THÔNG TƯ LIÊN TỊCH BỘ TÀI CHÍNH - BAN BIÊN GIỚI CỦACHÍNH PHỦ
Hướng dẫn nội dung chi tiêu phục vụ công tác
biên giới quốc gia tại các địa phương
Để quản lý kinh phí phục vụ công tác biên giới quốc gia có hiệuquả, đúng mục đích, đúng chế độ theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, đảmbảo hoàn thành nhiệm vụ được giao; Bộ Tài chính, Ban Biên giới của Chính phủ hướngdẫn nội dung chi tiêu phục vụ công tác biên giới quốc gia như sau:
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1.Kinh phí chi tiêu cho công tác biên giới được cân đối hàng năm vào ngân sáchđịa phương. Các tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng kinh phíbảo đảm chi đúng nội dung, mục đích, tiết kiệm và đúng chính sách chế độ củaNhà nước.
2.Ban biên giới các tỉnh căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao tại Thông tư số178/TT-LB ngày 19/10/1994 của liên Bộ: Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ - Ban biêngiới của Chính phủ và nhiệm vụ cụ thể hàng năm do Ban biên giới của Chính phủvà Uỷ ban nhân dân tỉnh giao, lập dự toán kinh phí cho các nhiệm vụ quy địnhtại điểm 1, mục II của Thông tư này trình Uỷ ban nhân dân tỉnh đồng gửi cho Banbiên giới của Chính phủ.
II. CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ
1.Nội dung chi cho công tác biên giới tại địa phương:
a.Chi cho công tác biên giới:
a.1.Chi cho việc tổ chức các cuộc đàm phán về biên giới lãnh thổ, xây dựng các Hiệpước, Hiệp định về biên giới lãnh thổ với các nước có chung biên giới trên đấtliền và trên biển.
a.2.Chi cho việc khảo sát đơn phương hoặc song phương để xác định, kiểm tra thựctrạng đường biên, xác định các yếu tố về địa lý, dân cư và môi trường ảnh hưởngđến công tác biên giới, đề xuất biện pháp xử lý.
a.3.Chi cho việc tổ chức tiến hành phân giới và cắm mốc quốc giới thuộc địa phươngquản lý (mua nguyên vật liệu, nhân công và các chi phí khác); chi cho việc tìm mốcbị mất, tu bổ, gia cố mốc, phát quang xung quanh mốc và đường biên giới.
a.4.Chi cho các hoạt động thường xuyên về quản lý đường biên, thực hiện Quy chếbiên giới.
a.5.Chi cho việc tổ chức các hoạt động của nhân dân và của lực lượng quần chúngkhác đấu tranh giữ đất, bảo vệ biên giới, chống lại các hoạt động xâm canh, xâmcứ, phá hoại các công trình biên giới ở các khu vực tranh chấp.
a.6.Chi cho việc lập hồ sơ, bản đồ, viết sử ký và lịch sử về đường biên giới dotỉnh quản lý, bảo quản tài liệu, hồ sơ, trang thiết bị lưu trữ.
a.7.Chi cho việc tổ chức tập huấn nghiệp vụ về biên giới.
a.8.Các khoản chi phí khác có liên quan đến công tác biên giới tại các tỉnh.
b.Chi cho bộ máy hoạt động quản lý Nhà nước về công tác biên giới như: tiền lương,phụ cấp lương, chi công tác phí, hội nghị phí, chi mua sắm máy móc thiết bị...theo nội dung và quy định hiện hành đối với chi bảo đảm hoạt động bộ máy quảnlý nhà nước.
2.Lập dự toán và quyết toán kinh phí chi cho công tác biên giới: Việc lập dự toánvà quyết toán kinh phí chi cho công tác biên giới các tỉnh phải thực hiện theođúng quy định tại Thông tư số 103/1998/TT-BTC ngày 18/7/1998 của Bộ Tài chính"Hướng dẫn việc phân cấp, lập, chấp hành và quyết toán NSNN". Để phùhợp với đặc thù của công tác biên giới, liên Bộ hướng dẫn thêm như sau:
Vàothời gian xây dựng dự toán ngân sách hàng năm, Ban biên giới các tỉnh căn cứvào hướng dẫn về công tác biên giới của Ban biên giới của Chính phủ, căn cứnhiệm vụ do Uỷ ban nhân dân tỉnh giao lập dự toán kinh phí cho các nhiệm vụ quyđịnh tại điểm 1, 2 phần II của Thông tư này trình Uỷ ban nhân dân tỉnh tổng hợpvào dự toán ngân sách địa phương. Trong quá trình lập dự toán, Ban biên giớicác tỉnh có nhiệm vụ báo cáo Ban biên giới của Chính phủ để Ban biên giới củaChính phủ tham gia ý kiến, tổng hợp, theo dõi kinh phí chi cho công tác biêngiới cả nước. Trường hợp chi cho công tác biên giới quy định tại điểm 1, mục IIphát sinh quá lớn ngoài dự toán, địa phương không thể tự sắp xếp được thì báocáo Chính phủ xin hỗ trợ từ ngân sách Trung ương theo quy định của Luật ngânsách nhà nước.
3.Cấp phát kinh phí:
Căncứ vào dự toán chi ngân sách năm được giao và dự toán chi ngân sách quý đượcduyệt của Ban biên giới các tỉnh, Sở Tài chính - Vật giá tỉnh làm thủ tục cấpphát kinh phí cho Ban biên giới các tỉnh hoặc Uỷ ban nhân dân các tỉnh (trườnghợp Ban biên giới tỉnh không có tài khoản riêng) để triển khai công việc.
Căncứ vào số kinh phí do Sở Tài chính - Vật giá cấp cho Ban biên giới các tỉnh,Kho bạc nhà nước kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ thanh toán và lệnh chuẩn chicủa Thủ trưởng đơn vị thực hiện thanh toán cho Ban biên giới các tỉnh hoặc Uỷban nhân dân tỉnh theo đúng quy định hiện hành.
Banbiên giới các tỉnh phải mở sổ kế toán theo dõi, quản lý việc chi tiêu cho côngtác biên giới theo đúng quy định tại Quyết định số 999-TC/QĐ/CĐKT ngày 02 tháng11 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành hệ thống Chế độ kế toánhành chính sự nghiệp.
III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Thôngtư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/9/1998. Riêng năm 1998, kinh phí dongân sách Trung ương cấp uỷ quyền được chi theo các nội dung quy định tại tiếta, điểm 1, mục II của Thông tư này.
Trongquá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tàichính, Ban biên giới của Chính phủ để xem xét, giải quyết./.