Ca dao: Có hay không mùa đông mới biết, Giầu nghèo ba mươi Tết mới hay

Nội dung chi tiết

Có hay không mùa đông mới biết
Giầu nghèo ba mươi Tết mới hay

Giải thích 1:

Khổ quá! Bình thường thì chẳng ai biết ai thế nào, nhìn thấy họ vất vả nhưng chưa chắc khổ, hoặc nhìn thấy họ nhàn hạ nhưng chưa chắc sướng. Có “cháy nhà mới lòi mặt chuột”. Kinh nghiệm dân gian cũng cho biết: “Khôn ngoan đến cửa quan mới biết, giàu có Ba mươi Tết mới hay”. Hoặc như ca dao phân tích:
Có, không: đến mùa Đông mới biết
Giàu, nghèo: ba mươi Tết mới hay
Chuyện giàu – nghèo đã vậy, như một quy luật muôn thuở, như “phần cứng” đã được “cài đặt” mặc định rồi, chẳng ai dám nhận mình hiểu hết ngọn nguồn.

Giải thích 2:

Theo quan niệm của ông cha ta "Giông" có nghĩa là xui xẻo, cho nên vào những ngày cuối năm có mượn đồ vật hoặc nợ nần của ai thì phải lo trả vì nếu để sang năm mới người ta đến đòi thì bị “giông”. Vì thế vào những ngày cuối năm, các chủ nợ thường đến đòi tiền các con nợ vì để qua năm mới đến đòi sợ “giông” người vay nợ. Ngược lại, các con nợ Tết đến cũng lo chạy đôn, chạy đáo để thanh toán tiền nợ của mình vì sợ để leo qua năm mới sẽ bị xui và sẽ bị mang nợ suốt cả năm nên ta có câu :

Khôn ngoan đến cửa quan mới biết,
Giàu khó ba mươi Tết mới hay.

Đại Chúng
Có hay không mùa đông mới biết, Giầu nghèo ba mươi Tết mới hay



Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận