Đại Tống Phong Lưu Tài Tử Chương 2 00: Hỗ Trợ

Đại Tống Phong Lưu Tài Tử

Quyển 4: Khói buồn sa mạc
Chương 200: Hỗ Trợ


Tác giả: Ngọ Hậu Phương Tình
Dịch: Nhóm dịch Quan Trường
Nguồn: Sưu tầm





Hắn còn nói nếu Bạch thoại văn được viết tốt thì cũng có thể viết ra lời văn mềm mại duyên dáng. Để lấy ví dụ hắn cũng viết một bài văn xuôi bằng Bạch thoại văn. Nhưng khi viết hắn lại phát hiện dùng cổ văn thì có thể văn vẻ nhưng dùng Bạch thoại văn thì không thể nào viết tốt được. Vì thế hắn lại vô sỉ một lần nữa, sao chép bài văn xuôi “Hà đường nguyệt sắc”.

Chỉ có điều trong đó viết “Thê tử trong phòng vỗ về Thuận nhi, mơ mơ màng màng hát ru con” linh tinh không đúng với thân phận của mình nên hắn đã sửa lại. Hơn nữa trước cửa nhà hắn trước cũng có một hồ nhỏ để rửa bút nên Thạch Kiên đã viết thành “Ái liên thuyết”. Về sau người dân Hòa Châu để kỉ niệm hắn đã trồng ở hồ nước này rất nhiều hoa sen.



Đây là một trong những bài văn nổi tiếng nhất trong kiếp trước của Thạch Kiên. Lời văn mộc mạc thanh lịch, tràn ngập thi tình. Đặc biệt trong đó có một đoạn: trên mặt hồ, hiện ra trước mắt là lá sen, lá nổi trên mặt nước giống như từng tầng váy của nàng vũ nữ. Giữa tầng tầng lá sen điểm thêm những bông sen, có bông đã nở, bông vẫn còn e ấp ngượng ngừng, như hạt minh châu, như sao thiên lý lại như mỹ nhân mới lớn. Gió lướt qua nhẹ nhàng đưa tới từng đợt từng đợt mùi hương thơm mát, dường như phía xa trên dãy nhà lầu có tiếng ca vọng lại. Lá và hoa rung động, giống như một tia chớp thoáng chốc đã truyền tới hồ sen bên kia. Lá sen vốn là lần lượt sánh vai cùng nhau, giờ cùng rung lên như có làn sóng phía dưới. Lá đưa tình theo nước, nước bị lá che phủ không nhìn thấy màu nước … Lúc này là lúc náo nhiệt nhất, ve kêu trên cây, ếch kêu dưới nước, nhưng náo nhiệt là chúng, còn ta chẳng có gì.
Đương nhiên đây chỉ là hành vi giận dỗi của Thạch Kiên. Hiện tại hắn cũng không có thời gian phát động cuộc cải cách văn viết Phổ Thông, càng không có thời gian đi tranh chấp với mấy lão Tiên sinh ăn no không có việc gì làm. Hắn phải làm rất nhiều việc. Hiện nay qua sự an bài của bản thân cùng với Triệu Trinh như vậy, sĩ khí tạm thời tăng lên rồi. Nhưng trong việc đánh trận tinh thần của binh sĩ chỉ là một phần, còn có rất nhiều sự việc phải làm khác, nhưng mà binh Tống thực chất vẫn còn nhu nhược, không ai có thể cam đoan sĩ khí này sẽ duy trì được bao lâu. Tuy thân hắn ở kinh thành, nhưng từng mệnh lệnh đã âm thầm lặng lẽ gửi đi Tây Bắc. Mặc khác, hắn còn phải chờ cho toàn bộ viện binh các nơi đến đủ, hắn mới có thể mang theo bọn họ cùng đi Tây Bắc.

Về những binh lính đã đến nơi, hắn gọi Dương Văn Quảng mang theo bọn họ ra doanh trại ngoài thành huấn luyện. Ngay cả Địch Thanh bọn họ cũng không cho ngoại lệ. Đối với đệ nhất võ nhân Bắc Tống tương lai hắn rất hiếu kì, qua vài ngày hắn từng hỏi Dương Văn Quảng rằng, tên Địch Thanh này thế nào? Dương Văn Quảng cười gượng, rằng:
- Thế nào ư, tên tiểu tử kia nếu không phải nhỏ tuổi, y có thể làm sư phụ ta rồi.

Hóa ra Dương Văn Quảng cũng thế, cũng là hiếu kỳ cả. Một tên tiểu tử điềm đạm nho nhã thế mà lại giết nhiều người như vậy, Văn Quảng cũng không tin nổi. Vậy là như một chú gà trống hiếu thắng, hẹn hắn ra giao đấu một trận. Kết cục chỉ vì khinh địch nên suýt chút nữa chịu thiệt thòi lớn. Cuối cùng vẫn là Dương Văn Quảng dựa vào kinh nghiệm và khí thái điềm tĩnh mà thắng được.

Kết quả này Thạch Kiên đã đoán ra từ trước. Trong tâm hắn nghĩ nếu lịch sử không thay đổi, tương lai ngươi vẫn là thuộc hạ của tên tiểu tử này ……. Nghĩ đến đây, hắn lại nghĩ đến Quách Quỳ cùng nổi danh với Địch Thanh, còn có Trương Ngọc, Trương Bảo đứng đầu Hà Bắc tam thập thất thần, cùng với Vương Thiều, cũng không biết bọn họ ở nơi nào, bọn họ so với Địch Thanh càng nhỏ, có lẽ còn chưa sinh ra, cho là mình tìm được bọn họ, cũng làm sao có thể trông cậy vào một vài tên tiểu hài tử ra trận giết địch ? Nhưng vẫn còn may, Chiết gia của ngoại công Dương Văn Quảng, còn cả Loại gia, đều có danh tướng tại Tây Bắc, về sau đến Tây Bắc có thể lợi dụng điểm này. Về phần Địch Thanh năm tiểu tướng bọn họ, có lẽ ra trận giết địch được. Nhưng một mình đảm đương mọi việc Thạch Kiên vẫn ít nhiều còn có điều lo lắng. Tuy nhiên đối với Địch Thanh hắn dành kì vọng rất lớn, tự mình đưa binh thư giao tận tay Địch Thanh, bắt y đọc, tất nhiên với hai huynh đệ Chu Sỉ Chu Hận, y cũng tặng lại một ít binh thư.

Vì muốn tới quân doanh, đi theo Dương Văn Quảng học võ nghệ, Đinh Diểu và Thôi Diệt Lang khi bái kiến Thạch Kiên đã đem ba con Tạng Ngao tặng cho Thạch Kiên. Thạch Kiên lấy tay vỗ vỗ đầu Đinh Diểu nói:
- Ừ, lần này ngươi làm rất tốt, không làm mất mặt ta, cũng không khiến cha mẹ ngươi thất vọng.

Đinh Diều ngượng ngùng nói:
- Nô tài cảm tạ thiếu gia, không có thiếu gia thì đã không có tiểu tướng hôm nay.

Lần này bởi vì lập công đã phong du kích tướng quân. Đồng thời, lần này quay về kinh, tuy rằng triều đình chưa quyết định xong, nhưng khẳng định sẽ còn thăng quan tiến chức.

Tuy vậy từ sâu trong nội tâm y vẫn thầm cảm tạ Thạch Kiên,. Y biết gia đình của y, nếu không phải cậu thiếu niên lớn bằng y này giúp đỡ, đừng nói bản thân không có cơ hội luyện võ, cho đến ca ca cũng không thể an tâm dùi mài kinh sử, càng không thể nói đến chuyện tỉ tỉ tìm được một phu quân tốt.

Thạch Kiên nói:
- Sư phụ đưa vào nhập môn, tu hành lại do bản thân. Ta có giúp ngươi thế nào, nếu chính ngươi không dụng công, ta cũng không có bản lĩnh khiến ngươi thành tài. Song lần này điều khiến ta vui nhất chính là ngươi biết lợi dụng sức mạnh của mọi người. Làm tốt lắm! Hảo hán nan địch tứ thủ, người đông lực lượng lớn, từ ngữ như thế này tuy nhiều đến biển khơi nhưng rất ít người chú ý.

Nói tới đây, hắn đến bên Thôi Diệt Lang, nói:
-Tiểu Thôi, về điểm này người cũng nên học tập Đinh Diểu. Còn nữa, chuyện Đinh Diểu đối xử tử tế với thủ hạ, ngươi cũng nên học tập một chút. Ngô Khởi đánh giặc bách chiến bách thắng yếu tố chính là biết đối xử tử tế với thủ hạ. Đừng tưởng hiện nay võ nghệ của ngươi cao hơn Đinh Diểu, nhưng nếu mỗi bên thống lĩnh một đội quân, ngươi chưa chắc là đối thủ của Đinh Diểu.

Thôi Diệt Lang thè lưỡi cười hì hì nói:
- Phải

Sau đó Thạch Kiên mới cho bọn họ rời đi. Nhưng rất nhanh bị bọn Phạm Hộ Nhạc vây lại, bọn họ đòi Thôi Diệt Lang và Đinh Diều mời cơm. Đinh Diểu đi rồi, Thạch Kiên đối xử với ba con Tạng Ngao vô cùng tử tế. Chẳng những mỗi ngày đều mua thịt tươi để cho chúng ăn, còn làm cho chúng một cái lồng tinh xảo. Mặc dù có hơi xa xỉ, nhưng với điều kiện hiện nay của Thạch Kiên, nuôi ba con Tạng Ngao cũng không nỡ, vậy cũng giả bộ quá.

Không những là hắn, mà ngay cả kẻ trên người dưới Thạch phủ đều hết sức chiều ba con Tạng Ngao này. Điều khiến cho họ thích chính là ba con Tạng Ngao này tuy có chút kiêu ngạo, ngay cả khi nhìn thấy Thạch Kiên cũng không thèm để ý, đuôi cũng không hề vẫy lấy một cái. Nhưng chúng cũng không vì cuộc sống như thiên đường ở Thạch phủ mà quên đi bổn phận của mình. Đêm đến, chúng canh giữ trước cửa lớn nhà Thạch Kiên như ba vệ sĩ trung thành, điều này thật làm cho mọi người ngạc nhiên. Lại nữa, cứ đến khi chạng vạng bọn chúng lại hướng về Tây Bắc mà tru lên thê thảm, lại càng khiến người ta ảm đạm thần sầu.

Kỳ thực vì sợ Thạch Kiên bị tàn đồ Thiên Lý giáo báo thù, triều đình phái không ít hộ vệ đến bảo vệ Thạch phủ. Nhưng Thạch Kiên dù cho có bản lĩnh to lớn đến thế nào cũng không thể khiến ba con Tạng Ngao hiểu được điều này. Hoặc giả hắn có nói với chúng:
- Cẩu nhi, cẩu nhi. Các ngươi ở nhà của ta được ăn, được uống, không cần phải vất vả như vậy, nhà của ta không cần các ngươi trông coi. Thế là chúng hiểu há chẳng phải là yêu quái, nhưng cứ như vậy mọi người lại càng nói chúng nó thông minh trung thành.
Thạch Kiên nghe xong những lời bàn tán này, chỉ cười cười không tỏ thái độ. Hắn không thể nói với bọn họ đây chỉ là bản năng làm động vật của chúng mà thôi.

Nhưng sau lại phát sinh một sự việc không thể không khiến Thạch Kiên thừa nhận rằng chỉ số thông minh của ba con Tạng ngao tuy không bằng con người nhưng so với đồng loại thì đích thị chúng thông minh hơn nhiều. Có một tối nọ, ở cách nhà hắn không xa có một hộ bị trộm. Cũng bị hộ này phát giác, nhưng mấy tên trộm kia hành động rất nhanh. Gia đinh của hộ này phát hiện hành vi ăn trộm vừa mới truy hô gọi người, tên trộm này động tác nhanh nhẹn biến mất ngay trong tầm mắt những người truy bắt. Không bắt được trộm cũng đành rồi. Điều làm họ tức giận là cho dù tên trộm này bỏ chạy, không để lại của cải mà hắn trộm được, cũng cuộn vào tay nải vác lên lưng đem đi rồi.

Ngay khi bọn họ chuẩn bị báo quan bỗng nghe phía trước có tiếng kêu rất thê lương:
- Ta là trộm đây. Mau tới bắt taaaaaa. Ta ăn ̀ trộm của cải nhà XX đây.

Hộ XX, đó chính là nhà của gã. Chủ nhân của hộ này còn đang ngẩn người, gã nghĩ thầm: sao lại có một tên trộm ngốc đến như vậy nhỉ?

Có thể nói đó là bài văn Hán ngữ tuyệt đẹp, không thua gì thơ Vương Duy, từ Lý Dục.

Hiện tại thanh danh của hắn cũng có ảnh hưởng. Văn này vừa ra, thiên hạ liền bị chấn động, vô số trí thức bắt đầu tranh luận về tính khả thi cùng tính hiện đại của Bạch thoại văn.

Thạch Kiên ở trong tối cười thầm. Không phải các ngươi nói ta không có văn hóa sao. Ta vừa khởi xướng cải cách Bạch thoại văn xem các ngươi làm thế nào kia?
Bọn họ chuyển qua một ngõ nhỏ thì thấy bị rất nhiều người vây quanh. Bọn họ chen vào xem, chẳng phải là tên trộm đó sao? Nhưng nhìn thấy tình hình trong sân thì bọn họ mới biết tên trộm này không phải ngốc X. Bên người gã có ba con chó rất rất lớn vây quanh, chúng nó còn ngoác cả cái mồm to dỏ lòm như chậu máu. Có thể tưởng tượng, tại con ngõ nhỏ vắng vẻ lúc này, lại đã qua canh ba, nếu gã không truy hô, e rằng sẽ không có ai tới giải cứu gã.

Một trong ba con chó lớn cắn bọc vải nhỏ trên lưng gã xuống rồi nhả trên mặt đất. Còn hướng ra đám người xem vây quanh gừ lên một tiếng cảnh giác. Tiếp đến ba con chó lại hướng về tên trộm gừ lên một tiếng khinh thường, kiêu ngạo bỏ đi.

Sau này mọi người mới biết đó là chính là ba con Tạng ngao được nuôi trong nhà Thạch đại nhân. Chuyện này như tin tức đăng trên báo rất nhanh được loan truyền ra ngoài, khiếnTriệu Cận nghe xong mỗi ngày đều phải đến Thạch gia để thăm bọn chúng. Chuyện này tạo ra một hậu quả, giá cả của Tạng ngao bị lên cơn sốt trước cả mấy nghìn năm, lên đến mấy nghìn quan tiền. Những hộ gia đình lớn đều lấy việc nuôi một con Tạng ngao làm điều đáng tự hào.

Hiện tại, không chỉ mọi người gọi ba con ngao này là trung khuyển, còn có người gọi là thần khuyển. Thạch Kiên nghe xong chỉ cười không nói gì. Thật ra sau này Tạng ngao cũng được toàn thế giới gọi là thần khuyển phương đông.

Còn có một chuyện hắn không dự liệu được. Bài《Luận tính đáng đọc và tính khả thi của văn viết Hán ngữ hiện đại》 đăng trên báo càng tranh cãi càng kịch liệt. Kẻ phản đối cũng nhiều, mà người ủng hộ cũng không ít. Trên thực tế, Tam Quốc Chí, Tây Du Ký, Hồng Lâu Mộng mà Thạch Kiên viết sớm vài năm cũng có thể xem như gần với văn viết Hán ngữ hiện đại rồi. Còn rất nhiều người vẫn giữ thái độ chờ xem sao, bọn họ nói văn viết Hán ngữ hiện đại đơn giản dễ hiểu, nhưng không có khả năng viết thật tốt, khó tránh việc sẽ lộ ra sự thô thiển, đám người này bao gồm cả Vương Tằng.

Một môn sinh của Vương Tằng từng tỏ vẻ không lý giải được hỏi y :

- Vương tướng, vãn sinh thấy Thạch đại nhân dùng văn viết tiếng phổ thông viết “ ánh trăng hồ sen” đích thực viết rất khá.

Vương Từng cười đau khổ, nói:
- Thiên văn này bản quan cũng đã xem qua, quả là viết rất hay. Nhưng các ngươi có được năng lực tổ hợp loại văn tự đó của Thạch đại nhân không? Không nên so với hắn, hắn không phải người, chí ít đã không thể xem hắn như một người bình thường.

Tên học trò này nghe vậy cũng cười lớn.

Cuối cùng triều đình cũng quyết định ban thưởng cho các tướng sĩ Diên Châu. Lần này người được lợi lớn nhất chính là Phạm Ung, cha con Chu Thị, còn có bọn Địch Thanh, bọn họ đều thành võ quan phó tướng, tham tướng. Về phần Thạch Kiên quả nhiên không thể ban thưởng thêm gì nữa, ban thưởng nữa hắn sẽ thành tể tướng, còn muốn đi Diên Châu hay không? Thạch Kiên hỏi bọn Địch Thanh:
- - Tại sao lần này với ít binh lực như vậy mà các ngươi giữ được thành Diên Châu ?

Bọn Triệu Trinh nghe hỏi đều sửng sốt, vấn đề này hắn có thể hỏi riêng, sao lại đem lên triều.

Địch Thanh đáp:
- Bởi vì Chu đại nhân và Phạm đại nhân rất dũng cảm, vì thế nên binh lính dưới trướng cũng đều dũng cảm, cho nên mới đánh lui được sự tấn công của người Hạ Châu.

Thạch Kiên gật đầu nói:
- Ừ, cũng đúng, tướng lĩnh anh minh dũng cảm, binh lính sẽ không sợ chết, là một nguyên nhân rất quan trọng.

Nói xong hắn quay sang Triệu Trinh đòi một cây chấp bút, trên giấy hắn vẽ một cái bánh to, nhưng nguyên nhân này chỉ chiếm một phần tư khoảng trống.

Thạch Kiên chuyển hướng sang Chu Sỉ, Chu Hận, hai huynh đệ này suy nghĩ một hồi, Chu Sỉ nói:
- Còn có một nguyên nhân, Diên Châu thành có nhiều vật tư, đặc biệt là những khí giới để thủ thành, công lao không thể chối bỏ.

Thạch Kiên lại gật đầu, nói:
- Hậu cần vững chắc cũng là đều mấu chốt.

Nói xong hắn lại vẽ một khoảng trống khác, chỉ có điều lần này chiếm phân lượng càng nhỏ. truyện cập nhật nhanh nhất tại tung hoanh chấm com

Chu Hận nói:
- Ta còn nhớ lại một nguyên nhân, chính vì đại quân của triều đình tới. Tuy rằng bọn họ rất hèn nhát, nhưng nếu bọn họ không đến, e là Diên Châu thành sớm muộn cũng bị công phá.

Thạch Kiên gật đầu:
- Thực lực hùng mạnh của một nước cũng rất mấu chốt. Hơn nữa, sự hiệp lực tác chiến giữa các đội quân vô cùng quan trọng.
Lần này hắn vẽ khoảng trống còn to hơn so với cái thứ nhất của binh sĩ dũng cảm.

Tiếp đó Thạch Kiên hướng về Thôi Diệt Lang, tiểu Thôi suy nghĩ một hồi, nói:
- Sự nhắc nhở và sách lược của Thạch đại nhân cũng rất quan trọng. Nếu không phải là do thắng lợi trận tập kích ban đêm đầu tiên, sĩ khí binh lính cũng không cao như vậy.

Thạch Kiên cũng không khiêm tốn, hắn nói:
- Sách lược của tướng lĩnh kì thực rất quan trọng. Cho nên nói bày mưu nghĩ kế định sách lược tác chiến ở hậu phương, quyết định thắng bại ở ngoài ngàn dặm. Nhưng lúc đó bản quan ở cách xa Diên Châu không phải ngàn dặm, mà là mấy ngàn dặm.

Triều đình nhất loạt cười vang, tuy nhiên đều thừa nhận bãn lĩnh của thiếu niên này. Thạch Kiên còn nói thêm:
- Bởi vậy trận chiến này tuy bản quan có công lao, nhưng cũng không lớn như vậy.

Nói xong hắn lại vẽ một hình tròn, chỉ có điều đây là hình nhỏ nhất. Nhưng trên hình cái bánh này còn có một khoảngtrống, về phân lượng to bằng cái thực lực của một nước. Lúc này hắn chuyển hướng về phía Đinh Diểu. Đinh Diểu cũng đáp:
- Ta nhớ rõ đại nhân đã dạy ta, lực lượng con người là hùng mạnh nhất. Lần này nếu không phải có sự trợ giúp của dân chúng thành Diên Châu, cũng không thể thủ một thời gian dài như vậy.

Quả nhiên, Thạch Kiên viết lên khoảng trống to cuối cùng đó hai chữ "con người". Sau đó Thạch Kiên lại hỏi:
- Bản quan hỏi ngươi, trong những bá tánh này có những chủng tộc nào?

Đinh Diểu suy nghĩ một hồi, nói:
- Phần lớn là người Tống chúng ta, cũng có số ít Phiến tử, còn có người Đảng Hạng, người Hồi Cốt, thậm chí còn có Khương Nhân, người Khiết Đan, và một ít cá biệt dân du mục phương bắc.

Thạch Kiên biết hắn nói chính là người Mông phương Bắc.

Lúc này hắn mới nói:
- Khởi bẩm Thánh Thượng và hoàng Thái hậu, chính sách đối xử với người ngoại tộc nhân rất quan trọng. Đương nhiên thực lực của một nước lớn rồi, tự nhiên không sợ bọn họ có mưu đồ bất chính. Nhưng cho dù như vậy chinh phạt nhiều rồi, cũng ảnh hưởng lớn tới thực lực của quốc gia. Bởi vậy không thể quá cứng nhắc, quá mức dịu dàng cũng không được. Có thể mượn cuộc phiến loạn An Lộc Sơn để làm chứng. Thần nghe nói một số quan viên vùng Tây Bắc rất kỳ thị người Phiên. Sau này Phiên tử hùng mạnh rồi mới lại cảm hóa dụ dỗ. Như vậy không tốt, đây chính là đang ép buộc bọn họ nghĩ cách khiến cho mình trở nên lớn mạnh, hoặc giả liên minh để trở nên hùng mạnh. Đây cũng là nguyên nhân bộ tộc Lý Thị quật khởi rất nhanh. Triều đình nên thận trọng suy xét vấn đề này.

Những lời này khiến Lưu Nga nghẹn ngào hồi lâu không hé răng, các đại thần cũng không dám thở mạnh. Thạch Kiên đây là chỉ thẳng chính sách đối đãi với dân tộc thiểu số qua các triều đại. Có thể nói hắn đang nói cách làm của Triệu Khuông Dẫn và Triệu Khuông Nghĩa là không đúng.

Lúc này thì đám người Lữ Di Giản mới chộn rộn, đây chính là cơ hội tốt để buộc tội Thạch Kiên.

Nhưng Thạch Kiên đã không cho bọn chúng cơ hội, hắn nói:
- Đương thời hai vị bệ hạ Thái tổ và Thái Tông, chế định chính sách đó là bởi vì vì Trung Nguyên chưa nhất thống. Nhưng hoàn cảnh hiện tại và lúc đó hoàn cảnh đã khác biệt rồi. Đây cũng là đạo lý vì sao cách thức tàn bạo của Hán phạt Tần, khi Lưu Bang tiến vào Trường An chỉ qui ước ba điều mà lại được lòng dân. Nhưng hậu Hán pháp luật và kỷ cương lỏng lẻo, Gia Cát Lượng sau khi vào đất Thục pháp kỷ trở lên nghiêm ngặt, mà người dân nước Thục lại vui vẻ vậy. Gọi là tình thế đã đổi thay là vậy.

Nói tới đây đột nhiên nhiên hắn buột miệng một câu:
- Tiến cùng thời đại.

Sau đó hắn nhìn quanh đám người Vương Khâm Nhược một lát, rồi dừng lại trên người Lữ Di Giản một lúc, nói:
- Đương nhiên cần suy xét rất nhiều phương diện. Nhưng thần còn phải cân nhắc chiến sự Tây Bắc, trong triều cũng không phải chỉ có mình vi thần. Điểm này kính mong Thái hậu và Thánh Thượng hạ chỉ, lệnh cho đại thần trong triều suy xét việc này.

Hắn nói rất dứt khoát, thông qua phân tích nguyên nhân thắng lợi thành Diên Châu, từ từ đem sai lầm này tung ra. Sau đó buông tay mặc kệ, cho dù có kẻ muốn buộc tội cũng không biết bắt đầu từ đâu. Điều này làm cho đám người Lữ Di Giản, Lý Bồi như bỗng nhiên có một quyền đánh vào cây bông, cảm giác chẳng thể phát ra tí sức lực nào.

Thạch Kiên sau khi nói xong cũng giữ im lặng, không nói nữa. Lưu Nga quả nhiên lệnh Vương Tằng và Lữ Di Giản cân nhắc việc này, nhưng mấy ngày sau đó trong triều càng ngày càng có nhiều đại thần vì việc này mà tranh cãi không ngừng. Có người ủng hộ cách nghĩ của Thạch Kiên, cũng có người phản đối, nhưng sau khi Thạch Kiên nói xong thì hắn chỉ như bài văn hắn viết, không tỏ thái độ gì. Cuối cùng, ầm ĩ đến mức Lưu Nga cũng cảm thấy đau đầu.
Về sau viện binh càng ngày càng nhiều. Cách thời điểm Thạch Kiên rời đi cũng không lâu nữa. Tuy nhiên trong triều đã lại xảy ra một việc lớn. Chuyện là trong cung tuyển cung tần mỹ nữ, muốn tuyển chọn hoàng hậu cho Triệu Trinh. Hơn nữa lần này rất gấp, cũng là do Lưu Nga an bài. Nàng ta nghĩ đến mối quan hệ Thạch Kiên và Triệu Trinh, Thạch Kiên rời khỏi kinh thành không biết khi nào mới trở về, theo như lời hắn thì không biết một năm hay hai năm, ba năm có lẽ còn lâu hơn. Nàng muốn cho Thạch Kiên chứng kiến hỉ sự này.

Nguồn: tunghoanh.com/dai-tong-phong-luu-tai-tu/chuong-200-E5oaaab.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận