1. Nhận nhiệm vụ, kế hoạch từ tổ trưởng và thực hiện công tác chuẩn bị sản xuất:
Nhận và đọc hiểu bản thiết kế chi tiết gia công, kế hoạch sản xuất
Thực hiện các thủ tục cần thiết để tiếp nhận vật tư, phụ kiện từ kho và tập kết về khu vực sản xuất.
Chuẩn bị máy móc, vật tư, công cụ, dụng cụ cần thiết để phục vụ sản xuất.
2. Trực tiếp gia công sản phẩm đảm bảo đúng thiết kế, quy trình công nghệ, định mức vật tư của Nhà máy:
Tính toán, đo đạc, cắt nhôm và gia công sản phẩm nhôm theo đúng bản vẽ thiết kế, quy trình công nghệ, định mức vật tư.
Kiểm tra sản phẩm hoàn thiện đảm bảo đúng số lượng, chất lượng và tiến độ theo yêu cầu.
Phát hiện, báo cáo với Tổ trưởng các hiện tượng bất thường, hỏng hóc, sự cố kỹ thuật, chất lượng sản phẩm trong ca làm việc.
3. Tuân thủ các biện pháp, quy định an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp của Nhà máy:
Thực hiện vệ sinh nơi làm việc, thu dọn công cụ, vật tư theo đúng quy định an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp trong ca làm việc.
Đề xuất biện pháp đảm bảo an toàn, cải thiện điều kiện môi trường làm việc của Nhà máy.
4. Thực hiện chế độ Báo cáo công việc với Tổ trưởng và các công việc khác theo phân công:
Đề xuất các sáng kiến, cải tiến quy trình gia công, sản xuất. Tham gia đầy đủ các chương trình phổ biến kinh nghiệm, đào tạo nâng cao tay nghề của Tổ, Phân xưởng, Nhà máy.
Ghi chép các số liệu vào sổ giao ca và các biểu mẫu. Lập báo cáo kết quả sản xuất cuối ngày gửi Tổ trưởng.
Thực hiện các công việc khác của tổ do Tổ trưởng giao.