Cuộc Đời - Vở Kịch Chỉ Diễn Một Lần Chương 3

Chương 3
Thống nhất từ lời nói đến hành động

Con ếch có lẽ kêu to hơn con bò, nhưng chúng không 'thể cày ruộng, cũng không thể kéo cối xay ở phường rượu, da của chúng cũng không thể làm giày được.

Kahlil Gibran (Libanon) 1

"Xem lời nói, nghe hành động”

Có thể giúp ta phán đoán được người thật lòng hay giả dối;

Chỉ “nói” suông thì không có giá trị gì.

Để đánh giá đúng - sai, có lí - vô lí, phải xem xét cả ngôn ngữ của hành động, thì mới có thể bộc lộ được chân tướng về trạng thái tàm lí của một con người.

Hai cha con nằm bên lò sưởi, sau một lúc im lặng, người cha nói: “Con trai, con ra ngoài xem trời có mưa không?”

Con trai: “Bố, tại sao lại không gọi con chó vào đây xem lông trên người nó có bị ướt không?”

Lười biếng đến mức này thực rõ là nực cười. Sự lười nhác của người con đã khiến cho người cha rất khó xử.

Trước đây, có một người đã vất vả làm việc hơn 20 năm và cuối cùng cũng có dược sự nghiệp của riêng mình. Sự vất vả và chăm chỉ đã giúp anh ta thoát khỏi nghèo túng để sống một cuộc đời sung túc, nhưng anh ta lại phát hiện ra đứa con trai 20 tuổi của mình không thích làm việc.

Khi anh ta kể cho con trai nghe vê' niềm vui từ sự chăm chỉ làm việc và hạnh phúc của sự thành công, người con trai lại trả lời rằng: “Bố mẹ đã chuẩn bị hết mọi thứ cho con, vậy thì sao con còn phải làm việc nữa?”

Người đàn ông này rất yêu quí con trai, một lòng muốn con trai trải nghiệm niềm vui của công việc và sự thành công, vì thế ông đã bán tất cả tài sản và quyên góp tất cả tiền bạc cho tổ chức từ thiện và người nghèo, sau đó, ông cho vợ và con trai biết, do làm ăn thua lỗ nên giờ đây họ đã trở nên rất nghèo.

Một hôm, người con trai vô cùng phấn khởi nói với bố: “Bố ơi, con đã tìm được một cách để chúng ta lại giàu có như trước rồi”.

Người cha luôn mong muốn những điều tốt đẹp ôm hi vọng cho rằng, con trai mình đã ý thức được tầm quan trọng của công việc, nhưng ông vẫn hỏi: “Có phải con sắp đi làm không? Được thế thì tốt quá rồi!”

Nhưng người con lại đáp: “Không ạ, con sắp kết hôn với con gái của một tỉ phú, như vậy con có thể nhận dược 20 vạn đồng tiền quà tặng cho lễ dính hôn”. Người cha đã quá tức giận đuổi luôn đứa con trai ra khỏi nhà.

Do lười biếng mà dẫn đến nghèo khó, không có chỉ tiến thủ, chỉ nghĩ đến việc hưởng thụ những gì sẵn có, đó mới là nguyên nhân làm cho người cha vô cùng đau lòng.

Một hỏm, vị Phật sống ở Tây Tạng sắp viên tịch.

Đại Lạt ma bên cạnh vị Phật sống triệu tập các Lạt ma trong cung và mở một cuộc họp rất quan trọng.

Đại Lạt ma đứng trên bục cao nói với các Lạt ma phía dưới rằng: “Thưa các vị Lạt ma kiền thành, như các Ngài dã biết, Phật sống của chúng ta vì bệnh tim mà sắp lìa xa cõi trần. Nhưng Ngài vẫn chưa cho chúng ta biết ai sẽ là Tiểu Phật sống có thể kế vị Ngài, tôi muốn biết trong số các Ngài ở đây có vị Lạt ma nào chân thành, có thể hi sinh vì Phật sống của chúng ta, hiến tặng cho Ngài trái tim của mình, để Phật sống của chúng ta có thể kéo dài thêm tuổi thọ?”

Chỉ nghe thấy những tiếng tranh cãi gào thét của cả ngàn vị Lạt ma ở phía dưới bục: “Tôi! Tôi! Tôi nguyện hi sinh vì Phật sống!”

Đại Lạt ma thấy rất cảm động, liến nói với các vị Lạt ma: “Các vị, tôi rất cảm động! có nhiều người nguyện hi sinh vì Phật sống mà hiến tặng trái tim mình như thế này! Thật sự rất cảm động! Nhưng sẽ chỉ có một cơ hội. Tôi thấy nên như thế này, ở đây có một chiếc lông, bây giờ tôi sẽ thả nó xuống, ai có thể lấy được chiếc lông này thì người đó có đủ tư cách hi sinh vì Phật sống!”

Thế là, vị Đại Lạt ma thả chiếc lông, chỉ thấy các vị Lạt ma tràn lên, tranh nhau giành giật chiếc lông, mọi người đều có cùng một động tác như vậy.

“Cho tôi! Cho tôi! Cho tôi!” sau đó tròn miệng thổi... phù...phù.. .phù... (thổi chiếc lông bay sang chỗ người khác).

“Cho tôi! Cho tôi! Cho tôi!” sau đó tròn miệng thổi... phù...phù…phù...

“Cho tôi! Cho tôi! Cho tôi!” Phù! Phù! Phù!...

Một vị mục sư mời một người La Mã, một người Anh, một người Mỹ và một người Do Thái đến, đề nghị họ quyên góp cho Giáo hội.

Người La Mã nói: “Nguyện quang vinh thuộc về chúa Jesu!” nói xong ông ta liền quyên góp tất cả số tiền của mình.

Người Anh vẽ một vòng tròn trên mặt đất, sau đó nói: “Cầu Ihượng đế toàn năng quyết định xem con có bao nhiêu tiền, nên quyên góp bao nhiêu tiền!” nói xong ông ta liền tung hết số tiền mình có lên không trung. Sau khi tiên rơi xuống đất, ông ta nhặt số tiền rơi trong vòng tròn lại cho mình, số tiền còn lại đều quyên góp hết.

Người Mỹ cũng vẽ lên mặt đất một vòng tròn, sau đó cũng tung tất cả số tiền của mình lên không trung. Nhưng, ông ta quyên góp những đồng tiền rơi trong vòng tròn, còn số tiền bên ngoài vòng tròn thì giữ cho bản thân.

Cuối cùng đến lượt người Do Thái quyên góp, ông ta không vẽ vòng tròn trên mặt đất, mà tung thẳng những đồng tiền của mình lên không trung và nói: “Thượng đế vĩ đại! Ngài muốn lấy bao nhiêu thì cứ lấy! Số tiền Ngài không cần rơi trên mặt đất thì trả lại cho con!”

Một vị thiếu gia tỉ phú do sức khỏe yếu ớt nên nghe theo lời đề nghị của bác sĩ, rời thành phố và chuyển đến một nông trường của cha anh ta để tĩnh dưỡng.

Một hôm, thiếu gia cuộn mình trong chiếc chăn ấm, dựa vào chiếc lò sưởi đang cháy hừng hực, xem những người vắt sữa đang làm việc cần mẫn dưới trời tuyết lạnh giá.

Bỗng nhiên anh ta phát hiện ra rằng, những người vắt sữa đang làm việc trong tiết trời lạnh giá như vậy, nhưng chỉ mặc mỗi một chiếc áo may ô mỏng manh, hơn nữa còn làm việc rất vui vẻ mà không hề thấy họ tỏ ra lạnh cóng chút nào.

Thiếu gia liền hỏi: “Tôi thấy dáng vẻ làm viộc của các vị hình như không hề sợ cái lạnh; có phải ngày nào các vị cũng uống sữa bò tươi nên mới có cơ thể khỏe mạnh như vậy không?”

Người vắt sữa bò nghĩ một lát rồi mỉm cười trả lời: “Cơ thể của chúng tồi khỏe mạnh, không sợ cái lạnh, tôi nghĩ rằng, chắc là vì ngày nào chúng tôi cũng “vắt” sữa bò, chứ không phải chỉ là “uống” sữa bò đâu!”

Một tiểu hòa thượng hỏi sư phụ: “Trong chùa của chúng ta, trong cả ngàn năm nay đã có biết bao nhiêu cao tăng và danh sư, có biết bao nhiêu chúng sinh đã từng được nuôi dưỡng trong Phật đường, nhưng chiếc mõ trên ban thờ Phật của chúng ta đã nghe biết bao nhiêu lần kinh thư, nhận bao nhiêu lần Phật hiệu rồi mà tại sao đến giờ vẫn chỉ là chiếc mõ mà không thành Phật được?”

Vị sư phụ già mỉm cười hỏi lại chú tiểu: “Con đến đây được bao lâu rồi?”

Chú tiểu trả lời: “Đã hai năm rồi ạ”

Vị sư phụ già hỏi: “Vậy con có biết tụng kinh không?”

Chú tiểu nói: “Có biết ạ!”

VỊ sư phụ già hỏi: “Con có biết lễ Phật không?”

Chú tiểu nói: “Biết ạ!”

Vị sư phụ già hỏi: “Con có biết tu tri không?”

Chú tiểu nói: “Có biết ạ!”

Vị sư phụ già cười và nói tiếp: “Con xem, con đã nói biết bao nhiêu lần “biết, biết, biết”, vậy con đã thành Phật chưa?”

Chú tiểu đỏ mặt trả lời: “vẫn chưa ạ!”

Vị sư phụ nói tiếp: “Đúng rồi, chiếc mõ đã kêu “cốc, cốc, cốc không biết bao nhiêu lần rồi nhưng mãi mãi vẫn chỉ là chiếc mõ, bởi vì Phật pháp không phải để nói, mà là để làm. Chỉ biết nói mà không biết làm sẽ không thành Phật được”.

Cảm nhân:

Có một người phụ nữ bị coi là người con dâu bất hiếu, nhưng chị ta luôn không thừa nhận. Một hôm, chị ta không thể chịu đựng được sự phê phán của người khác nên dã lớn tiếng: "Ai nói tôi không có hiếu? Mấy hôm trước mẹ chồng tôi bị cảm, tôi còn đích thân nhá đồ ăn cho bà đấy!”, người khác lại hỏi: “ồ! Vậy chúng tôi trách nhầm chị rồi, chị cho bà ăn thứ gì vậy?”, cô con dâu trả lời.- “Tôi đã nhai mía cho bà ăn!”

Nhá cho bà ăn cái gì cũng được, nhưng sao lại nhá mía cho ăn cơ chứ? Câu chuyện cười này có ý nghĩa thật sâu xa. "Xem lời nói, nghe hành động”, có thể giúp ta phán đoán được người khác thật lòng hay giả dối. Chỉ 'nói” suông thì không có giá trị gì; để đánh giá đúng - sai, có lí - vô lí, phải đánh giá cả ngôn ngữ của hành động, thì mới có thể bộc lộ được chân tướng về trạng thái tâm lí của một con người.

Mời các bạn đón đọc chương tiếp theo!

Nguồn: truyen8.mobi/t59764-cuoc-doi-vo-kich-chi-dien-mot-lan-chuong-3.html?read_type=1


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận