Văn bản pháp luật: Thông tư 61/2000/TT-BNNPTNT/KH

Lê Huy Ngọ
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Thông tư 61/2000/TT-BNNPTNT/KH
Thông tư
06/06/2000
06/06/2000

Tóm tắt nội dung

Hướng dẫn lập quy hoạch phát triển kinh tế trang trại

Bộ trưởng
2.000
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Toàn văn

bộ nông nghiệp và cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam

THÔNG TƯ

Hướng dẫn lập quy hoạch phát triển kinh tế trang trại

 

Để thực hiện Nghị quyết số 03 /2000/NQ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2000của Chính phủ về Kinh tế trang trại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướngdẫn lập Qui hoạch phát triển trang trại như sau:

I. Mục đích, yêu cầu

Đưakinh tế trang trại phát triển phù hợp với quy hoạch phát triển nông nghiệp,nông thôn của địa phương, khắc phục tình trạng tự phát, hiệu quả thấp và kémbền vững.

Khaithác có hiệu quả tài nguyên đất đai, nước, sinh vật, lao động, vốn và các tiềmnăng kinh tế khác để sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hoá có chất lượng và giátrị cao, tạo việc làm và nâng cao thu nhập của nông dân.

Hìnhthành các vùng sản xuất tập trung các loại cây trồng, vật nuôi là thế mạnh củamỗi vùng, gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Xâydựng cơ sở hạ tầng và dịch vụ phục vụ cho việc phát triển kinh tế trang trạitheo hướng thâm canh, đạt hiệu quả cao.

Pháttriển kinh tế trang trại bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái và sản xuấtbền vững.

II. Nội dung quy hoạch phát triển trang trại

1. Quy hoạch sử dụng đất đai

Tiếnhành kiểm tra, nắm vững quĩ đất hiện đang sử dụng cho nông nghiệp, lâm nghiệp;Quỹ đất trống đồi núi trọc, bãi bồi ven sông, ven biển, mặt nước có khả năngkhai thác đưa vào sử dụng trong nông lâm ngư nghiệp theo phương thức trangtrại; Thể hiện rõ quĩ đất trồng cây công nghiệp, đồng cỏ, đất phát triển cácloại rừng, diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, đất giành cho phát triểncông nghiệp và dịch vụ.

Bốtrí các vùng đất trống đồi núi trọc, bãi bồi ven biển, đất hoang hoá để giaocho các tổ chức, cá nhân có khả năng phát triển kinh tế trang trại dưới hìnhthức giao, cho thuê hoặc đấu thầu sử dụng.

Nhữngnội dung trên phải thể hiện trên bản đồ tỷ lệ lớn. Ở những nơi chưa có thì tạm thờidùng các sơ đồ để thể hiện.

2. Quy hoạch sản xuất nông lâm nghiệp và chế biến tiêu thụ nông sản

Căncứ vào điều kiện thị trường, đất đai, nguồn nước, khí hậu, kinh nghiệm truyềnthống ... để bố trí các loại cây trồng, vật nuôi chính trong vùng phát triểntrang trại để làm cơ sở hướng dẫn cho các chủ trang trại. Đối với vùng cònnhiều đất đai, phát triển sản xuất trồng trọt kết hợp với chăn nuôi, nuôi trồngthuỷ sản để làm ra nhiều sản phẩm hàng hoá cung cấp cho thị trường trong nướcvà xuất khẩu. Đối với vùng đất ít, người đông thì phát triển các ngành nghề sửdụng ít đất nhưng có hiệu quả cao như làm giống, trồng hoa, cây cảnh, chăn nuôigia súc và thuỷ đặc sản, kết hợp với các hoạt động dịch vụ, ngành nghề để sửdụng được nhiều lao động và đạt hiệu quả kinh tế cao.

Xácđịnh lâm phần ổn định của các loại rừng trong vùng phát triển trang trại để làmcơ sở giao hoặc khoán bảo vệ rừng cho chủ trang trại theo nghị định số163/1999/NĐ.CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ về giao đất , cho thuê đất lâmnghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và các nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mụcđích lâm nghiệp. Xác định cơ cấu cây rừng chính để trồng rừng.

Xácđịnh hướng phát triển chế biến; Lựa chọn công nghệ chế biến phù hợp với từngvùng để hướng dẫn cho trang trại áp dụng, chú trọng quy mô vừa và nhỏ, áp dụngcông nghệ, thiết bị hiện đại kết hợp với phương pháp truyền thống được cảitiến.

Bốtrí các công trình thuỷ lợi, giao thông, điện, điện thoại ... phục cho pháttriển trang trại ở các vùng tập trung, nhất là các vùng đất mới. Xác định rõnguồn vốn đầu tư. Nhà nước hộ trợ đầu tư các công trình có liên quan chung đếntoàn vùng. Phần đầu tư trong nội bộ trang trại do chủ trang trại tự đảm nhậnphù hợp với qui hoạch phát triển chung.

Hìnhthành mạng lưới các cơ sở sản xuất và cung ứng giống cây con tốt, bảo vệ thựcvật, thú y, khuyến nông .... trên địa bàn, kết hợp giữa các cơ sở của nhà nướcvới các thành phần kinh tế khác. Hộ trợ các trang trại có khả năng làm dịch vụkỹ thuật cho các trang trại và hộ nông dân khác trong vùng.

Khuyếnkhích việc liên doanh, liên kết giữa trang trại với các doanh nghiệp nhà nướcvà thành phần kinh tế khác trên địa bàn để sản xuất, chế biến và tiêu thụ sảnphẩm làm ra.

4. Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực

Xácđịnh nhu cầu và hướng hộ trợ các chủ trang trại đào tạo, bồi dưỡng nâng caokiến thức khoa học kỹ thuật, quản lý, nhất là kiến thức tiếp thị, hạch toánkinh tế thông qua các lớp ngắn hạn và các khoá đào tạo dài hạn.

Tăngcường trao đổi kinh nghiệm quản lý và ứng dụng khoa học công nghệ giữa cáctrang trại.

5. Bảo vệ môi trường

Nêurõ yêu cầu đối với các trang trại về việc bảo vệ rừng, bảo vệ đất, bảo vệ nguồnnước, chống ô nhiễm do chất thải, nhất là đối với các trang trại canh tác trêncác vùng đất dốc và các trang trại chăn nuôi quy mô lớn, hướng dẫn các biệnpháp xử lý chất thải và bảo vệ môi trường phù hợp

III. Phương pháp tiến hành

1.Điều tra nắm tình hình kinh tế trang trại đã có trên địa bàn về số lượng, quymô, kết quả sản xuất và thu nhập của trang trại. Đánh giá những thuận lợi, khókhăn của phát triển kinh tế trang trại ở địa phương.

2.Kế thừa, tham khảo các tài liệu quy hoạch hiện có của địa phương về phát triểnnông nghiệp, nông thôn và quy hoạch sử dụng đất, kết hợp khảo sát bổ sung đểđánh giá những lợi thế và hạn chế của từng vùng.

3.Nắm bắt các thông tin và dự báo về thị trường, về tiến bộ khoa học kỹ thuật vàcông nghệ làm cơ sở quy hoạch sản xuất của trang trại.

4.Trong qúa trình xây dựng và thực hiện quy hoạch phải tổ chức bàn bạc với nôngdân về phương hướng sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm của trang trại,phối hợp các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển dịch vụ, đáp ứng sátnhu cầu phát triển của trang trại và hộ nông dân trên địa bàn.

IV. Tổ chức thực hiện

1.Giao Vụ Kế hoạch và Qui hoạch chủ trì phối hợp với Viện Quy hoạch và Thiết kếnông nghiệp, Viện Điều tra quy hoạch rừng, Viện quy hoạch thuỷ lợi chỉ đạo vềnội dung, phương pháp, giúp các địa phương triển khai việc lập quy hoạch pháttriển trang trại phù hợp với điều kiện cụ thể ở mỗi địa phương.

2.Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW chủ trì phối hợp vớicác ngành liên quan tổ chức và chỉ đạo việc lập quy hoạch phát triển trang trạicủa địa phương trình UBND cấp có thẩm quyền phê duyệt trong năm 2000-2001 làm căncứ triển khai thực hiện cho những năm tới.

3.Kinh phí lập quy hoạch trang trại do ngân sách tỉnh đầu tư. Ngân sách TW đầu tưcho việc làm điểm ở một số vùng để rút kinh nghiệm./.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=6245&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận