THÔNG TƯ
Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2001
của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm
và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
Căn cứ Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 9 tháng 12 năm 2000;
Căn cứ Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể như sau:
I. VỐN ĐIỀU LỆ
1. Các quy định về vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được thực hiện theo Điều 5 Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
2. Vốn điều lệ đã góp của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là số vốn điều lệ do chủ sở hữu thực góp vào doanh nghiệp.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập và hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải thực hiện việc góp vốn điều lệ với mức không thấp hơn mức vốn pháp định được quy định tại Điều 4 Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
4. Trong suốt quá trình hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải luôn duy trì số vốn điều lệ đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định được quy định tại Điều 4 Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Nếu do bất kỳ nguyên nhân nào mà số vốn điều lệ đã góp giảm xuống thấp hơn mức vốn pháp định được quy định tại Điều 4 Nghị định số 43/2001/NĐ-CP thì doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải bổ sung vốn điều lệ sao cho số vốn điều lệ đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định được quy định tại Điều 4 Nghị định số 43/2001/NĐ-CP.
II. TIỀN KÝ QUỸ
1. Việc ký quỹ của doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện theo Điều 6 Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
2. Trong trường hợp số tiền ký quỹ của doanh nghiệp bảo hiểm thấp hơn so với quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm phải bổ sung số tiền ký quỹ theo quy định.
3. Trong trường hợp số tiền ký quỹ của doanh nghiệp bảo hiểm cao hơn so với quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm được phép điều chỉnh lại số tiền ký quỹ theo quy định.
III. DỰ PHÒNG NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM
1. Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm là khoản tiền mà doanh nghiệp phải trích lập nhằm mục đích thanh toán cho những trách nhiệm bảo hiểm đã được xác định trước và phát sinh từ các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm phải trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm đầy đủ theo từng nghiệp vụ bảo hiểm, từng hợp đồng bảo hiểm tương ứng với phần trách nhiệm giữ lại của doanh nghiệp bảo hiểm.
3. Đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ:
3.1. Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ phải lập các loại dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
3.2. Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ được phép lựa chọn và đăng ký với Bộ Tài chính phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm theo hướng dẫn tại điểm 3.4 khoản 3 Mục III của Thông tư này hoặc các phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ khác thận trọng hơn và được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi áp dụng.
3.3. Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ không được thay đổi phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm trong năm tài chính. Trong trường hợp thay đổi phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cho năm tài chính kế tiếp, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ phải đề nghị và được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi áp dụng.
3.4. Phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ:
3.4.1. Dự phòng phí chưa được hưởng:
a) Phương pháp trích lập theo tỷ lệ phần trăm của tổng phí bảo hiểm:
Đối với nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt và đường không: bằng 25% của tổng phí bảo hiểm giữ lại thuộc năm tài chính của nghiệp vụ bảo hiểm này.
Đối với các nghiệp vụ bảo hiểm khác: bằng 50% của tổng phí bảo hiểm giữ lại thuộc năm tài chính của các nghiệp vụ bảo hiểm này.
Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ không áp dụng phương pháp trích lập theo tỷ lệ phần trăm của tổng phí bảo hiểm đối với các hợp đồng bảo hiểm được giao kết từ 1/1/2006 trở đi.
b) Phương pháp trích lập theo hệ số của thời hạn hợp đồng bảo hiểm
(i) Phương pháp 1/8: Phương pháp này giả định phí bảo hiểm thuộc các hợp đồng bảo hiểm phát hành trong một quý của doanh nghiệp bảo hiểm phân bố đều giữa các tháng trong quý, hay nói một cách khác, toàn bộ hợp đồng bảo hiểm của một quý cụ thể được giả định là có hiệu lực vào giữa quý đó. Dự phòng phí chưa được hưởng sẽ được tính theo công thức sau:
Dự phòng phí chưa được hưởng | = | Phí bảo hiểm giữ lại | X | Tỷ lệ phí bảo hiểm chưa được hưởng |
Ví dụ: Dự phòng phí chưa được hưởng tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2004 được tính như sau:
Đối với hợp đồng bảo hiểm có thời hạn 1 năm và còn hiệu lực vào ngày 31 tháng 12 năm 2004:
Thời điểm hợp đồng bảo hiểm hết hiệu lực | Tỷ lệ phí bảo hiểm chưa được hưởng |
Năm | Quý |
2005 | I | 1/8 |
II | 3/8 |
III | 5/8 |
IV | 7/8 |
Đối với hợp đồng bảo hiểm có thời hạn trên 1 năm: Tỷ lệ phí bảo hiểm chưa được hưởng theo công thức trên sẽ có mẫu số bằng thời hạn của hợp đồng bảo hiểm (tính bằng số năm) nhân với 8. Dự phòng phí chưa được hưởng tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2004 của hợp đồng bảo hiểm có thời hạn 2 năm và còn hiệu lực vào ngày 31 tháng 12 năm 2004 được tính như sau:
Thời điểm hợp đồng bảo hiểm hết hiệu lực | Tỷ lệ phí bảo hiểm chưa được hưởng |
Năm | Quý |
2005 | I | 1/16 |
II | 3/16 |
III | 5/16 |
IV | 7/16 |
2006 | I | 9/16 |
II | 11/16 |
III | 13/16 |
IV | 15/16 |
(ii) Phương pháp 1/24: Phương pháp này giả định phí bảo hiểm thuộc các hợp đồng bảo hiểm phát hành trong một tháng của doanh nghiệp bảo hiểm phân bố đều trong tháng, hay nói một cách khác, toàn bộ hợp đồng bảo hiểm của một tháng cụ thể được giả định là có hiệu lực vào giữa tháng đó. Dự phòng phí chưa được hưởng sẽ được tính theo công thức sau:
Dự phòng phí chưa được hưởng | = | Phí bảo hiểm giữ lại | X | Tỷ lệ phí bảo hiểm chưa được hưởng |
Ví dụ: Dự phòng phí chưa được hưởng tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2004 được tính như sau:
Đối với hợp đồng bảo hiểm có thời hạn 1 năm và còn hiệu lực vào ngày 31 tháng 12 năm 2004:
Thời điểm hợp đồng bảo hiểm hết hiệu lực | Tỷ lệ phí bảo hiểm chưa được hưởng |
Năm | Tháng |
2005 | 1 | 1/24 |
2 | 3/24 |
3 | 5/24 |
4 | 7/24 |
5 | 9/24 |
6 | 11/24 |
7 | 13/24 |
8 | 15/24 |
9 | 17/24 |
10 | 19/24 |
11 | 21/24 |
12 | 23/24 |
Đối với hợp đồng bảo hiểm có thời hạn trên 1 năm: Tỷ lệ phí bảo hiểm chưa được hưởng theo công thức trên sẽ có mẫu số bằng thời hạn của hợp đồng bảo hiểm (tính bằng số năm) nhân với 24. Dự phòng phí chưa được hưởng tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2004 của hợp đồng bảo hiểm có thời hạn 2 năm và còn hiệu lực vào ngày 31 tháng 12 năm 2004 được tính như sau:
Thời điểm hợp đồng bảo hiểm hết hiệu lực | Tỷ lệ phí bảo hiểm chưa được hưởng |
Năm | Tháng |
2005 | 1 | 1/48 |
2 | 3/48 |
3 | 5/48 |
4 | 7/48 |
5 | 9/48 |
6 | 11/48 |
7 | 13/48 |
8 | 15/48 |
9 | 17/48 |
10 | 19/48 |
11 | 21/48 |
12 | 23/48 |
2006 | 1 | 25/48 |
2 | 27/48 |
3 | 29/48 |
4 | 31/48 |
5 | 33/48 |
6 | 35/48 |
7 | 37/48 |
8 | 39/48 |
9 | 41/48 |
10 | 43/48 |
11 | 45/48 |
12 | 47/48 |
c) Phương pháp trích lập dự phòng phí theo từng ngày: Phương pháp này có thể được áp dụng để tính dự phòng phí chưa được hưởng đối với hợp đồng bảo hiểm thuộc mọi thời hạn theo công thức tổng quát sau:
| | Phí bảo hiểm giữ lại X Số ngày bảo hiểm còn lại của hợp đồng bảo hiểm |
Dự phòng phí chưa được hưởng | = | --------------------------------------------- |
| | Tổng số ngày bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm |
3.4.2. Dự phòng bồi thường:
a) Phương pháp trích lập dự phòng bồi thường theo hồ sơ yêu cầu đòi bồi thường:
Theo phương pháp này, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ phải trích lập 2 loại dự phòng:
Dự phòng bồi thường cho các yêu cầu đòi bồi thường chưa được giải quyết: được trích lập cho từng nghiệp vụ bảo hiểm theo phương pháp ước tính số tiền bồi thường cho từng vụ tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm đã thông báo hoặc đã yêu cầu đòi bồi thường doanh nghiệp bảo hiểm nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết.
Dự phòng bồi thường cho các tổn thất đã phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm nhưng chưa thông báo hoặc chưa yêu cầu đòi bồi thường: được trích lập cho từng nghiệp vụ bảo hiểm theo công thức sau:
Dự phòng BT cho tổn thất đã phát sinh chưa thông báo hoặc chưa yêu cầu đòi bồi thường cho năm TC hiện tại | | Tổng số tiền BT cho tổn thất đã phát sinh chưa thông báo hoặc chưa yêu cầu đòi bồi thường của 3 năm TC trước liên tiếp | | Số tiền BT phát sinh của năm TC hiện tại | | Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh của năm TC hiện tại | | Thời gian chậm yêu cầu đòi bồi thường bình quân của năm TC hiện tại |
= | --------------- | x | x | --------------- | x | ------------ |
| Tổng số tiền BT phát sinh của 3 năm TC trước liên tiếp | | | Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm của năm TC trước | | Thời gian chậm yêu cầu đòi bồi thường bình quân của năm TC trước |
Trong đó:
Số tiền bồi thường phát sinh của một năm tài chính bao gồm số tiền bồi thường thực trả trong năm cộng với dự phòng bồi thường cho các yêu cầu đòi bồi thường chưa được giải quyết tại thời điểm cuối năm.
Thời gian chậm yêu cầu đòi bồi thường bình quân là thời gian bình quân từ khi tổn thất xẩy ra tới khi doanh nghiệp bảo hiểm nhận được thông báo tổn thất hoặc hồ sơ yêu cầu đòi bồi thường (tính bằng số ngày).
Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ được phép áp dụng phương pháp thống kê để trích lập dự phòng bồi thường cho các tổn thất đã phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm nhưng chưa yêu cầu đòi bồi thường cho các hợp đồng bảo hiểm được giao kết trước ngày 1/1/2006.
b) Phương pháp trích lập dự phòng bồi thường theo hệ số phát sinh bồi thường:
Phương pháp này được áp dụng để trích lập dự phòng bồi thường cho từng nghiệp vụ bảo hiểm dựa trên nguyên lý sử dụng số liệu bồi thường trong quá khứ để tính toán các hệ số phát sinh bồi thường nhằm dự đoán số tiền doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ phải bồi thường trong tương lai. Để tính toán dự phòng bồi thường theo phương pháp này, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ cần phân tích các dữ liệu quá khứ để đảm bảo rằng việc thanh toán bồi thường qua các năm tuân theo các quy luật ổn định và không có sự bất thường.
Ví dụ: Tính dự phòng bồi thường theo phương pháp hệ số phát sinh bồi thường cho một nghiệp vụ bảo hiểm nhất định tại thời điểm 31/12/2004:
Bước 1: Thống kê toàn bộ các khoản thanh toán bồi thường thực trả tới thời điểm 31/12/2004 phân theo năm xảy ra tổn thất và năm bồi thường theo bảng sau (số liệu chỉ mang tính minh hoạ): Đơn vị: triệu đồng
Năm xảy ra tổn thất | Năm bồi thường |
0 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
1997 | 5.445 | 3.157 | 2.450 | 1.412 | 600 | 352 | 431 | 185 |
1998 | 5.847 | 3.486 | 1.366 | 848 | 1.045 | 1.054 | 369 | |
1999 | 5.981 | 4.854 | 1.948 | 2.554 | 1.680 | 489 | | |
2000 | 7.835 | 4.453 | 3.888 | 3.335 | 2.088 | | | |
2001 | 9.763 | 6.517 | 3.563 | 3.984 | | | | |
2002 | 10.745 | 6.184 | 4.549 | | | | | |
2003 | 14.137 | 8.116 | | | | | | |
2004 | 15.162 | | | | | | | |
Theo bảng thống kê bồi thường nêu trên (dòng 1997):
Số tiền bồi thường thực trả trong năm 1997 (năm bồi thường thứ 0) cho các tổn thất xảy ra trong năm 1997 là 5.445 triệu đồng.
Số tiền bồi thường thực trả trong năm 1998 (năm bồi thường thứ 1) cho các tổn thất xảy ra trong năm 1997 là 3.157 triệu đồng.
Số tiền bồi thường thực trả trong năm 1999 (năm bồi thường thứ 2) cho các tổn thất xảy ra trong năm 1997 là 2.450 triệu đồng.
Việc thống kê số tiền bồi thường trong các năm tiếp theo cho các tổn thất xảy ra trong năm 1997 được tiến hành tương tự như trên cho tới khi không còn khoản tiền bồi thường nào phát sinh thêm nữa. Ở ví dụ này, sau năm 2004 (năm bồi thường thứ 7) không còn khoản tiền bồi thường nào phải thanh toán cho các tổn thất xảy ra trong năm 1997.
Việc thống kê số tiền bồi thường cho các tổn thất xảy ra trong năm 1998, 1999...., 2004 được thực hiện tương tự như năm 1997. Số năm quá khứ cần thống kê số liệu bồi thường sẽ tùy thuộc vào độ dài thời gian từ khi tổn thất xảy ra tới khi tổn thất được bồi thường hết. Thông thường, các nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm có số năm quá khứ cần thống kê số liệu bồi thường nhiều hơn là các nghiệp vụ bảo hiểm khác như bảo hiểm tài sản...
Bước 2: Chuyển bảng thống kê số liệu bồi thường theo từng năm đã lập ở trên thành bảng thống kê số liệu bồi thường luỹ kế, trong đó số liệu bồi thường luỹ kế của mỗi năm là tổng các khoản bồi thường thực trả của năm đó và các năm trước đó.
Đơn vị: triệu đồng
Năm xảy ra tổn thất | Năm bồi thường |
0 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
1997 | 5.445 | 8.602 | 11.052 | 12.464 | 13.064 | 13.416 | 13.847 | 14.032 |
1998 | 5.847 | 9.333 | 10.699 | 11.547 | 12.592 | 13.646 | 14.015 | |
1999 | 5.981 | 10.835 | 12.783 | 15.337 | 17.017 | 17.506 | | |
2000 | 7.835 | 12.288 | 16.176 | 19.511 | 21.599 | | | |
2001 | 9.763 | 16.280 | 19.843 | 23.827 | | | | |
2002 | 10.745 | 16.929 | 21.478 | | | | | |
2003 | 14.137 | 22.253 | | | | | | |
2004 | 15.162 | | | | | | | |
Theo bảng thống kê số liệu bồi thường luỹ kế nêu trên (dòng năm 1997):
Số tiền bồi thường luỹ kế năm 1997 (năm bồi thường thứ 0) cho các tổn thất xảy ra trong năm 1997 là 5.445 triệu đồng.
Số tiền bồi thường luỹ kế năm 1998 (năm bồi thường thứ 1) cho các tổn thất xảy ra trong năm 1997 là 3.157 triệu đồng + 5.445 triệu đồng = 8.602 triệu đồng.
Số tiền bồi thường luỹ kế năm 1999 (năm bồi thường thứ 2) cho các tổn thất xảy ra trong năm 1997 là 2.450 triệu đồng + 8.602 triệu đồng = 11.052 triệu đồng.
Bước 3: Tính hệ số phát sinh bồi thường qua các năm bằng cách chia số liệu bồi thường luỹ kế của năm sau cho năm trước đó.
Năm xảy ra tổn thất | Hệ số phát sinh bồi thường |
1/0 | 2/1 | 3/2 | 4/3 | 5/4 | 6/5 | 7/6 |
1997 | 1,580 | 1,285 | 1,128 | 1,048 | 1,027 | 1,032 | 1,013 |
1998 | 1,596 | 1,146 | 1,079 | 1,090 | 1,084 | 1,027 | |
1999 | 1,812 | 1,180 | 1,200 | 1,110 | 1,029 | | |
2000 | 1,568 | 1,316 | 1,206 | 1,107 | | | |
2001 | 1,668 | 1,219 | 1,201 | | | | |
2002 | 1,576 | 1,269 | | | | | |
2003 | 1,574 | | | | | | |
Hệ số phát sinh BT bình quân | 1,625 | 1,236 | 1,163 | 1,089 | 1,047 | 1,030 | 1,013 |
Sau đó tính hệ số phát sinh bồi thường bình quân từ năm thứ 0 qua năm thứ 1, từ năm thứ 1 qua năm thứ 2, từ năm thứ 2 qua năm thứ 3....bằng cách tính giá trị trung bình của hệ số phát sinh bồi thường của từng cột trong bảng trên.
Bước 4: Sử dụng hệ số phát sinh bồi thường bình quân tính được ở bước 3 để ước tính số tiền bồi thường luỹ kế của từng năm cho các tổn thất xảy ra trong các năm 1997, 1998,..., 2004 (phần in nghiêng, đậm trong bảng dưới đây):
Đơn vị: triệu đồng
Năm xảy ra tổn thất | Năm bồi thường |
0 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
1997 | 5.445 | 8.602 | 11.052 | 12.464 | 13.064 | 13.416 | 13.847 | 14.032 |
1998 | 5.847 | 9.333 | 10.699 | 11.547 | 12.592 | 13.646 | 14.015 | 14.197 |
1999 | 5.981 | 10.835 | 12.783 | 15.337 | 17.017 | 17.506 | 18.031 | 18.266 |
2000 | 7.835 | 12.288 | 16.176 | 19.511 | 21.599 | 22.614 | 23.293 | 23.595 |
2001 | 9.763 | 16.280 | 19.843 | 23.827 | 25.948 | 27.167 | 27.982 | 28.346 |
2002 | 10.745 | 16.929 | 21.478 | 24.979 | 27.202 | 28.481 | 29.335 | 29.716 |
2003 | 14.137 | 22.253 | 27.505 | 31.988 | 34.835 | 36.472 | 37.566 | 38.055 |
2004 | 15.162 | 24.638 | 30.453 | 35.417 | 38.569 | 40.382 | 41.593 | 42.134 |
Theo bảng trên (dòng năm 2004):
Số tiền bồi thường luỹ kế năm 2005 (năm bồi thường thứ 1) cho các tổn thất xảy ra trong năm 2004 là 15.162 triệu đồng x 1,625 = 24.638 triệu đồng (1,625 là hệ số phát sinh bồi thường bình quân từ năm thứ 0 qua năm thứ 1).
Số tiền bồi thường luỹ kế năm 2006 (năm bồi thường thứ 2) cho các tổn thất xảy ra trong năm 2004 là 24.638 triệu đồng x 1,236 = 30.453 triệu đồng (1,236 là hệ số phát sinh bồi thường bình quân từ năm thứ 1 qua năm thứ 2).
Số tiền bồi thường luỹ kế năm 2007 (năm bồi thường thứ 3) cho các tổn thất xảy ra trong năm 2004 là 30.453 triệu đồng x 1,163 = 35.417 triệu đồng (1,163 là hệ số phát sinh bồi thường bình quân từ năm thứ 2 qua năm thứ 3).
Số tiền bồi thường luỹ kế của từng năm cho các tổn thất xảy ra trong năm 2003, 2002,....,1998 tính tương tự như năm 2004.
Bước 5: Ước tính dự phòng bồi thường:
Dự phòng bồi thường tại thời điểm 31/12/2004 được ước tính bằng cách lấy tổng số tiền ước tính phải bồi thường cho các tổn thất xảy ra trong các năm 1997, 1998,..., 2004 trừ đi tổng số tiền đã bồi thường cho các tổn thất đó tính tới ngày 31/12/2004, trong đó:
Tổng số tiền ước tính phải bồi thường cho các tổn thất xảy ra trong các năm 1997, 1998,..., 2004 chính là số tiền bồi thường luỹ kế ở năm bồi thường thứ 7 của bảng trên.
Tổng số tiền đã bồi thường cho các tổn thất xảy ra trong các năm 1997, 1998,..., 2004 tính tới thời điểm 31/12/2004 chính là số tiền bồi thường luỹ kế nằm dọc theo đường chéo của bảng trên.
Đơn vị: triệu đồng
Năm xảy ra tổn thất | Năm bồi thường | Tính toán dự phòng BT tại 31/12/2004 |
0 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | Tổng số tiền ước tính phải BT | Tổng số tiền đã BT tới ngày 31/12/04 | Dự phòng bồi thường ước tính |
1997 | | | | | | | | 14.032 | 14.032 | 14.032 | 0 |
1998 | | | | | | | 14.015 | 14.197 | 14.197 | 14.015 | 182 |
1999 | | | | | | 17.506 | | 18.266 | 18.266 | 17.506 | 760 |
2000 | | | | | 21.599 | | | 23.595 | 23.595 | 21.599 | 1.996 |
2001 | | | | 23.827 | | | | 28.346 | 28.346 | 23.827 | 4.519 |
2002 | | | 21.478 | | | | | 29.716 | 29.716 | 21.478 | 8.238 |
2003 | | 22.253 | | | | | | 38.055 | 38.055 | 22.253 | 15.802 |
2004 | 15.162 | | | | | | | 42.134 | 42.134 | 15.162 | 26.972 |
TỔNG CỘNG | 208.341 | 149.872 | 58.469 |
Như vậy, với số liệu thống kê bồi thường như trên, dự phòng bồi thường ước tính của nghiệp vụ bảo hiểm mà ta đang nghiên cứu tại thời điểm 31/12/2004 là 58.469 triệu đồng.
3.4.3.Dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất:
Dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất được trích lập hàng năm cho đến khi khoản dự phòng này bằng 100% phí thực giữ lại trong năm tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm. Mức trích lập hàng năm được áp dụng theo phương pháp thống kê.
4. Đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ:
4.1. Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ phải lập các loại dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
4.2. Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ được phép lựa chọn và đề nghị Bộ Tài chính phê chuẩn phương pháp và cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm theo quy định tại điểm 4.4 khoản 4 Mục III của Thông tư này hoặc phương pháp và cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ khác thận trọng hơn và được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi áp dụng.
Đối với các sản phẩm bảo hiểm đã được Bộ Tài chính phê chuẩn, doanh nghiệp phải áp dụng phương pháp và cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm theo quy định tại điểm 4.4 khoản 4 Mục III của Thông tư này hoặc phương pháp và cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ khác thận trọng hơn cho các hợp đồng bảo hiểm được giao kết từ ngày 1/1/2006 trở đi.
4.3. Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ không được phép thay đổi phương pháp và cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm trong năm tài chính. Trong trường hợp thay đổi phương pháp và cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cho năm tài chính kế tiếp, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ phải đề nghị và được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi áp dụng.
4.4. Phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ:
a) Dự phòng toán học:
Phương pháp trích lập: theo phương pháp phí bảo hiểm thuần được điều chỉnh bởi hệ số Zillmer 3% số tiền bảo hiểm. Phí bảo hiểm thuần được điều chỉnh dùng để tính dự phòng không được cao hơn 90% phí bảo hiểm thực tế thu được.
Nguyên tắc tính dự phòng: dự phòng toán học theo phương pháp phí bảo hiểm thuần được điều chỉnh Zillmer 3% số tiền bảo hiểm tính theo nguyên tắc sau:
Dự phòng toán học | = | Giá trị hiện tại của tổng số tiền bảo hiểm sẽ phải trả trong tương lai. | - | Giá trị hiện tại của tổng số phí bảo hiểm thuần điều chỉnh Zillmer 3% số tiền bảo hiểm sẽ thu trong tương lai. |
Cơ sở tính dự phòng: doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ sử dụng các cơ sở sau đây để tính dự phòng toán học:
Bảng tỷ lệ tử vong quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này (Bảng tỷ lệ tử vong CSO 1980)
Lãi suất kỹ thuật tối đa bằng 80% lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm tại thời điểm gần nhất trước thời điểm xin phê chuẩn phương pháp và cơ sở trích lập dự phòng.
Dự phòng toán học được coi là bằng 0 trong trường hợp tính theo phương pháp và cơ sở nêu trên cho ra kết quả là số âm.
b) Dự phòng phí chưa được hưởng:
Áp dụng đối với các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn dưới một năm.
Phương pháp trích lập: theo phương pháp 1/24 hoặc phương pháp trích lập dự phòng phí theo từng ngày.
c) Dự phòng bồi thường:
Được trích theo phương pháp từng hồ sơ với mức trích lập được tính trên cơ sở thống kê số tiền bảo hiểm phải trả cho từng hồ sơ đã yêu cầu đòi bồi thường doanh nghiệp bảo hiểm nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết.
d) Dự phòng chia lãi:
Chỉ áp dụng với những hợp đồng có lãi chia được tích lũy qua các năm hợp đồng bảo hiểm và được tính theo công thức sau:
Dự phòng chia lãi | = | Tổng lãi công bố chia cho chủ hợp đồng trong năm tài chính | + | Giá trị tích lũy của lãi đã công bố chia cho chủ hợp đồng trong các năm tài chính trước nhưng chưa chi trả |
đ) Dự phòng bảo đảm cân đối: được trích lập hàng năm cho đến khi khoản dự phòng này bằng 5% phí bảo hiểm thu được trong năm tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm. Mức trích lập hàng năm là 1% từ lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp bảo hiểm.
IV. ĐẦU TƯ VỐN
Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện đầu tư vốn theo quy định tại Mục 3, Chương II Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
V.KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM
1. Doanh nghiệp bảo hiểm phải luôn duy trì khả năng thanh toán trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán khi biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm thấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu.
3. Biên khả năng thanh toán tối thiểu:
a) Biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ bằng 20% tổng phí bảo hiểm thực giữ lại tại thời điểm xác định biên khả năng thanh toán.
Ví dụ: Tại thời điểm xác định biên khả năng thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm A kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ có tổng phí bảo hiểm giữ lại là 1.000 tỷ đồng Việt Nam. Biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm A = 1.000 tỷ đồng Việt Nam x 20% = 200 tỷ đồng Việt Nam.
b) Biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ:
Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thời hạn 10 năm trở xuống bằng tổng của 4% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và 0,1% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro;
Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thời hạn trên 10 năm bằng tổng của 4% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và 0,3% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro.
Ví dụ: Tại thời điểm xác định biên khả năng thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm B kinh doanh bảo hiểm nhân thọ có:
Dự phòng nghiệp vụ của các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thời hạn 10 năm trở xuống là 200 tỷ đồng Việt Nam.
Số tiền bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thời hạn 10 năm trở xuống là 20.200 tỷ đồng Việt Nam.
Dự phòng nghiệp vụ của các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thời hạn trên 10 năm là 300 tỷ đồng Việt Nam.
Số tiền bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thời hạn trên 10 năm là 50.300 tỷ đồng Việt Nam.
Biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm B sẽ bằng: (4% x 200 tỷ đồng) + 0,1%(20.200 tỷ đồng - 200 tỷ đồng) + (4% x 300 tỷ đồng) + 0,3%(50.300 tỷ đồng - 300 tỷ đồng) = 8 tỷ đồng + 20 tỷ đồng + 12 tỷ đồng + 150 tỷ đồng = 190 tỷ đồng Việt Nam.
4. Biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm là phần chênh lệch giữa giá trị tài sản và các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp bảo hiểm. Các tài sản sau sẽ không được đưa vào để tính biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm:
4.1. Các khoản vốn góp để thành lập doanh nghiệp bảo hiểm khác từ nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bảo hiểm;
4.2. Các khoản nợ không có khả năng thu hồi theo quy định của pháp luật hiện hành;
4.3. Các quỹ khen thưởng, phúc lợi (nếu có).
VI.DOANH THU, CHI PHÍCỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM
1. Doanh thu:
1.1. Doanh thu của doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm các khoản thu theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, bao gồm:
a) Doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm: Thu phí bảo hiểm gốc, phí nhận tái bảo hiểm; thu hoa hồng nhượng tái bảo hiểm, thu phí về dịch vụ đại lý bao gồm giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn, xử lý hàng bồi thường 100%; thu phí giám định tổn thất không kể giám định hộ giữa các đơn vị thành viên hạch toán nội bộ trong cùng một doanh nghiệp bảo hiểm hạch toán độc lập trừ đi các khoản phải chi để giảm thu như: hoàn phí bảo hiểm, giảm phí bảo hiểm; phí nhượng tái bảo hiểm, hoàn phí nhận tái bảo hiểm, giảm phí nhận tái bảo hiểm; hoàn hoa hồng nhượng tái bảo hiểm; giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm.
b) Doanh thu hoạt động tài chính: Thu hoạt động đầu tư theo quy định tại Mục 3 Chương II Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; thu từ hoạt động mua bán chứng khoán; thu lãi trên số tiền ký quỹ; thu cho thuê tài sản; hoàn nhập số dư dự phòng giảm giá chứng khoán và các khoản thu hoạt động tài chính khác theo quy định của pháp luật.
c) Thu nhập hoạt động khác: Thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định; các khoản nợ khó đòi đã xoá nay thu hồi được; thu tiền phạt vi phạm hợp đồng và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
1.2. Nguyên tắc xác định doanh thu:
a) Doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm là số tiền phải thu phát sinh trong kỳ được xác định theo nguyên tắc sau:
Doanh nghiệp bảo hiểm hạch toán khoản thu phí bảo hiểm gốc vào thu nhập khi phát sinh trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm đối với bên mua bảo hiểm theo quy định tại Điều 15 Luật kinh doanh bảo hiểm, cụ thể như sau:
Doanh nghiệp bảo hiểm hạch toán vào thu nhập khi hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm hoặc có bằng chứng doanh nghiệp bảo hiểm đã chấp nhận bảo hiểm và bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm.
Doanh nghiệp bảo hiểm có thoả thuận cho bên mua bảo hiểm được nợ phí bảo hiểm. Trong trường hợp này doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải hạch toán vào thu nhập khoản tiền cho bên mua bảo hiểm nợ mặc dù bên mua bảo hiểm chưa đóng phí bảo hiểm.
Doanh nghiệp thoả thuận với bên mua bảo hiểm việc đóng phí bảo hiểm theo kỳ. Trong trường hợp này, doanh nghiệp bảo hiểm hạch toán vào thu nhập tương ứng với kỳ hoặc các kỳ phí bảo hiểm đã phát sinh, không hạch toán vào thu nhập phần phí bảo hiểm chưa đến kỳ bên mua bảo hiểm phải nộp phí theo như đã thoả thuận.
Đối với các khoản thu còn lại: doanh nghiệp bảo hiểm hạch toán vào thu nhập ngay khi hoạt động kinh tế phát sinh, có bằng chứng chấp thuận thanh toán của các bên, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Đối với các khoản phải chi để giảm thu: doanh nghiệp bảo hiểm hạch toán vào giảm thu nhập ngay khi hoạt động kinh tế phát sinh, có bằng chứng chấp thuận của các bên, không phân biệt đã chi hay chưa chi tiền.
b) Doanh thu hoạt động tài chính: là số tiền phải thu phát sinh trong năm tài chính.
c) Thu nhập hoạt động khác: là toàn bộ số tiền bán hàng hoá, dịch vụ sau khi đã trừ (-) các khoản giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại (nếu có chứng từ hợp lệ) được khách hàng chấp thuận thanh toán, không phân biệt đã thu được hay chưa thu được tiền.
1.3. Các khoản thu của doanh nghiệp bảo hiểm phát sinh trong kỳ trên cơ sở hoá đơn hoặc chứng từ hợp lệ và phải được hạch toán đầy đủ vào doanh thu.
2. Chi phí:
2.1. Chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm là các khoản phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, bao gồm:
2.1.1. Chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm:
a) Bồi thường bảo hiểm gốc đối với bảo hiểm phi nhân thọ, trả tiền bảo hiểm đối với bảo hiểm nhân thọ; chi bồi thường nhận tái bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm theo cam kết tại hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng tái bảo hiểm trừ đi các khoản phải thu để giảm chi như: thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm, thu đòi người thứ ba bồi hoàn, thu hàng đã xử lý, bồi thường 100%;
b) Trích lập dự phòng nghiệp vụ theo quy định tại Mục III Thông tư này;
c) Chi hoa hồng bảo hiểm theo quy định tại điểm 5 Mục II Thông tư số 98/2004/TT-BTC ngày 19 tháng 10 năm 2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 42/2001/NĐ-CP ngày 1/8/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm;
d) Chi giám định tổn thất theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 42/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm;
đ) Chi phí về dịch vụ đại lý bao gồm giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn;
e) Chi xử lý hàng bồi thường 100%;
f) Chi quản lý đại lý bảo hiểm;
g) Chi đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định tại Mục IX Thông tư số 98/2004/TT-BTC ngày 19 tháng 10 năm 2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 42/2001/NĐ-CP ngày 1/8/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm;
h) Chi đánh giá rủi ro của đối tượng bảo hiểm bao gồm các khoản chi cho công tác thu thập thông tin, điều tra, thẩm định về đối tượng bảo hiểm;
i) Tiền lương, tiền công, tiền thưởng, trợ cấp thôi việc và các khoản mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của pháp luật tương ứng đối với mỗi loại hình doanh nghiệp;
k) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế phải trả theo quy định của pháp luật;
l) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật tương ứng đối với mỗi loại hình doanh nghiệp.
2.1.2. Chi phí hoạt động tài chính là số phải chi trong năm tài chính bao gồm:
a) Chi phí cho hoạt động đầu tư theo quy định tại Mục 3 Chương II Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;
b) Lãi trả cho chủ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ theo cam kết tại hợp đồng bảo hiểm đã giao kết;
c) Chi phí cho thuê tài sản;
d) Chi thủ tục phí ngân hàng, trả lãi tiền vay;
đ) Trích dự phòng giảm giá chứng khoán;
e) Chi khác theo quy định của pháp luật.
2.1.3 Chi phí hoạt động khác là số phải chi trong năm tài chính bao gồm:
a) Chi nhượng bán, thanh lý tài sản cố định;
b) Chi phí cho việc thu hồi khoản nợ phải thu khó đòi đã xoá nay thu hồi được;
c) Chi tiền phạt do vi phạm hợp đồng;
d) Chi khác theo quy định của pháp luật.
2.2. Doanh nghiệp bảo hiểm không được hạch toán vào chi phí các khoản sau:
a) Các khoản tiền phạt mà tập thể, cá nhân phải nộp do vi phạm pháp luật;
b) Các khoản chi cho đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định, chi trợ cấp khó khăn cho người lao động, chi ủng hộ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp;
c) Các khoản chi sự nghiệp, chi khen thưởng, chi phúc lợi, chi trợ cấp khó khăn thường xuyên, đột xuất và các khoản khác do nguồn kinh phí khác đài thọ;
d) Các khoản chi không hợp lý khác theo quy định của pháp luật.
3. Quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm và quỹ chủ sở hữu của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ:
a) Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải tách và hạch toán riêng nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn phí bảo hiểm thu được của bên mua bảo hiểm (sau đây gọi tắt là quỹ chủ sở hữu và quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm).
b) Tài sản của doanh nghiệp phải được ghi nhận tương ứng cho quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm và quỹ chủ sở hữu.
c) Mọi khoản thu của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ liên quan tới các giao dịch kinh doanh của quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm (bao gồm cả thu nhập từ hoạt động đầu tư tài sản của quỹ) phải được hạch toán cho quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm.
d) Tài sản hình thành từ quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm được dùng để đáp ứng các trách nhiệm và chi phí liên quan tới các giao dịch kinh doanh của quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm không được sử dụng tài sản của quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm để chi trả các khoản tiền phạt do hành vi vi phạm pháp luật hoặc vi phạm hợp đồng kinh tế của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.
đ) Trong trường hợp quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm có thặng dư (là phần chênh lệch giữa tài sản và trách nhiệm của quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm) vào thời điểm kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có thể sử dụng một phần hoặc toàn bộ thặng dư để phân chia cho các chủ hợp đồng bảo hiểm và chủ sở hữu sau khi có ý kiến phê chuẩn của chuyên gia tính toán được chỉ định.
e) Các quy định về quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm và quỹ chủ sở hữu của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ được áp dụng kể từ ngày 1/1/2006.
VII. DOANH THU, CHI PHÍ CỦA DOANH NGHIỆP MÔI GIỚI BẢO HIỂM
1. Doanh thu:
Doanh thu của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được quy định tại Điều 22 Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, bao gồm:
1.1. Doanh thu hoạt động môi giới bảo hiểm: là số tiền phải thu phát sinh trong kỳ.
1.2. Doanh thu hoạt động tài chính: là số tiền phải thu phát sinh trong năm tài chính.
1.3. Thu nhập hoạt động khác: là toàn bộ số tiền bán hàng hoá, dịch vụ sau khi đã trừ (-) các khoản giám giá hàng bán, hàng bán bị trả lại (nếu có chứng từ hợp lệ) được khách hàng chấp thuận thanh toán, không phân biệt đã thu được hay chưa thu được tiền.
2. Chi phí:
2.1. Chi phí của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là các khoản phải chi phát sinh trong kỳ theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
2.2. Các khoản chi của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phát sinh trong kỳ phải có hoá đơn hoặc chứng từ hợp lệ.
VIII. LỢI NHUẬN VÀ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN
Lợi nhuận và phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thực hiện theo quy định tại chương V Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
IX. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có trách nhiệm lập và gửi các báo cáo tài chính, báo cáo thống kê, báo cáo nghiệp vụ theo quy định của pháp luật hiện hành.
1. Báo cáo tài chính:
1.1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thực hiện quyết toán tài chính và chấp hành đầy đủ các quy định về báo cáo tài chính, lập và gửi cho cơ quan tài chính Nhà nước, cơ quan thống kê, cơ quan thuế theo quy định của pháp luật hiện hành.
1.2. Bảng cân đối kế toán, Kết quả hoạt động kinh doanh, Lưu chuyển tiền tệ phải có xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập được phép hoạt động tại Việt Nam.
2. Báo cáo thống kê, báo cáo nghiệp vụ: Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thực hiện lập và gửi cho Bộ Tài chính các báo cáo thống kê, báo cáo nghiệp vụ theo quý và năm cụ thể như sau:
Đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ:
Báo cáo doanh thu phí bảo hiểm: theo mẫu số 1-PNT
Báo cáo bồi thường bảo hiểm: theo mẫu số 2-PNT
Báo cáo thanh toán hoa hồng bảo hiểm: theo mẫu số 3-PNT
Báo cáo trích lập dự phòng nghiệp vụ: theo mẫu số 4-PNT
Báo cáo hoạt động đầu tư: theo mẫu số 5-PNT
Báo cáo khả năng thanh toán: theo mẫu số 6-PNT (doanh nghiệp bảo hiểm chỉ thực hiện báo cáo hàng năm)
Riêng đối với Công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam ngoài các mẫu biểu báo cáo mẫu số 4-PNT, mẫu số 5-PNT, mẫu số 6-PNT nêu trên còn phải lập và gửi các báo cáo sau:
Báo cáo doanh thu tái bảo hiểm: theo mẫu số 1-TBH
Báo cáo bồi thường tái bảo hiểm: theo mẫu số 2-TBH
Báo cáo thu chi hoa hồng tái bảo hiểm: theo mẫu số 3-TBH
Đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ:
Báo cáo số lượng hợp đồng và số tiền bảo hiểm bảo hiểm nhân thọ: theo mẫu số 1-NT
Báo cáo doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ: theo mẫu số 2-NT
Báo cáo trả tiền bảo hiểm nhân thọ: theo mẫu số 3-NT
Báo cáo hoa hồng bảo hiểm nhân thọ: theo mẫu số 4-NT
Báo cáo tình hình huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ: theo mẫu số 5-NT
Báo cáo trích lập dự phòng nghiệp vụ: theo các mẫu từ 6-NT(A) đến 6-NT(E)
Báo cáo hoạt động đầu tư: theo mẫu số 7-NT
Báo cáo khả năng thanh toán: theo mẫu số 8-NT (doanh nghiệp bảo hiểm chỉ thực hiện báo cáo hàng năm)
Đối với doanh nghiệp môi giới bảo hiểm: theo mẫu báo cáo hoạt động môi giới bảo hiểm - mẫu số 1-MGBH.
Báo cáo quý: doanh nghiệp bảo hiểm phải lập và gửi Bộ Tài chính chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý.
Báo cáo năm: doanh nghiệp bảo hiểm phải lập và gửi Bộ Tài chính chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
3. Công khai tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm: Hàng quí, năm doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi bảo hiểm phải lập và gửi báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lý Nhà nước theo quy định tại điểm 1 Mục IX của Thông tư này.
4. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chế độ tài chính
Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có trách nhiệm giải trình các vấn đề tài chính liên quan theo yêu cầu của các cơ quan quản lý Nhà nước khi thực hiện chức năng quản lý Nhà nước theo quy định của pháp luật.
4.1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các báo cáo tài chính của mình. Việc kiểm tra tài chính được tiến hành theo các hình thức:
a) Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất;
b) Kiểm tra từng chuyên đề theo yêu cầu của công tác quản lý tài chính.
4.2. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm vi phạm chế độ tài chính của Nhà nước sẽ bị xử phạt theo quy định của Pháp luật.
X. CÔNG KHAI HOÁ THÔNG TIN CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải thực hiện chế độ công bố thông tin kịp thời, chính xác theo đúng quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin đã được công bố theo quy định của pháp luật.
2. Chậm nhất trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công bố các báo cáo tài chính đã được kiểm toán, bao gồm những thông tin cụ thể sau đây:
2.1. Kết quả kinh doanh trong năm tài chính: doanh thu, lợi nhuận, tổng các quỹ dự phòng nghiệp vụ, tổng số tiền bồi thường, trả tiền bảo hiểm;
2.2. Vốn chủ sở hữu, tỷ lệ góp vốn chủ sở hữu của các thành viên sáng lập;
2.3. Tổng giám đốc (Giám đốc), Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Việc công bố thông tin được thực hiện qua các phương tiện thông tin đại chúng.
XI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo và áp dụng từ 01/01/2005.
2. Thông tư số 72/2001/TT-BTC ngày 28/8/2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 1/8/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính áp dụng đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết./.
Mẫu số 1-PNT
BÁO CÁO DOANH THU PHÍ BẢO HIỂM
Tên doanh nghiệp bảo hiểm: ...........................................................................................................
Báo cáo quý (năm):...................................... Từ ....................... đến ............................................
Đơn vị: triệu đồng
STT | Nghiệp vụ BH | Phí BH gốc | Nhận TBH trong nước | Nhận TBH ngoài nước | Nhượng TBH trong nước | Nhượng TBH ngoài nước | Giảm phí bảo hiểm, hoàn phí bảo hiểm | Phí bảo hiểm giữ lại |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9)=3+4+5-6-7-8 |
| - Nghiệp vụ bảo hiểm (*) + sản phẩm bảo hiểm (**) | | | | | | | |
| Tổng cộng | | | | | | | |
Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.
| ....., ngày ...... tháng ....... năm ....... |
Người lập biểu (Ký và ghi rõ họ tên) | Tổng giám đốc (Giám đốc) (Ký và đóng dấu) |
Ghi chú:
(*): nghiệp vụ bảo hiểm được phân loại theo Luật KDBH mà doanh nghiệp được phép triển khai.
(**): sản phẩm bảo hiểm thuộc danh mục sản phẩm bảo hiểm doanh nghiệp được phép triển khai.
Mẫu số 2-PNT
BÁO CÁO BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM
Tên doanh nghiệp bảo hiểm: ...........................................................................................................
Báo cáo quý (năm): .......................... Từ ...................... đến .........................................................
Đơn vị: triệu đồng
STT | Nghiệp vụ BH | Bồi thường BH gốc | Thu bồi thường nhượng TBH trong nước | Thu bồi thường nhượng TBH ngoài nước | Chi bồi thường nhận TBH trong nước | Chi bồi thường nhận TBH ngoài nước | Bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8)=3-4-5+6+7 |
| - Nghiệp vụ bảo hiểm (*) + Sản phẩm bảo hiểm (**) | | | | | | |
| Tổng cộng | | | | | | |
Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.
| ....., ngày ...... tháng ....... năm ....... |
Người lập biểu (Ký và ghi rõ họ tên) | Tổng giám đốc (Giám đốc) ( Ký và đóng dấu) |
Ghi chú:
(*): nghiệp vụ bảo hiểm được phân loại theo Luật KDBH mà doanh nghiệp được phép triển khai.
(**): sản phẩm bảo hiểm thuộc danh mục sản phẩm bảo hiểm doanh nghiệp được phép triển khai.
Mẫu số 3-PNT
BÁO CÁO THANH TOÁN HOA HỒNG BẢO HIỂM
Tên doanh nghiệp bảo hiểm: ...........................................................................................................
Báo cáo quý (năm): ............................ Từ ............................. đến ...............................................
Đơn vị: triệu đồng
STT | Nghiệp vụ BH | Hoa hồng bảo hiểm phải trả | Hoa hồng nhượng TBH |
BH gốc | Nhận TBH | Số tiền | Tỷ lệ % (****) |
Số tiền | Tỷ lệ(***) | Số tiền | Tỷ lệ % (***) |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) |
| - Nghiệp vụ bảo hiểm (*) + Sản phẩm bảo hiểm (**) | | | | | | |
| Tổng cộng | | | | | | |
Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.
| ....., Ngày ...... tháng ....... năm ....... |
Người lập biểu (Ký và ghi rõ họ tên) | Tổng giám đốc (Giám đốc) ( Ký và đóng dấu) |
Ghi chú:
(*): nghiệp vụ bảo hiểm được phân loại theo Luật KDBH mà doanh nghiệp được phép triển khai.
(**):sản phẩm bảo hiểm thuộc danh mục sản phẩm bảo hiểm doanh nghiệp được phép triển khai.
(***): Tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm là tỷ số giữa số hoa hồng bảo hiểm gốc trên tổng phí bảo hiểm gốc, và tỷ số giữa hoa hồng nhận tái bảo hiểm trên phí nhận tái.
(****): Tỷ lệ hoa hồng nhượng tái bảo hiểm là tỷ số giữa số hoa hồng nhượng tái bảo hiểm trên phí nhượng tái bảo hiểm.
Mẫu số 4-PNT
BÁO CÁO TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG NGHIỆP VỤ
Tên doanh nghiệp bảo hiểm: ...........................................................................................................
Báo cáo quý (năm): ............................... Từ ...................... đến ....................................................
Đơn vị: triệu đồng
Số TT | Nghiệp vụ BH | Phí bảo hiểm giữ lại | Dự phòng phí chưa được hưởng | Dự phòng bồi thường cho khiếu nại chưa giải quyết | Dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất |
Kỳ trước chuyển sang | Trích trong kỳ | Kỳ trước chuyển sang | Trích trong kỳ | Kỳ trước chuyển sang | Trích trong kỳ | Chi trong kỳ | Dư cuối kỳ |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11)=8+9-10 |
| - Nghiệp vụ bảo hiểm (*) | | | | | | | | | |
| Tổng cộng: | | | | | | | | | |
Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.
| ....., Ngày ...... tháng ....... năm ....... |
Người lập biểu (Ký và ghi rõ họ tên) | Tổng giám đốc (Giám đốc) (Ký và đóng dấu) |
Ghi chú:
(*): nghiệp vụ bảo hiểm được phân loại theo Luật KDBH mà doanh nghiệp được phép triển khai.
Mẫu số 5-PNT
BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
Tên doanh nghiệp bảo hiểm: ...........................................................................................................
Báo cáo quý (năm): ......................... từ ...................... đến ............................................................
I. BÁO CÁO NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ:
Đơn vị: Triệu đồng
Nguồn vốn đầu tư | Số đầu kỳ | Tăng trong kỳ | Giảm trong kỳ | Số cuối kỳ |
a) Vốn điều lệ | | | | |
b) Quỹ dự trữ bắt buộc | | | | |
c) Quỹ dự trữ tự nguyện | | | | |
d) Các khoản lãi chưa sử dụng | | | | |
đ) Tổng dự phòng nghiệp vụ: - Dự phòng phí chưa được hưởng - Dự phòng bồi thường cho khiếu nại chưa giải quyết - Dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất * Nguồn vốn nhàn rỗi từ DPNV: | | | | |
II. BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NGUỒN VỐN NHÀN RỖI TỪ DỰ PHÒNG NGHIỆP VỤ:
Đơn vị: Triệu đồng
Danh mục đầu tư | Số đầu kỳ | Tăng trong kỳ | Giảm trong kỳ | Số cuối kỳ | Tỷ lệ % vốn nhàn rỗi từ DPNV | Kết quả đầu tư |
- Mua trái phiếu Chính phủ: - Mua trái phiếu doanh nghiệp (có bảo lãnh): - Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng: Cộng: | | | | | | |
- Mua cổ phiếu: - Mua trái phiếu doanh nghiệp (không có bảo lãnh): - Góp vốn vào các doanh nghiệp khác: Cộng: | | | | | | |
- Kinh doanh bất động sản: - Cho vay - ủy thác đầu tư Cộng: | | | | | | |
Tổng cộng: | | | | | | |
Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.
| ....., ngày ...... tháng ....... năm ....... |
Người lập biểu (Ký và ghi rõ họ tên) | Tổng giám đốc (Giám đốc) (Ký và đóng dấu) |
Ghi chú:
* Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm bằng tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm trừ các khoản tiền dùng để bồi thường bảo hiểm thường xuyên trong kỳ.
Mẫu số 6-PNT
BÁO CÁO KHẢ NĂNG THANH TOÁN
Tên doanh nghiệp bảo hiểm: ...........................................................................................................
Báo cáo năm........................... từ ................................... đến .......................................................
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu | Số tiền |
1. Tổng nguồn vốn để xác định biên khả năng thanh toán 1.1. Chênh lệch giữa giá trị tài sản và các khoản nợ phải trả 1.2. Các khoản vốn góp để thành lập doanh nghiệp bảo hiểm khác 1.3. Các khoản nợ không có khả năng thu hồi theo quy định của pháp luật hiện hành | |
2. Biên khả năng thanh toán tối thiểu - Tổng phí bảo hiểm thực giữ lại tại thời điểm xác định biên khả năng thanh toán x 20% | |
3. So sánh 1 và 2: | - Theo số tuyệt đối - Theo tỷ lệ % |
Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.
| ....., ngày ...... tháng ....... năm ....... |
Người lập biểu (Ký và ghi rõ họ tên) | Tổng giám đốc (Giám đốc) (Ký và đóng dấu) |
Mẫu số 1 - TBH
BÁO CÁO DOANH THU TÁI BẢO HIỂM
Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam
Báo cáo quý (năm):................................. từ ............................... đến ............................................
Đơn vị: triệu đồng
S TT | Nghiệp vụ bảo hiểm | Phí nhận tái bảo hiểm | Phí nhượng tái bảo hiểm | Giảm phí bảo hiểm, hoàn phí bảo hiểm | Phí bảo hiểm giữ lại |
Tổng | Bắt buộc | Tự nguyện | Trong nước | Ngoài nước | Tổng | Bắt buộc | Tự nguyện | Trong nước | Ngoài nước |
(1) | (2) | (3)=4+5 = 6+7 | (4) | (5) | (6) | (7) | (8)=9+10 =11+12 | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) | (14) =3-8-13 |
| - Nghiệp vụ bảo hiểm (*) + Sản phẩm bảo hiểm (**) | | | | | | | | | | | | |
| Tổng cộng | | | | | | | | | | | | |
Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thật.
| ....., ngày ...... tháng ....... năm ....... |
Người lập biểu (Ký và ghi rõ họ tên) | Tổng giám đốc (Giám đốc) (Ký và đóng dấu) |
Ghi chú:
(*), (**) liệt kê theo nghiệp vụ bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm được công ty nhận tái bảo hiểm từ các doanh nghiệp bảo hiểm trong và ngoài nước.
Cột (4),(9): số liệu phí nhận hoặc nhượng tái bảo hiểm bắt buộc theo quy định.
Cột (5),(10): số liệu phí nhận hoặc nhượng tái bảo hiểm tự nguyện ngoài phần bắt buộc theo quy định.
Cột (6),(11): số liệu phí nhận hoặc nhượng tái bảo hiểm cho các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước.
Cột (7),(12): số liệu phí nhận hoặc nhượng tái bảo hiểm cho các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài.
Mẫu số 2 - TBH
BÁO CÁO BỒI THƯỜNG TÁI BẢO HIỂM
Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam
Báo cáo quý (năm):......................... từ .................... đến .................
Đơn vị: triệu đồng
STT | Nghiệp vụ bảo hiểm | Chi bồi thường nhận tái bảo hiểm | Thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm | Bồi thường bảo hiểm thuộc trách nhiệm giữ lại | Chi bồi thường bảo hiểm từ dự phòng dao động lớn |
Tổng | Trong nước | Ngoài nước |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7)=3-4 | (8) |
| - Nghiệp vụ bảo hiểm (*) + Sản phẩm bảo hiểm (**) | | | | | | |
| Tổng cộng | | | | | | |
Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thật.
| ....., ngày ...... tháng ....... năm ....... |
Người lập biểu (Ký và ghi rõ họ tên) | Tổng giám đốc (Giám đốc) (Ký và đóng dấu) |
Ghi chú:
(*), (**) liệt kê theo nghiệp vụ bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm được công ty nhận tái bảo hiểm từ các doanh nghiệp bảo hiểm trong và ngoài nước.
Cột (5): số liệu thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm từ các doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm trong nước.
Cột (6): số liệu thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm từ các doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm nước ngoài.
Mẫu số 3 - TBH
BÁO CÁO THU CHI HOA HỒNG TÁI BẢO HIỂM
Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam:
Báo cáo quý (năm): ........................... từ ............................. đến ...................................................
Đơn vị: triệu đồng
STT | Nghiệp vụ bảo hiểm | Chi hoa hồng nhận tái bảo hiểm | Thu hoa hồng nhượng tái bảo hiểm |
Bắt buộc | Tỷ lệ % | Tự nguyện | Tỷ lệ % | Tổng | Số tiền | Tỷ lệ % |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7)=3+5 | (8) | (9) |
| - Nghiệp vụ bảo hiểm (*) + Sản phẩm bảo hiểm (**) | | | | | | | |
| Tổng cộng | | | | | | | |
Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thật.
| ....., ngày ...... tháng ....... năm ....... |
Người lập biểu (Ký và ghi rõ họ tên) | Tổng giám đốc (Giám đốc) (Ký và đóng dấu) |
Ghi chú:
(*), (**) liệt kê theo nghiệp vụ bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm được công ty nhận tái bảo hiểm từ các doanh nghiệp bảo hiểm trong và ngoài nước.
Cột (4) = số chi hoa hồng nhận tái bảo hiểm bắt buộc trên số phí nhận tái bảo hiểm bắt buộc.
Cột (6) = số chi hoa hồng nhận tái bảo hiểm tự nguyện trên số phí nhận tái bảo hiểm tự nguyện.
Cột (9) = số thu hoa hồng nhượng tái bảo hiểm trên số phí nhượng tái bảo hiểm.
Mẫu số 1-NT
BÁO CÁO SỐ LƯỢNG HỢP ĐỒNG VÀ SỐ TIỀN BẢO HIỂM BẢO HIỂM NHÂN THỌ
Tên doanh nghiệp bảo hiểm: ..........................................................................................................
Kỳ báo cáo: ................................ từ .......................... đến ...........................................................
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu | Số lượng hợp đồng | Số tiền bảo hiểm |
Kỳ báo cáo | So với cùng kỳ năm trước (%) | Kỳ báo cáo | So với cùng kỳ năm trước (%) |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) |
I. Hợp đồng có hiệu lực đầu kỳ 1. Bảo hiểm trọn đời - Sản phẩm bảo hiểm cá nhân + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống: Sản phẩm … + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm: Sản phẩm … - Sản phẩm bảo hiểm nhóm + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống: Sản phẩm … + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm: Sản phẩm … 2…. Cộng II. Hợp đồng khai thác mới trong kỳ 1. Bảo hiểm trọn đời - Sản phẩm bảo hiểm cá nhân + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống: Sản phẩm … + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm: Sản phẩm … - Sản phẩm bảo hiểm nhóm + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống: Sản phẩm … + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm: Sản phẩm … 2…. Céng | | | | |
III. Hợp đồng khôi phục hiệu lực trong kỳ 1. Bảo hiểm trọn đời - Sản phẩm bảo hiểm cá nhân + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống: Sản phẩm … + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm: Sản phẩm … - Sản phẩm bảo hiểm nhóm + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống: Sản phẩm … + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm: Sản phẩm … 2…. Cộng IV. Hợp đồng hết hiệu lực trong kỳ 1. Bảo hiểm trọn đời - Sản phẩm bảo hiểm cá nhân + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống: Sản phẩm … + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm: Sản phẩm … - Sản phẩm bảo hiểm nhóm + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống: Sản phẩm … + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm: Sản phẩm … 2…. Céng | | | | |
V. Hợp đồng có hiệu lực cuối kỳ (I + II + III - IV) 1. Bảo hiểm trọn đời - Sản phẩm bảo hiểm cá nhân + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống: Sản phẩm … + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm: Sản phẩm … - Sản phẩm bảo hiểm nhóm + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống: Sản phẩm … + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm: Sản phẩm … 2…. Céng | | | | |
Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.
| ....., ngày ...... tháng ....... năm ....... |
Người lập biểu (Ký và ghi rõ họ tên) | Tổng giám đốc (Giám đốc) (Ký và đóng dấu) |
Ghi chú:
Các mục I, II, III, IV, V được liệt kê theo nghiệp vụ bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai, chi tiết theo từng sản phẩm bảo hiểm được Bộ Tài chính phê chuẩn.
“Hợp đồng khai thác mới trong kỳ” không bao gồm các hợp đồng bị hủy trong thời gian xem xét.
“Hợp đồng hết hiệu lực trong kỳ”: bao gồm các hợp đồng đáo hạn, bị hủy bỏ do nợ phí, hủy bỏ theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm hoặc quy định của doanh nghiệp bảo hiểm, chấm dứt hiệu lực do nguyên nhân khác.
“Số tiền bảo hiểm” của các hợp đồng bảo hiểm trả tiền định kỳ được tính bằng giá trị trả tiền định kỳ, của các hợp đồng khác tính bằng Số tiền bảo hiểm.
Mẫu số 2-NT
BÁO CÁO DOANH THU PHÍ BẢO HIỂM NHÂN THỌ
Tên doanh nghiệp bảo hiểm: ...........................................................................................................
Kỳ báo cáo: .................................. từ ................................ đến ....................................................
Đơn vị: triệu đồng
Phí bảo hiểm thu trong kỳ | Phí bảo hiểm gốc | Phí nhận tái bảo hiểm | Phí nhượng tái bảo hiểm | Phí bảo hiểm giữ lại | Phí bảo hiểm gốc so với cùng kỳ năm trước (%) |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) |
I. Phí bảo hiểm định kỳ năm đầu 1. Bảo hiểm trọn đời - Sản phẩm bảo hiểm cá nhân + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống Sản phẩm … + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm Sản phẩm … - Sản phẩm bảo hiểm nhóm + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống Sản phẩm … + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm Sản phẩm … 2…. Cộng | | | | | |
II. Phí bảo hiểm tái tục các năm tiếp theo 1. Bảo hiểm trọn đời - Sản phẩm bảo hiểm cá nhân + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống Sản phẩm … + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm Sản phẩm … - Sản phẩm bảo hiểm nhóm + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống Sản phẩm … + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm Sản phẩm … 2…. Cộng | | | | | |
III. Phí bảo hiểm đóng một lần 1. Bảo hiểm trọn đời - Sản phẩm bảo hiểm cá nhân + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống Sản phẩm … + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm Sản phẩm … - Sản phẩm bảo hiểm nhóm + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống Sản phẩm … + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm Sản phẩm … 2…. Cộng | | | | | |
Phí bảo hiểm thu trong kỳ | Phí bảo hiểm gốc | Phí nhận tái bảo hiểm | Phí nhượng tái bảo hiểm | Phí bảo hiểm giữ lại | Phí bảo hiểm gốc so với cùng kỳ năm trước (%) |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) |
IV. Tổng doanh thu phí bảo hiểm 1. Bảo hiểm trọn đời - Sản phẩm bảo hiểm cá nhân + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống Sản phẩm … + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm Sản phẩm … - Sản phẩm bảo hiểm nhóm + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống Sản phẩm … + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm Sản phẩm … 2…. Cộng | | | | | |
Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.
| ....., ngày ...... tháng ....... năm ....... |
Người lập biểu (Ký và ghi rõ họ tên) | Tổng giám đốc (Giám đốc) (Ký và đóng dấu) |
Ghi chú:
Các mục I, II, III, IV được liệt kê theo nghiệp vụ bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai, chi tiết theo từng sản phẩm bảo hiểm được Bộ Tài chính phê chuẩn.
(5) = (2)+(3)-(4)
(6) = (2)/phí bảo hiểm gốc tương ứng cùng kỳ năm trước.
Mẫu số 3-NT
BÁO CÁO TRẢ TIỀN BẢO HIỂM NHÂN THỌ
Tên doanh nghiệp bảo hiểm:............................................................................................................
Kỳ báo cáo: ....................................... từ ........................... đến ....................................................
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu | Trả tiền bảo hiểm | Trả giá trị hoàn lại |
(1) | (2) | (4) |
I . Trả tiền bảo hiểm gốc: 1. Bảo hiểm trọn đời - Sản phẩm bảo hiểm cá nhân + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống Sản phẩm … + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm Sản phẩm … - Sản phẩm bảo hiểm nhóm + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống Sản phẩm … + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm Sản phẩm … 2…. Cộng | | |
II. Trả tiền nhận tái bảo hiểm: 1. Bảo hiểm trọn đời - Sản phẩm bảo hiểm cá nhân + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống Sản phẩm … + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm Sản phẩm … - Sản phẩm bảo hiểm nhóm + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống Sản phẩm … + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm Sản phẩm … 2…. Cộng | | |
Chỉ tiêu | Trả tiền bảo hiểm | Trả giá trị hoàn lại |
(1) | (2) | (4) |
III. Tổng số tiền đòi được từ hợp đồng nhượng tái bảo hiểm 1. Bảo hiểm trọn đời - Sản phẩm bảo hiểm cá nhân + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống Sản phẩm … Sản phẩm … + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm Sản phẩm … - Sản phẩm bảo hiểm nhóm + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống Sản phẩm … + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm Sản phẩm … 2…. Céng | | |
IV. Tổng số tiền bảo hiểm thực trả( I + II - III) | | |
V.Tổng số lãi chia trả cho người thụ hưởng: 1. Bảo hiểm trọn đời - Sản phẩm bảo hiểm cá nhân + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống Sản phẩm … + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm Sản phẩm … - Sản phẩm bảo hiểm nhóm + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống Sản phẩm … + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm Sản phẩm … 2…. Cộng | | |
VI. Tổng số tiền thanh toán: (IV + V) | | |
| | | |
Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.
| ....., ngày ...... tháng ....... năm ....... |
Người lập biểu (Ký và ghi rõ họ tên) | Tổng giám đốc (Giám đốc) (Ký và đóng dấu) |
Ghi chú:
Các mục I/II/III liệt kê theo nghiệp vụ bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai, chi tiết theo từng sản phẩm bảo hiểm được Bộ Tài chính phê chuẩn.
Mẫu số 4-NT
BÁO CÁO HOA HỒNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ
Tên doanh nghiệp bảo hiểm: ...........................................................................................................
Kỳ báo cáo: ............................... từ ............................... đến ........................................................
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu | Nộp phí bảo hiểm định kỳ | Nộp phí bảo hiểm 1 lần | Tổng số |
Năm hợp đồng thứ nhất | Năm hợp đồng thứ hai | Các năm hợp đồng tiếp theo |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) |
I. Bảo hiểm: 1. Bảo hiểm trọn đời - Sản phẩm bảo hiểm cá nhân + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống Sản phẩm … + Đại lý bảo hiểm + Môi giới bảo hiểm + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm Sản phẩm … + Đại lý bảo hiểm + Môi giới bảo hiểm - Sản phẩm bảo hiểm nhóm + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống Sản phẩm … + Đại lý bảo hiểm + Môi giới bảo hiểm + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm Sản phẩm … + Đại lý bảo hiểm + Môi giới bảo hiểm 2…. Cộng | | | | | |
II. Nhận tái bảo hiểm: 1. Bảo hiểm trọn đời - Sản phẩm bảo hiểm cá nhân + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống Sản phẩm … + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm Sản phẩm … - Sản phẩm bảo hiểm nhóm + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống Sản phẩm … + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống Sản phẩm … + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm Sản phẩm … 2…. Cộng | | | | | |
Mẫu số 4-NT (tiếp theo)
Chỉ tiêu | Nộp phí bảo hiểm định kỳ | Nộp phí bảo hiểm 1 lần | Tổng số | |
Năm hợp đồng thứ nhất | Năm hợp đồng thứ hai | Các năm hợp đồng tiếp theo | |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | |
III. Nhượng tái bảo hiểm: 1. Bảo hiểm trọn đời - Sản phẩm bảo hiểm cá nhân + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống Sản phẩm … + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm Sản phẩm … - Sản phẩm bảo hiểm nhóm + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống Sản phẩm … + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm Sản phẩm … 2…. Cộng | | | | | |
IV. Tổng số hoa hồng bảo hiểm thực trả: ( I + II - III) | | | | | |
| | | | | | | |
Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.
| ....., ngày ...... tháng ....... năm ....... |
Người lập biểu (Ký và ghi rõ họ tên) | Tổng giám đốc (Giám đốc) (Ký và đóng dấu) |
Ghi chú:
Các mục I, II, III, IV, V được liệt kê theo nghiệp vụ bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai, chi tiết theo từng sản phẩm bảo hiểm được Bộ Tài chính phê chuẩn.
Mẫu số 5-NT
BÁO CÁO TÌNH HÌNH HỦY BỎ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ
Tên doanh nghiệp bảo hiểm: ...........................................................................................................
Kỳ báo cáo: .................................. từ ........................... đến .........................................................
Nghiệp vụ bảo hiểm | Trong năm hợp đồng thứ 1 | Trong năm hợp đồng thứ 2 | Trong các năm hợp đồng sau |
Số hợp đồng | Tỷ lệ (%) | Số hợp đồng | Tỷ lệ (%) | Số hợp đồng | Tỷ lệ (%) |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) |
1. Bảo hiểm trọn đời - Sản phẩm bảo hiểm cá nhân + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống Sản phẩm … + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm Sản phẩm … - Sản phẩm bảo hiểm nhóm + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống Sản phẩm … + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm Sản phẩm … 2…. Céng: | | | | | | |
Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.
| ....., ngày ...... tháng ....... năm ....... |
Người lập biểu (Ký và ghi rõ họ tên) | Tổng giám đốc (Giám đốc) (Ký và đóng dấu) |
* Ghi chú:
Các mục 1, 2 được liệt kê theo nghiệp vụ bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai, chi tiết theo từng sản phẩm bảo hiểm được Bộ Tài chính phê chuẩn.
Công thức tính tỷ lệ hủy bỏ:
Tỷ lệ = | Số hợp đồng trong năm hợp đồng thứ n hủy bỏ trong kỳ |
0.5 | Số HĐ trong năm hợp đồng thứ n có hiệu lực đầu kỳ | + | Số HĐ trong năm hợp đồng thứ n có hiệu lực cuối kỳ | + | Số HĐ trong năm hợp đồng thứ n hủy bỏ trong kỳ | |
* n:
Năm hợp đồng thứ nhất: Từ khi phát hành đến hết 12 tháng
Năm hợp đồng thứ hai: Từ tháng thứ 13 đến hết tháng thứ 24
Các năm hợp đồng sau: Từ tháng thứ 25 trở đi.
Mẫu số 6-NT (A)
BÁO CÁO TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG TOÁN HỌC BẢO HIỂM NHÂN THỌ
Tên doanh nghiệp bảo hiểm: ..........................................................................................................
Kỳ báo cáo: ................................. từ ................................. đến ...................................................
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu | Dự phòng toán học đã trích lập đầu kỳ | Dự phòng toán học phải trích lập cuối kỳ | Trích lập dự phòng toán học trong kỳ |
(1) | (2) | (3) | (4) = (3) – (2) |
1. Bảo hiểm trọn đời - Sản phẩm bảo hiểm cá nhân + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống Sản phẩm … + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm Sản phẩm … - Sản phẩm bảo hiểm nhóm + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống Sản phẩm … + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm Sản phẩm … 2…. Céng: | | | |
Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.
| ....., ngày ...... tháng ....... năm ....... |
Người lập biểu (Ký và ghi rõ họ tên) | Tổng giám đốc (Giám đốc) (Ký và đóng dấu) |
Ghi chú:
Các mục 1, 2 được liệt kê theo nghiệp vụ bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai, chi tiết theo từng sản phẩm bảo hiểm được Bộ Tài chính phê chuẩn.
“Dự phòng toán học đã trích lập đầu kỳ”: số dư đầu kỳ của dự phòng toán học đã trích lập kỳ trước.
Mẫu số 6-NT (B)
BÁO CÁO TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG PHÍ CHƯA ĐƯỢC HƯỞNG
BẢO HIỂM NHÂN THỌ
Tên doanh nghiệp bảo hiểm: ...........................................................................................................
Kỳ báo cáo: ........................... từ ................................. đến ..........................................................
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu | Dự phòng phí chưa được hưởng đã trích lập đầu kỳ | Dự phòng phí chưa được hưởng phải trích lập cuối kỳ | Trích lập dự phòng phí chưa được hưởng trong kỳ |
(1) | (2) | (3) | (4) = (3) – (2) |
1. Bảo hiểm trọn đời - Sản phẩm bảo hiểm cá nhân Sản phẩm … - Sản phẩm bảo hiểm nhóm Sản phẩm … 2…. Cộng: | | | |
Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.
| ....., ngày ...... tháng ....... năm ....... |
Người lập biểu (Ký và ghi rõ họ tên) | Tổng giám đốc (Giám đốc) (Ký và đóng dấu) |
Ghi chú:
Các mục 1, 2 được liệt kê theo nghiệp vụ bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai, chi tiết theo từng sản phẩm bảo hiểm được Bộ Tài chính phê chuẩn
“Dự phòng phí chưa được hưởng đã trích lập đầu kỳ”: số dư đầu kỳ của dự phòng phí chưa được hưởng đã trích lập kỳ trước.
Mẫu số 6-NT (C)
BÁO CÁO TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG CHIA LÃI
Tên doanh nghiệp bảo hiểm: ...........................................................................................................
Kỳ báo cáo: ................................. từ ............................ đến .........................................................
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu | Dự phòng chia lãi đã trích lập đầu kỳ | Dự phòng chia lãi phải trích lập cuối kỳ | Lãi chia đã thanh toán trong kỳ | Trích lập dự phòng chia lãi trong kỳ |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) = (3) + (4) - (2) |
1. Bảo hiểm trọn đời - Sản phẩm bảo hiểm cá nhân + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống Sản phẩm … + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm Sản phẩm … - Sản phẩm bảo hiểm nhóm + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống Sản phẩm … + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm Sản phẩm … 2…. Céng: | | | | |
Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.
| ....., ngày ...... tháng ....... năm ....... |
Người lập biểu (Ký và ghi rõ họ tên) | Tổng giám đốc (Giám đốc) (Ký và đóng dấu) |
Ghi chú:
Các mục 1, 2.... được liệt kê theo nghiệp vụ bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai, chi tiết theo từng sản phẩm bảo hiểm được Bộ Tài chính phê chuẩn.
Mẫu số 6-NT (D)
BÁO CÁO TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG BỒI THƯỜNG
Tên doanh nghiệp bảo hiểm:...........................................................................................................
Kỳ báo cáo: ............................... từ ............................... đến .......................................................
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu | Dự phòng BT đã trích lập đầu kỳ | Dự phòng BT phải trích lập cuối kỳ | Trích lập dự phòng BT trong kỳ |
(1) | (2) | (3) | (4) = (3) – (2) |
1. Bảo hiểm trọn đời - Sản phẩm bảo hiểm cá nhân + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống Sản phẩm … + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm Sản phẩm … - Sản phẩm bảo hiểm nhóm + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống Sản phẩm … + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm Sản phẩm … 2…. Cộng | | | |
Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.
| ....., ngày ...... tháng ....... năm ....... |
Người lập biểu (Ký và ghi rõ họ tên) | Tổng giám đốc (Giám đốc) (Ký và đóng dấu) |
Ghi chú:
Các mục 1, 2.... được liệt kê theo nghiệp vụ bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai, chi tiết theo từng sản phẩm bảo hiểm được Bộ Tài chính phê chuẩn
Mẫu số 6-NT (E)
BÁO CÁO TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG BẢO ĐẢM CÂN ĐỐI
Tên doanh nghiệp bảo hiểm: ...........................................................................................................
Kỳ báo cáo: ............................... từ ................................... đến ....................................................
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu | Dự phòng bảo đảm cân đối đã trích lập đầu kỳ | Dự phòng bảo đảm cân đối phải trích lập cuối kỳ | Trích lập dự phòng bảo đảm cân đối trong kỳ |
(1) | (2) | (3) | (4) = (3) – (2) |
1. Bảo hiểm trọn đời - Sản phẩm bảo hiểm cá nhân + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống Sản phẩm … + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm Sản phẩm … - Sản phẩm bảo hiểm nhóm + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống Sản phẩm … + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm Sản phẩm … 2…. Céng | | | |
Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.
| ....., ngày ...... tháng ....... năm ....... |
Người lập biểu (Ký và ghi rõ họ tên) | Tổng giám đốc (Giám đốc) (Ký và đóng dấu) |
Ghi chú:
Các mục 1, 2.... được liệt kê theo nghiệp vụ bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai, chi tiết theo từng sản phẩm bảo hiểm được Bộ Tài chính phê chuẩn
Mẫu số 7-NT
BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
Tên doanh nghiệp bảo hiểm: .......................................................................................................
Kỳ báo cáo: ................................... từ ............................. đến ....................................................
I. BÁO CÁO NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ:
Đơn vị: triệu đồng
Nguồn vốn đầu tư | Số đầu kỳ | Tăng trong kỳ | Giảm trong kỳ | Số cuối kỳ |
a) Vốn điều lệ | | | | |
b) Quỹ dự trữ bắt buộc | | | | |
c) Quỹ dự trữ tự nguyện | | | | |
d) Các khoản lãi chưa sử dụng | | | | |
đ) Tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm: - Dự phòng toán học - Dự phòng phí chưa được hưởng - Dự phòng bồi thường - Dự phòng chia lãi - Dự phòng bảo đảm cân đối * Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm: | | | | |
II. BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NGUỒN VỐN NHÀN RỖI TỪ DỰ PHÒNG NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM:
Đơn vị: Triệu đồng
Danh mục đầu tư | Số đầu kỳ | Tăng trong kỳ | Giảm trong kỳ | Số cuối kỳ | Tỷ lệ % vốn nhàn rỗi từ DPNV | Thu nhập từ đầu tư |
- Mua trái phiếu Chính phủ: - Mua trái phiếu doanh nghiệp (có bảo lãnh): - Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng: Cộng: | | | | | | |
- Mua cổ phiếu: - Mua trái phiếu doanh nghiệp (không có bảo lãnh): - Góp vốn vào các doanh nghiệp khác: Cộng: | | | | | | |
- Kinh doanh bất động sản: - Cho vay - Khai thác đầu tư Cộng: | | | | | | |
Tổng cộng : | | | | | | |
Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.
| ....., ngày ...... tháng ....... năm ....... |
Người lập biểu (Ký và ghi rõ họ tên) | Tổng giám đốc (Giám đốc) (Ký và đóng dấu) |
Ghi chú: * Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm bằng tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm trừ các khoản tiền dùng để bồi thường bảo hiểm thường xuyên trong kỳ.
Mẫu số 8-NT
BÁO CÁO KHẢ NĂNG THANH TOÁN
- Tên doanh nghiệp bảo hiểm: .........................................................................................................
- Kỳ báo cáo: ............................... từ .............................. đến ......................................................
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu | Số tiền |
1. Nguồn vốn để xác định biên khả năng thanh toán 1.1. Chênh lệch giữa giá trị tài sản và các khoản nợ phải trả 1.2. Các khoản vốn góp để thành lập doanh nghiệp bảo hiểm khác 1.3. Các khoản nợ không có khả năng thu hồi theo quy định của pháp luật hiện hành | |
2. Biên khả năng thanh toán tối thiểu (a+b) Trong đó: Đối với các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn 10 năm trở xuống (*) Đối với các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn trên 10 năm (**) | |
3. So sánh 1 và 2: | Theo số tuyệt đối Theo tỷ lệ % |
Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.
| ....., ngày ...... tháng ....... năm ....... |
Người lập biểu (Ký và ghi rõ họ tên) | Tổng giám đốc (Giám đốc) (Ký và đóng dấu) |
Ghi chú:
(*): = 4% tổng DP nghiệp vụ bảo hiểm + 0,1% STBH chịu rủi ro đối với hợp đồng có thời hạn từ 10 năm trở xuống
(**): = 4% tổng DP nghiệp vụ bảo hiểm + 0,3% STBH chịu rủi ro đối với hợp đồng có thời hạn trên 10 năm
(trong đó STBH chịu rủi ro = Tổng STBH có hiệu lực – Tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm)