THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
Hướng dẫn giao nhận và hoàn trả vốn lưới điện trung ápnông thôn
Thực hiện Quyết định số 22/1999/QĐ-TTg ngày 13/2/1999 của Thủ tướngChính phủ. Bộ Công nghiệp-Bộ Tài chính hướng dẫn việc giao nhận, xác định giátrị tài sản và hoàn trả vốn lưới điện trung áp nông thôn và miền núi (sau đâygọi tắt là lưới điện trung áp nông thôn) như sau:
I. PHẠMVI TRÁCH NHIỆM GIAO NHẬNTÀI SẢN LƯỚI ĐIỆN TRUNG ÁP NÔNG THÔN
1. Phạm vi giao nhận:
1.1.Lưới điện trung áp nông thôn bao gồm các đường dây trung áp có điện áp 6, 10,15, 22, 35 KV và các trạm biến áp 6 - 35/0,4 KV cấp điện cho các thôn xã, thuộc tài sản của địa phươngdo các tổ chức quản lý điện nông thôn đang quản lý, đợc chuyển giao cho TổngCông ty Điện lực Việt Nam quản lý trên cơ sở thỏa thuận giữa Tổng Công ty Điệnlực Việt Nam với các địa phương.
1.2.Lưới điện hạ áp 0,4 KV từ xuất tuyến trạm biến áp đến hộ sử dụng điện khôngthuộc phạm vi hướng dẫn của Thông tư này. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương (gọi tắt là Ủy ban nhân dân tỉnh) quy địnhviệc chuyển giao, quản lý lưới điện hạ áp giữa các tổ chức, quản lý điện nôngthôn do địa phương thành lập.
2. Trách nhiệm bên Giao và bên Nhận:
2.1.Bên Giao: Là đại diện chủ sở hữu tài sản lưới điện trung áp nông thôn(Uỷ ban nhân dân xã, hợp tác xâ, công ty, xí nghiệp điện nước... Trường hợpkhông xác định được chủ sở hữu lưới điện trung áp nông thôn thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ định tổchức phù hợp làm đại diện bên giao.
BênGiao có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ hồ sơ chứng tờ gốc theo quy định tại điểm 1Mục II Thông tư này, chủ trì thực hiện kiểm kê, đánh giá giá trị tài sản cònlại của lưới điện trung áp: bàn giao và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếpnhận của bên Nhận. Thông báo công khai phần vốn đã vay của dân được hoàn trả vàthực hiện nhanh chóng việc trả lại tiền cho dân theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh.
2.2.Bên Nhận: là Công ty Điện lực trực thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Namhoặc Điện lực tỉnh được Công ty Điện lực uỷ quyền. Bên Nhận có trách nhiệm tiếpnhận đầy đủ hồ sơ gốc của tài sản lưới điện trung áp, tham gia với các bên Giaothực hiện kiểm kê và xác định giá trị còn lại, hạch toán tăng tài sản theo đúngquy định của Bộ Tài chính và tổ chức quản lý vận hành cải tạo lưới điện trungáp, lập kế hoạch thực hiện việc hoàn trả vốn theo quy định tại Mục III của Thông tư này.
II.HỒ SƠ GIAO NHẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TÀI SẢN LƯỚI ĐIỆN TRUNG ÁP NÔNGTHÔN TRONG GIAO NHẬN
l. Hồ sơ giao nhận:
Hồsơ gốc bao gồm:
a)Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc luận chứng kinh tế - kỹ thuật được duyệt;
b)Văn bản thỏa thuận tuyến - văn bản cấp đất;
c)Thiết kế kỹ thuật dự toán được duyệt, quyết định đầu tư, biên bản nghiệm thucông trình, báo cáo quyết toán được duyệt...
d)Các chứng từ sổ sách tài chính kế toán liên quan đến việc xác định nguyên giávà giá trị còn lại của tài sản lưới điện trung áp, cơ cấu nguồn vốn đầu tư;
e)Khế ước vay (hợp đồng vay) và biên bản đối chiếu công nợ có xác nhận nợ củaNgân hàng hoặc bên cho vay tại thời điểm bàn giao;
F)Giấy nợ đã vay củadân trên cơ sở các văn bản cam kết phải trả của bên Giao tại thời điểm xây dựngcông trình và các tài liệu liên quan khác (nếu có).
1.2.Những nơi không đủ hồ sơ gốc hai bên Giao - Nhận phải cùng nhau:
Đánhgiá thực trạng về chất lượng xác định giá trị thực tế của tài sản, việc xácđịnh giá trị thực tế căn cứ vào điều 2 Mục 1 Thông tư này.
Lậphành lang tuyến đường dây và mặt bằng trạm biến áp, có xác nhận của Uỷ ban nhân Tỉnh về cấp đất.
1.3.Hồ sơ được lập tại thời điểm giao nhận:
a)Sơ đồ mặt bằng thực trạng lưới điện trung áp;
b)Sơ đồ một sợi thực trạng lưới điện trung áp;
c)Bảng liệt kê số lượng, chủng loại, chất lượng của thiết bị, vật tư đường dâytrung áp và trạm biến áp;
d)Biên bản xác nhận giá trị còn lại của tài sản lưới điện trung áp bàn giao đượchội đồng định giá tài sản lưới điện trung áp nông thôn (viết tắt là hội đồngđịnh gía tài sản) thẩm tra;
e)Biên bản giao nhận lưới điện trung áp nông thôn.
2. Phương pháp xác định giá trị còn lại của tài sản bàn giao:
Căncứ vào tình hình thực tế về quản lý tàỉ sản cố định của bên Giao để xác địnhgiá trị còn lại của tài sản lưới điện trung áp bàn giao, áp dụng một trong haiphương pháp sau:
2.1.Phương pháp đánh giá theo sổ kế toán: Áp dụng đối với những tài sản đangđược quản lý theo chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định quyđịnh tại Quyết định số 1062-TC/QĐ/CSTC ngày 14/11/1996 của Bộ trưởng Bộ Tàichính và hạch toán theo chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghlệp ban hành theoQuyết định số l141-TC/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ Tài chính, hoặc chế độ kếtoán áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ban hành tại Quyết địnhsố1177-TC/QĐ/CĐKT ngày 23 tháng 02 năm 1996.
Giá trị còn lại của tài sản cố định | = | Nguyên giá tài sản cố định trên sổ kế toán | - | Giá trị hao mòn tài sản cố định trên sổ kế toán |
2.2.Phương pháp đánh giá theo giá trị còn lại thực tế: Áp dụng đối với những tài sản mà không được quản lý theochế độ quản lý tài sản cố định của Bộ Tài chính, ghi ở tiết 2.1 điểm 2 Mục II nêu trên, giá trị còn lại củatài sản bàn giao được xác định như sau:
BênGiao và bên Nhận, căn cứ hiện trạng số lượng, chất lượng của từng hạng mục tínhđồng bộ, số năm sử dụng, mức độ lạc hậu kỹ thuật... cùng tiến hành đánh giá tỷlệ (%) giá trị còn lại so với giá trị xây dựng mới để xác định giá trị còn lạithực tế của toàn bộ công trình, trình hội đồng định giá tài sản lưới điện nôngthôn thẩm định theo quy định tại điểm 4 dưới đây.
Đơngiá từng hạng mục công trình làm cơ sở xác định giá trị thực tế của tài sản lướiđiện trung áp nông thôn áp dụng theo đơn giá quy dịnh của Bộ Công nghiệp.
Giátrị còn lại thực tế của tài sản được xác định:
Giá trị còn lại thực tế tài sản | = | Số lượng thực tế của từng tài sản | x | Đơn giá của từng tài sản | x | Chất lượng % còn lại của từng tài sản |
3. Xác định các nguồn vốn xây dựng công trình:
3.1.Căn cứ vào sổ kế toán, chứng từ gốc có liên quan của công trình để xác địnhtổng số vốn đầu tư theo từng nguồn vốn sau:
a)Ngân sách Trung ương và của ngành điện.
b)Ngân sách địa phương.
c)Phụ thu tiền điện.
d)Đầu tư của hợp tác xã nông nghiệp.
e)Huy động trực tiếp và thuế nông nghiệp được miễn để đầu tư xây dựng công trìnhđiện.
f)Số dư còn nợ Ngân hàng và các đơn vị khác, trên cơ sở khế ước vay (hợp đồngvay) và có xác nhận của Ngân hàng hoặc bên cho vay, số vay nợ của dân trên cơsở các văn bản cam kết phải trả của Ủy ban nhân dân xã, hợp tác xã... đến thời điểm bàn giao để làm cơsở xử lý vốn quy định tại Mục II dưới đây.
3.2.Sau khi xác định giá trị của công trình và xác định nguồn vốn đầu tư của côngtrình phải tập hợp vào bảng tổng hợp.
4. Hội đồng định giá tài sản lưới điện trung áp nông thôn:
4.1.Việc xác định giá trị tài sản lưới điện trung áp nông thôn do Hội đồng định giátài sản lưới điện nông thôn tỉnh thẩm định. Hội đồng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh quyết định thành lập, trong đó: Lãnhđạo Sở Tài chính - Vật giá làm Chủ tịch Lãnh đạo Công ty Điện lực hoặc Điện lựctỉnh được Công ty ủy quyền là ủy viên thường trực đại diện Sở Công nghiệp, cơquan quản lý tài chính doanh nghiệp địa phương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xâydựng và đại diện chủ tài sản bàn giao là ủy viên.
Ngoàicác ủy viên chính thức, căn cứ vào tình hình cụ thể của từng địa phương, Chủtịch Hội đồng được mời thêm các tổ chức, chuyên gia kỹ thuật, kinh tế, tàichính kế toán cần thiết cho việc đánh giá chất lượng và xác định giá trị cònlại của lưới điện trung áp.
4.2.Hội đồng định giá tài sản lưới điện nông thôn có nhiệm vụ:
a)Tổ chức thẩm định giá trị còn lại thực tế của lưới điện trung áp. Kết quả thẩmđịnh phải được lập biên bản có đầy đủ chữ ký của các ủy viên chính thức. Hộiđồng định giá tài sản có trách nhiệm về tính pháp lý của hồ sơ giao - nhận tàisản giữa 2 bên Giao và Nhận, để làm căn cứ hoàn trả và làm cơ sở để Bộ Tàichính ra quyết định tăng vốn cho Tổng công ty Điện lực Việt Nam.
b)Tổng hợp, báo cáo hàng tháng về tình hình thực hiện giao, nhận lưới điện trungáp nông thôn ở địa phương với Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Tàichính, Bộ Công nghiệp và Tổng Công ty Điện lực Việt Nam.
5. Chi phí cho hoạt động giao nhận tài sản lưới điện trung áp nôngthôn:
Chiphí dùng để phục vụ hoạt động của Hội đồng định giá tài sản lưới điện trung ápnông thôn liên quan đến công tác bàn giao do cơ quan tài chính địa phương trìnhỦy ban nhân dân tỉnh duyệt mức chi phí. Trên cơ sở mức chiphí được Ủy ban nhân dân tỉnh duyệt, các cơ quan phải chịu chi phícho người của cơ quan, đơn vị mình cử đi tham gia công tác này.
III. NGUYÊN TẮC HOÀN TRẢ VỐN VÀ XỨ LÝ NGUỒN VỐN HOÀN TRẢ TRONG GIAO NHẬN LƯỚI ĐIỆN TRUNG ÁP NÔNGTHÔN
1. Nguyên tắc xử lý và hoàn trả vốn:
Phầngiá trị của công trình lưới điện trung áp nông thôn bàn giao đã được Hội đồngđịnh giá tài sản thẩm định và xác nhận việc hoàn trả, được thực hiện như sau:
1.1.Đối với công trình thuộc vốn ngân sách Trung ương và vốn của Tổng Công ty Điệnlực Việt Nam, vốn ngân sách địa phương, vốn từ nguồn phụ thu tiền điện, vốn đầutư của hợp tác xã nông nghiệp, vốn huy động, và phần vốn không xác minh đượcnguồn thì thực hiện tăng vốn ngân sách cho Tổng Công ty Điện lực Việt Nam theogiá trị còn lại thực tế của tài sản.
1.2.Đối với công trình thuộc vốn vay của dân, vay của Ngân hàng hoặc vay của tổchức kinh tế khác có cam kết trả, thì hai bên Giao - Nhận phải xác minh làm rõhồ sơ gốc về tổng số nợ vay của từng chủ nợ, số nợ mà địa phương đã trả và sốcòn lại phải trả đến thời điểm bàn giao. Bên Nhận thực hiện việc tăng giá trịtài sản (theo giá trị còn lại) và hoàn trả toàn bộ số dư nợ còn lại cho các chủnợ (không bao gồm số nợ mà địa phương đã trả) trong thời hạn 3 năm kể từ ngàyBộ Tài chính có quyết định tăng, giảm tài sản cho bên Nhận và bên Giao lướiđiện trung áp nông thôn.
1.3.Thời điểm để xác định các công trình nhận bàn giao và hoàn trả được thực hiệntrên cơ sở thời điểm có hiệu lực thi hành của Quyết định số 12/1999/QĐ-TTg ngày13/2/1999 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án điện nông thôn. Cụ thể là cáccông trình đã được đầu tư kể từ ngày 28 tháng 02 năm 1999 trở về trước.
2. Nguồn vốn hoàn trả:
Phầnvốn phải trả quy định tại tiết 1.2 điểm l Mục III Thông tư này được lấy từ nguồn:
2.1.Khấu hao cơ bản trích hàng năm của toàn bộ tài sản nhận bàn giao lưới điệntrung áp nông thôn.
2.2.Trong trường hợp nguồn trích khấu hao cơ bản hàng năm nói trên không đủ để hoàntrả phần vốn vay của lưới điện trung áp nông thôn, thì cho phép Tổng công tyĐiện lực Việt Nam trích tăng tỷ lệ khấu hao so với chế độ của tài sản này, đủdể trả nợ trong 3 năm. Hàng năm, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam đang ký phầntrích khấu hao tăng với Bộ Tài chính trước khi thực hiện.
2.3.Trường hợp nguồn trích tăng khấu hao cơ bản hàng năm vẫn không đủ để hoàn trảtài sản nhận bàn giao, cho phép Tổng Công ty Điện lực Việt Nam được để lại phầnthu sử dụng vốn đối với giá trị tài sản thuộc vốn ngân sách đã nhận bàn giao lướiđiện trung áp nông thôn cho đến khi hoàn thành việc hoàn trả. Mức cụ thể vềviệc để lại phần thu sử dụng vốn, hàng năm Tổng công ty Điện lực Việt Nam phảitiến hành làm thủ tục qua ngân sách nhà nước sau khi được sự đồng ý của Bộ Tàichính.
3. Thứ tự ưu tiên hoàn trả vốn:
3.1.Việc hoàn trả vốn, theo thứ tự ưu tiên sau:
a)Trả vốn vay dân trước.
b)Trả cho các xã nghèo theo Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm1997 của Thủ tướng Chính phủ.
c)Trả cho các xã vùng III, vùng II.
d)Trả cho các xã.
đ)Trả ngân hàng và các đơn vị khác còn lại Căn cứ kế hoạch về nguồn vốn hoàn trả,Công ty Điện lực hoặc Điện lực tỉnh lập danh sách các xã và các đơn vị chủ nợtheo trình tự ưu tiên trên và trình Ủy ban nhân dân tỉnh duyệt trướckhi tiến hành việc hoàn trả.
3.2.Phương thức trả:
Căncứ vào danh sách đã được Ủy ban nhân dân Tỉnh duyệt, Tổng công ty Điện lực Việt Namủy quyền cho các Công ty Điện lực trả trực tiếp cho Ủy ban nhân dân tỉnh qua Sở Tàichính - Vật giá.
Trảcho dân và các đơn vị khác.
IV. TỔ CHỨC GIAO NHẬN QUẢN LÝ VÀ HOÀN TRẢ VỐN LƯỚI ĐIỆN TRUNG ÁPNÔNG THÔN
1. Việc giao nhận lưới điện trung áp nông thôn, bao gồm hai giaiđoạn:
Giao- Nhận quản lý vận hành và hoàn trả vốn.
1.1.Giai đoạn giao nhận quản lý vận hành: Bên Nhận tiếp nhận quản lý vận hành saukhi hoàn hành việc giao nhận, tăng giảm tài sản giữa 2 bên.
1.2.Giai đoạn hoàn trả vốn: Việc hoàn trả vốn hoàn thành theo quy định tại tiết 3.2điểm 3 Mục III nêu trên và tổ chức trả xong cho dân và bên cho vay.
2. Trình tự tiến hành giao nhận và hoàn trả vốn:
2.1.Hàng năm, các Công ty Điện lực lập kế hoạch tiếp nhận lưới điện trung áp nôngthôn trình Tổng công ty Điện lực Việt Nam phê duyệt, sau khi đttợc sự thỏathuận của Ủy ban nhân dân tỉnh.
2.2.Bên Giao tập hợp các hồ sơ quy định tại điểm 1 Mục II Thông tư này
2.3.Hai bên Giao - Nhận cùng tiến hành kiểm kê số lượng, đánh giá chất lượng cònlại của từng tài sản công trình điện, xem xét hồ sơ gốc, lập biên bản bàn giaotài sản công trình điện trình Hội đồng định giá tài sản tỉnh.
2.4.Hội đồng định giá tài sản tỉnh tổ chức thẩm tra, tổng hợp và thông qua Ủy ban nhân dân tỉnh để gửi Bộ Tài chính làm thủ tục tăngvốn cho Tổng Công ty Điện lực Việt Nam.
2.5.Sau 15 ngày kể từ khi Bộ Tài chính nhận được văn bản duyệt nêu ở tiết 2.4 điểm2 Mục IV, Bộ Tài chính sẽ có quyết định cho Tổng Công ty Điện lực Việt Nam đểlàm cơ sở tăng tài sản.
2.6.Tổng Công ty Điện lực Việt Nam thông qua các Công ty Điện lực chuyển số vốnphải hoàn trả theo kế hoạch cho Ủy ban nhân dân tỉnh, để Tỉnh chỉđạo thực hiện việc hoàn trả vốn.
3.Những vấn đề không thống nhất giữa hai bên Giao và Nhận do Hội đồng định giátài sản xem xét giải quyết. Trường hợp còn vướng mắc và không thống nhất thì Uỷ ban nhân dân tỉnh và Tổng côngty Điện lực Việt Nam sẽ xem xét quyết định, nếu vẫn còn vướng mắc thì Uỷ bannhân dân tỉnh và Tổng công ty Điện lực Việt Nam báo cáo liên Bộ Công nghiệp -Bộ Tài chính xem xét và quyết định cuối cùng.
V. TỔCHỨC THỰC HIỆN
1.Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phân công một đồng chí lânh đạo Ủy ban nhân dân Tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng củaTỉnh, Thành phố và Hội đồng định giá tài sản thực hiện việc giao nhận lưới điệntrung áp nông thôn.
2.Tổng Công ty Điện lực Việt Nam chỉ đạo các công ty Điện lực và Điện lực cáctỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho Hội đồng định giá tài sản thực hiện nhiệm vụ,tổ chức tiếp nhận và quản lý lưới điện trung áp nông thôn.
3.Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Mọi quy định vềgiao nhận, xác định giá tài sản và hoàn trả vốn lưới điện trung áp nông thôn trướcđây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
Trongquá trình thực hiện có gì vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Công nghiệp, Bộ Tàichính để kịp thời nghiên cứu sửa đổi, bổ sung./.