BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM-BỘ TÀI CHÍNH
Số:
27/TT-LB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội,
ngày
30 tháng
3 năm
1994
THôNG Tư
THÔNG TƯ CỦA LIÊN BỘ
TÀI CHÍNH - NÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM
Quy định chế độ thu và quản lý
sử dụng lệ phí, phí tổn về công tác bảo vệ và kiểm dịch thực vật
Căn cứ Điều 13, Điều 14 của Quy định về hệ thống tổ chức, thanh tra chuyên ngành, giải quyết tranh chấp và lệ phí, phí tổn về công tác bảo vệ và kiểm dịch thực vật ban hành kèm theo Nghị định số 92-CP ngày 27-11-1993 của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 276/CT ngày 28-7-1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc thống nhất quản lý các loại phí và lệ phí và Thông tư số 48-TC/TCT ngày 28-9-1992 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành;
Liên Bộ Tài chính - Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm hướng dẫn chế độ thu và quản lý sử dụng lệ phí, phí tổn về công tác bảo vệ và kiểm dịch thực vật như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG NỘP
Các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài phải nộp lệ phí, phí tổn cho cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật như quy định tại Điều 13 của Quy định ban hành kèm theo Nghị định số 92-CP ngày 27-11-1993 của Chính phủ
II. MỨC THU, LOẠI TIỀN THU
1. Mức thu quy định tại phụ lục kèm theo Thông tư này. Khi giá cả thị trường biến động từ 20% trở lên thì Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm điều chỉnh lại mức thu quy định trong Thông tư này cho phù hợp thực tế.
2. Loại tiền thu:
- Đối với tổ chức, cá nhân người Việt Nam lệ phí thu bằng tiền Việt Nam.
- Đối với tổ chức, cá nhân người nước ngoài thu bằng Đô la Mỹ (USD). Trường hợp cá nhân người nước ngoài có nhu cầu nộp bằng tiền Việt Nam thì được quy đổi mức thu theo tỷ giá mua vào do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm nộp.
3. Được miễn thu lệ phí, phí tổn trong các trường hợp sau đây:
- Kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm thực vật nhập khẩu xách tay dùng để sử dụng trong thời gian đi đường.
- Kiểm dịch bó hoa, vòng hoa theo nghi thức ngoại giao khi nhập cảnh, xuất cảnh.
4. Trường hợp cơ quan kiểm dịch đã làm việc hết giờ hành chính theo chế độ Nhà nước quy định, mà khách hàng yêu cầu kiểm dịch khẩn trương thì phải có đơn đề nghị và sự thoả thuận của hai bên về làm ngoài giờ hành chính thì được phép thu thêm 50% mức thu quy định tại phụ lục kèm theo Thông tư này.
III. QUẢN LÝ SỬ DỤNG LỆ PHÍ, PHÍ TỔN VỀ CÔNG TÁC BẢO VỆ VÀ KIỂM DỊCH THỰC VẬT.
Khoản thu lệ phí, phí tổn về công tác bảo vệ và kiểm dịch thực vật là khoản thu của ngân sách Nhà nước do cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật các cấp thực hiện thu. Trách nhiệm của cơ quan bảo vệ thực vật và kiểm dịch thực vật:
1. Phải đăng ký với cơ quan thuế địa phương và mở sổ sách theo dõi tình hình thu, chi lệ phí, phí tổn theo chế độ kế toán thống kê hiện hành của Nhà nước.
2. Biên lai thu lệ phí và phí tổn do Bộ Tài chính (Tổng cục thuế) phát hành, nhận tại các Cục thuế ở địa phương.
3. Các khoản thu về lệ phí, phí tổn bảo vệ và kiểm dịch thực vật được để lại theo quy định tại Điều 14 của Quy định về hệ thống tổ chức thanh tra chuyên ngành, giải quyết tranh chấp và lệ phí, phí tổn về công tác bảo vệ và kiểm dịch thực vật (ban hành theo Nghị định số 92-CP ngày 27-11-1993 của Chính phủ). Nguồn thu này được cân đối chung trong kế hoạch tài chính được duyệt hàng năm của đơn vị.
Cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật các cấp được sử dụng các khoản thu lệ phí, phí tổn này vào các chi phí thường xuyên, bổ sung mua vật tư, thiết bị kỹ thuật chuyên dùng cho công tác bảo vệ và kiểm dịch thực vật, cho bồi dưỡng làm việc ngoài giờ hành chính và chi tiền thưởng cho cán bộ, công nhân viên theo chế độ hiện hành của Nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp có thu. Nếu thu vượt kế hoạch được duyệt thì được trích thêm tiền thưởng, nhưng số tiền thưởng vượt kế hoạch được trích không được quá 1 tháng lương cơ bản. Cuối năm quyết toán, nếu sử dụng không hết thì phải nộp số còn lại vào Ngân sách Nhà nước.
4. Hàng năm, cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật phải lập kế hoạch thu lệ phí, phí tổn về bảo vệ và kiểm dịch đồng thời với kế hoạch thu, chi tài chính của đơn vị và phải được cơ quan chủ quản cấp trên, cơ quan tài chính cùng cấp duyệt.
5. Hàng năm, cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật phải lập quyết toán thu, chi về lệ phí, phí tổn bảo vệ và kiểm dịch thực vật đồng thời với quyết toán thu, chi tài chính của đơn vị và phải được cơ quan chủ quản cấp trên, cơ quan tài chính cùng cấp duyệt (có sự tham gia của cơ quan thuế cùng cấp).
6. Cơ quan thuế có trách nhiệm kiểm tra đôn đốc cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật thực hiện đúng chế độ biên lai ấn chỉ, đôn đốc nộp kịp thời số phải nộp (nếu có) vào Ngân sách Nhà nước.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1994. Mọi quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, cần phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm để giải quyết.
PHỤ LỤC
KÈM THEO THÔNG TƯ LIÊN BỘ TÀI CHÍNH - NÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM SỐ 27-TT/LB NGÀY 30-3-1994 VỀ LỆ PHÍ, PHÍ TỔN BẢO VỆ THỰC VẬT, KIỂM DỊCH THỰC VẬT, THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Mức thu
Đơn vị tính
Giá trị thu
Số thứ tự
Khoản thu
Đối với tổ chức, cá nhân trong nước (1000đ VN)
Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài (USD)
Ghi chú
1
2
3
4
5
6
Khai báo để xin cấp giấy chứng nhận, giấy phép, giấy đăng ký ... về bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật, thuốc bảo vệ thực vật, khử trùng
1 lần khai báo
2
2
2
Thẩm định và cấp giấy chính thức đưa thuốc vào danh mục được sử dụng
1 lần cấp đăng ký cho 1 loại thuốc
3000
500
Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài liên doanh với tổ chức, cá nhân Việt Nam thì được giảm 20% so với mức thu của tổ chức, cá nhân nước ngoài
3
Đăng ký đưa thuốc vào khảo nghiệm
1 lần cấp
200
50
- nt -
4
Đăng ký đưa thuốc vào khảo nghiệm diện rộng
1 lần cấp
1.000
200
- nt -
5
Thẩm định và cấp giấy đăng ký
bổ sung đưa thuốc vào danh
mục được sử dụng:
a) Thay đổi tên, phạm vi sử
dụng
b) Thay đổi hàm lượng hoạt
chất và dạng thuốc
c) Hỗn hợp thành sản phẩm mới
d) Gia hạ giấy phép đăng ký
thuốc
1 lần cấp
1 lần cấp
1 lần cấp
1 lần cấp
200
400
1.000
200
50
100
200
50
- nt -
- nt -
- nt -
- nt -
6
Thẩm định điều kiện kỹ thuật và cấp giấy xác nhậ điều kiện sản xuất, kinh doah thuốc bảo vệ thực vật
- Quy mô nhỏ (< 5 T ai/năm)
- Quy mô vừa (> = 5 T ai/năm)
- Quy mô lớn (> = 30 T ai/năm)
500
1.000
2.000
Theo quy định riêng
7
Kiểm định và cấp giấy chứng
nhận chất lượng thuốc bảo vệ
thực vật:
a) Phân tích định lượng thuốc bảo vệ thực vật
b) Phân tích định tính
c) Phân tích định lượng các loại
thuốc thảo mộc
1 loại thuốc
1 loại thuốc
1 loại thuốc
50-100
100-200
100-150
20-30
30-50
40-60
Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài liên doanh với tổ chức, cá nhân Việt Nam thì được giảm 20% so với mức thu của tổ chức, cá nhân nước ngoài
8
Kiểm định dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
1 chỉ tiêu/1 mẫu
100-150
50-100
- nt -
9
Chi phí cho viêc đi lại đến địa điểm kiểm tra, lấy mẫu để kiểm định chất lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
1 lần đi, về
Theo thực chi hợp lý
Theo thực chi hợp lý
10
Khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực
vật mới:
a) Khảo nghiệm diện hẹp
b) Khảo nghiệm diện rộng
1 khảo
nghiệm 1
loại thuốc,
1 loại dịch
hại, 1 địa
điểm, 3-5
công thức,
3-4 lần nhắc
lại, diện tích
ô từ 25-50
m2
1 khảo nghiệm, 1 loại dịch hại, 1 loại cây, 1 loại thuốc, diện tích ô từ 0,5-2 hécta
2.000-2.500
1.500-2.000
500-600
400-500
11
Thẩm định và cấp giấy phép hành nghề khử trùng
a) Tự khử trùng vật thể của mình:
+Quy mô nhỏ
( < 1000m3/ năm)
+ Quy mô vừa
( > 1000m3/ năm)
+ Quy mô lớn
( > = 5000m3/ năm)
b) Dịch vụ khử trùng hàng nội địa:
+ Quy mô nhỏ
( < 1000m3/ năm)
+ Quy mô vừa
( > 1000m3/ năm)
+ Quy mô lớn
( > = 5000m3/ năm)
c) Dịch vụ khử trùng hàng xuất khẩu, nhập khẩu:
+ Quy mô nhỏ
( < 1000m3/ năm)
+ Quy mô vừa
(> = 1000m3/ năm)
+ Quy mô lớn
( > = 5000m3/ năm)
1 lần
1 lần
1 lần
70
500
1.000
500
1.000
1.500
1.000
2.000
3.000
12
Kiểm tra, lấy mẫu, phân tích, giám định và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật:
a. Kiểm tra, điều tra sinh vật gây hại vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
b. Lấy mẫu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật để phân tích tình trạng miễn dịch
c. Phân tích giám định mẫu:
- Côn trùng
- Cỏ dại
- Nấm, tuyến trùng
- Vi trùng
- Siêu vi trùng
d. Chi phí cho việc đi lại đến địa điểm kiểm tra, lấy mẫu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
đ. Gieo trồng, theo dõi kiểm tra, kiểm dịch giống cây trồng nhập khẩu trong vườn ươm
- Từ 1m2 hay 1m3 hoặc 1Tấn đến 10m2 hay 10m3 hay 10Tấn đầu
- Từ 11m2 hay 11m3 hoặc 11Tấn trở lên thì cứ 1m2 hay 1m3 hoặc 1Tấn thu thêm
- Từ 1 đến 10 mẫu đầu
- Từ mẫu thứ 11 trở lên thì cứ mỗi mẫu thu thêm 1 chỉ
tiêu/1mẫu
1lần đi, về
1 loại giống
10 - 15
0,1 - 0,15
10 - 15
0,25 - 0,30
20 - 50
20 - 50
35 - 75
50 - 100
Theo thực chi hợp lý
Theo thực chi hợp lý
Theo thực chi hợp lý
5 - 10
0,1 - 0,2
10 - 15
0,2 - 0,3
5 - 10
5 - 10
10 - 15
15 - 20
Theo thực chi hợp lý
Theo thực chi hợp lý
Theo thực chi hợp lý
13
Xử lý vật thể nhiễm dịch như chọn lọc, tái chế, khử trùng, cách ly, tiêu hủy, giữ lạnh, trả về nơi xuất xứ v.v...
1 lần xử lý
Theo thực chi hợp lý
Theo thực chi hợp lý
14
Dịch vụ phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật và vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
1 lần
Theo thực chi hợp lý
Theo thực chi hợp lý
15
Giám sát, kiểm tra việc xử lý, khử trùng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
Như khoản 8
Như khoản 8
Như khoản 8
16
Các phí tổn khác có liên quan mà cơ quan Bảo vệ Thực vât, Kiểm dịch thực vật phải chi