Văn bản pháp luật: Thông tư 76/2011/TT-BNNPTNT

Cao Đức Phát
Toàn quốc
Công báo số 589+590, năm 2011
Thông tư 76/2011/TT-BNNPTNT
Thông tư
18/12/2011
03/11/2011

Tóm tắt nội dung

Quy định Danh mục các loại thực phẩm được phép chiếu xạ và liều lượng hấp thụ tối đa cho phép đối với thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ trưởng
2.011
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Toàn văn

THÔNG TƯ

Quy định Danh mục các loại thực phẩm được phép chiếu xạ và liều lượng hấp thụ tối đa cho phép

đối với thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

__________________________

 

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 3 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 3 tháng 01 năm 2008;

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 17/6/2010 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2011;

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục các loại thực phẩm được phép chiếu xạ và liều lượng hấp thụ cho phép đối với thực phẩm đã qua chiếu xạ thuộc phạm vi quản lý như sau:

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này danh mục các loại thực phẩm được phép chiếu xạ và liều lượng hấp thụ tối đa cho phép đối với thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Liều hấp thụ: là tỷ số giữa de và dm, trong đó de là năng lượng hấp thụ trung bình mà bức xạ ion hóa truyền cho khối thực phẩm (tính bằng jun) và dm là khối lượng thực phẩm (tính bằng kilogram).

2. Liều hấp thụ tối đa cho phép: là giá trị liều hấp thụ lớn nhất cho phép đối với mỗi loại thực phẩm được phép chiếu xạ. Đơn vị liều hấp thụ: là Gray (Gy), 1 Gy=1j/kg, 1kGy=1000 Gy.

Điều 3. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực sau bốn mươi lăm (45) ngày kể từ ngày ký ban hành.

2. Danh mục này được soát xét sửa đổi, bổ sung tùy thuộc vào yêu cầu quản lý. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức cá nhân cần kịp thời phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản) để xem xét, giải quyết.

3. Chánh Văn Phòng Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, các tổ chức cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=27092&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận