Bông Hồng Vàng Và Bình Minh Mưa Chương 48


Chương 48
Ảnh hưởng

Trong tất cả các nhà văn Anh chỉ có mỗi một Ruyđya Kiplinh là người được lĩnh loại nhuận bút vượt sức tưởng tượng(2): một silinh(3) mỗi chữ. Mỗi chữ của Kiplinh giá trị bằng năm mươi kôpếch vàng tiền ta. Người bạn chung của cả nhân loại, ông Đickenx vui tính và nhạy cảm kia cũng không lĩnh được lấy một phần mười số tiền như vậy.

Kiplinh là người duy nhất trong số các nhà văn Anh đã được hưởng cái vinh dự lớn lao được xuất bản toàn bộ tập tác phẩm ngay khi nhà văn đang còn sống. Trước Kiplinh, nước Anh chưa hề nghe tới những điều quá đáng như thế trong văn học.

Lấy gì mà giải thích cái vinh dự ấy đây? Cái gì có thể giải thích được vì sao Kiplinh đã trở thành nhà văn gối đầu giường của lớp tiểu tư sản trung lưu ở nước Anh, của những tên lính đánh thuê và những nguyên lão nghị viện lụ khụ.

Chỉ có thể giải thích rằng Kiplinh đã là một người Anh “chân chính” - một người tàn nhẫn và cứng rắn, người đã sáng tác những cuốn sách của mình vì vinh quang của Đại vương quốc Anh, của bà hoàng hậu các đại vương, của cái đế quốc mà ______________________________

1. Nhà văn Anh: Rudyard Kiplinh.

2. Nguyên văn: thần kỳ.

3. Đơn vị tiền tệ của Anh.

ở đó mặt trời không bao giờ lặn. Ông là tên đầy tớ trung thành, tên lính và người ca ngợi nước Anh.

Đối với Kiplinh, nước Anh cao hơn hết. Dưới mắt Kiplinh nhân loại chỉ tồn tại như một thứ phân bón cho những đồn điền bao la của Anh.

Vì thế mà Kiplinh ca ngợi những tên lính và những tên sĩ quan, những cuộc chiến tranh thuộc địa, sự tàn nhẫn và sự gan dạ.

Nếu như cũng có lúc nào đó ông chống lại những giai cấp cầm quyền ở Anh thì đó chẳng qua chỉ vì họ là những tên đi chiếm hữu nô lệ chưa đủ can đảm và tài giỏi.

Việc đi chinh phục các dân tộc khác và bòn rút những tài nguyên tinh thần và vật chất nhằm phục vụ lợi ích nhà nước Anh, sự thành lập hàng triệu những đội quân nô lệ, theo ý Kiplinh, là một nghệ thuật khó khăn, một khoa học không đơn giản mà các viên tướng và các nguyên lão nghị viện kiêu ngạo của nước Anh chưa nắm vững. Chỉ riêng vì cái đó Kiplinh mới dám cho phép mình cười nhạo họ.

Những nguyên lão nghị viện già và những viên tướng không hiểu cái thằng cha thích chơi trội, cái tên nhà báo sinh ra và lớn lên ở ấn Độ, trong một tỉnh lỵ nhiệt đới hào nhoáng kia, muốn gì.

Họ không hiểu những lời công kích thậm tệ của Kiplinh và họ trắng trợn gọi ông là “tên dân đen(1)” càn rỡ. Nhưng những tên đế quốc tân tiến, có học thức hơn đã vỗ vai Kiplinh, nghe ông khuyên bảo và trả cho ông mỗi chữ một silinh.

Cuộc đời của Kiplinh là một trong những thí dụ bi thảm về chuyện thiên tài có thể tự hủy hoại mình như thế nào.

Tài của ông vô tận, ngôn ngữ của ông chính xác và phong ______________________________

1. Nguyên văn: tên chân đất

phú, sự bịa đặt của ông rất gần với sự thực, tất cả những hiểu biết rộng rãi lạ thường rút ra từ cuộc đời thực luôn luôn lấp lánh trên những trang sách của ông.

Tất cả những đặc tính ấy đã làm cho ông trở thành thiên tài của chung nhân loại. Nhưng Kiplinh đã từ chối điều đó. Ông nhét tài năng của ông vào trong bao gươm chật hẹp của tên lính, ông không muốn thuộc về nhân loại mà thích trở thành người ca ngợi chủ nghĩa đế quốc Anh. Vì thế mà bất cứ nhà văn nào, dù tài năng có kém hẳn Kiplinh, cứ nói ví thử như Herbớt Uenx(1), đối với chúng ta cũng còn thân thiết hơn là cái anh chàng Kiplinh hào nhoáng và thượng võ kia. Những truyện ngắn của ông vang vang như tiếng kêu trơ tráo của chiếc kèn đồng trước cuộc tấn công của kỵ binh vào đám nô lệ đói khổ tay không vũ khí.

Nhưng liệu tên đế quốc Kiplinh (tên của ông đứng ngang hàng cùng với những tên đế quốc khác như Xêxin Rôđx, Kitsener Tsembeclen và đại tá Lâurenx) có chân thành như thế đến cùng không?

Tất nhiên không. Thỉnh thoảng ông đã lỡ lời. Ông mang trong người rất nhiều đề tài bị cấm đối với chính ông. Là một người có tài năng lớn, ông không thể không nhìn thấy sự thật. Sự thật đè nặng lên ông và bất chấp ý muốn của ông, nó vẫn lọt ra trên những trang truyện ngắn.

Những trang đó là những trang đáng giá nhất của Kiplinh. Ông đã viết một cách thoải mái như thế cuốn sách về thú rừng, cuốn Rừng thẳm, một trong những tác phẩm hay nhất của thế kỉ thứ mười chín. Cũng như thế, ông đã viết mấy truyện ngắn ______________________________

1. Herbert Wells (1886 - 1916), nhà văn Anh chuyên viết truyện khoa học viễn tưởng.

về “độ chết(1) của ấn Độ”, về cuộc nổi loạn của những tên lính loại Tômmi Atkins đã kiệt lực, vì bị trại lính nhiệt đới làm cho mệt lử và cuối cùng về chuyện “ấn Độ - đó là nước mà ở đấy, muốn buộc tội một người, có thể mua mọi tang chứng kể cả xác người, với giá năm mươi bốn rupi(2)”.

Ông là người đã vẽ ra những bức tranh sắc nét về cuộc đấu tranh giữa con người và thiên nhiên và đặc điểm đó của ông đặc biệt đáng quý đối với độc giả Xôviết là những con người của một xứ sở, nơi việc cải tạo thiên nhiên được tiến hành sâu rộng và bạo dạn.

Đời Kiplinh giống đời một tên lính hay một tên gián điệp hơn đời một nhà văn. Ông làm việc rất nhiều trong các tờ báo... Một thời gian dài ông làm phóng viên quân sự. Suốt đời ông chỉ làm một việc là đi lang thang trên thế giới, vào đủ mọi ngõ ngách của trái đất, nơi bàn tay của nước Anh đã vươn tới hay là nơi nó muốn vươn tới.

Kiplinh viết cả thảy ba mươi bảy cuốn sách xuất sắc.

Đó là một người Anh khô khan, để ria đen và đeo kính. Cặp kính giấu đi cái nhìn chăm chú và mất cảm tình của ông. Tất cả mọi cái ở trong ông đều tuân thủ một mục đích cả đến lối viết. Ông viết cứng rắn, rõ ràng, bằng lối viết mà người ta thường viết những báo cáo quân sự.

ảnh hưởng của Kiplinh đối với nền văn học thế giới là rất to lớn.

1937

 

Kim ân dịch

______________________________

1. ý nói hết sức thấp kém, không còn sinh khí.

2. Đơn vị tiền của ấn Độ.

 

 

Nguồn: truyen8.mobi/wDetail/control/chapter_id/87054


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận