Văn bản pháp luật: Thông tư liên tịch 03/2004/TTLT/BLĐTBXH-BTC-BQP

Lê Duy Đồng
Toàn quốc
Công báo số 09 & 10 - 03/2004;
Thông tư liên tịch 03/2004/TTLT/BLĐTBXH-BTC-BQP
Thông tư liên tịch
31/03/2004
04/03/2004

Tóm tắt nội dung

Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh lương hưu của người nghỉ hưu trước tháng 4 năm 1993 theo Nghị định số 31/2004/NĐ-CP ngày 19/01/2004 của Chính phủ

Thứ trưởng
2.004
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Toàn văn

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh lương hưu của người nghỉ hưu

trước tháng 4 năm 1993 theo Nghị định số 31/2004/NĐ-CP

ngày 19/01/2004 của Chính phủ

Thi hành Nghị định số 31/2004/NĐ-CP ngày 19 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ về việc điều chỉnh mức lương hưu của người nghỉ hưu trước tháng 4 năm 1993; sau khi có ý kiến của Bộ Nội vụ, Bộ Công an và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính - Quốc phòng hướng dẫn thực hiện điều chỉnh mức lương hưu như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

Đối tượng thực hiện điều chỉnh mức lương hưu theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 31/2004/NĐ-CP ngày 19 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ bao gồm:

1. Công nhân, viên chức nghỉ hưu theo Nghị định số 218/CP ngày 27 tháng 12 năm 1961 của Chính phủ và Nghị định số 236/HĐBT ngày 18 tháng 9 năm 1985 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ);

2. Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, người hưởng tiền lương theo thang bảng lương của lực lượng vũ trang nghỉ hưu theo Nghị định số 161/CP ngày 30 tháng 10 năm 1964 của Chính phủ và Nghị định số 236/HĐBT ngày 18 tháng 9 năm 1985 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ);

II. CÁCH TÍNH ĐIỀU CHỈNH LƯƠNG HƯU

Người nghỉ hưu thuộc đối tượng quy định tại Mục I nói trên được tính hưởng lương hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2004 như sau:

1. Đối với công nhân, viên chức nghỉ hưu.

Những người nghỉ hưu theo Nghị định số 218/CP ngày 27 tháng 12 năm 1961 của Chính phủ, Nghị định số 236/HĐBT ngày 18 tháng 9 năm 1985 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) thì lương hưu được tính như sau:

Lương hưu hưởng

từ 01/01/2004

=

Lương hưu hiện

hưởng tháng 12/2003

x 1,07

Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn A, chuyên viên bậc 4 nghỉ hưu tháng 6/1985 theo Nghị định số 218/CP, có lương hưu hiện hưởng tháng 12 năm 2003 là 600.000 đồng/tháng. Từ ngày 01/01/2004 lương hưu của ông A được tính như sau:

600.000 đồng/tháng x 1,07 = 642.000 đồng/tháng

Ví dụ 2: Ông Nguyễn Văn B, chuyên viên bậc 5, nghỉ hưu tháng 6 năm 1993 nhưng được tính hưởng lương hưu theo quy định tại Nghị định số 236/HĐBT, có lương hưu hiện hưởng tháng 12 năm 2003 là 650.000 đồng/tháng. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2004 lương hưu của ông B được tính như sau:

650.000 đồng/tháng x 1,07 = 695.500 đồng/tháng

2. Đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, người hưởng tiền lương theo thang bảng lương của lực lượng vũ trang nghỉ hưu theo Nghị định số 161/CP ngày 30 tháng 10 năm 1964 của Chính phủ và Nghị định số 236/HĐBT ngày 18 tháng 9 năm 1985 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).

a) Những người khi nghỉ hưu không giữ chức vụ lãnh đạo thì lương hưu được tính như sau:

Lương hưu hưởng từ 01/01/2004

=

Lương hưu hiện hưởng
tháng 12/2003

x 1,07

Ví dụ 3: Ông Nguyễn Văn C, đại uý, trợ lý cán bộ quân đoàn, nghỉ hưu tháng 10 năm 1984 theo Nghị định số 161/CP, có lương hưu hiện hưởng tháng 12/2003 là 900.000 đồng/tháng. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2004 lương hưu của ông C được tính như sau:

900.000 đồng/tháng x 1,07 = 963.000 đồng/tháng

Ví dụ 4: Ông Nguyễn Văn D, trung tá, trợ lý cán bộ Bộ Quốc phòng, nghỉ hưu tháng 11 năm 1993 nhưng được tính hưởng lương hưu theo quy định tại Nghị định số 236/HĐBT, có lương hưu hiện hưởng tháng 12 năm 2003 là 1.400.000 đồng/tháng. Từ ngày 01/01/2004 lương hưu của ông D được tính như sau:

1.400.000 đồng/tháng x 1,07 = 1.498.000 đồng/tháng

Ví dụ 5: Ông Nguyễn Văn T, chuyên viên cơ yếu hưởng lương hàm an ninh, nghỉ hưu tháng 3 năm 1993 theo quy định tại Nghị định số 236/HĐBT, có lương hưu hiện hưởng tháng 12 năm 2003 là 1.600.000 đồng/tháng. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2004 lương hưu của ông T được tính như sau:

1.600.000 đồng/tháng x 1,07 = 1.712.000 đồng/tháng

b) Những người hưởng lương cấp hàm, khi nghỉ hưu giữ chức vụ lãnh đạo được ghi trong Quyết định nghỉ hưu tương ứng với các chức vụ được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo thuộc danh mục trong phụ lục số 1 kèm theo Thông tư này, ngoài mức tăng thêm 7% quy định tại Tiết a Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 31/2004/NĐ-CP ngày 19 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ còn được điều chỉnh tăng thêm 2% mức lương hưu hiện hưởng. Lương hưu từ ngày 01/01/2004 được tính như sau:

Lương hưu hưởng từ 01/01/2004

=

Lương hưu hiện hưởng
tháng 12/2003

x 1,09

Ví dụ 6: Ông Nguyễn Văn E, trung tá, trung đoàn trưởng, nghỉ hưu tháng 02 năm 1993 theo Nghị định số 236/HĐBT, có lương hưu hiện hưởng tháng 12 năm 2003 là 1.400.000 đồng/tháng. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2004 lương hưu của ông E được tính như sau:

1.400.000 đồng/tháng x 1,09 = 1.526.000 đồng/tháng

Ví dụ 7: Ông Nguyễn Văn G, thượng tá, Giám đốc Sở Công an tỉnh, nghỉ hưu tháng 01 năm 1993 theo Nghị định số 236/HĐBT, có lương hưu hiện hưởng tháng 12 năm 2003 là 1.500.000 đồng/tháng. Từ ngày 01 năm 01 tháng 2004 lương hưu của ông G được tính như sau:

1.500.000 đồng/tháng x 1,09 = 1.635.000 đồng/tháng

3. Cách điều chỉnh lương hưu theo hướng dẫn trên đây không bao gồm phụ cấp khu vực.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Bộ Quốc phòng có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn, kiểm tra tình hình thực hiện và giải quyết vướng mắc thuộc phạm vi trách nhiệm của ngành mình quản lý trong quá trình thực hiện Thông tư này.

2. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan chức năng kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quy định tại Thông tư này.

3. Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan Bảo hiểm xã hội địa phương thực hiện điều chỉnh lương hưu và tổ chức chi trả cho các đối tượng đúng quy định, kịp thời, đồng thời báo cáo theo phụ lục số 2 kèm theo Thông tư này gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính.

4. Kinh phí tăng thêm do điều chỉnh lương hưu theo quy định tại Thông tư này được Bộ Tài chính cấp cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam từ nguồn ngân sách Trung ương.

IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Tiền lương hưu được điều chỉnh quy định tại Thông tư này áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2004.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Liên Bộ để nghiên cứu giải quyết./.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=14449&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận