Đại Tống Phong Lưu Tài Tử
Quyển 4: Khói buồn sa mạc
Chương 212: Hồng Tuyết (trung)
Tác giả: Ngọ Hậu Phương Tình
Dịch: Nhóm dịch Quan Trường
Nguồn: Sưu tầm
Hội nghị lần này, chỉ có các quan viên cấp cao ở Tây Bắc mới được tham gia. Đương nhiên ngoài Thạch Kiên, Chu Lịch, Phạm Trọng Yêm, Dương Sùng Hưng, còn có sự tham dự của Chiết Duy Trung, Hạ Tủng, Dương Văn Quảng và một các quan chức khác. Thực tế thì ngoài đối với Hạ Tủng Thạch Kiên cảm thấy bất mãn ra thì đối với những người khác hắn thấy rất hài lòng. Trong thâm tâm hắn người mà hắn cho là tốt nhất Chủng Thế Hành cũng điều về cạnh hắn. Có điều là Chủng Thế Hành không có công mà được phong chức, mình mà còn dùng người một cách ngoại lệ như thế nữa, người ta sẽ cho rằng mình tác quái, phải từ từ đề bạt thôi.
Thạch Kiên hỏi Chu Lịch:
- Tại sao ngươi lại có kế hoạch tác chiến như vậy?
Tuy Chu Lịch mới tham gia chiến tranh thật sự lần đầu tiên, Còn trận chiến trong hoàng cung thì không thể tính được. Gã ta cũng biểu lộ được năng lực cầm quân. Đồng thời gã đã sinh sống ở Tây Hạ đã gần hai mươi mấy năm trời. Vì thế mà ý kiến của gã cũng rất quan trọng, không thể không tham khảo qua. Hơn nữa lúc này Thạch Kiên cũng chưa tự tin vào năng lực về quân sự của mình lắm, phải biết rằng trong chiến đấu mà xuất hiện một sai sót thì đừng nói tới là thu phục Tây Hạ, mà có thể còn sẽ dẫn tới vô vàn hậu quả thất bại khôn lường.
Chu Lịch đáp:
- Lý do rất đơn giản, người Hạ họ nói có năm mươi vạn quân trong tay, nhưng thực thế họ còn phải chia ra phòng thủ ở Qua Châu, Cam Châu và biên giới Liêu quốc.
Nói đến đây gã chỉ tay lên bản đồ nói:
- Thoạt nhìn toàn quân của nước họ cũng không ít. Tiếc là không tập trung vào một chỗ để sử dụng. Hơn nữa bởi hành vi hiện tại Nguyên Hạo, khiến cho tộc trưởng của một số bộ tộc rất tức giận. Vì thế lực lượng binh lính được điều động càng ít, hạ quan không được học nhiều, nhưng cũng hiểu được những gì thể hiện trên bản đồ. Lộ trình từ Qua Châu đến Linh Châu với lộ trình từ Cao Bình đến Linh Châu, đâu gần hơn đâu xa hơn. Đương nhiên, Linh Châu bị hạ, sẽ uy hiếp Hưng Khánh (). Như vậy Nguyên Hạo chắc hẳn sẽ phản công. Lúc này đây, triều đình lại phái thêm vài sứ giả đưa tin cho bộ tộc người Phiên và Hồi Hột. Khiến cho quân họ từ phía Tây và phía Nam hai phía giáp công tấn công theo kiểu gọng kìm, làm cho Nguyên Hạo bị tấn công nhiều mặt, khiến hắn trước saui đều bị tấn công, Tây Hạ sẽ tan rã.
Gã vừa mới dứt lời thì lập tức Chu Sỉ, Địch Thanh và các tiểu tướng khác xen vào phụ họa.
Thạch Kiên vẫn chưa nhận định ý kiến đó đúng hay sai. Hắn liền quay đầu sang hỏi Phạm Trọng Yêm:
- Vừa rồi Chu tướng quân đã trình bày kế hoạch của mình, ngươi có ý kiến gì không?
Phạm Trọng Yêm lắc đầu, y nói:
- Hạ quan vẫn cảm thấy cách đó không ổn, Chu tướng quân nói tuy là có lý. Nguyên Hạo nói phao lên là có năm mươi vạn đại quân trong tay, có điều hắn điều động quân đội không nhiều. Nhưng quân đội của chúng ta ở Tây Bắc lại càng ít hơn. Đồng thời ta còn phải phòng bị người Tây Hạ. Nếu như đem quân quá ít thì sẽ không đủ dùng. Còn nếu đem quân quá nhiều thì Nguyên Hạo không giữ Linh Châu, trái lại công kích Hoàn Khánh của chúng ta, uy hiếp Kinh Triệu Phủ. Trung Nguyên ta sẽ bị rối loạn, như vậy đại quân ta ở Linh Châu lại bị ép về phòng ngự. Cứ như thế thì bao nhiêu công lao trước đó như đổ sông đổ biển chỉ trong một lúc. Hơn nữa khi đại quân ta rút khỏi Linh Châu về phòng ngự, còn có thể bị Nguyên Hạo phục kích. Chưa nói đến việc đường đi đến Linh Châu nhỏ hẹp khó đi, đồng thời khi ta điều động binh lính thì Nguyên Hạo nhất định cũng sẽ có phòng bị. Và trên đường đi còn đi qua các bộ tộc khác, họ không rõ triều đình ta có phải thực sự công kích họ hay không. Đợi đến lúc họ hiểu được sự việc cũng đã quá muộn rồi. Cuối cùng còn lại một điều là Nguyên Hạo sẽ không phản kích Hoàn Khánh của ta. Thêm lần nữa tái diễn cảnh năm xưa chặt đứt đường rút lui của quân ta. Linh Châu thì trở thành một tòa thành bị cô lập như trước đây. Vì thế mà hạ quan vẫn cho rằng cần phải từng bước từng bước ép sát quân địch vẫn tốt hơn. Như vậy thì ít nguy cơ và cũng chắc ăn hơn.
Lời nói của Phạm Trọng nói đích thực rất hợp lí.
Sau lời nói của y cũng có không ít những lời nói tán đồng của mọi người.
Thạch Kiên đưa mắt nhìn hai tướng Tào Vĩ và Triết Duy Trung biểu lộ ánh mắt muốn họ cho ý kiến.. Khi ấy, Triết Duy Trung làm ra một tư thế mời Tào Vĩ nói trước. Tuy Triết gia tướng là một danh gia vọng tộc, nhưng danh tiếng của Tào Vĩ còn nổi danh hơn Triết Duy Trung. Phụ thân của Tào Vĩ là Tào Bân còn là tướng giỏi nhất của triều Tống. Vì thế mà Triết Duy Trung cũng không thể không thể hiện sự kính trọng đối với Tào Vĩ.
Tào Vĩ nói rằng:
- Chiến lược này của Chu tướng quân tuy là có hơi mạo hiểm. Nhưng cũng không phải là không thể thực hiện, rất có khả năng tạo ra ra chiến thắng bất ngờ, cộng thêm việc thời tiết hiện tại rất khắc nghiệt, Nguyên Hạo cũng không nghĩ rằng chúng ta lại có thể tập kích họ vào lúc này. Nhưng cũng có phần hơi mạo hiểm. Dọc đường tới đây, lão phu với Thạch đại nhân đã thảo luận qua về chiến chiến thắng kỳ diệu ở thành Duyên Châu. Tuy binh sĩ của thành Duyên Châu dũng cảm, nhưng lần này đánh nhau lại có sự giúp đỡ hỗ trợ rất lớn từ phía các bá tánh trong thành. Nhưng sau khi đến Linh Châu, người Hạ chịu giúp đỡ chúng ta không? Điều đó là không thể. Trái lại họ không quay lại chống lại ta thì là một việc tốt lắm rồi. Hoặc là theo cách dụng binh trên binh thư mà nói thì phải hội đủ thiên thời, đĩa lợi, nhân hòa. Đối với việc nhân hòa thì hiện tại Nguyên Hạo rất hung tàn. Nhưng người Hạ ở Linh Châu đã lâu không bước chân đến Trung Nguyên. Sự hiểu biết của họ đối với Trung Nguyên rất hạn hẹp. Chúng ta không phải là người bản xứ. Nhưng vậy còn hai yếu tố là thiên thời và địa lợi, chúng ta đều vào thế yếu. Hoặc là dùng một câu nói khác để nói rõ ý nghĩa đó là được lòng dân thì sẽ có nhiều sự hỗ trợ, mất lòng dân thì gặp nhiều trắc trở. Đối với người Tây Hạ mà nói, chúng ta và Nguyên Hạo cũng chẳng có sự khác biệt gì. Có khi họ xem chúng ta còn tệ hơn thế nữa. Vì thế hành động đó quá nguy hiểm. Tuy là lão phu cũng dụng binh mạo hiểm.
Nghe xong lời hắn nói, mọi người đều cảm thấy ngạc nhiên và đều nhếch miệng cười. Đích thực thì trong cuộc đời của gã ta cũng đã nhiều lần ra trận. Nhưng mỗi lần ra trận đều rất ít binh lính đi theo. Trong tất cả mọi người ngồi đây hắn chính là người có tư cách nói về kỳ kế nhất. Chu Lịch cũng không dám nói gì nữa.
Triết Duy Trung nói tiếp bổ sung lời của gã:
- Tào đại nhân nói phải. Vì thành Linh Châu là cửa ngõ của Hưng Khánh. Nguyên Hạo không dễ dàng cho chúng ta chiếm lấy. Còn những lời nói của Tào đại nhân ban nãy cũng rất phải. Chúng ta nên phát huy chiến thắng ở Duyên Châu. Thực ra chỉ nói về sức chiến đấu thôi thì binh lính triều đình ta không bằng người Đảng Hạng. Đó chỉ một trong số có nguyên nhân, và còn bộ binh triều đình ta chiếm đa số, người Hạ có nhiều kỵ binh. Vì thế đi theo đường Cao Bình, tốc độ binh lính ta chưa chắc vượt qua những viện binh của Đảng Hạng.
Tào Vĩ cũng chỉ gật đầu và nói:
- Triết tướng quân là thế gia ở vùng Tây Bắc. Đối với sức chiến đấu của hai bên thì tất nhiên sẽ hiểu biết rất rõ. Lão phu cũng nhận định rằng tinh thần của các binh sĩ đang dâng cao. Và họ cũng đã trải qua một thời gian dài cho việc luyện tập. Nhưng đem so với người Đảng Hạng thì vẫn còn sự kém xa. Và binh chủng khác nhau, bộ binh chiến đấu với kỵ binh thì ta đã rơi vào thế yếu. Đây cũng nguyên do tại sao cho sự thất bại của hai vị đại nhân Lưu, Thạch. Nhưng nếu như theo những lời mà Phạm đại nhân đã nói. Đánh dần từng thành, từng trại. Chẳng biết bao nhiêu năm nữa mới đánh thắng được người Đảng Hạng.
Những lời này cũng giống như. Nếu như làm theo phương pháp của Phạm Trọng Yêm, chắc chắn thì có chắc chắn thật, nhưng cần có một khoảng thời gian rất dài. Từ Duyên Châu đến Hưng Khánh có biết bao là doanh trại, thành trì. Không dám nói phải mất đến trăm năm, ít nhất cũng phải cần tới khoảng thời gian mười năm, tám năm mới có thể đánh chiếm được Hưng Khánh. Và bởi vì tấn công thành trì, chúng ta cũng sẽ thiệt hại không ít.
Chu Lịch nói tiếp:
- Thế nên hạ quan mới nghĩ ra kế sách này đây. Huống chi chúng ta còn có thứ đồ vật kia.
Cái thứ đồ vật mà hắn vừa mới nói kia chính là quả lựu đạn.
Thạch Kiên lắc lắc đầu nói:
- Lựu đạn chỉ trong một số trường hợp đặc biệt mới phát huy hết được uy lực của nó. Nếu như hai bên giao tranh chính diện, cũng có thể Đảng Hạng chỉ thua thiệt lần thứ nhất. Nhưng thiệt hại của họ sẽ không lớn. Thứ nhất là người Đảng Hạng lấy kỵ binh làm chủ lực, tốc độ hành quân nhanh. Lý do thứ hai cũng là vì bọn họ phần lớn là kỵ binh nên dễ tản ra.. Vì vậy mà bổn quan ta đây lúc nào cũng nói lấy con người làm nhân tố cơ bản, cũng là cái đạo lý này đây.
Dương Sùng Huân ngồi cạnh nghe một lúc cũng trở nên hồ đồ không hiểu gì. Hắn nói:
- Như thế hiện tại tiến công nhanh cũng không tốt, tiến công chậm cũng không nên. Vậy phải làm như thế nào mới phải đây?
Lời hắn vừa nói xong, tất cả mọi ánh mắt đều hướng vào Thạch Kiên. Đến Hạ Tủng cũng đang hướng ánh mắt vào vị thiếu niên này. Tuy trong lòng của gã ta có chút đố kỵ, thậm chí là oán hận Thạch Kiên. Nhưng gã cũng không thể không thừa nhận vị thiếu niên trẻ tuổi này thực sự có bản lĩnh. Có hắn ở Tây Bắc, đích thực thì khiến cho mọi người đều an tâm như mỗi người bọn họ uống vào viên thuốc an thần.
Những ánh mắt khẩn thiết của bọn họ cũng đã nằm trong sự dự đoán của Thạch Kiên. Thực ra thì hắn cũng không có cách nào đối phó hiệu quả nhấtvới những người dân du mục này. Trên thực tế thì trước khi có sự xuất hiện của thuốc súng. Khi nói về sức chiến đâu thì bộ tộc làm nông thì mãi mãi không bằng bộ tộc du mục. Điều có thể thấy rõ hơn ở hai trận xâm lăng là nước Kim tiêu diệt nước Liêu, Mông Cổ tiêu diệt nước Kim. Bất kể chuyện một người dân bộ tộc du mục bắt đầu tiếp nhận việc đem phương pháp trồng trọt canh tác truyển thụ cho mọi người dân, làm cho họ có một cuộc sống bình yên, đó là một chuyện tốt. Và cuối cùng họ cũng đã từ bỏ phương thức du canh du cư. Cũng vì thế mà sức chiến đấu của họ cũng ngày cùng lúc yếu dần, đến nỗi đại bác được sáng chế ra cũng không khắc phục được nhược điểm này. Những người bộ tộc du mục cũng không phải đồ khùng. Chẳng lẽ họ còn đứng yên đó đợi người ta đem khẩu đại bác nặng trịch từ từ kéo đến bắn vào họ? Trừ khi là có cây súng với một uy lực cường mạnh, mang vác dễ dàng, bắn đi nhanh chóng. Nhưng với tình hình nghiên cứu và chế tạo ra súng của thời đại này việc sản xuất ra sung với giá thành rẻ mạt và số lượng lớn vẫn chưa cách để thực hiệnđược.
xem tại t.u.n.g.h.o.a.n.h.c.o.m
Thạch Kiên liếc mắt nhìn mọi người một cái. Thực ra hắn ta đã thương lượng xong với Thân Nghĩa Bân trước khi hội nghị này diễn ra. Nhưng hắn muốn xem xem mọi người có cách gì tốt rồi sau đó cần hắn bổ sung. Nhưng tiếc là kết quả của cuộc hội nghị này đã làm hắn thất vọng.
Hắn nói:
- Phương pháp của Phạm đại nhân chắc chắn. Nhưng điều thứ nhất theo như lời của Tào đại nhân đã nói đó là thiệt hại quá lớn, cần nhiều thời gian. Lỡ như một khi thời gian dài như thế xuất hiện một lần sai sót, thì coi như công lao từ trước đến nay như đổ sông đổ biển hết. Vì thế trong binh pháp cũng có nhắc đến việc ra trận thì quan trọng nhất đó chính là thần tốc, đánh nhanh thắng nhanh. Đương nhiên phương pháp này dùng để phòng thủ thì đúng là một chủ ý rất hay, nhưng lần này ta đến đây không phải để phòng thủ.
Mọi người đã hiểu được ý của hắn ta, cười nhẹ một cái. Họ đều biết vị thiếu niên này, nói đến việc tiêu diệt bộ tộc Lý thị.
Thạch Kiên nói tiếp:
- Bởi vậy Chu tướng quân đã đề xuất ra kế hoạch tập kích Linh Châu. Nhưng bổn quan có ba vấn đề nghi vấn là
_binh sĩ phải biết linh hoạt, kỳ chính cùng phù trợ.
_Chánh diện thì thiếu đi linh họat
_Kỳ diện thì thiếu đi vững vàng, ổn định.
Nhưng kế kỳ dị có khả năng giành được chiến thắng càng lớn càng nhanh chóng, thiệt hại thì ít hơn. Đây cũng là cách hành động của nhiều tướng quân nổi tiếng với một trận chiến đã làm nên chiến thắng để đời. Nhưng để lãnh đạo được đội kỳ binh này thì tướng lĩnh phải có được một tài năng trời phú về tài quân sự. Và điều mà chúng ta cần đối mặt đó chính là Nguyên Hạo. Bổn quan không cho rằng những người ngồi đây mỗi người chúng ta, ai có tài quân sự bằng Nguyên Hạo?
Tuy là đang khoa trương năng lực của đối phương, nhưng mọi người đều im hơi lặng tiếng. Trong một năm nay biểu hiện Nguyên Hạo giống như một ngôi sao lấp lánh trên trời ngày càng lên cao. Hắn trước tiên là đánh bại Hồi Hột, sau đó là đánh tan người Phiên. Cho dù là Duyên Châu gặp sự chống cự ngoan cường, nhưng hắn cũng đem chiến thắng trở về. Cho dù Tào Vĩ hiện nay là thanh niên đôi mươi, trong lúc giao thủ với hắn cũng không giành được thắng lợi.
Thạch Kiên nói tiếp:
- Còn hiện tại ai cũng biết Nguyên Hạo vì củng cố quyền lực, hà hiếp nhiều bộ tộc làm cho nhiều bộ tộc bất mãn. Bây giờ chúng ta tiến công Linh Châu, trái lại còn khiến cho các bộ tộc này cho rằng sắp đem họ tiêu diệt hoàn toàn. Trái lại với Nguyên Hạo thành ra là cùng hội cùng thuyền, giúp cho Nguyên Hạo thống nhất đất nước. Đó chỉ là một nguyên do.
Nói đến đây, hắn giơ tay chỉ vào bản đồ nói tiếp:
- Những khu vực này đều thuộc về Hoa Hạ. Bổn quan cũng muốn thu hồi các khu vực đó về tay. Hiện tại chỉ mong là các bộ tộc này đến kịp chi viện cho triều đình ta. Như vậy sau khi tiêu diệt được Nguyên Hạo, triều đình chỉ ban thưởng cho bọn họ, mới không có khả năng tạo ra Lý gia thứ hai. Lại có bản quan dẫn quân đến đó. Nếu không thành công thế nào cũng bị Tào đại nhân nói ra nói vào. Việc thu phục vì không được long người sẽ rất khó khăn. Nên bản quan không nghĩ rằng sẽ dung cách đó để đối phó với người Phiên.
Người mà Thạch Kiên đang nói tới đó chính là tổ tiên của Nguyên Hạo đã có công với triều Tống. Và mấy đời đều không phụ qua triều Tống. Nhưng Tống Thái Tông, Triệu Khuông Nghĩa có ý đồ tạo nên cục diện hủy bỏ địa phương Phiên trấn sát hại cư dân. Làm như thế thì theo đạo nghĩa mà nói thì thực sự không còn chỗ đứng cho họ. Vì thế đã làm cho có dân tộc tức giận nảy sinh ra nhiều mâu thuẫn, cũng tạo nên việc Lý Kế Thiên dựng lên khởi nghĩa vì độc lập dân tộc. Nhưng liệu Lý gia có phải thực sự vì dân tộc mà mưu lợi, thực ra thì rất khó nói. Giống như việc Nguyên Hạo hắn ta giết người bộ tộc mình cũng không chớp mắt. Chẳng giống đang tạo phúc cho nhân dân chút nào. Nhưng cách làm của Tống Thái Tông đích thực đã trở thành điểm yếu để Lý Kế Thiên nắm giữ. Cho nên Thạch Kiên mới nói rằng không muốn đánh động tới người Phiên.
Mọi người cũng lý giải được những lời hắn nói. Chỉ là bị lời nói vừa rồi và cử chỉ của hắn làm cho ngây người. Thì ra đó là vì Thạch Kiên đã dùng hai chữ Hoa Hạ để nói về Thổ Phiên, Tây Châu Hồi Hột, Hoàng Đầu Hồi Hột, Hắc Hãn, Liêu quốc, trừ nước Tây Hạ đều là lãnh thổ của Hoa Hạ. Chẳng lẽ Thạch Kiên dự định đem tất cả những nơi đó chuyển giao về cho triều đình nhà Tống? Hơn nữa phạm vi mà hắn chỉ tay trên bản đồ vượt ra xa những quốc gia đó, đã đến nơi Hoa Thứ Tử Mô, Tắc Nhĩ Trụ, Cổ Tư, Cát Từ Ni, Hạt Kiết Lãng và Dữ Oát Lãng Cải … và một số địa phương của bộ lạc người Mông Cổ.
Mọi người nhìn vào phạm vi mà hắn chỉ tay vào bản đồ càng ngày càng lớn, đều cảm thấy hơi lo sợ. Cũng không biết hắn là nuôi dưỡng hoài bảo lớn lao hay là ôm ấp dã tâm sôi sục, và càng không hiểu sự tận tâm của hắn đối với triều Tống là chuyện tốt hay chuyện xấu. Cũng không biết rốt cuộc hắn đưa Đại Tống đến nơi nào? Không lẽ hắn muốn Đại Tống trở thành nước duy nhất trên thế giới? Một nơi lớn đến thế làm sao mà quản lý hết được. Phạm Trọng Yêm cũng cảm thấy đầu óc choáng váng. Hiện tại chỉ có hai nơi châu Đại Dương và Đại Lục Lưỡng Loan cũng không có cách nào mà quản lý. Hắn chiếm lấy nhiều nơi như vậy để làm gì chứ?
Thạch Kiên nói mãi nói mãi, một lúc sau mới phát hiện mà ánh mắt của mọi người đối với hắn trở nên kỳ lạ. Hắn ngượng ngùng cười nói:
- Vẽ thêm hơi lớn một chút. Ha ha.
Mọi người thiếu chút nữa là té xỉu. Vẽ thêm hơi lớn một chút à? Vừa rồi không biết hắn ta đã khoanh vẽ lên vài trăm tỷ mẫu còn có vài ngàn tỷ mẫu diện tích đất.
Thạch Kiên lại nói tiếp:
- Nhưng hiện tại triều chính Tây Hạ hỗn loạn, chúng ta không thể ngồi đó chờ cho cơ hội chạy mất được. Nếu không đợi đến khi Nguyên Hạo đem toàn bộ các bộ tộc ở Tây Hạ chỉnh hợp hoàn tất. Lực lượng của gã sẽ càng lớn mạnh, bởi vậy chúng ta cần phải có hành động.
Thôi Diệt Lang nói:
- Thiếu gia, cậu cứ trực tiếp mà nói đi, sử dụng biện pháp gì? Tôi nghe đến choáng váng cả đầu rồi.
Mọi người đều cười ồ lên. Thực ra trong năm vị thiếu niên. Chỉ nói về dũng mãnh thì Địch Thanh là hạng nhất. Thứ hạng còn lại lần lượt là Chu Sỉ, Thôi Diệt Lang, Chu Hận và Đinh Mão. Nhưng khi chọn từng người thì Thôi Diệt Lang còn hơn hẳn Địch Thanh. Chỉ xét về binh pháp thì Đinh Mão là thứ nhất rồi, tiếp theo lần lượt là Địch Thanh, Chu Sỉ, Thôi Diệt Lang, Chu Hận. Nhưng Địch Thanh là người học binh pháp tiếp thu nhanh nhất. Bởi vậy mà Thôi Diệt Lang nghe những lời họ thảo luận khó tránh khỏi nhức đầu.
Thạch Kiên hậm hực trừng mắt nhìn y. Sau đó nói:
- Thực ra chúng ta hoàn toàn không cần đánh nhau. Trong binh pháp cũng có nói tới sử dụng sở trường tránh sở đoản. Hiện tại người Đảng Hạng của Nguyên Hạo có ưu điểm là binh sĩ bình hung tướng mạnh. Nhưng khuyết điểm bọn họ là gì?
Trong tất cả bọn họ có người nói Nguyên Hạo là một tên hung hăng tàn bạo. Có người nói Nguyên Hạo là người thiếu nghĩa khí, không ngờ lại phản bội triều đình.
Thạch Kiên lắc đầu nói:
- Không phải, đối những dân tộc này, ngoài việc nhẹ nhàng ân còn cần phải sử dụng thủ đoạn mạnh bạo mới có thể chinh phục được bọn họ. Chỉ là cách này Nguyên Hạo đã làm qua, ngoài ra khu vực của Nguyên Hạo sớm đã trở thành nước trong một nước. Nhưng bọn họ có một khuyết điểm lớn nhất, không phải là những gì các ngươi vừa mới nói. Mà là tuy mỗi binh sĩ của bọn họ đều là một nam thiếu niên cường tráng, nhưng số lượng quá ít. Chỉ cần làm binh sĩ của bọn chúng tiêu hao đến một mức độ nhất định, bọn chúng sẽ tự động phân rã tứ tán. Vì thế chúng ta không cần lấy việc chinh phục khu vực làm mục tiêu, mà phải tận lực tiêu diệt kẻ thủ làm mục tiêu.
- Thạch đại nhân nói rất có lý. Nhưng cái mục tiêu này vẫn khó mà đạt được.
Tào Vĩ nói.
Trên thực thế thì trong tay của Tống Thái Tông nắm giữ vận mệnh Hoàn, Khánh, Duyên, Hạ, Lân chư châu, phát binh ra năm lộ. Phân tán tiến công sau đó hợp lại tổng công kích, muốn hội mặt sư Bình Hạ, tiến công Lý Kế Thiên. Nhưng Lý Kế Thiên sử dụng phâm châm tác chiến là địch tiến ta lui, địch lui ta tiến, địch mạnh ta ẩn nắp, địch yếu ta đánh để phát huy một cách tinh tế sâu sắc. Hơn nữa triều Tống vì việc vận chuyển lương thực gặp trắc trở, chư quân thiếu đi sự thống nhất chỉ huy, bất đồng ý kiến, rất khó thành công
.