Văn bản pháp luật: Thông tư liên tịch 1329/TT-LB

Nguyễn Trọng Xuyên
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Thông tư liên tịch 1329/TT-LB
Thông tư liên tịch
04/12/1992
04/12/1992

Tóm tắt nội dung

Hướng dẫn thực hiện chế độ bệnh nghề nghiệp đối với quân nhân

Thứ trưởng
1.992
Bộ Quốc phòng

Toàn văn

Thông tư

THÔNG TƯ CỦA LIÊN BỘ

QUỐC PHÒNG - LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Hướng dẫn thực hiện chế độ bệnh nghề nghiệp đối với quân nhân

Căn cứ vào Điều 21 của Điều lệ tạm thời về các chế độ đãi ngộ quân nhân ban hành kèm theo Nghị định 161/CP ngày 30-10-64, Quyết định số 133/HĐBT ngày 1-11-1986 của Hội đồng Bộ trưởng; các Thông tư số 08/TT-LB ngày 19-5-1976, số 29/TT-LB ngày 25-12-1991 của Liên Bộ Y tế - Lao động - Thương binh và Xã hội - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các văn bản hướng dẫn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về chế độ đãi ngộ đối với công nhân, viên chức Nhà nước mắc bệnh nghề nghiệp.

Sau khi thống nhất với Bộ Tài chính tại Công văn số 1124/TC-HCVX ngày 24-6-1992, với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tại Công văn số 634/BHXH ngày 20-7-1992, Liên Bộ Quốc phòng - Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ bệnh nghề nghiệp đối với quân nhân như sau:

 

I. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN HƯỞNG CHẾ ĐỘ

1. Quân nhân trực tiếp làm việc ở các nghề có yếu tố độc hại đặc trưng của nghề đó, hoặc phải thường xuyên tiếp xúc với môi trường có yếu tố độc hại mà bị bệnh, nếu được Hội đồng giám định y khoa bệnh nghề nghiệp xác định mắc bệnh nghề nghiệp theo danh mục bệnh nghề nghiệp quy định tại các Thông tư Liên Bộ số 08/TT-LB ngày 19-5-1976, số 29/TT-LB ngày 25-12-1991 thì được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp.

2. Trường hợp quân nhân đã chuyển nghề khác mà còn trong thời gian bảo đảm, nếu được xác định mắc bệnh nghề nghiệp thì cũng thuộc đối tượng áp dụng Thông tư này.

 

II. CHẾ ĐỘ ĐƯỢC HƯỞNG

1. Quân nhân bị bệnh nghề nghiệp được hưởng các chế độ như CNVC Nhà nước bị bệnh nghề nghiệp, cụ thể như sau:

a. Sau khi điều trị bệnh ổn định được giám định và xếp hạng theo tỷ lệ suy giảm sức lao động và hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp hàng tháng như sau:

+ Với đối tượng quy định tại điểm I - Mục I trên đây, trợ cấp bệnh nghề nghiệp hàng tháng được tính trên lương chính và phụ cấp thâm niên (nếu có) khi giám định bệnh nghề nghiệp.

+ Với đối tượng quy định tại điểm 2 - Mục I trên đây, trợ cấp bệnh nghề nghiệp hàng tháng được tính trên lương chính và phụ cấp thâm niên (nếu có) trước khi rời khỏi nghề đó.

Người được hưởng thêm các khoản trợ cấp theo quy định của Nhà nước.

Các mức được hưởng như sau:

Hạng

Tỷ lệ suy giảm sức lao động

Trợ cấp hàng tháng

1

Từ 81% đến 100%

80% lương chính + PCTN

2

Từ 61% đến 80%

55% lương chính + PCTN

3

Từ 41% đến 60%

35% lương chính + PCTN

4

Từ 21% đến 40%

15% lương chính + PCTN

- Trợ cấp 1 lần:

Tỷ lệ suy giảm sức lao động từ 5% đến 10% được trợ cấp 1 tháng lương chính cộng các loại phụ cấp, trợ cấp trượt giá.

Tỷ lệ suy giảm sức lao động từ 11% đến 20% được trợ cấp 2 tháng.

- Người được hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp được hưởng từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa bệnh nghề nghiệp.

b. Ngoài trợ cấp hàng tháng, quân nhân bị bệnh nghề nghiệp hạng 1 nuôi dưỡng ở gia đình còn được hưởng thêm khoản trợ cấp người phục vụ hàng tháng tính bằng mức lương tối thiểu của CNVC Nhà nước theo quy định tại Quyết định số 203/HĐBT và trợ cấp trượt giá.

c. Quân nhân đang tại ngũ chết do bệnh nghề nghiệp và quân nhân bị bệnh nghề nghiệp được xếp hạng 1, hạng 2 đã xuất ngũ về gia đình chết thì gia đình được nhận chi phí chôn cất và trợ cấp tuất như chế độ đối với CNVC Nhà nước chết do bệnh nghề nghiệp.

2. Quân nhân hưởng chế độ hưu trí, thương binh đồng thời bị bệnh nghề nghiệp được hưởng cả 2 loại trợ cấp.

3. Quân nhân vừa là bệnh binh, vừa bị bệnh nghề nghiệp thì hàng tháng chỉ được hưởng 1 trong 2 khoản trợ cấp bệnh binh hoặc trợ cấp bệnh nghề nghiệp.

 

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Quân đội có trách nhiệm giám định bệnh nghề nghiệp bảo đảm đầy đủ hồ sơ, thủ tục, thực hiện các chế độ đối với quân nhân bị bệnh nghề nghiệp khi tại ngũ.

Thủ tục cấp giấy chứng nhận bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Công văn số 322/BHXH ngày 1-5-1989 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Công văn số 182/CĐQP ngày 19-8-1989 của Ban Công đoàn Quốc phòng.

Bộ Quốc phòng sẽ có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này;

2. Những trường hợp bị mất giấy chứng nhận nghề nghiệp do Bộ Quốc phòng cấp lại.

3. Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý, thực hiện chế độ đối với quân nhân bị bệnh nghề nghiệp chuyển ra khỏi quân đội về địa phương theo giấy giới thiệu di chuyển của các đơn vị quân đội kèm theo hồ sơ bệnh nghề nghiệp.

4. Kinh phí bảo đảm thực hiện chế độ bệnh nghề nghiệp do ngân sách Nhà nước đài thọ (mục chi và Bảo hiểm xã hội).

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc, các đơn vị quân đội, các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kịp thời phản ánh về Liên Bộ để xem xét, giải quyết.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=11007&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận