Văn bản pháp luật: Thông tư liên tịch 48/TT-LB

 
Sách-Nhà Xuất bản chính trị Quốc gia;
Thông tư liên tịch 48/TT-LB
Thông tư liên tịch
01/10/1989
23/10/1989

Tóm tắt nội dung

Hướng dẫn thực hiện Quyết định của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng tại công văn số 1682-CN ngày 15/9/1989 của Hội đồng Bộ trưởng

 
1.989
 

Toàn văn

Thông tư

THÔNG TƯ

CỦA LIÊN BỘ TÀI CHÍNH - GIAO THÔNG VẬN TẢI SỐ 48/TT-LB
NGÀY 23 THÁNG 10 NĂM 1989 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG TẠI CÔNG VĂN SỐ 1682/CN NGÀY 15 THÁNG 9 NĂM 1989 CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG

Thực hiện quyết định của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng tại công văn số 1682/CN ngày 15 tháng 9 năm 1989 về việc điều chỉnh giá cước qua phà sông Tiền và sông Hậu. Liên Bộ Giao thông vận tải - Tài chính hướng dẫn thực hiện thu phần chênh lệch, giá tăng thêm để lập quỹ tích luỹ xây dựng cầu sông Tiền như sau:

1. Liên hiệp quản lý đường bộ 7 tính giá cước mới theo quy định tại Công văn số 1682/CN ngày 15 tháng 9 năm 1989 của Hội đồng bộ trưởng trình y ban nhân dân tỉnh Cửu Long và Hậu Giang để thông qua và thực hiện từ 01 tháng 10 năm 1989. Hướng dẫn, chỉ đạo các xí nghiệp bến phà Mỹ Thuận và Hậu Giang mở số theo dõi thu hàng tháng, phát hành vé theo giá mới, kiểm kê vé cũ đến hết ngày 30 tháng 9 và quyết toán thu 9 tháng đúng chế độ thể lệ hiện hành.

2. Căn cứ mức thu mới, các xí nghiệp bến phà lập kế hoạch thu hàng năm, quý gửi về Bộ Giao thông vận tải nội dung kế hoạch gồm:

- Phần thu theo giá cũ để chi theo kế hoạch của đơn vị.

Phần chênh lệch giữa giá cũ và giá mới để lập quỹ xây dựng cầu sông Tiền nộp Liên hiệp.

3. Liên hiệp quản lý đường bộ 7 được mở tài khoản riêng tại Ngân hàng Nhà nước để theo dõi thu, chi của quỹ tích luỹ xây dựng cầu sông Tiền và quy định lịch nộp tiền của các xí nghiệp bến phà Mỹ Thuận và Hậu Giang cho Nhà nước vào tài khoản nói trên của Liên hiệp.

Các xí nghiệp bến phà hàng ngày lập bảng tổng hợp số thu, phân tích cụ thể từng đối tượng thu thành 2 phần: phần thu để chi của đơn vị theo giá cũ, phần chênh lệch thu cho Nhà nước theo giá mới.

4. Công tác quản lý và sử dụng quỹ xây dựng cầu sông Tiền:

Theo Công văn số 1682/CN nói trên thì số tiền đã thu của quỹ xây dựng cầu sông Tiền (chưa sử dụng) cần phải tăng vòng quay và sinh lợi, sẽ được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định cho các đối tượng sử dụng có hiệu quả cao nhất theo nguyên tắc đảm bảo có lãi suất cao hơn lãi suất tiền vay của Ngân hàng.

5. Tổ chức hạch toán kế toán:

a. Các xí nghiệp bến phà:

- Hàng ngày thu tiền cước phà ghi:

Nợ TK 50, 51 - Có TK 96 phần thu để lại theo giá cũ.

- TK 78 phần thu cho Nhà nước.

- Chuyển nộp số tiền thu cho Nhà nước về Liên hiệp để lập quỹ xây dựng cầu sông Tiền ghi:

Nợ TK 78

Có TK 50, TK 51

b. Liên hiệp quản lý đường bộ 7 mở tài khoản 71 để theo dõi riêng thu - chi quỹ tích luỹ xây dựng cầu sông Tiền (bằng 1 tiểu khoản riêng).

Bên nợ ghi: - Chi cho vay hoặc liên doanh - Chi xây dựng cầu v.v...

- Bên có ghi : - Thu tiền chênh lệch do các xí nghiệp bến phà chuyển nộp lên.

- Thu hồi vốn, lãi của đơn vị vay hoặc liên doanh.

6. Hàng quý, năm Liên hiệp quản lý đường bộ 7 phải báo cáo quyết toán cụ thể thu - chi quỹ xây dựng cầu sông Tiền về Bộ Giao thông vận tải và Bộ Tài chính.

7. Để khuyến khích các xí nghiệp tổ chức thu, đồng thời bù đắp những chi phí phát sinh tăng thêm do việc triển khai thực hiện công văn số 1682/CN của Hội đồng bộ trưởng, yêu cầu Liên hiệp quản lý giao thông 7 lập dự toán chi phí và tiền thưởng tăng thêm để hai Bộ xét duyệt tỷ lệ để lại cho xí nghiệp.

8. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ 01 tháng10 năm 1989

Trong quá trình thực hiện có vấn đề gì vướng mắc các đơn vị báo cáo về Liên Bộ nghiên cứu và sửa đổi cho phù hợp.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=2114&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận