Văn bản pháp luật: Thông tư 85/2002/TT-BTC

Trần Văn Tá
Toàn quốc
Công báo số 55/2002;
Thông tư 85/2002/TT-BTC
Thông tư
27/07/2002
26/09/2002

Tóm tắt nội dung

Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 69/2002/NĐ-CP ngày 12/7/2002 của Chính phủ về quản lý và xử lý nợ tồn đọng đối với doanh nghiệp nhà nước.

Thứ trưởng
2.002
Bộ Tài chính

Toàn văn

No tile

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 69/2002/NĐ-CP

ngày 12/7/2002 của Chính phủ về quản lý và xử lý nợ tồnđọng đối với doanh nghiệp nhà nước

Thihành Nghị định số 69/2002/NĐ-CP ngày 12/7/2002 của Chính phủ (dưới đây gọitắt là Nghị định số 69/2002/NĐ-CP) về quản lý và xử lý nợ tồn đọng đối vớidoanh nghiệp nhà nước, BộTài chính hướngdẫn một số điểm cụ thể như sau:

 

A. QUY ĐỊNH CHUNG

1.Đối tượng áp dụng:

1.1.Doanh nghiệp nhà nước độc lập và doanh nghiệp nhà nước thành viên hạch toán độclập thuộc các tổng công ty nhà nước đang hoạt động kinh doanh hoặc hoạt độngcông ích (dưới đây gọi chung là doanh nghiệp đang hoạt động).

Ngânhàng Thương mại nhà nước có quy định riêng.

1.2.Doanh nghiệp nhà nước đã có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thựchiện cổ phần hóa, giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê hoặc chuyển thành côngty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đang thực hiện các thủ tục chuyển đổi (dướiđây gọi chung là doanh nghiệp chuyển đổi).

2.Phạm vi xử lý:

2.1.Đối với doanh nghiệp đang hoạt động: Phạm vi xử lý là các khoản nợ phải thu, nợphải trả đã quá thời hạn thanh toán đến ngày 31 tháng 12 năm 2000, doanh nghiệpđã đối chiếu xác nhận, đôn đốc thanh toán nhưng chưa thanh toán được và đến nayvẫn còn tồn đọng.

2.2.Đối với doanh nghiệp chuyển đổi: Phạm vi xử lý là các khoản nợ phải thu, nợphải trả đã quá thời hạn thanh toán, doanh nghiệp đã đối chiếu xác nhận, đônđốc thanh toán nhưng đến thời điểm chuyển đổi vẫn chưa thanh toán được.

B. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

I. XỬ LÝ CÁC KHOẢN NỢ PHẢI THU KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG THUHỒI

1.Căn cứ xác định các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi:

Căncứ để xác định các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi quy định tạikhoản 1 Điều 5 của Nghị định số 69/2002/NĐ-CP của Chính phủ gồm các tài liệu nhưsau:

1.1Tài liệu chứng minh khoản nợ tồn đọng đến thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2000(đối với doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động) và đến thời điểm xử lý nợ chưathu được hoặc đến thời điểm chuyển đổi (đối với doanh nghiệp chuyển đổi) chưathu được là: Biên bản đối chiếu nợ được chủ nợ và khách nợ xác nhận hoặc bảnthanh lý hợp đồng kinh tế hoặc xác nhận của cơ quan quyết định thành lập doanhnghiệp, tổ chức hoặc các tài liệu khách quan khác chứng minh được số nợ tồnđọng và các giấy tờ tài liệu liên quan.

1.2.Sổ kế toán, chứng từ, tài liệuchứng minh khoản nợ chưa thu hồi được, đến thời điểm xử lý nợ doanh nghiệp đanghạch toán nợ phải thu trên sổ kế toán của doanh nghiệp.

1.3.Tài liệu chứng minh khoản nợ phải thu quá hạn hoặc chưa quá hạn thuộc một trongcác trường hợp sau đây coi là khoản nợ không có khả năng thu hồi:

1.3.1.Đối với khoản nợ mà khách nợ là doanh nghiệp, tổ chức đã giải thể, phá sản:

Quyếtđịnh hoặc thông báo giải thể của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp, tổchức hoặc quyết định phá sản doanh nghiệp của tòa án (bản sao có ký tên, đóngdấu của doanh nghiệp - dưới đây gọi tắt là bản sao). Trường hợp tự giải thể thìcó thông báo của doanh nghiệp hoặc xác nhận của cơ quan quyết định thành lậpdoanh nghiệp, tổ chức;

Đốivới doanh nghiệp đang hoạt động, phải có thêm tài liệu chứng minh khách nợ làdoanh nghiệp, tổ chức đã hoàn thành việc giải thể, phá sản nhưng chưa thanhtoán hết nợ cho doanh nghiệp: Xác nhận của cơ quan quyết định thành lập doanhnghiệp, tổ chức hoặc của Tòa án thụ lý phá sản doanh nghiệp.

1.3.2.Đối với khách nợ đã ngừng hoạt động và không có khả năng chi trả: Xác nhận củacơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc tổ chức về việc doanh nghiệp, tổchức đã ngừng hoạt động không có khả năng thanh toán.

1.3.3.Đối với khách nợ là cá nhân đã chết, mất tích, đang thi hành án phạt tù hoặc ngườithừa kế theo luật, nhưng không có khả năng chi trả theo phán quyết của Tòa án:

Đốivới khách nợ là cá nhân đã chết, có Giấy chứng tử (bản sao) hoặc xác nhận đãchết của chính quyền địa phương;

Đốivới khách nợ là cá nhân đã mất tích: Văn bản tuyên bố mất tích của Tòa án (bảnsao) hoặc xác nhận của chính quyền địa phương;

Đốivới khách nợ là cá nhân đã bỏ trốn khỏi địa phương: có lệnh truy nã của cơ quancông an (bản sao) hoặc xác nhận của công an xã, phường;

Đốivới khách nợ là cá nhân đang thi hành án phạt tù: có Bản án thi hành án phạt tùcủa Tòa án (bản sao); phán quyết của Tòa án (bản sao) hoặc xác nhận của chínhquyền địa phương về việc khách nợ hoặc người thừa kế không có khả năng chi trả.

13.4. Đối với khách nợ là hợp tác xã nông nghiệp đã giải thể, hợp tác xã nôngnghiệp đã được chuyển đổi và đăng ký kinh doanh theo Nghị định số 16/CP ngày 12tháng 2 năm 1997 của Chính phủ nhưng quá khó khăn về tài chính, kinh doanh thualỗ không có khả nàng trả nợ, hợp tác xã nông nghiệp đang hoạt động kinh doanhcó lãi mà số tiền nợ này đã được sử dụng để đầu tư cơ sở hạ tầng, nhưng đến naycác cơ sở hạ tầng đó đã bị hư hỏng, thiệt hại do thiên tai, bão lụt tàn phá đượcNhà nước cho xóa nợ. Tài liệu chứng minh là hồ sơ xử lý nợ theo hướng dẫn tạiThông tư số 31/2002/TT-BTC ngày 29/3/2002 của Bộ Tài chính hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền xóanợ cho hợp tác xã (bản sao).

1.3.5.Đối với các khoản nợ mà khách nợ đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định choxóa nợ theo quy định của pháp luật: Quyết định của cơ quan có thẩm quyền xóa nợcho khách nợ theo quy định của pháp luật (bản sao).

1.3.6.Đối với khoản chênh lệch còn lại của khoản nợ không thu hồi được sau khi đã xửlý trách nhiệm cá nhân, tập thể phải bồi thường vật chất: Quyết định xử lý nợcủa Hội đồng quản trị hoặc Biên bản xử lý nợ của Hội đồng xử lý nợ doanh nghiệphoặc quyết định của Giám đốc doanh nghiệp xử lý trách nhiệm cá nhân, tập thểphải bồi thường vật chất (bản sao).

1.3.7. Khoản chênh lệch thiệt hại được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận do bán nợphải thu: Hồ sơ khoản nợ và hợp đồng mua bánnợ (bản sao).

13.8. Các khoản nợ phải thu mà dự toán chi phí đòi nợ lớn hơn giá trị khoản nợphải thu: Các vản bản đôn đốc thanh toán nợ, dự toán chi phí đòi nợ của doanhnghiệp, Biên bản xử lý nợ của Hội đồng xử lý nợ doanh nghiệp (bản sao).

1.8.9.Các khoản nợ phải thu đã quá thời hạn thanh toán từ 3 năm trở lên kể từ khi đếnhạn, tuy khách nợ còn tồn tại, đang hoạt động nhưng kinh doanh thua lỗ liên tụcvà quá khó khăn, hoàn toàn không có khả năng thanh toán, doanh nghiệp đã tíchcực áp dụng các biện pháp nhưng vẫn không thu được nợ: Các tài liệu chứng minhkhoản nợ tồn đọng đến thời điểm xử lý nợ đã quá hạn từ 3 năm trở lên chưa thu được;các văn bản đôn đốc đòi nợ của doanh nghiệp; báo cáo tài chính của khách nợ đãđược kiểm toán (nếu có) hoặc có xác nhận của cơ quan quyết định thành lập doanhnghiệp về tình trạng tài chính của doanh nghiệp.

2.Xử lý tài chính đối với khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi:

2.1.Đối với doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động, các khoản nợ phải thu quá hạnhoặc chưa quá hạn nhưng có đủ căn cứ xác định là khoản nợ không có khả năng thuhồi theo quy định tại khoản 1 Mục I nêu trên, được xử lý bằng các nguồn theo thứ tự sau đây:

2.1.1.Dùng nguồn dự phòng các khoản phải thu khó đòi để bù đắp.

2.1.2.Nếu nguồn dự phòng các khoản phải thu khó đòi không đủ bù đắp doanh nghiệp đượchạch toán phần còn thiếu vào chi phí hoạt động kinh doanh.

2.1.3.Trường hợp hạch toán vào chi phí hoạt động kinh doanh trong 2 năm liên tiếp màdoanh nghiệp bị lỗ không có khả năng bù đắp và doanh nghiệp không thuộc trườnghợp phải giải thể, phá sản thì doanh nghiệp lập hồ sơ báo cáo cơ quan có thẩmquyền xem xét, quyết định giảm vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định dướiđây:

a)Hồ sơ thủ tục gồm:

Vănbản đề nghị giảm vốn của doanh nghiệp, có giải trình cụ thể việc xử lý cáckhoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi theo tiết 2.1.1, 2.1.2 điểm 2.1 khoảnnày, những khó khăn của doanh nghiệp không có khả năng tự bù đắp khoản lỗ do xửlý các khoản nợ nêu trên.

Hồsơ và tài liệu chứng minh từng khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi theoquy định tại khoản 1 Mục I PhầnB Thông tư này.

Cácbáo cáo tài chính, Biên bản kiểm tra báo cáo tài chính và Biên bản quyết toánthuế (nếu có) của doanh nghiệp năm đề nghị xử lý và năm trước liền kề (bảnsao).

Vănbản của Bộ quản lý ngành, Uỷ ban nhân dântỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng công ty (sau đây gọi tắt là cơ quanquản lý cấp trên) đề nghị xử lý giảm vốn cho doanh nghiệp.

b)Cơ quan thẩm định và quyết địnhgiảm vốn cho doanh nghiệp:

Đốivới các doanh nghiệp hạch toán độc lập là thành viên các Tổng công ty nhà nướcvà doanh nghiệp hạch toán độc lập thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộcChính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập (sau đây gọi tắt làdoanh nghiệp trung ương) gửi hồ sơ, tài liệu về Cục Tài chính doanh nghiệp thẩmđịnh, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.

Đốivới doanh nghiệp hạch toán độc lập là thành viên các Tổng công ty nhà nước vàdoanh nghiệp hạch toán độc lập do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương quyết định thành lập (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp địa phương)gửi hồ sơ, tài liệu về SởTài chính - Vậtgiá thẩm định, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngquyết định.

2.1.4.Trường hợp do xử lý các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi theo quyđịnh tại tiết 2.1.1, 2.1.2, 2.1.3 điểm 2.1 nêu trên mà doanh nghiệp bị lỗ, nhưngdoanh nghiệp không thuộc trường hợp phải giải thể, phá sản, cần giữ lại làdoanh nghiệp 100% vốn nhà nước theo Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới và pháttriển doanh nghiệp giai đoạn 2002 - 2005 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cóphương án kinh doanh có hiệu quả được cấp có thẩm quyền thì doanh nghiệp có vănbản báo cáo kèm theo hồ sơ, tài liệu gửi về Cục Tài chính doanh nghiệp xem xét,trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định việc hỗtrợ vốn cho doanh nghiệp từ nguồn chi phí cải cách doanh nghiệp nhà nước theoQuyết định số 92/QĐ-TTg ngày 29/1/2002 của Thủ tướng Chính phủ để xử lýhết lỗ đảm bảo số vốn ban đầu của doanh nghiệp.

Hồsơ thủ tục gồm:

Vănbản của doanh nghiệp đề nghị hỗ trợ vốn hoặc xử lý giảm lỗ còn lại, có giảitrình cụ thể việc đã xử lý các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi theoquy định tại tiết 2.1.1, 2.1.2, 2.1.3 điểm 2.1 nêutrên, số lỗ còn lại và số vốn đề nghị hỗ trợ.

Hồsơ và tài liệu chứng minh từng khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi theoquy định tại khoản 1 Mục I PhầnB Thông tư này.

Cácbáo cáo tài chính, Biên bản kiểm tra báo cáo tài chính và Biên bản quyết toánthuế (nếu có) của doanh nghiệp năm đề nghị xử lý và năm trước liền kề (bảnsao).

Quyếtđịnh xử lý giảm vốn nhà nước tại doanh nghiệp của cơ quan có thẩm quyền.

Phươngán kinh doanh có hiệu quả được cấp có thẩm quyền duyệt.

Vănbản của cơ quan quản lý cấp trên đề nghị xử lý lỗ còn lại và hỗ trợ vốn chodoanh nghiệp.

2.2.Đối với doanh nghiệp nhà nước đang thực hiện chuyển đổi, các khoản nợ phải thukhông có khả năng thu hồi được xử lý bằng các nguồn theo thứ tự sau đây:

2.2.1.Dùng nguồn dư phòng các khoản nợ phải thu khó đòi bù đắp.

2.2.2.Nếu nguồn dự phòng các khoản phải thu khó đòi. không đủ bù đắp, doanh nghiệp đượchạch toán toàn bộ (xử lý 1 lần) số còn thiếu vào chi phí hoạt động kinh doanhtrước khi chuyển đổi.

2.2.3:Trường hợp sau khi xử lý nợ phải thu không có khả năng thu hồi theo quy địnhtại tiết 2.2.2 điểm 2.2 nêu trên mà doanh nghiệp bị lỗ hoặc khi chưa xử lý nợdoanh nghiệp đã bị lỗ thì xử lý như sau:

a)Đối với doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa, bán, giao cho tập thể ngườilao động thì xuất trình các căn cứ chứng minh khoản nợ phải thu không thu hồi đượctheo quy định tại khoản 1 Mục I PhầnB Thông tư này và các tài liệu liênquan cho Hội đồng xác định giá trị doanh nghiệp hoặc Công ty kiểm toán, tổ chứccó chức năng định giá được chọn để xem xét báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyếtđịnh giảm trừ vào phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định hiện hành.

b)Đối với doanh nghiệp nhà nước thực hiện khoán kinh doanh, cho thuê doanhnghiệp, chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì lập hồ sơbáo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định giảm vốn nhà nước tại doanhnghiệp.

Hồsơ bao gồm:

Vănbản đề nghị xử lý giảm vốn của doanh nghiệp, có giải trình rõ lý do và mức vốnxin giam.

Hồsơ và tài liệu chứng minh từng khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi theoquy định tại khoản 1 Mục I PhầnB Thông tư này.

Cácbáo cáo tài chính, Biên bản kiểm tra báo cáo tài chính và Biên bản quyết toánthuế (nếu có) của doanh nghiệp năm đề nghị xử lý và năm trước liền kề (bảnsao).

Vănbản của cơ quan quản lý cấp trên đề nghị giảm vốn cho doanh nghiệp.

quan thẩm định và quyết địnhgiảm vốn cho doanh nghiệp:

Đốivới các doanh nghiệp trung ương quản lý: gửi hồ sơ, tài liệu về Cục Tài chínhdoanh nghiệp thẩm định, trình Bộ trưởng BộTài chính quyếtđịnh giảm vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Đốivới các doanh nghiệp địa phương: gửi hồ sơ, tài liệu về Sở Tài chính - Vật giá tỉnh thẩmđịnh, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết địnhgiảm vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

2.2.4.Đối với doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa, trường hợp giá trị phầnvốn nhà nước tại doanh nghiệp không đủ để xử lý lỗ lũy kế và nợ không có khảnăng thu hồi hoặc sau khi xử lý giảm giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệpmà giá trị còn lại không đủ để đảm bảo mức vốn nhà nước cần tham gia trong côngty cổ phần theo phương án được duyệt (theo quy định của Quyết định số58/2002/QĐ-TTg ngày 25/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành tiêu chí,danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước và Tổng công ty nhà nước) thì doanhnghiệp xem xét, trình Bộtrưởng Bộ Tài chính quyết định chuyểngiao (bán theo giá chỉ định) một số khoản nợ phải thu cho tổ chức có chức năngmua bán nợ và tài sản tồn đọng. Phần chênh lệch do bán nợ (nếu có) được xử lýgiảm vốn nhà nước trước khi chuyển đổi.

Tổchức có chức năng mua bán nợ và tài sản tồn đọng tiếp nhận khoản nợ, thanh toáncho doanh nghiệp theo giá chỉ định (do Bộ trưởng BộTài chính quyếtđịnh) và tiếp tục tìm biện pháp thu hồi. Chênh lệch giữa giá trị khoản nợ vớisố thực tế thu được của tổ chức có chức năng mua bán nợ và tài sản tồn đọng đượcBộ Tài chính hỗ trợ từ nguồn chiphí cải cách doanh nghiệp.

Hồsơ bao gồm:

Vănbản đề nghị xử lý của doanh nghiệp, có giải trình rõ lý do, mức vốn xin giảm,những khoản nợ phải thu đề nghị được bán theo giá chỉ định (có đề xuất mức giáchỉ định) cho tổ chức có chức năng mua bán nợ và tài sản tồn đọng, số lỗ lũykế, số nợ không có khả năng thu hồi, số vốn nhà nước tại doanh nghiệp khi chưaxử lý, số vốn để thực hiện chính sách ưu đãi khi bán cổ phần cho người lao độngtrong doanh nghiệp, số vốn nhà nước cần có để đủ tỷ lệ vốn nhà nước trong côngty cổ phần.

Hồsơ và tài liệu chứng minh từng khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi quyđịnh tại khoản 1 Mục I PhầnB Thông tư này.

Cácbáo cáo tài chính, Biên bản kiểm tra báo cáo tài chính và Biên bản quyết toánthuế (nếu có) của doanh nghiệp năm đề nghị xử lý và năm trước liền kề (bảnsao).

Vănbản đề nghị xử lý của cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan quyết định thành lậpdoanh nghiệp nhà nước.

Biênbản xác định giá trị doanh nghiệp trước khi chuyển đổi của Hội đồng xác địnhgiá trị doanh nghiệp.

Quyếtđịnh của cơ quan có thẩm quyền về việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước (bảnsao).

2.3.Việc xử lý nợ đối với doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi được thực hiện đồng bộcác giải pháp cùng với việc xử lý các tồn tại của doanh nghiệp trước khi chuyểnđổi được xác định trong phương án chuyển đổi sắp xếp doanh nghiệp.

2.4.Các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi sau khi đã được xử lý theo cácnội dung nêu trên, doanh nghiệp nhà nước hoặc người đại diện chủ sở hữu phầnvốn nhà nước tại doanh nghiệp phải theo dõi và tổ chức thu hồi: Đối với doanhnghiệp nhà nước đang hoạt động phải theo dõi trên tài khoản thuộc các chỉ tiêungoài bảng cân đối kế toán và tổ chức thu hồi trong thời hạn 5 năm. Số tiền thu hồi được, hạch toánvào thu nhập của doanh nghiệp.

Đốivới doanh nghiệp chuyển đổi, sau khi chuyển đổi người đại diện chủ sở hữu phầnvốn nhà nước tại doanh nghiệp có trách nhiệm tiếp tục theo dõi và tổ chức thuhồi các khoản nợ phải thu khó đòi đã được xử lý trước khi chuyển đổi nhưng vẫncó khả năng thu hồi, tiền thu được sau khi đã trừ chi phí thu hồi nợ nộp vàoQuỹ Hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóadoanh nghiệp nhà nước hoặc chuyển giao hồ sơ, tài liệu cho tổ chức có chức năngmua bán nợ và tài sản tồn đọng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩmquyền để tiếp tục theo dõi và tổ chức thu hồi vào ngân sách nhà nước.

II. XỬ LÝ CÁC KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ TỒN ĐỌNG CỦA DOANH NGHIỆP

1.Các khoản nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước:

1.1.Giải quyết hỗ trợ vốn đầu tư:

Cácdoanh nghiệp có dự án đầu tư quy định tại các khoản 1 Điều 11 Nghị định số69/2002/NĐ-CP thực hiện theo hướng dẫn tại Mục III Phần B Thông tư số 32/2002/TT-BTC ngày10/4/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiệnQuyết định số 172/2001/QĐ-TTg ngày 05/1/12001 của Thủ tướng Chính phủ (sau đâygọi tắt là Thông tư số 32/2002/TT-BTC).

1.2.Giải quyết xóa nợ:

1.2.1.Các doanh nghiệp thuộc đối tượng quy định tại các khoản 2, khoản 3, khoản 6Điều 11 Nghị định số 69/2002/NĐ-CP thực hiện theo hướng dẫn tại điểm 1 Mục IV Phần B Thông tư số 32/2002/TT-BTC.

1.2.2.Các doanh nghiệp thuộc đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 11 Nghị định số69/2002/NĐ-CP thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Mục IV Phần B Thông tư số 32/2002/TT-BTC.

1.2.3.Các doanh nghiệp thuộc đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 11 Nghị định số69/2002/NĐ-CP thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 3 Mục IV Phần B Thông tư số 32/2002/TT-BTC.

1.2.4.Các doanh nghiệp nhận ứng tiền của ngân sách để mua hàng xuất khẩu trả nợ nướcngoài, xuất khẩu lấy ngoại tệ lập Quỹ Dự trữ nhà nước, hoặc dự trữ lưu thông,nhưng do biến động giá cả, doanh nghiệp không mua đủ quỹ hàng hóa theo quy địnhnên đang ghi nợ phải trả ngân sách. Nếu số nợ đó đã kê khai và được Ban thanhtoán nợ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Bộ quản lý kinh tế ngành xác nhậnthì được xóa nợ.

Cácdoanh nghiệp thuộc đối tượng này phải có văn bản giải trình rõ số nợ, nguyênnhân nợ, kèm theo các văn bản liên quan đến khoản nợ đã kê khai và xác nhận củaBan thanh toán nợ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Bộ quản lý ngành.

Hồsơ trên doanh nghiệp gửi về Cục Tài chính doanh nghiệp để xem xét, trình Bộ trưởngBộ Tài chính quyết định xóa nợ chodoanh nghiệp phần chênh lệch do nguyên nhân trên.

1.2.5.Các doanh nghiệp nợ ngân sách nhà nước tiền hàng nhập khẩu theo Nghị định thưcủa Chính phủ, do đã bán trả chậm hàng hóa cho các đơn vị theo chỉ đạo và quyđịnh của các cơ quan có thẩm quyền, đến nay không thu được nợ thì làm văn bảngiải trình rõ lý do không thu được tiền kèm theo các giấy tờ liên quan đến việcbán trả chậm hàng hóa gửi về Cục Tài chính doanh nghiệp xem xét, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định xóa nợ.

Cácdoanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa theo Nghị định thư nhưng do hàng hóa không phùhợp với yêu cầu thị trường, phải bán với giá thấp hơn giá đã nhận của Nhà nướcnên bị lỗ mà chưa được xử lý thì làm văn bản đề nghị, kèm theo các giấy tờ liênquan gửi về Cục Tài chính doanh nghiệp xem xét, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xóa nợ.

2.Các khoản nợ Ngân hàng Thương mại nhà nước.

Việcxử lý các khoản doanh nghiệp nhà nước phải trả Ngân hàng Thương mại nhà nướcthực hiện theo quy định tại Điều 12 của Nghị định số 69/2002/NĐ-CP và hướng dẫncủa Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định tại khoản 3 Điều 18 củaNghị định số 69/2002/NĐ-CP.

3.Các khoản nợ phải trả Dự trữ Quốc gia.

3.1.Các doanh nghiệp nhà nước nợ Dự trữ Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều13 Nghị định số 69/2002/NĐ-CP được xử lý như sau:

3.1.1.Khoản nợ do ứng tiền mua thóc, nhận gia công gạo xuất khẩu, vay thóc Dự trữQuốc gia trong các năm 1988 - 1990 mà doanh nghiệp đã trả đủ tiền ứng trướchoặc đã trả đủ tiền tính theo giá mua thóc ở thời điểm vay, nhưng quy về lượng theo giá ở thời điểm trả mà vẫn còn nợ thìđược xóa nợ.

3.1.2.Giá thóc để xử lý, thanh toán nợ Quỹ Dự trữ Quốc gia đã được kê khai xác nhậnđến thời điểm xử lý, thanh toán áp dụng theo giá thóc tính thuế nông nghiệp tạithời điểm vay nợ do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyếtđịnh.

3.2.Hồ sơ tài liệu:

Tàiliệu chứng minh khoản nợ doanh nghiệp phải trả Dự trữ Quốc gia từ năm l988 -l990 đến nay còn tồn đọng: Hợp đồng kinh tế, phụ lục hợp đồng, đơn xin ứng, đơnxin vay, các chứng từ nhập, xuất, thu, chi liên quan đến nợ Dự trữ Quốc gia vàcác giấy tờ cam kết khác.

Thẻxác nhận nợ có chữ ký và đóng dấu của doanh nghiệp và Cục (hoặc Chi cục) Dự trữQuốc gia.

Biênbản đối chiếu nợ có chữ ký và đóng dấu của chủ nợ và khách nợ.

Quyếtđịnh giá tính thuế nông nghiệp của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương ở thời điểm vay, nợ.

3.3.Cơ quan thẩm định và quyết địnhxóa nợ cho doanh nghiệp:

Doanhnghiệp có văn bản đề nghị kêu theo hồ sơ tài liệu báo cáo gửi về Cục Dự trữQuốc gia xem xét, trình Bộ trưởngBộ Tài chính quyết định xóa nợ.

4.Khoản nợ Bảo hiểm xã hội.

4.1.Đối với doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động: phải có trách nhiệm thanh toándứt điểm khoản nợ đối với Bảo hiểm xã hội.

4.2.Đối với doanh nghiệp nhà nước thực hiện chuyển đổi: trước khi chuyển đổi cótrách nhiệm thanh toán dứt điểm khoản nợ đối với Bảo hiểm xã hội. Nguồn tiền đểthanh toán nợ Bảo hiểm xã hội phải được bố trí trong phương án chuyển đổi doanhnghiệp. Nhà nước hỗ trợ trong 2 trường hợp sau:

Hỗtrợ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động đã đủ tuổi về hưu nhưng còn thiếuthời gian đóng bảo hiểm xã hội tối đa 1 năm theo khoản 2 Điều 3 Nghị định số41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002 của Chính phủ về chính sách đối với lao động dôi dưdo sắp xếp doanh nghiệp nhà nước.

Trìnhtự và thủ tục hỗ trợ thực hiện theo Thông tư số 11/2002/TT-BLĐTBXH ngày12/6/2002 của Bộ Lao động - Thương binh và Xãhội và Quyết định số 85/2002/QĐ-BTC ngày 01/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Đốivới doanh nghiệp nhà nước thực hiện chuyển đổi theo hình thức bán doanh nghiệptheo quy định tại Nghị định số 103/1999/NĐ-CP ngày 10/9/1999 và Nghị định số49/2002/NĐ-CP ngày 24/4/2002 của Chính phủ mà người mua doanh nghiệp không kếthừa nợ thì doanh nghiệp bán được ưu tiên sử dụng tiền thu từ bán doanh nghiệp(sau khi trừ chi phí cho việc bán doanh nghiệp) để thanh toán nợ Bảo hiểm xãhội có đến thời điểm bán doanh nghiệp theo quy định tại Thông tư số47/2000/TT-BTC ngày 24/5/2000 của Bộ Tài chính.

Trườnghợp tiền thu từ bán doanh nghiệp không đủ để thanh toán nợ Bảo hiểm xã hội thìdoanh nghiệp lập hồ sơ gửi Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước cùng cấp để đượchỗ trợ thanh toán số còn thiếu.

Trìnhtự và thủ tục hỗ trợ thực hiện theo Quy chế Quản lý, thu nộp và sử dụng Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóadoanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởngBộ Tài chính ban hành.

5.Khoản nợ phải trả các tổ chức, cá nhân.

Đốivới doanh nghiệp nhà nước có quyết định chuyển thành công ty cổ phần, khi thựchiện chuyển đổi có nợ phải trả các tổ chức, cá nhân trong và ngoài doanh nghiệpmà doanh nghiệp có khó khăn hoặc có nhu cầu huy động thêm vốn, cơ cấu lại nợ vàđược chủ nợ chấp thuận thì được chuyển thành vốn góp cổ phần trong doanh nghiệpcổ phần hóa theo quy định tại điểm 3.6 khoản 3 Mục II Phần thứ hai Thông tư số76/2002/TT-BTC ngày 09/9/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn những vấn đề về tài chính khi chuyển doanhnghiệp nhà nước thành công ty cổ phần.

6.Khoản nợ phải trả khác của doanh nghiệp đang hoạt động.

6.1.Doanh nghiệp nhập hàng theo chỉ thị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưnghàng bị tồn kho, ứ đọng, không tiêu thụ được thì được thanh lý. Việc thanh lýthực hiện theo quy định của pháp luật. Khoản lỗ do thanh lý hàng tồn kho, ứđọng, doanh nghiệp lập hồ sơ báo cáo cơ quan có thấm quyền xem xét quyết địnhgiảm vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

6.1.1.Hồ sơ tài liệu:

Cácvăn bản, chỉ thị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp nhậphàng.

Hồsơ, tài liệu chứng minh việc doanh nghiệp đã nhập khẩu lô hàng theo chỉ thị củacơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Vănbản báo cáo của doanh nghiệp đề nghị giảm vốn có giải trình về việc nhập hàngtheo chỉ thị của cơ quan nhà nước có thẩm quyển, quá trình nhập khẩu, tiêu thụvà hàng hóa tồn kho ứ đọng không tiêu thụ được.

Hồsơ, tài liệu chứng minh hàng bị tồn kho, ứ đọng, đến thời điểm xử lý nợ khôngtiêu thụ được.

Hồsơ bán thanh lý hàng bị tồn kho, ứ đọng.

Quyếttoán thanh lý hàng bị tồn kho, ứ đọng.

Ýkiến của cơ quanquản lý cấp trên.

6.1.2.Cơ quan thẩm định và quyết địnhgiảm vốn cho doanh nghiệp:

Đốivới các doanh nghiệp trung ương quản lý: gửi hồ sợ, tài liệu về Cục Tài chínhdoanh nghiệp thẩm định, trình Bộ trưởng BộTài chính quyếtđịnh giảm vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Đốivới các doanh nghiệp địa phương: gửi hồ sơ, tài liệu về Sở Tài chính - Vật giátỉnh thẩm định, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngquyết định giảm vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

6.2.Các doanh nghiệp đảm nhận việc vay vốn nước ngoài để nhập khẩu hàng hóa theochỉ thị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo kế hoạch Nhà nước giao,nếu phát sinh chênh lệch tỷ lệ giá ngoại tệ giữa thời điểm vay nhập hàng vàthời điểm trả nợ làm cho doanh nghiệp bị thua lỗ không có khả năng trả nợ thìdoanh nghiệp gửi báo cáo kèm hồ sơ tài liệu về Cục Tài chính doanh nghiệp xemxét, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định hỗ trợ chodoanh nghiệp khoản chênh lệch tỷ giá để doanh nghiệp trả nợ, nhưng tối đa khôngvượt quá khoản lỗ của doanh nghiệp chưa được xử lý.

Hồsơ tài liệu:

Vănbản báo cáo của doanh nghiệp đề nghị hỗ trợ khoản chênh lệch tỷ giá nêu trên,có giải trình về việc nhập hàng theo chỉ thị của cơ quan nhà nước có thẩmquyền, quá trình nhập khẩu, tiêu thụ và chênh lệch tỷ giá ngoại tệ giữa thờiđiểm vay nhập hàng và thời điểm trả nợ làm cho doanh nghiệp bị thua lỗ không cókhả năng trả nợ.

Cácvăn bản, chỉ thị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp nhậpkhẩu hàng hóa hoặc văn bản kế hoạch của Nhà nước giao chỉ tiêu nhập khẩu hànghóa cho doanh nghiệp.

Hồsơ, tài liệu chứng minh việc doanh nghiệp đã nhập khẩu lô hàng theo chỉ thị củacơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hồsơ, tài liệu chứng minh chênh lệch tỷ giá ngoại tệ giữa thời điểm vay nhập hàngvà thời điểm trả nợ làm cho doanh nghiệp bị thua lỗ không có khả năng trả nợ.

Báocáo quyết toán các năm có liên quan đến tiêu thụ lô hàng trên.

Ýkiến của cơ quanquản lý cấp trên.

C. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

CácBộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị trực thuộc hướngdẫn các doanh nghiệp rà soát phân loại nợ tồn đọng để xử lý theo các quy địnhtại Nghị định số 69/2002/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này.

Thôngtư này có hiệu lực thi hành từ ngày 27 tháng 7 năm 2002. Trong quá trình thựchiện nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, doanh nghiệp phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu giảiquyết./.

 


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=21895&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận