Đại Tống Phong Lưu Tài Tử Chương 44 : Máy Kéo Sợi

Đại Tống Phong Lưu Tài Tử

Quyển 1: Thánh Nhân Xuất Thế
Chương 44: Máy Kéo Sợi

Tác giả: Ngọ Hậu Phương Tình
Dịch: JiNjNguyen
Nguồn: Sưu tầm




Lần này, người đến tuyên chỉ ngoài một vị công công còn có cả Phạm Trọng Yêm. Đối với Phạm Trọng Yêm, mọi người đều đã nghe nói, người này trước là một tiểu quan lỗ mãng, giờ không ngờ lại danh chấn thiên hạ, là một đại quan tứ phẩm. Trong những người ở đây, chỉ có Hoa tri huyện biết tại sao Phạm Trọng Yêm lại tới tuyên chỉ. Trước kia chỉ có một công công tới Thạch gia tuyên chỉ, hiện tại triều đình phái cả mệnh quan tới tuyên chỉ, biểu thị sự coi trọng, điều này chứng tỏ thời gian tiểu thần đồng có thể ở lại Hòa Châu không còn lâu nữa.

Thạch Kiên cũng trợn tròn mắt, đây là đồng ruộng, sao lại tới đây tuyên chỉ ?


Vị công công kia thực chất đã tới Thạch gia, nhưng không thấy nên đi ra đồng, thấy hắn mặt mũi lấm lem, hắn liền nói:
- Thạch tướng công, sao lại biến thành như vậy, nếu để mấy cô nương trên kinh biết hẳn sẽ rất đau lòng. Sao không nhanh rửa tay chân mặt mũi, tới nghênh chỉ.

Lần này là lần đặc biệt trọng thưởng thân phận tiến sĩ, Thạch Kiên tới giờ cũng chưa đi thi, nếu sau này hắn đi thi, làm bài không tốt không phải sẽ làm người ta cười rụng răng sao, thiên hạ coi hắn là đại Tống đệ nhất tài tử, là thiên tài, nếu thi rớt…..thì kỳ thi ở đại Tống là cái loại thi gì ? Kỳ thật, mỗi năm chủ khảo tới trông thi đều sợ gặp phải Thạch Kiên đi thi, nếu hắn đỗ đầu thì tất nhiên không sao, nhưng nếu rớt thì mình sẽ trở thành cái đích cho thiên hạ chửi. Hơn nữa ai cũng biết thư pháp của Thạch Kiên rất tuyệt vời, nhưng hắn không chỉ có một loại thư pháp, sĩ tử trong thiên hạ lại đua nhau học theo kiểu thư pháp của hắn, vì thế nếu hắn đi thi, muốn nhận ra bài nào của hắn cũng rất phiền toái. Vì thế mấy quan chủ khảo chi mong rằng Thạch Kiên lập tức vào kinh giúp cho họ đỡ phải lo sợ suốt ngày.
Tống Chân tông quả thực đã phong chức Long Đồ Học Sĩ kiêm Thiện Đường Tán Độc cho Thạch Kiên, chức vị này nói một cách khác chính là thầy của Hoàng Tử, là một chức quan tứ phẩm, tương đương với Phạm Trọng Yêm.

Thạch Kiên tim đập thình thịch, hắn không để ý tới cái chức vị Long Đồ Học Sĩ, mà để ý tới chức vị kiêm nhiệm, Thiện Đồ Tán Độc, hắn biết rằng hiện tại hoàng thái tử là Triệu Trinh, sau này là một hoàng đế nhân ái nhất thời Tống, tục truyền khi hắn chết, cả nước đã rơi lệ. Khi báo tang đến Liêu Quốc, ngay cả quốc vương, hoàng đế Da Luật Hồng Cơ cũng nắm chặt sứ giả khóc rống lên nói:
- Bốn mươi hai năm không gặp giờ đã xa.
Đáng tiếc cả đời hắn bị tiên hoàng quản chế, sau này cũng mất tự chủ. Hắn thầm nghĩ, nếu hiện tại hắn thừa cơ giúp đỡ, sửa đổi ý niệm cho hắn, từ nhỏ đã dạy đỗ lưu cho hắn một ý thức độc lập, vì nước vì dân, không chừng Hán tộc sẽ có thêm một Hạng Võ, sẽ càng thêm huy hoàng, sẽ tạo ra một thời kỳ thái bình thịnh trị nhất trong thời kỳ nhà Tống ?

Thấy hai mắt Thạch Kiên không ngừng chuyển động, Phạm Trọng Yêm và vị công công kia nhìn nhau cười, Phạm Trọng Yêm hiểu rất rõ năng lực của thiếu niên này, còn vị công công kia thì nghĩ thầm:
- Quan gia hạ ba đạo thánh chỉ, chẳng lẽ ngươi còn chưa hài lòng, chẳng lẽ mới mười tuổi còn muốn mặc long phục ?
(Thời Tống, quan phục nhất phẩm, nhị phẩm có hình rồng, tam đến ngũ phẩm có hình ngọn núi có thác nước chảy xuống,)

Lúc này, mấy lão nông cũng nhận ra Thạch Kiên đang suy nghĩ, bọn họ đồng loạt quỳ xuống nói:
- Thạch tướng công, người không thể đi….

Thạch Kiên vỗ đầu, ngượng ngùng nói:
- Thánh chỉ này, ta không thể tiếp, hiện tại mới sử dụng cách trồng trọt mới, cần phải hỗ trợ mọi người, xin các ngươi tâu với Thánh Thượng, đợi tiểu tử giúp đỡ mọi người trồng mấy loại cây này xong xuôi, không cần Thánh Chỉ, không cần chức vị tiểu tử cũng sẽ tự mình vào cung hầu Thánh Thượng.

Mấy lão nông đồng loạt cầu xin, Phạm Trọng Yêm đã hiểu chỉ này đã bất thành, tên thái giám kia thì nhìn đám nông dân như muốn giết chết họ. Tuy nhiên nghe xong câu nói cuối cùng của Thạch Kiên, hắn nguôi giận, nghĩ thầm, thiếu niên này nói cũng không sai, quả thực cách ăn nói của hắn khiến người ta cảm thấy rất yên tâm.

Thạch Kiên sau đó tiếp tục dạy cho mấy người nông dân vài thứ nữa rồi mới nói với Phạm Trọng Yêm và vị công công kia:
- Nếu không phải ân tình của Thánh Thượng đối với tiểu tử quá sâu nặng, tiểu tử tất không muốn tới kinh thành. Nếu việc trồng trọt được mở rộng, tận dụng được ruộng cạn, mỗi mẫu đất có thể thu được mấy trăm, thậm chí mấy ngàn cân lương thực thì đại Tống sẽ không bao giờ sợ nạn đói nữa.

Vị công công kia nói:
- Thạch tướng công và bà nội vì nước vì dân, tâm địa Bồ Tát, quan gia trong cũng nghe được, ngài và Hoàng hậu cũng rất tán thưởng.

Sau đó bọn họ trở lại Thạch gia, Hồng Diên và Lục Ngạc pha trà cho họ, vị công công kia có quen biết Lục Ngạc, thấy nàng liền hỏi:
- Ngươi nha, đại tiểu thư, không biết nhà ngươi tích đức mấy đời, trong cung nhiều cung nữ như vậy mà chỉ mình ngươi được tới Thạch gia, ngươi có biết trong cung bây giờ có bao nhiêu cung nữ đang ghen tị không ?


Phạm Trọng Yêm cũng vui vẻ, đùa:
- Tiểu thạch tướng công, khi nào thi hạ quan được uống rượu mừng của ngươi đây ?


- Các người xấu lắm
Lục Ngạc xấu hổ đỏ mặt xoay người chạy đi.

Thạch Kiên cười, nói với Phạm Trọng Yêm:
- Phạm đại nhân còn trẻ, lại là quan lớn, tiểu tử chưa vội uống rượu của ngươi, ngươi lại còn đến trêu ghẹo ta ?

Phạm Trọng Yêm cười ha hả:
- Hạ quan cũng muốn kiếm người lo việc gia đình, nhưng toàn bộ các cô nương ở phủ Khai Phong đều tơ tưởng tới ngươi, hạ quan muốn tìm cũng không tìm được, lần này cũng nhân tiện muốn tìm Thạch tướng công tính sổ…

Vị công công nghe xong mỉm cười, Hoa tri huyện ở bên cạnh cũng cười trộm. Bình thường, mọi người đều sợ quấy rầy Thạch Kiên đọc sách, không dám đăng môn thăm hỏi, nhân có Thánh chỉ tới mới có thể vào nhà, ngắm nhìn thư sách của tiểu thần đồng, ai cũng thấy vô cùng thỏa mãn. Nói không chừng nếu tiểu thần đồng đặc biệt vui vẻ múa bút sáng tác một bài thơ, từ kinh thiên nữa thì thực vô cùng hứng khởi.

Thạch Kiên liếc mắt nhìn Phạm Trọng Yêm, sau đó hắn sực nhớ ra một việc, hắn lấy ra hai bản vẽ, sau đó lẩm bẩm:
- Máy móc tốc độ tất nhanh hơn, nhưng khó dùng, hay là dùng loại này….

Sau đó hắn rút bản vẽ thứ hai ra nói:
- Thứ này tuy rằng hơi lạc hậu, nhưng trước mắt rất thích hợp.

Sau đó hắn đưa cho Hoa tri huyện, trịnh trọng nói:
- Đây là loại máy mà tiểu tử nghĩ ra, dùng để lột hạt bông, nếu sử dụng loại máy này để sản xuất, sẽ nâng cao sản lượng.

Phạm Trọng Yêm và vị công công kia thấy vậy tò mò đứng lên xem, Thạch Kiên từng nói, khi mở rộng trồng bông, người thiên hạ sẽ không còn lo lắng về quần áo mặc nữa, ngay cả hoàng thượng cũng đã biết việc này, sau đó, tấu chương tâu lên triều đình cũng đã nói, loại bông này cho vào quần áo mặc rất ấm, chỉ có điều phải tránh nước, hạt bông cũng không biết làm cách nào để lột ra dệt vải.
Hóa ra thiếu niên này nói chính là vấn đề này, thậm chí đã thiết kế loại máy chuyên dụng để lột hạt bông. Bản vẽ này cũng chính là guồng quay tơ, kết hợp với một loại máy kéo sợi, người sáng tạo ra loại máy này chính là Hoàng Đạo Ba, người này khi còn sống không được chính phủ coi trọng, cả đời lận đận. Nhưng vì nàng phát minh ra loại máy này mà việc trồng bông được mở rộng, khiến Tùng Giang trở thành một nơi giàu có, về sau bản thiết kế rơi vào tay phương Tây, công nghiệp dệt của họ nhờ vậy bước vào cuộc cách mạng lớn, là một miếng ghép thúc đẩy chủ nghĩa tư bản phát triển, có thể nói cống hiến của nàng đối với thế giới là rất lớn vậy.

Tục ngũ có nói, rắn không thể nuốt voi, Hoa tri huyện nhìn thấy bản vẽ này hắn vô cùng mừng rỡ, nghe Thạch Kiên nói, nhờ loại máy này sẽ chế tạo được vải, lột được hạt bông. Nhìn bản vẽ còn lại trong tay Thạch Kiên, mắt hắn lại lóe hào quang:
- Thạch tướng công, ngươi nói loại máy kia còn tốt hơn loại này ?
đọc truyện mới nhất tại tung hoanh . com
Thạch Kiên mở bản vẽ kia ra, quả nhiên hai bản rất nhiều khác biệt, bản vẽ trên tay Thạch Kiên vô cùng phức tạp, đây chính là loại máy quay tơ do J.Hargreves người Anh phát minh năm 1764, bộ máy có tám guồng quay tơ, trục lăn và bánh xe lớn, vào năm 1775 J Craine đã cải tiến, đến năm 1785 T.Bell một lần nữa tổng hợp nghiên cứu của tiền nhân, chế tạo thành công trục in hoa văn. Có thể nói đây là loại máy dệt thủ công tiên tiến nhất.

Thạch Kiên thở dài, bất kể là kỹ thuật hay phát minh nào cũng đều là xuất phát từ Trung Quốc, nhưng lại bị chính các học giả của Trung Quốc coi nhẹ, khiến Trung Quốc lạc hậu, đến tận thời hắn vẫn còn chưa bắt kịp thế giới.

Hắn nói:
- Loại máy này tiên tiến hơn bản vẽ kia, bất kể là tốc độ hay hiệu suất đều hơn gấp bội.

Tất cả mọi người chợt cảm thấy hồ đồ, vì sao tốt không dùng lại dùng loại kém ?

Bà nội đầu óc cũng mơ hồ, khó hiểu, lấy gậy gõ đầu Thạch Kiên, nói:
- Ngươi bị loạn trí rồi hả ?

Một gậy này đập không nhẹ, khiến Pham Trọng Yêm và Hoa tri huyện hết sức đau lòng, bọn họ nghĩ thầm:
- Đầu thiếu niên này không thể đụng vào, nếu đập chẳng may mất trí thì làm sao ?

Thạch Kiên xoa xoa đầu, động tác này càng khiến ba người kia xó xa hơn, vị công công kia còn chẳng để ý thân phần, định chạy tới xoa đầu cho hắn, nếu không phải là bà nội Thạch Kiên sợ rằng cả ba người họ sớm đã động thủ đánh cho một trận.

Thạch Kiên nói:
- Bà nội, việc này là có nguyên nhân

Nguồn: tunghoanh.com/dai-tong-phong-luu-tai-tu/chuong-44-i3oaaab.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận