Đại Tống Phong Lưu Tài Tử
Quyển 1: Thánh Nhân Xuất Thế
Chương 25 : Sinh Tử
Tác giả: Ngọ Hậu Phương Tình
Dịch: JiNjNguyen
Nguồn: Sưu tầm
Thạch Kiên nói:
- Bà nội, không cần gấp, để cháu nói hết.
Lúc hai bà cháu đang nói chuyện, gia đinh lại từ bên ngoài chạy vào báo, có tri huyện đại nhân tới chúc thọ.
Tôn viên ngoại và khách khứa trong lòng đều hiểu, tri huyện tới đây chúc thọ là giả, mà nghe nói Thạch Kiên tới nên đến mới là thật. Hiện tại Tôn viên ngoại cũng đang rất mong đợi, không biết thiếu niên này có thể vì họ mà làm cho Tôn viên ngoại một bài thơ hay không.
Một lúc sau, Đào tri huyện đi vào, sau khi nghe mọi người kể lại, hắn há hốc mồm nhìn Thạch Kiên. Trăm triệu cân lương thực, một châu một năm liệu sản xuất được bao nhiêu ? Nếu điều này là thực, vậy Tống triều khẳng định sẽ không bao giờ….xuất hiện nạn đói nữa. Hiện tại Tống triều không to lớn như Trung Quốc thời hiện tại , nhưng do hoàn cảnh tốt đẹp, diện tích ruộng hoa màu cũng rất lớn, nhưng sức sản xuất rất thấp, một mẫu ruộng thu chưa được hai thạch lúa, còn chưa bằng một phần tư thời hiện đại.
Thạch Kiên quay lại, nhờ Tôn gia lấy đến một tờ giấy, sau đó hắn vẽ ra hai bức họa, một bộ là lúa nước, một bộ là cây bông. Hắn dùng bút pháp Tây phương, vẽ rất chân thật, lại chú ý phối hợp tạo bóng khiến hai bức họa vô cùng sống động.
Lục Ngạc ở cạnh hắn nhỏ giọng nói:
- Thiếu gia, chẳng lẽ người thật sự là khúc tinh hạ phàm ?
Nàng vốn đã ở cạnh Thạch Kiên một thời gian, cũng đã sắp xếp không ít bản thảo cho hắn nhưng chưa từng thấy hắn vẽ tranh. Có điều hiện tại nhìn bức họa của hắn, nếu không phải khúc tinh hạ phàm, sao có thể hiểu biết nhiều như vậy ? Sao có thể thông minh như vậy ? Sao có thể vạn sự thông như vậy ?
Nhưng trong mắt Đào tri huyện lúc này, so với bức họa thì trăm triệu cân lương thực trọng yếu hơn không biết bao nhiêu lần.
Thạch Kiên chỉ vào cây lúa nước nói:
- Đây là lúa chiêm (một loại lúa cao sản phương tây)
Đào tri huyện lúc này chợt nói:
- Loại lúa này bản quan từng nghe qua, bốn năm trước khi tiên đế còn tại vị cũng được đề cử loại lúa nước này.
Đối với đoạn lịch sử này, Thạch Kiên đã khảo chứng qua, sau khi thay đổi giống lúa, sản lượng lương thực lập tức tăng cao, nhưng kỳ thật không phải ở thời đại này, ở Tống triều, lúa hai vụ đã quá thông dụng, nhưng do sức sản xuất và kỹ thuật kém nên một vụ lúa cho sản lượng rất thấp, hơn nữa rất hao tổn công sức. Cũng may lúc này nông dân cực kỳ ngu muội, không sợ vất vả, chỉ cần có chút thu hoạch đã hài lòng. Thạch Kiên kiếp trước sinh ra ở vùng ven sông, khi hắn còn bé nông thôn vẫn phổ biến loại lúa hai vụ này, sau đó khi khoa học kỹ thuật phát triển, loại lúa này bị loại bỏ. Tới khi Thạch Kiên lớn lên, ở nông thôn đã rất ít nơi trồng loại lúa này.
Thạch Kiên cầm lấy một quả nho trên bàn rồi nói:
- Cây nho sinh ở Tây Vực, nhìn như ngọc bích, trân châu, sau khi du nhập vào Trung Nguyên lại đổi sang màu tím, vị không còn nguyên vẹn. Người Phương Nam tới phương bắc rét lạnh sẽ yếu, người phương Bắc tới phương Nam nóng cháy sẽ không khỏe. Nhưng đời sau của họ nếu ở đất khách lớn lên sẽ không khách dân bản địa. Bà nội có lời, tiểu tử tham khảo rất nhiều thư sách, rút ra được vài điều, vì vậy tiểu tử cho mời các vị đại nhân Lưỡng, Quảng tới, xin các vị đại nhân chọn ra loại lúa tốt, có khả năng chịu lạnh, chịu nóng. Tiểu tử sẽ có biện pháp khiến cho mỗi mẫu ruộng tăng thêm được ít nhất một thạch sản lượng nữa.
Nói tới đây, hắn lại thở dài, nghĩ thầm, chẳng lẽ ta phải giúp Đại Tống làm ra loại phân hóa học của ngàn năm sau sao ? Nếu là đời sau thì việc này rất đơn giản, nhưng ở triều đại này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới lịch sử, chỉ có thể đi một bước, tính một bước.
Hắn nói:
- Việc này có lẽ phải tốn năm, mười năm, thậm chí hai mươi năm, mỗi năm chọn ra những cây lúa khỏe mạnh nhất, đợi cho loại lúa này thích ứng với khí hậu Đại Tống mới có thể nhân giống bố cáo thiên hạ. Hơn nữa loại lúa mới này khi trồng sẽ tiết kiệm nhiều công sức.
Khi hắn nói đến đây, khuôn mặt tràn ngập ưu tư, khiến tất cả mọi người ở đây đều cảm thán, khó trách hắn viết rằng “Tiên thiên hạ chi ưu mà ưu, hạ chi nhạc mà nhạc, khó trách cả thánh thượng cũng thích hắn, thiên hạ rộng lớn liệu ở đâu có được một tiểu thần đồng tám tuổi như thế này ?
xem tại t.u.n.g.h.o.a.n.h.c.o.m
Thạch Kiên lại chỉ vào cây bông rồi nói:
- Loại thực vật này gọi là cây bông.
Đào tri châu lại nói:
- Loại bông này bản quan có gặp qua, còn gọi là Bạch Diệp Tử.
Thạch Kiên nói:
- Rất đúng, nó cũng là loại có thể xem xét nuôi trồng, nhất là nó rất dễ trồng, cứ mỗi mẫu đất có thể thu hơn ngàn cân hạt bông, lọc thành khoảng năm trăm cân xơ bông, từ đó có thể dệt ra bốn đến năm trăm cân vải. Hạt bông khi lột vỏ còn có thể ép lấy dầu.
Sau đó hắn nói rất cặn kẽ về sản lượng bông đời sau. Khi hắn nói câu này xong, tất cả phòng khách đều ồn ào. Phải biết rằng hiện tại mỗi cân bông được thu mua với giá 30 đến 50 văn tiền, bốn năm trăm cân là khái niệm gì ? Khó trách vừa rồi thiếu niên này tuyên bố nhà nào cũng không lo ăn mặc. Bọn họ còn quên rằng, hạt bông còn có thể ép dầu.
Thạch Kiên sửa áo quần một chút rồi lại nói:
- Theo như người bạn của gia phụ miêu tả, hiện tại ở phía Nam của đại Tống tức là Tây Vực đã có người gieo trồng loại bông này, thu hoạch cũng khá, sản lượng mặc dù chưa cao như tiểu tử nói vì còn cần thời gian tuyển lựa giống tốt và cần phương phương chăm sóc thích hợp.
Những lời này lại khiến mọi người lạnh gáy, hóa ra gieo trồng cũng còn có phương pháp đặc thù.
Thạch Kiên nói tiếp:
- Hiện tại Tống triều có quan hệ rất tốt với những quốc gia hải đảo, giao dịch tới tận Phi Châu, mặt hàng quan trọng nhất là vải vóc, mà ở Tẩy Vực, Thiên Trúc lại trồng bông, là nguồn hàng chủ yếu. Tiểu tử thuận theo lời bà nội, sẽ giúp mọi người cải thiện đất đai, cải thiện đời sống tá điền, đồng thời dạy mọi người phương pháp gieo trồng mà tiểu tử đọc được trong sách.
Một câu này khiến tất cả mọi người đều cảm thấy vô cùng kính nể, bà nội Thạch Kiên tâm tình thiện lương, người cháu này cũng vậy. Người khác nghĩ không ra, tiểu thần đồng này lại từ sách vở lấy ra được những thứ không ai lấy ra được, thật đáng nể.
Có người hỏi:
- Thạch tướng công, Thiên Trúc kia có phải địa phương người viết trong bản Tây Du Hiếu Ký ?
Thạch Kiên chắp tay nói:
- Các vị, lịch sử quả thật có Đường Tăng, tục danh là Huyền Trang, trải bao gian nan mới tới được Thiên Trúc để cầu kinh, cũng là khởi nguồn của phật giáo. Tuy nhiên cuốn sách đó là do tiểu tử vì bà nội mà đọc, chỉ nên nghe lúc trà dư tửu hậu, mọi thứ hư cấu rất nhiều, không nên tin tưởng.
Hắn lại nghiêm mặt:
- Sau khi phân tích, tiểu tử thấy đại Tống chúng ta thích hợp nhất là gieo trồng loại cây bông. Hơn nữa loại bông này thích hợp trồng ở ruộng cạn, với năng lực của tiểu tử hiện không thể giúp có được sản lượng 4-500 cân một mùa, nhưng 2-300 cân thì hoàn toàn nắm chắc.
Thạch Kiên nói chưa dứt lời, trong phòng lại bắt đầu náo động.
Hai ba trăm cân….cũng quá nhiều, thậm chí còn tận dụng được ruộng cạn. Nói như vậy không phải ruộng cạn bỗng chốc trở thành vàng ?
Thạch Kiên thở dài:
- Đương nhiên, ruộng nước nếu trồng lúa tưới tiêu đầy đủ, sản lượng cũng rất lớn.
Một câu này lại khiến mọi người xôn xao. Khách nhân trong phòng sau buổi hôm nay tất cả đều đi gặp điền chủ, tìm mua đất thích hợp để trồng bông.
Thạch Kiên dường như đã đoán ra việc này, hắn nói:
- Loại hạt giống này hiện tại ở phía nam Lôi Châu có bán. Mấy hôm trước tiểu tử đã nghĩ ra việc này, nhưng vẫn chưa nói ra. Bởi lo lắng các bá phụ kích động, tất cả đều đi trồng bông. Ăn, mặc, ở, đi lại, tất cả đều quan trọng. Nếu tất cả thiên hạ trồng bông, sản lượng lương thực sẽ giảm nặng. Một khi phát sinh tai họa, sợ rằng đại Tống sẽ chịu tổn thất không thể tưởng tượng.
Đào tri huyện vừa rồi nghe Thạch Kiên nói cũng có ý định mua đất trồng loại cậy này, thậm chí cho tá điền của hắn trồng. Nhưng giờ nghe Thạch Kiên nói mới nghĩ tới hậu quả, trong lòng lão thầm gật đầu, tán thưởng thiếu niên này tâm tư kín kẽ, yêu nước yêu dân.
Thạch Kiên quay về phía con rể Tôn viên ngoại, nói:
- Tiểu tử ở nhà đọc sách, nghe nói Giang huynh là một du thương, lúc đó mới động linh cơ, nhớ lại việc xưa, hôm nay xin chúc Tôn viên ngoại vạn thọ vô cương, phúc như Đông Hải.
Tôn viên ngoại luôn miệng cảm ơn, không dám nhận lễ.
- Ta cũng thay mặt hàng tỉ dân chúng của đại Tống, cầu Giang huynh làm cho một việc.
Con rể Tôn viên ngoại nghe xong, giống như từ trên mây bước xuống, thay mặt hàng tỉ con dân đại Tống làm việc, đây là vinh quang cỡ nào. Nếu là người khác nói, hắn chỉ cười, nhưng lời nói này xuất phát từ tiểu thần đồng mà Hoàng đế thích nhất, hắn muốn không tin không được.
Nói tới đây, Thạch Kiên nhìn hắn một cái đầy ẩn ý.
Con rể Tôn viên ngoại kích động, mặt đỏ bừng, vội vàng nâng Thạch Kiên dậy:
- Thạch tướng công, có việc gì phân phó, tiểu nhân dù vượt dầu sôi lửa bỏng chết không chối từ.
Thạch Kiên trầm giọng nói:
- Một chuyến này, mặc dù không phải là dầu sôi lửa bỏng, nhưng cũng là cửu tử nhất sinh.