợ giá báo chí, nhà xuất bản, trợ giá điện ảnh,... thực hiệntheo chế độ hiện hành. Các Bộ, địa phương, đơn vị cần tính toán kỹ chi trợ giátrên cơ sở xác định rõ số lượng, giá thành, chi phí vận chuyển, mức trợ giá cụthể cho từng mặt hàng theo đúng chế độ quy định.

2.3 - Đối với chihành chính sự nghiệp:

Bố trí kinh phí tiếptục thực hiện cải cách chế độ tiền lương theo Nghị quyết Trung ương VII (Đạihội Đảng VIII).

Bố trí dự toán chi sựnghiệp giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ môi trường theo Nghị quyếtTrung ương II (Đại hội Đảng VIII): đảm bảo chi ngân sách năm 2002 trên phạm vitoàn quốc (bao gồm cả chi đầu tư, chi thường xuyên, chi từ nguồn viện trợ, vaynợ, chi tiền lương tăng thêm,...) cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo đạt mức trên15%, lĩnh vực khoa học - công nghệ và môi trường đạt 2% tổng chi NSNN, đồngthời thực hiện điều chỉnh cơ cấu và chính sách quản lý chi đảm bảo hiệu quả,thiết thực. Đối với lĩnh vực văn hoá thông tin bố trí chi theo Nghị quyết Trungương V (Đại hội Đảng VIII).

Bố trí ưu tiên dự toánchi sự nghiệp y tế, thể dục thể thao một cách hợp lý, tiết kiệm, rà soát chặtchẽ nhiệm vụ, chương trình để đảm bảo hoạt động hiệu quả, bố trí đủ kinh phí đểthực hiện các chính sách chế độ đã được các cấp có thẩm quyền ban hành.

Chi sự nghiệp kinh tếcần tập trung vào một số lĩnh vực trọng tâm, then chốt; từng ngành, từng địa phươngcần có sự nghiên cứu, điều chỉnh cơ cấu chi bảo đảm yêu cầu hiệu quả cao gópphần thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp pháttriển, đảm bảo bảo dưỡng, sửa chữa các cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội quan trọng.

Bố trí dự toán chihành chính (quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể): Tính toán đúng định mức chế độchi tiêu theo quy định, triệt để tiết kiệm đối với những khoản chi như tiếpkhách, hội nghị, đoàn ra, đoàn vào,...

Đối với những nhiệm vụchi sử dụng từ nguồn vốn vay, viện trợ cần phải lập dự toán chi tiết theo từngdự án và tính toán đủ số vốn đối ứng của phía Việt Nam theo cam kết và chế độquy định.

Năm 2002 thực hiệnchuyển một số đơn vị sự nghiệp có thu sang hình thức tự trang trang trải kinhphí; thực hiện thí điểm khoán thu, khoán chi tài chính đối với hoạt động củaĐài truyền hình Việt nam theo Quyết định 87/2001/QĐ-TTg ngày 01/6/2001 của Thủtướng Chính phủ.

Trong quá trình tínhtoán dự toán chi của các đơn vị hành chính, sự nghiệp có thu cần báo cáo đầy đủcác nhiệm vụ chi từ các nguồn thu phí, lệ phí và thu khác được để lại chi theochế độ qui định hiện hành.

2.4 - Đối với chithực hiện các chương trình mục tiêu:

Đối với các chươngtrình mục tiêu quốc gia: Bố trí kinh phí, triển khai nội dung nhiệm vụ và thựchiện cơ chế quản lý theo quy định tại các Quyết định số 38/2000/QĐ-TTg ngày24/3/2000, Quyết định số 71/2001/QĐ-TTg ngày 04/5/2001 của Thủ tướng Chính phủvà Thông tư số 41/2000/TT-BTC ngày 19/5/2000 của Bộ Tài chính.

Đối với một số các chươngtrình mục tiêu còn lại, năm 2002 tiếp tục thực hiện cân đối trong dự toán chingân sách của các Bộ, cơ quan trung ương và các địa phương.

III - Tổ chức thựchiện:

1 - Các Bộ, cơ quannhà nước theo chức năng được phân công phải xây dựng các chỉ tiêu kinh tế - xãhội thuộc lĩnh vực phụ trách và thông báo kịp thời cho Bộ Tài chính, các Bộ, cơquan Trung ương và các địa phương trước thời điểm lập dự toán ngân sách nhà nướcđược quy định tại các văn bản hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước để làmcơ sở cho việc lập dự toán ngân sách nhà nước năm 2002.

2 - Các Bộ, cơ quanTrung ương quản lý các chương trình mục tiêu quốc gia và dự án trồng mới 5triệu ha rừng phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính làm việc với cácBộ, cơ quan Trung ương, địa phương liên quan về nhiệm vụ và dự toán kinh phínăm 2002 đối với các chương trình mục tiêu quốc gia và dự án trồng mới 5 triệuha rừng thuộc lĩnh vực phụ trách.

3 - Các Bộ, cơ quanTrung ương và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứThông tư này và số dự kiến giao về dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2002do Bộ Tài chính thông báo thực hiện: hướng dẫn, thông báo số kiểm tra, tổ chứcthảo luận và tổng hợp dự toán ngân sách nhà nước năm 2002 theo đúng nội dungquy định của Thông tư này.

4 - Bộ Tài chính sẽ tổchức làm việc với các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương để thảo luận vềdự toán ngân sách năm 2002 từ giữa tháng 8/2001 (lịch làm việc cụ thể sẽ thôngbáo sau).

5 - Tổng cục Hải quan,Tổng cục Thuế có nhiệm vụ hướng dẫn chi tiết Thông tư này cho các đơn vị trựcthuộc để thực hiện và xây dựng, tổng hợp dự toán thu, chi ngân sách nhà nướcthuộc lĩnh vực được giao.

6 - Về biểu mẫu lập vàbáo cáo dự toán thu, chi ngân sách năm 2002:

Đối với các Bộ, cơquan Trung ương tổ chức hướng dẫn đối với các đơn vị trực thuộc lập và báo cáolập dự toán NSNN; trên cơ sở đó tổng hợp và báo cáo Bộ Tài chính dự toán NSNNnăm 2002 của Bộ, cơ quan Trung ương theo đúng hướng dẫn biểu mẫu và thời gianquy định tại Thông tư số 103/1998/TT-BTC ngày 18/7/1998 của Bộ Tài chính.

Đối với các địa phương:Để tổng hợp, trình Quốc hội dự toán thu, chi ngân sách bao gồm cả 4 cấp ngânsách (trung ương, tỉnh, huyện, xã) năm 2002 đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh, thànhphố chỉ đạo và hướng dẫn chính quyền địa phương cấp dưới lập dự toán thu, chingân sách đầy đủ theo các biểu mẫu đã quy định tại Thông tư số 103/1998/TT-BTCngày 18/7/1998 của Bộ Tài chính và tổng hợp dự toán thu, chi ngân sách 2002 cấpxã và tương đương theo mẫu biểu đính kèm thông tư này để tổng hợp báo cáo BộTài chính. Đối với những mẫu biểu báo cáo về dự toán thu, chi ngân sách của cáctỉnh, thành phố ban hành kèm theo Thông tư số 103/1998/TT-BTC ngày 18/7/1998của Bộ Tài chính đề nghị bổ sung cột chỉ tiêu số liệu quyết toán năm 2000 vàsửa đổi (đối với Phụ lục 1: Biểu số 1, 2, 7; Phụ lục 6: Biểu số 6, 17, 18) theocác phụ lục đính kèm; đề nghị báo cáo thực hiện chương trình mục tiêu và quỹ tiềnlương tăng thêm theo các phụ lục đính kèm.

7 - Trong quá trìnhxây dựng dự toán ngân sách năm 2002 nếu có những chính sách chế độ mới banhành, Bộ Tài chính sẽ có hướng dẫn thông báo bổ sung khi triển khai thực hiện,nếu có những vướng mắc đề nghị các Bộ, địa phương phản ánh về Bộ Tài chính đểxử lý kịp thời./.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=23294&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận