Chỉ Tại Vợ Tôi Gợi Tình Chương 3

Chương 3
Hector vốn luôn là cậu con ngoan (chúng ta đều dã thấy và, với kha khá người, đánh giá cao sự kín kẽ trong cái cách gã tự sát;

 

 với cách này thật khéo léo khi gã dối giá rằng mình đang ở Mỹ). Đó là mộc cậu con ngoan luôn lo làm vừa lòng bố mẹ, và ru họ trong ảo cưởng về sự trưởng thành của mình. Trước cửa nhà, Hector nặn ra một nụ cười tươi rói. Đôi mắt

gã thâm lại những quầng là quầng. Khi bà mẹ mở cửa, bà không thấy cậu con trai như cậu là chế, mà như bà đã luôn chấy cậu như thế. Nếu mối quan hệ gia đinh của chúng ta mà là những bộ phim được xem cừ hàng ghế đầu (chúng ta chẳng thẩy gì hết), thì bổ mẹ của Hector dứt khoát còn phải lọt vào chính giữa khung hình. Từ đó, người ta có thể so sánh giữa nhu cầu sưu tầm và mong mỏi được nhin nhận như là đang vận động (hay có thể nói đơn giản là đang sống).

Chúng ta gác giả thuyết này lại sau.

Nói chung là, chúng ta sẽ đổ tất cả các giả thuyết này sau

Cái thái độ nhằm không phá vỡ vỏ bọc của cậu con trai hạnh phúc đâm làm khó cậu và là một việc ngược cíãi bản thân. Tưởng tượng những chuyện như thế dỗ hơn nhiểu so với thực hiện. Giả vờ ràng mình hạnh phúc hồ như lại khó khăn hơn là thực sự thấy hạnh phúc. Cậu càng cười, bố mẹ càng hài lòng; họ tự hào có một đứa con hạnh phúc và tốt bụng. Họ cũng cảm chấy hỉ hả y như thế với một thứ đổ gia dụng trong nhà không cẩn đến hạn bảo hành mà được bảo hành trọn đời. Trong mắt bố mẹ gã, Hector đúng là hàng Đức xịn. Bây giờ, lại càng khó hơn bao giờ hết, bí mậr vể vụ tự sát cú’ trực sẵn trên đôi môi tím tái của gã, một lần duy nhất, gã ao ước không phải diễn kịch, chi là một cậu con trai trước mặt cha mẹ, khóc nức nở, chảy ra những giọt nước mắt bự chảng đến nỗi chúng hóa thành thác cuốn phăng đi mọi khổ đau. Làm gì có chuyện, một nụ cứời nở ra trên khuôn mặt gã như chường lệ tạo thành rào chắn và ngăn trở sự thật. Bố mẹ gã luôn say mê mọi thứ mà con trai làm. À mà, định nghĩa say rnê đối với họ là một thứ cảm xúc nhát thời, một loại cực khoái của nụ cười. “Thế cơ à? Con đã tìm thấy một hộp đựng xà phòng mới à... Tuyệt quá thố!” Và đấy, chỉ có thế. Đó là một niêm hào hứng thực sự (Hector chiía bao giờ nghi ngờ), nhưng là thứ hào lìứng khi tàu lượn siêu tốc lên đỉnh; sau đó, người ta cứ thế rơi xuống, trong thinh lặng. Không, cũng không hẳn thố: bố gã thưòng vỗ vỗ lưng gã, để thể hiện niểm tự hào của ồng. Hector, trong những giây phúc này, chỉ muốn giết ông; mà chả hiểu do đâu lại thế.

Hector đến nhà bố mẹ ăn tối ngay cả khi gã không đói (đó là một cậu con ngoan). Những bữa ăn trôi qua trong sự thinh lặng gẩn như chỉ bị xao động bởi tiếng húp xúp Mẹ của Hector mới ycu thích nấu xúp làm sao. Đôi khi, những thứ chúng ta trải qua có thể chi cẩn tóm gọn trong một hoặc hai chi tiết. Ở đây, trong căn phòng ăn này, không ai là không bị cái đổng hổ ám ảnh. Âm thanh của cái nặng nể khủng khiếp mà sự chính xác của nó nhờ sự chính xác của thời gian có thể làm người ta phát điên. Chính chuyển động đó đánh đẩu những cuộc viếng thăm. Chuyển động nặng nâ' của thời gian, và khăn trải bàn vải dầu.

Nhung trước khi nói vể khăn trải bàn vải dầu, hãy còn chuyện về cái đổng hổ. Tại sao những người vể hưu này lại say mê những chiếc đổng hổ ồn ĩ đến vậy? Liệu có phải là một cách nhâm nhi những mẩu bánh ml cuỗi cùng, tận hưởng nhửng thời khắc chậm chạp và quý giá cuối cùng của một trái tim dang đập? Người ta có thế bẩm giờ mọi chứ ở nhà bỗ mẹ Hcctor; tới chừng nào họ còn sống. Và tấm khăn trải bàn vải dẩu! Thật không tin dược niểm say mc của những con người hết mực già cả này đối với tấm khăn trải bàn vải dấu ấy. Những mẩu bánh mì thì chẳng có gì phải phàn nàn. Hector mỉm cười lịch sự, hàm ý rằng bữa tối rất ngon. Nhìn gã cười, người ta nghĩ đến crò giải phẫu éch. Cần phải lọc được điểm cốt yếu, phải thô lỗ trong các thói quen của mình, tô đậm các đường nét như thể ta vừa đi thẳng ra từ một bức cranh trường phái Pop Art. Đó là những đặc trứng của những đứa trẻ sinh muộn, sự thiếu cinh tê hết sức đáng yẻu. Mẹ gã đã bốn mươi hai tuổi khi sinh gã, và bố gã khi ấy đã kịp bước sang tuổi năm mươi.

Hẳn vài phần của một thế hộ đã bị nhảy cóc.

Hector có một người anh, hơn gã hai mươi tuổi, thật tình, đó là một người anh rất lớn. Người ta có thể suy ra rằng bố mẹ gã nằm chính hướng đối lập với nỗi ám ảnh sưu tập. Họ đã nảy ra ý định s inh Hector (nhờ thế mới có chuyện mà kể, đến phải đội ơn cái ý tưởng sáng suốt này), vào cái ngày Ernest (cậu anh vừa nói) rời khỏi tổ ấm gia đình. Một đứa trẻ tiếp nối, và nếu như kỳ mãn kinh không đến cắt cụt niềm hăm hở to lớn này, Hector khéo còn có một cậu em út hay một cô em út mà người ca biết chắc sẽ gọi tên là Dominique. Cái quan điểm như thế vể gia đình có vẻ lạ đời, mà lẽ thường tình, cái gì có vẻ lạ đời, nghĩa là nó chẳng có gì như thế hết. chúng ta đang sống trong tinh cẩu khá kcm sôi động, một tinh cầu mà phải mất thời gian mới hiếu được mọi thứ. Điểu này viíợt quá mọi lời cán tụng vể sự chậm chạp. Tổng quan chế này: Ernest ra đời, cậu mang lại niêm vui cho bố mẹ và khi cậu rời đi, họ nghĩ: “Chậc, cũng tốt... Giá mà chúng ta có đứa nữa nhỉ?” Đơn giản chế chôi. Bố mẹ Hector không bao giờ tập trung vào hai điều cùng một lúc. Ernest đã rất sốc khi nghe tin, chính cậu, suốt thời thơ ấu của mình, đã ao ước biết bao có một cậu em trai hay một cô em gái. Chúng ta có thể cho rằng, có một đứa cm vào thời điếm mà anh ta vừa rời lchỏi nhà gỢn lên cái gì đó thật tàn ác, nhưng vì chúng ta biết rõ bố mẹ của Hector, chúng ta biết rằng đó không phải là kiểu của họ, kiểu độc ác ấy.

Một tuần một lần, Hector gặp anh trai khi anh đến dùng bữa tối cùng gia đình. Bốn người họ rất hòa hợp. Có không khí như một ban tứ tấu đàn dây của Bach vậy, ít nhất thì nển nhạc cũng là thế. Khổ nỗi, những bữa ăn này chẳng kéo dài iâu hơn bình thường. Ernest kể chuyện công việc, và không một ai biết hỏi câu gì cho hợp tình hợp lý, để níu chân anh lại lâu hơn. Có đôi chút bất lực trong nghệ thuật đặt câu hỏi và ăn nói. Mẹ của Hector, lần này, hãy gọi bà bằng chính tên của bà, Mireille (khi viết cái tên này ra, có cảm tưởng rằng chúng ta đã biết tên bà là Mireille; tất cả những gì chúng ta đã biết vể bà đều toát lên cái không khí của Mircillc), rớt nước mắt khi cậu lớn ra vể. Hector xứa nay vẫn luôn ghen tị với những giọt nước mẳt này. Gã hiểu rằng họ sẽ không khóc vì gã bởi gã sẽ sớm quay lại thôi: dể dổi lấy một giọt nước mắt, ít cũng phải chia xa hai ngày. Người ta hẳn có thể hứng nước mắt của Mireille và, cần nó lên thì khắc biết chính xác khi nào Ernest sẽ quay trở lại; ồ, cỡ này là mộc giọt nước mắt tám ngày! Một giọt bự, và trong giọt nước mắt này, giọt đời trầm uất, Hector lại một lấn nữa bị ném vê' thời hiện tại của chúng ta, thời đại nghi ngờ tự sự, đổ đối mặc với sự vỡ mộng tổi tệ: trong klii gả đã lớn, và gã đôn ăn tối mỗi tuấn một lần, mẹ gã lại không khóc vì gã. Thốt nhiên, giọt nước mắc vốn chẳng nặng bao lăm giờ trở thành thứ nặng nỏ' nhất mà trái tim gã từng phải gánh đỡ. Chúng ta đang đối mặt với một điểu hiển nhiên, mẹ gă yêu anh trai gã hơn. Thật kỳ lạ, Hector hẩu như câm thấy nhẹ nhõm; phải hiểu cho gã, đây là lẩn đầu tiên trong đời gã được mặt đối mặt với một điều hiển nhiên.

Nhân vật của chúng ta biết rõ rằng điểu mà gã vừa cảm thấy là sai; đó quả là một sự sáng suốt đáng nể. Các cung bậc cảm xúc của bố mẹ gã cực kỳ hạn chế. Họ yêu tất tật như nhau. Đó là một rình yêu chuẩn nhất, từ miếng xơ mướp đốn cậu con trai. Cậu con ngoan này, chẳng qua tưởng tượng mình là nạn nhân của một sự thiên vị, nên nhất rhời đã muốn đổ tiếng ác cho cha mẹ, chậm chí còn sinh ghét. Có những ngày, gã mơ bị bố táng cho đôi cái bạt tai; hình ảnh dấu đỏ hằn trên da may ra còn khiến gã cảm thăy mình dang sống. Cũng có thời kỳ, gã đã nghĩ đến chuyện phải trở thành đứa con lắm tật nhiểu chứng, hòng khuấy động phản ứng nơi cha mẹ; rốt cuộc, gã cũng chưa bao giờ dám. Cha mẹ gã yêu gã; dĩ nhiên là theo cách của họ, nhưng họ ycu gã. Vậy là, gã phải cun cút đóng vai một cậu con ngoan.

*                               * *

Đóng mở ngoặc vế bổ của Hector dể biết tại sao dời ông chi là chuyện râu ria, và pbác họa một lý thuyết cho rằng xã hội chúng ta quá chuộng sự phô trương.

BỐ gã đôi khi chở dài, và chính qua những tiếng thở dài đó, người ta có thể thấy mức độ gay gắt trong sự can thiệp của ông vào việc giáo dục con cái. Chung quy lại, có còn hơn không. Ông bố (thôi, hãy cứ gọi thẳng là ngài Bernard đầy) đã để ria từ rất sớm. Đó hoàn toàn không phải, giống như khối người tin, phong thái chong dong tự tại: để ria là có ý cả, kiểu như một hành động tuyên truyển. Để hiểu ngài Bernard đây, hãy cho phép chúng ta dừng lại chốc lát, chóng thôi, vừa một cái thở dài. Ong thân sinh của Bernard, sinh năm 1908, chết anh (lủng vào năm 1940. Từ anh dũng là cái áo khoác rộng, người ta có thế giấu giếm mọi thứ trong ấy. Người Đức chưa lấn sang, phòng tuyến Maginot vẫn bao đời yên ổn, và bố của Bernard đã dừng chân cùng với trung đoàn của minh tại một ngôi làng nhỏ phía Đông. Cái ngôi làng nhỏ có một cô ả nặng một tạ năm mươi hai cân thịt rắp tâm tận dụng cuộc dừng chân của trung đoàn. Bình thường thì đàn ông không ai buồn để mắt đến cô ả, nhưng thời chiến, cái thời hiếm hoi, thiếu chốn, cô ả cũng có cơ hội như ai. Tóm lại, bố của Bernard quyết định tấn công quả núi, và cỉo bị trượt chăn, trong một cú lộn vòng mà chúng ta không dám tưởng tượng ra sự khủng khiếp của nó, cái chuyện mà người ta thường gọi là chết ngạt đã xảy ra. Cầu chuyện này, suỵt, người ta giấu gia dinh, bằng cách ngụy tạo với từ anh dũng. Cậu con trai khi ấy chỉ mới mười tuổi. Vậy là Bernard được nuôi dạy trong sự tôn sùng người cha anh hùng, và ngủ dưới bức chân dung che khuất cả ảnh (ỉức Mẹ Đồng trinh. Mỗi tối và mỗi sáng, cậu cấu nguyện cho gương mặt bất động vì cái chết ấy, khuôn mặt sở hữu một bộ ria mép tràn đầy uy lực. Chúng ta không biết chính xác từ lúc nào những cơn rối loạn tâm thẩn đã biến Bernard thành ra cả đời bị ám ảnh bởi bộ ria của bố. Cậu cấu nguyện cho chóng hết thời kỳ mày râu nhẵn nhụi, và đến nước phong thánh những sợi râu đầu tiên. Khi khuôn mặt cậu vinh dự tiếp đón một bộ ria ra đằng ria, cậu cảm thấy mình đã trở thành đàn ông, trở chành bố cậu, trở thành anh hùng Càng có tuổi, ông càng bớt căng thẳng vể chuyện đó hơn, và chẳng còn lấy làm phẫn nộ khi chấy cái khoảng nhẵn nhụi trinh nguycn phía trên cặp môi của hai cậu con trai; cái khoản r u ria, ai thích thế nào chì để. Bernard cho rằng đàn ông đàn ang ai cũng có thời mày rầu nhẵn nhụi, và rằng đó chính là quy luật của xã hội hiện đại Ông hay Iihẳc đi nhắc lại rằng chúng ta dang sống trong thời đại ít râu tóc nhất. Xã hội mà cắt hết râu tóc, đó chỉ thuẩn là một sự phô bày! ông rít lên. Và như thường vẫn thế, sau những cơn hứng phấn thốt nền lời này, ông lại quay vổ đắm chìm trong ngổn ngang những suy nghĩ thầm trầm chẳng về cái gì cả.

*                                * *

Trong thời kỳ dậy thì rất ít mụn nhọt, Hector chường xuyên đến thăm anh trai. Gã tìm kiếm những lời khuyên từ anh để hiểu bố mẹ hơn. Ernest nói với gí rằng không có hướng dẫn sử dụng nào, trừ việc, có thế [à, làm như thể ta đầy tôn thò món xúp của mẹ. Thậm chí chả có gì do dự nếu có phải tham gia vào lĩnh vực kém nghiêm chỉnh ấy là nịnh bợ khi muốn đến ngủ ở nhà bạn (“con nghĩ là con sẽ phải mang cặp lổng đựng xúp của mẹ đi thôi, mẹ ạ”). Chỉ có điểu,

Hector không có bạn bè; nhất là những bạn bè có thể ngủ lại qua đêm. Mối quen chân của gã thường chỉ dừng ở mức trao đổi thẻ trò chơi trong sân trường giờ giải lao. Chứa đến cám tuổi, gả đã nổi danh là một tay thu thập dồ dáng gờm. Vậy là. Hector tìm lời khuyên từ anh trai, và chẳng mấy chốc, người anh này đã là tham chiêu cuộc đời gã. Không phải vì gá muốn giống anh gã, mà bởi họ giống hột Iihau. Chính xác hơn, gã nhìn cuộc đời của anh gã và tự nhủ rằng biết đâu nó giống y cuộc dời mình. Vấn để chính là ở chỗ “biếc đâu” bởi vì, thẳng thắn mà nói, tương lai của gã khá mịt mù; tương lai của gã là một cú chộp của những tay săn ảnh.

Ernest tạng người cao lớn, đă kết hôn với một cô gái nhỏ người tóc đỏ khá sôi nổi. Hector mười ba tuổi khi chạm mặt vị hôn thê tương lai của anh trai, và trong một thoáng, gã đã mơ tưởng cô nàng sẽ lãnh trách nhiệm giáo dục giới tính cho mình. Gã quên rằng cuộc dời chúng ta đã trở thành những trang tiểu thuyết thế kỷ XX; nói cách khác, thời cách mạng tình dục của thế kỷ XIX đã là dĩ vãng. Gã thủ dâm liên tục trong khi nghĩ đến Justine cho tới tận ngày cưới của cô Gia dinh, có gì đó thật thiêng liêng khi nghĩ tới nó trong chuyện này. ít lâu sau, Justine hạ sinh Lucic bé bỏng. Khi cha mẹ bé đi làm, gá chường tới trông cháu, và chơi búp bê với bé. Thật lạ lùng khi làm chú một ai đó. Và trong ánh mắt của cô bé này, gã có cảm tưởng mình không sống một cuộc đời rất đỗi bình thường, trước sự ngây chơ trong sáng, người ta như đứng trước một cuộc đời mình chưa từng sống.

Hector theo học luật cháng mấy chuycn cẩn. Gã dửng dưng với mọi thứ nghề trừ nghề sưu tầm; à đấy là nếu SƯU tầm cũng được coi là nghề! Gã dược tuyển làm trợ lý trong văn phòng luật của anh trai, nhưng vì chưa có bằng cấp, vị trí này dễ thường đã là đỉnh cao nghề nghiệp của gã rồi. Như thế cũng tốt, nó làm gã nhẹ gánh vì nhờ thế, gã tránh được những bận tầm về con đường sự nghiệp, hay tệ hơn là những cuộc đấu đá ngầm giữa tất thảy những gã luật sư hẳn là nên đi niểng lại răng. Gã nhận ra rằng thành công thường song hành với sắc đẹp; những ả luật sư vú to, dùi thon hứa hẹn có ngày vớ được những vụ ngon xơi. Hcctor co người trên ghê mỗi khi các cô ả lướt qua; kể ra làm thế cũng hơi thừa, vi gã có cách họ hai méc, chắc họ cũng chẳng nhận ra. Dù gì dàn bà cũng chỉ làm gã rạo rực ở trong cái cảnh tranh cối tranh sáng nơi phòng ngủ của gã, độ vài phút một ngày. Gã cũng đăm ba lần phản bội lại sự nghiệp chủ dâm, đi hoạc động tích cực ở chỗ gái nhà thổ, nhưng chuyện dó cũng không thực sự quan crọng với gã. Suốt những năm tháng ấy, đàn bà chỉ ngự ở buổng sau những cơn hưng phấn của gã[1]. Gã nhìn họ, chiêm ngưỡng họ, nhưng không thèm muốn. Thôi thì, cứ huỵch toẹt ra, sở dĩ Hector nghĩ gã không ham muốn đàn bà, chủ yếu là vì gã nghĩ mình chẳng thể nào khơi gợi được ham muốn ở họ. Gã nhủ đi nhủ lại rằng thời gian của gã đã dành cả cho thú SƯU tầm; nếu như chẳng một ai mảy may nghi ngờ cái sự thực hiển nhiên ra đấy, người ta thậm chí còn dám đánh cuộc rằng người tình đẩu tiên của gã hẳn đã đè nghiên gã ra. Gã cảm ơn anh trai đã bảo bọc gã như vậy, và cậu anh trả lời như một cái máy: “Anh em thì phải giúp đỡ lẫn nhau.” Hector quả là may trần đời vì có một ông anh giống như mộc người cha.

Quay trở lại thời điểm Hector ăn xúp. Gã không đổn thăm cha mẹ từ cả sáu tháng nay. Họ không nhìn gã. Không ldú thân mật khó tin, đó là bữa tiệc chào mừng gã trở vể. Hạnh phúc biết bao được gặp lại gã sau chuyến du lịch dài dến vậy. “Thế người Mỹ, họ có để ria không con?” Bernard lo lắng. Vốn là phận con ngoan, Hector mô tả những bộ ria đáng kinh ngạc của người California, chúng vàng hoe và rậm rạp như tảo Scandinavia. Chúng tôi bơi trong không khí đầm ấm, một không khí đấm ấm cìẹp đẽ mà ngỡ như có thể đặt được vào dó cả những người bào thủ vui tính, và giữa cái cảm giác hạnh phúc ầm I ấy, Hector nảy ra ý tưởng rằng có thể giờ là lúc để nói chậc với nhau. Giống như là không thể kiểm giữ lầu hơn nỗi đau của mình, chứ không phải một ý cưởng. Trái cim co lớn của gả không còn có thể chứa đựng những điểu mà gã đã sống qua. Lẩn đầu tiên, gả sẽ là chính bản chân mình, không còn phải giấu mình trong cái áo rộng mà gả được may đo quá khổ; điều đó làm gã nhẹ lòng, cuổi cùng gá có thể rũ bỏ lớp hóa trang, không còn nghẹt thở nữa. Khi gã dứng dậy, bố mẹ gã ngước mắt lên nhìn.

“Là thế này, con có điếu cần nói với bố mẹ... Con vừa toan tự tử... và con không ở Mỹ mà là dưỡng bệnh...”

Sau một lúc im lặng, bố mẹ gã phá lên cười; cái kiểu cười chẳng gợi cảm chút nào Hài hước đến thố là cùng! Họ cười rúc rích vì may mắn có được một cậu con trai dịu dàng dến thế mà lại dí dỏm dến thế, Hector ơi là Hector, cậu bé dí dỏm! Cậu con trai này, biết nói thế nào nhỉ, hơi có vấn đổ vê độ tin cậy. Cậu luôn được xếp vào loại “con ngoan” bởi vì cậu đến ăn ngay cả klii không đói. Và những cậu con ngoan thì không tự tử, cùng him thì họ chỉ lừa dối vợ khi vợ đi du lịch ở Hosscgor mà thôi. Hector nhìn dăm đăm vào mặt bố mẹ, chẳng có gì để đọc, những khuôn mặt trên danh bạ điện thoại. Hình ảnh gã đã được đóng đinh. Nhìn vào mắt họ, gã nhận thấy hình ảnh phản chiếu của người mà gă đã là của ngày hồm qua. Mối quan hệ này mải mãi là mộc sự đóng kín.

Trên bậc cửa, bà mẹ bịn rịn tiỗn gã vế, như những tiếp viên hàng không cuối mỗi chuyến bay, và gẩn như phải nói cảm ơn đổng thời hứa hẹn sắp tới sẽ bay lại trên chuyến này. Đường bay xúp. Vừa đặt chân xuổng khỏi bậc thêm, lần nào cũng vậy, gã lại phải bước một mạch vài mét để khỏi phải nghe tiếng tic-tac báo tử.

[1] ở đây, chúng ta hãy trừ đi sáu ngày nồng nản nửa với với một cò náng lai Hy Lạp-Tày Ban Nha. (Chú thích trong nguyên bản.)

 

Nguồn: truyen8.mobi/t97250-chi-tai-vo-toi-goi-tinh-chuong-3.html?read_type=1


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận