không còn ai áp chế, không còn lực cản, không còn ai ở trên đầu, không phải thăm dò, chẳng cần nhìn ngó trước sau, nghĩ gì làm nấy, cả một khu hang mênh mông, thăm thẵm mặc sức tung hoành. Giống một chú rắn vừa lột vỏ, một con hổ vừa sổng cũi, một chàng chim ưng vừa ra khỏi chốn cung tên, chỉ bằng mấy chục cây vàng cùng một ý chí sắt nguội, tôi liên tiếp tung ra hàng loạt những cải tiến, cải cách vừa rắn vừa mềm như đã trao đổi thẳng thừng với thằng Khánh hôm rồi. Máy phát điện ư? Đường goòng ư? Hay ống dẫn nước? Hay bể lọc?... Dễ thôi, dẫu gì nó cũng vẫn là vật vô tri có thể mua bằng tiền, chỉ cần xỉa tiền ra là có. Và của đáng tội, có nó mọi sự bỗng trở nên nhẹ nhàng, dễ chịu đi nhiều lắm.
Chuyện còn lại, chuyên hệ trọng, quan thiết nhất là con người, dùng người, trị người. Đối với tính cách hoang dã của dân đào vàng một khi đã là... hai khi, chỉ có thể áp dụng đòn phép vừa nhu vừa cương. Nhu quá, chúng coi thường. Cương quá, chúng dễ bật trở lại. Phải luôn luôn biết dung hoà ở khoảng giữa. Làm cho chúng nể chứ đừng làm cho chúng sợ. Từ sợ đến phản trắc, đến bạo loạn cách nhau chỉ bằng sợi tóc. Cái chết của thằng Khánh là chỉ chăm chút cho cái uy của riêng hắn mà không ngó ngàng gì đến cái uy chung của kỷ cương. Càng những chỗ hỗn mang, bừa bộn như thế này, kỷ cương càng phải chật ních, nếu cần có thể trả bằng máu. Kinh nghiệm điều hành cái đội gạch ở trại T đã cho tôi những bài học quý giá.
Nếu hôm nay, nhờ có vành đai bảo vệ vòng ngoài mà bắt được một kẻ giấu vàng trong bụng, nào, giữa trưa nắng, trước mặt mọi người mày phải ỉa ra, ỉa bằng hết, không ỉa được thì cho mày được chọn một trong hai cách, cứ ngồi tiếp, một ngày hai ngày, kể cả tuần kỳ đến khi nào mày ỉa ra vàng mới thôi. Còn không, đó, con dao đó, mày có thể rạch bụng ra để chứng minh lòng ngay của mày, đừng sợ, rạch xong, mọi người sẽ cáng mày đi viện coi như một tai nạn. Nhưng hôm sau, cũng thằng khốn đó tỏ ra cần mẫn, tìm được một nẹp đất có nhiều vàng thì, a lê hấp, thủ quỹ đâu, mở ngay két thưởng cho nó hắn 5 chỉ và đêm nay nó được hưởng trọn vẹn con bé thơm thịt nhất vừa ở dưới xuôi lên...
Trên đà trớn đó, tôi cho thăm dò thằng nào chưa vợ thằng nào có vợ, đứa nào gia cảnh khó khăn, đứa nào hay ốm đau bệnh tật để tuỳ từng trường hợp mà trợ cấp thêm ít hay nhiều. Còn những đứa có tiền án tiền sự trốn chạy xã hội lên đây, tôi cho chúng ở rải đều các tổ chứ không có cụm để tránh cái xấu cái ác có điều kiện vón cục, tựa lưng vào nhau mà ngựa quen đường cũ. Đặc biệt vị trí tổ trưởng tôi thường chọn một ông bạn cựu chiến binh do cơ nhỡ hay do một nguyên cớ gì đó phải lên đây. Các vị này thường điều hành tổ rất có kỷ luật, công tâm và n u gã tổ viên nào có ý định giở trò côn đồ, bố láo là các vị ấy cũng thừa bản lĩnh để đập cái bẹt. Tất nhiên, nếu tổ nào xảy ra chuyện, trước hết vị tổ trưởng đó phải chịu trận một cách không khoan nhượng trước tôi.
Một lần cái hầm của tổ 3 bị sập chết người do sự tắc trách của vị tổ trưởng đã gần 50 tuổi, vốn là một trung đoàn phó pháo binh về nghỉ, tôi gọi vị ấy ra trước hàng quân và tuyên bố:
“Đáng lẽ chết người phải đền mạng theo đúng luật nhưng vì là không chủ ý nên tôi quyết định trừ ông đúng một năm lương để lấy tiền đó bồi thường cho vợ con người ta.”
Ông ta khóc và cúi đầu chấp nhận. Nhưng nói thì nói dữ thế cho nghiêm chứ tháng tháng tôi vẫn lén lấy tiền túi của mình kín đáo đưa riêng cho ông ta.
Lần khác chính tôi lại tự trừng phạt tôi. Vì nóng vội và ngu ngốc, tôi đã sơ xảy để một khu đất có trử lượng vàng rất cao lọt vào tay Bưởng khác gây một sự thất thoát không thể tha thứ được. Trước mặt toàn bưởng, tôi tự treo ngược mình lên cọc rào đúng ba ngày ba đêm đến nỗi ỉa đái ra cả quần, mặt sưng vù, tím bịt, chết đi sống lại. Tôi sẵn sàng treo đến chết nếu như toàn Bưởng không quỳ xuống xin tôi tha tội cho... tôi. Sau lần đó tôi nằm bẹp cả tuần, gầy rộc đi 5 kilogram thịt nhưng uy tín và sự kiềng nể lại lên đến trời xanh.
Tức là cái uy của một thủ lĩnh phải dựa hoàn toàn trên sự mẫu mực. Mẫu mực trong công việc, mẫu mực trong sinh hoạt, trong từng động thái và càng mẫu mực trong hưởng thụ. Cô hầu gái tôi đã cho chuyển xuống tổ nấu cơm. Không phải Bưởng Trưởng không có quyền được dùng hầu gái nhưng loại công hầu chỉ thích nhìn xéo, thân thể nóng nhức, sốt soạt, tưởng chỉ cần chìa tay véo nhẹ là nước nôi đã lênh láng, nhìn đâu cũng thấy ngấn vú, khe mông khe đít cứ lồ lộ, nhóp nhép thì đến sư cụ cũng phải nhểu nước miếng huống hổ là...
Mấy năm quân ngũ đã dạy tôi rằng, súng đạn không sợ, chết chóc không sợ, chỉ sợ nhá nhem, không công bằng. Vì vậy, tôi công khai mức lương của tôi và mức lương ấy không được quá ba lần tổ trưởng, tổ trưởng không được quá một lần rưỡi tổ viên, tất cả lấy năng suất để định giá và định mức thu nhập. Ổn. Bắt đầu có trục trặc, chất cỏ giả, quân hồi vô phèng đã ăn vào máu làm sao không trục trặc, về sau quen dần. Không khí làm ăn và tiến độ làm ăn phất lên trông thấy. Đồng lương đảm bảo, nạn trộm cắp thưa dần, nạn sập hầm bít hang lâu lâu mới có một vụ, nạn đánh lộn chửi lộn không còn là đại dịch. Ban ngày vào hang có ánh sáng, có thức ăn ca chuyền đến tận nơi, đêm về lán cũng có ánh sáng để sinh hoạt, bài bạc, tất nhiên vẫn phải bài bạc nhưng mỗi canh không được chơi qúa hai lai, thoát khỏi cảnh chuột chui hũ nút, chập tối đã đập chân lên sạp đi ngủ trước gà.
°
Đối nội vậy là xong. Giờ sang đối ngoại. Cộng đồng nào, quốc gia nào, diệt vong hay hưng thịnh lại chả phụ thuộc vào hai cái nội, ngoại như thế. Chính sách của tôi là thu phục nhân tâm, là nhường nhịn, là lấy nhu thắng cương. Nhưng một khi đã không nhu được nữa là tức thời chuyển sang cương ngay, cương tàn bạo, cương quyết liệt nhưng không để lại dấu vết.
Lần ấy có một bưởng trưởng khét tiếng thứ dữ từ miền Trung ra, cậy đông cậy tiền tha hồ tác yêu tác quái.
Bãi không có thì chiếm bãi, quân không có thì bắt quân, thiết bị không có thì ngang nhiên chặn đường cướp thiết bị. Nếu có đòi có hỏi là bị đánh phủ đầu ngay. Chỉ mấy tháng mà không ít quân cán các bưởng xa gần đã bị đánh tơi tả, chỉ còn cách ôm đầu máu trở về, răng nghiến ken két mà không làm gì được, Ù Mé ! Đất ông bà ông vải để lại chứ đất của tổ cha tụi bay à? Gã đầu gấu mang trong người hai dòng máu Việt- Hoa từ đời nào không biết ken két lý luận như vậy. Nghe nói gã có một đội bảo vệ giỏi võ, được trang bị đến tận răng những tạc đạn, súng ngắn, tiểu liên, mã tấu, cả hơi cay... Bản thân gã cũng là một cao thủ võ lâm đâu như nhất đẳng hay nhì đẳng huyền đai gì gì đó, đánh một phát đối phương đau âm ỉ một tuần sau mới chết. Lại liều nữa, ba tiền án một tiền sự, không liều mới là lạ. Người ta bắt đầu tránh xa gã. Người nhát thì bảo tránh voi chẳng xấu mặt nào. Người ít nhát hơn thì lại: không dây bẩn! Chỉ một thời gian không lâu sau, gã đã nghiễm nhiên tồn tại như một ông vua bãi vàng, cái biệt danh giành riêng cho thằng Khánh ngày nào.
Và cái lưỡi tham lam của con bạch tuộc ấy đang liếm dần đến địa... không, kim chứ, đến kim giới của chúng tôi.
Bắt đầu bằng sự việc một lính của tôi lớ ngớ thế nào đi qua địa phận hắn bị bắt, bị đánh đập dã man rồi bị trói giật cánh khuỷu vào cây cọc cắm giữa bãi trống với lời thách: Bảo thằng bưởng trưởng của mày đến đây chui qua háng thủ lĩnh của chúng tao thì sẽ tha. Tức là nó muốn sỉ nhục tôi. Muốn qua cái việc vớ vẫn này để châm ngòi cho một cuộc chiến tranh chắc chắn là vô cùng khốc liệt sẽ diễn ra. Tôi ra đỉnh đồi đốt thuốc ngổi nghĩ một đêm và cuối cùng khi mặt trời lên đỏ lừ, chín mọng như món phở áp chảo nơi phố huyện nghèo của tôi, tôi đã tìm ra một giải .pháp đúng theo tinh thần khổ nhục kế, lùi một tiến hai như cái ông Câu Tiễn bên Trung Hoa sẵn sàng ăn phân kẻ thù để mưu đại sự. Phải, tôi sẽ ru ngủ nó, sẽ tạm thời đánh tuột cái uy danh của mình ra sau đít, sẽ cắm mặt chui qua cái háng hôi rình của nó, chuyện vặt, để rảnh tay thực hiện những bước tiếp theo.
Và thế là, sáng hôm sau, giữa thanh thiên bạch nhật, giữa những bộ mặt tò mò, háo hức của cả hai bên, tôi, người được mệnh danh là hung thần, là vua bãi, là niềm tự hào và kiêu hãnh của trên ba trăm nhân mạng đã hạ lưng, quỳ gối làm một cú chui lịch sử ngon ơ qua cái háng hôi hám của thằng đầu trò khiến cho ngay cả cái thằng được chui cũng ngơ ngác không hiểu điều vừa xảy ra có thật không? Còn tôi, sau cú tự trát cứt vào mặt đó cũng có thêm một chút tiếng thơm về cái sự sẵn sàng chịu nhục vì sự sống của đồng loại. Họ vẫn coi tôi là người hùng, thậm chí là một người hùng tuẫn nạn còn danh giá hơn một ng ười hùng thông thường. Thế là một mũi tên trúng cả hai mục tiêu: uy thế tăng lên, đối phương xem thường, quá đạt ý đồ.
Riêng cái thằng bị bắt sau khi được thả đã ôm lấy chân tôi khóc như mưa, bảo rằng ơn cứu tử này nó sẽ sống để dạ chết mang đi, bảo rằng bố nó sinh ra nó một lần, tôi sinh ra nó lần thứ hai. Thú thực lúc ấy, quân cán đông quá, lại làm ăn phân tán nên tôi không biết tên nó là gì, quê quán ở đâu, chỉ thoáng nhận ra một thân hình xương xẩu, tóc húi cua, mặt đầy mụn và mắt lồi như mắt cá chày.
Sau lần ấy cái lưỡi của con bạch tuộc kia được thể càng lê liếm, chọc ngoáy mạnh. Vậy thì chỉ có cách là chặt phăng cái lưỡi ấy đi. Nhưng chặt thế nào trong khi lính tôi ít, vũ khí tôi còm, chỉ dùng để trẻ con chơi trận giả là vừa? Mặc dù lính của tôi đồng loạt xin cho được dàn quân đánh một trận chết bỏ rồi muốn ra sao thì ra, để thế này nhục lắm nhưng với tương quan thế và lực quá ư chênh lệch này, nếu đánh trực diện là coi như đút đầu vào miệng sư tử cho nó nhai cái rốp, đó là chưa nói đến chuyện máu me ầm ĩ, tốn người hao của rồi chính quyền họ nóng mắt họ đại xa, súng ống họ nhảy vào thì hết hơi.
Tôi đã nghĩ đến chuyện liên danh lực lượng với ông Khâm nhưng một mặt tôi biết ông đặc công này bây giờ chỉ còn lại cái nghĩa là đông, cặc, cầu an, cốt được yên thân nên chắc sẽ không chủ trương bạo lực. Mặt khác tự trong thâm tầm tôi cũng không muốn có hỗn chiến, vừa mở mày mở mặt, chỉ cần đánh nhau một trận là mọi sự lại giật về như cũ, uống phí lắm. Vậy sao đây? Hòa đàm, thương thuyết nói phải quấy thiệt hơn ư? Chắc vớ vỉn rồi. Chính thằng này đã dương dương tuyên bô':
“Mỗ đây đã kinh qua chục bãi vàng, vài chục bãi đá đỏ, giàu rồi, chán thây bà rồi, giờ về đây để coi đám sơn cước thổ mừ này xưng hùng xưng bá ra sao, dẹp bậy một cái rồi zìa “
Đầu óc đang bùng nhùng chưa loé lên được một đốm sáng nào gọi là thì người lính già chạy xe ôm nhân chở khách lên bãi ghé chơi. Nhìn thần sắc tôi chắc có vẻ khó coi, ông đốp luôn:
Đụng ác nhân rồi phải không?
Bác biết thằng này?
Chưa. Lần đầu nó xuất hiện. Nhưng dù xuất xứ từ đâu, vo ve, tàn độc thế nào thì vẫn chung một bản chất là côn đồ thôi. Đối với côn đồ thì không bao giờ nên côn đồ lại vì nó chỉ chờ mình có thế để côn đồ hơn.
Bác nói gì mà mấy chữ côn đổ cứ chuyển qua chuyển lại mãi à?
Tức là các cậu phải dùng mưu. Mưu để chống lại võ. Võ chống lại võ là cái tối kỵ trừ trường hợp mình cao hơn nó một đầu.
Vẫn chữ nghĩa - Tôi bắt đầu phát cáu - Cái đầu củ chuối của cháu không chứa nổi đâu.
Cậu có vẻ an vị và tự hào về cái củ chuối đó lắm nhỉ? Bỏ đi! Đã dấn thân vào cõi giang hồ, không có cơ mưu, không có mánh khoé thì đừng dấn, tốn gạo.
Thôi được rồi, cháu nghe đây, bác nói nôm na ra một chút.
Thằng côn đồ nào cũng giấu một cái yếu huyệt cốt tử bên trong, thằng này đàn bà, thằng kia tiền bạc, thằng kia nữa là gia đình hoặc thánh thần, hoặc gia đình, hoặc... chả là cái gì trớt.
Bác nói thế có mà bằng đánh đố thằng cháu.
Vốn đã là một gã bưởng, tôi cứ thuận mồm liệt kê ra thế, còn cậu lại phải động não, phải dò tìm ra cái huyệt mạch của riêng nó mà chọc ngoáy vào chứ. Chọc thật mạnh, thật nhanh, thật bất ngờ không cho nó kịp trở tay. Thôi, tôi về. Nói chuyện với cậu cứ tức anh ách.
Ông về thật. Còn tôi thì cứ đứng trơ ra.
Huyệt mạch? Huyệt mạch gì nhỉ? Dân Ba Tàu tôi biết lơ mơ là hay tín vào số phận, vào tâm linh thần thánh, vào ba cái thứ yếm bùa yểm ngải linh tình, cho nên tính đi tính Ịại mãi, cuối cùng chỉ còn cách chơi trò ú tim mà thuật ngữ nhà binh thường gọi là chiến tranh du kích bí mật, bất ngờ, cái chiến thuật mà ngày trước đại đội tôi chuyển đem ra sử dụng trước biển người hùng hậu của đối phương.
Tức là dùng mẹo trước dùng vũ sau. Mẹo làm cho nó nhũn ra, hoảng loạn rồi bất thần vũ ập xuống một cú mang yếu tố quyết định.
Tóm lại với đối tượng này là phải hình thành một vở diễn thật nhuyễn mà kịch bản do tôi viết và cũng chính tôi dàn dựng.
Tôi kêu tay đội trưởng bảo vệ người dân tộc Thổ nổi tiếng là trung thành, lì lợm và rất giỏi về các chủng loại thú dữ vốn đã được chính tay tôi cứu khỏi một cú sập hầm lên:
Ê, cái tổ rắn độc hôm rồi đớp một thằng tý chết còn ở đó không?
Còn, còn chứ.
Khoảng bao nhiêu con?
Một nùi, nhiều, nhiều lắm đấy.
Tốt rồi. Đêm nay chài thuốc bắt hết về đây cho anh.
Nhậu à? - Gã Thổ toét miệng cười - ừ mà, nhậu cái con đó khoẻ cái con cặc lắm, chơi cả đêm không xuống đâu.
Cặc dái tính sau - Tôi chau mày - Cứ bắt về đã nhưng phải bí mật, sau đó có nhiệm vụ nặng nề cho chú đó.
Nặng à? Có nặng bằng cái ơn cứu tử của đại ca đối với thằng em này không? Nặng bằng quả núi cũng làm được à.
Tôi cười, rót cho gã một ly rượu đế đầy tràn. Gã ngửa cổ làm cái ực rồi đi ra.
°
Làm thì lâu, kể thì nhanh, đại khái màn khai từ cũng là màn mở đầu là thế này.
Ổ cạp nong hơn chục con gồm cả rắn bố mẹ, rắn con rắn cháu được bứng gọn về rồi, tôi cho chọn ba con tướng tác hiếu chiến, dữ dằn nhất đem ém ở đầu hang, nơi sáng mai nhất định cánh của thằng người Việt gốc Hoa kia sẽ dẫn lính đến lấn chiếm. Đám thứ nhất tiến đến lén lút đóng mốc chủ quyền chưa xảy ra chuyện gì. Đám thứ hai hùng hổ hơn bắt đầu đào bới, đào sát cạnh ổ rắn, mới được vài xẻng xúc miệng thì một chú cạp nong to bằng cổ tay lập tức nhào ra, vươn cái cổ vàng ánh khè một tiếng rùng rợn rồi há cái miệng đỏ lòm táp luôn, táp một phát chí tử vào giữa háng thằng cởi trần to như hộ pháp đi đầu. Thằng này đứng sững một giây như không hiểu gì cả rồi liền đó ngã vật ra, sùi bọt mép, ôm cứng lấy đũng quần lăn qua lăn lại. Thằng đứng sau nhỏ con hơn nhưng mặt mũi cô hồn hơn vừa định lao đến cứu đồng bọn thì chú cạp nong thứ hai quăng mình lao đến. Nhoằng một cái, thằng này cũng nằm ềnh ra, chân tay giãy đạp loạn xạ như đứa trẻ tập lẫy, một bàn tay bíu chặt lấy cần cổ, nơi có một chấm máu nâu đen đang rỉ ra. Chưa hết. Trong khi cả đám còn đang nhớn nhác vừa muốn nhao lên vừa muốn lùi lại thì chú rắn thứ ba xuất hiện, không chủ đích mổ vào thằng nào cả, chỉ oằn mình, quăng quật, uốn lượn, văng lên hạ xuống như một tiết mục xiếc thú, cái lưỡi nhọn hoắt nhoay nhoáy phóng ra thút vào như một tia lửa đất đèn màu xanh xám. Thế là chạy. Chạy bán sống bán chết, vừa chạy vừa thét lạc giọng:
“Đụng ổ rắn thần rồi tụi bay ơi!”, chạy quên cả đồng bọn đang vật mình rên la đau đớn. Phải đến hơn nửa tiếng sau, chính thằng đầu trò dẫn quân tay dao tay gậy ầm ào chạy đến, hai thằng kia mới được vác về, đưa nhanh vào bản cứu chữa. Rất may còn cứu kịp chứ để lâu hơn, hai thằng bây giờ đã mồ yên mả đẹp rồi. Và đó cũng chính là chủ đích của tôi, chủ đích chơi dằn mặt chứ không chơi cho chết. Rắn thần xuất hiện để trừng phạt lòng tham của con người kia mà, hôm sau cả khu bãi đồn ầm lên như thế, đã Thần thì làm sao có thể thất đức?
Nhưng câu chuyện đâu có dễ dàng chịu dừng lại ở đó.
Thằng đầu trò nhất quyết không tin có cái chuyện ma mị kia. Hắn còn cười nhạt:
“Thần cái con tườu! Để mai tao ra tao cho thần vào nồi lẩu luôn coi thần có biến thành cứt không!”
Và sáng hôm sau hắn dẫn quân ra thật. Gớm thôi, cứ như là một thế trận mê hồn của lão thiền sư Gia Cát. Rất lớp lang bài bản. Tốp này ròng dây, móc gậy làm động tác nhử. Tốp kia tập trung tất cả súng ống, chai xăng, tạc đạn cay, tạc đạn miểng găm thẳng vào chỗ nhử đó, sẵn sàng phát dương tối đa hoả khí, hoả lực. Và tốp thứ ba lo vòng ngoài với đủ các loại gậy gộc, giáo mác, móc sắt làm nhiệm vụ vây bủa, chặn bắt nếu các thần tháo chạy.
Nhưng ráo trọi đã trở thành công cốc. Nơi các thần ngự chỉ còn là một cái hố nông choèn, tô hô và giữa hố, có tin được không, chình ình một bãi cứt chả hiểu là của thần hay của người mà vàng tươi như cốm, có cả chóp.
Cứt của tôi đấy. Nhờ giời bụng dạ tôi đến tốt, dù quăng vào hoàn cảnh nào cũng hết sức nhuận tràng, một chóp chứ hai chóp cũng có ngay. Còn ba chú rắn kia, sau khi lập công hiển hách, tôi đã cho sơ tán về sum họp với gia đình để tránh một ngón đòn huỷ diệt mà dứt khoát sẽ xảy ra.
Thằng Bưởng Trưởng mặt dép đinh, lúc ấy mới phát hiện mặt nó rỗ chằng rỗ chịt, còn thân hình thì dài ngoằng, xương xẩu cũng chẳng khác gì một chú rắn đói, phun một búng nước bọt vào bãi cứt đó rồi khoát tay: “ù mẻ! (Lại ù mẻ) Bị lừa rồi. Tao ra lệnh, từ mai, kể cả có rồng chứ đừng nói rắn, cũng bắt đầu khai thác. Zìa!”
Đã dự phòng trước tình huống này, vận dụng phương châm tác chiến, là nói cho oai thế, về yếu tố bất ngờ của ông già xe ôm, tôi lại kêu thằng đội trưởng bảo vệ lên, thì thà thì thụt vào tai nó một chập rồi lại rót đầy vào mồm nó một ly rượu sủi tăm.
Tổng kết lại thì thấy, màn một kết thúc như vậy nhìn chung là ổn, đã tạo được một hiệu ứng ngoài mong đợi. Vấn đề bây giờ, theo đúng binh pháp Tôn Tử, cần nhanh chóng chuyển cảnh sang màn hai ngay, màn mật tập.
Đêm đó là một đêm mưa gió, quá trời thuận lợi cho cái việc tiền nhập vào hang ổ đối phương. Tổ tiền nhập gồm có tay đội trưởng thân tín và hai tô trưởng cựu chiến binh có tiền sử lính trinh sát cũng thân tín không kém. Hai tổ trưởng có nhiệm vụ khống chế, nghi binh đánh lạc hướng bọn vệ sĩ trấn giữ bên ngoài, còn thằng đội trưởng thừa cơ lẻn vào bên trong, đi thẳng đến chính chiếc giường ngủ của thằng mặt rỗ, và tất nhiên trên tay là một bọc đựng hai chú rắn tinh quái và nhanh nhẹn nhất. Chỉ biết rằng sau đó, theo như bọn vệ sĩ của hắn kể lại, lúc ấy trong lán bỗng ré lên một tiếng thét khủng khiếp, chúng chạy bô vào thì bủn rủn cả chân tay khi chứng kiến hai con rắn đang dướn cái thân mình đen nhẫy, tròn căng mổ những cú mổ vun vút vào đầu, vào cổ, vào ngực, vào cả bụng chủ của chúng. Đến khi hoàn hổn, lóng ngóng xua đuổi được hai con rắn đi thì gã chủ đã ngất lịm. Thế là giữa đêm bất kể mưa gió, cha con rùng rùng khênh cáng nạn nhân xuống trạm xá.
Màn hai kết thúc. Tốt. Quá suất sắc, cám ơn anh em, cám ơn những chú rắn đã biết thuận theo tiếng lòng người quân tử mà hành động như có hồn có khí thổi vào. Bây giờ là màn ba, màn quyết định.
Màn này không ai khác mà do chính tôi và ông Khâm rừng Sác xuất tướng. Mới đầu rủ ông, ông lắc đầu, bảo thôi, tao già rồi, rốn thêm ít tháng nữa rồi hạ sơn về làm bạn với vườn tược cho thân nhàn. Nhưng sau khi kể lại mọi chuyện, lại nhấn thêm đây là vì cuộc sống, sự bình an của những con người cần lao khốn khổ đang bị đe doạ chứ nếu cả như tôi với anh thì kệ mẹ, ông lắc lắc cái đầu đã bạc từng đám, gật đầu.
Điểm đến của chúng tôi chính là cái trạm xá kia. Thời bao cấp ảm đạm, trạm xá ở một huyện chân núi buồn như trấu cắn. Cả hai mặc quân phục bạc phếch bước vào. Lại quân phục, khổ thế, chiến tranh đã lùi xa rồi, giá trị thằng lính đang giật cấp thê thảm vậy mà khi cần phải thực hiện một hành vi trang nghiêm hay quan trọng nào đó, người ta vẫn cứ thích khoác nó vào như một mảnh giáp chở che, một tấm giấy thông hành về độ tử tế, tin cậy.
Trước cửa phòng Hồi sức cấp cứu, một thằng đầu trọc, hai thằng tóc tốt gườm gườm ngăn lại:
Đi đâu?
Đi thăm sếp của các anh em chứ đi đâu. Cùng là Bưởng trưởng với nhau cả - Tôi cũng gườm gườm - Sao, tình hình thế nào, đã tỉnh chư a? Khổ, ngủ nghê thế nào mà để đến nỗi thế?
Khắc vào khắc biết, khỏi hỏi nhiều!
Gã đầu trọc cằn nhằn.
Mẹ mày, tôi lại chửi thầm trong bụng, với cái kiểu ăn nói cục kịch như thế, mày mà dưới tay ông, ông trị cho bỏ mẹ! Nhưng tôi lại cố rặn ra một cái cười thật mềm, cái kiểu cười mà thiên hạ thường ngoa ngôn bảo rằng đó là cái cười của đười ươi sắp nhai thịt con mồi, ngẫm ra cũng có phần đúng.
Với cái tuổi gần bốn mươi, khuôn mặt khá đẹp nếu bớt đi những nỗt rỗ, gã dép đinh đang nằm một cục thẳng đừ trên chiếc giường sắt sơn xanh gỉ sét. Vắt từ mũi qua miệng rồi lại từ miệng qua mũi là một mớ những dây truyền dây dẫn lằng nhằng. Hắn giương đôi mắt lờ đờ như kẻ sắp vĩnh biệt dương gian thật nhìn chúng tôi. Lớn tuổi hơn và cũng chững chạc hơn, tôi để ông Khâm lên tiếng làm màn chào hỏi trước. Hắn gật đầu chào lại, cái chào cũng hệt cái chào của người sắp viên tịch.
Anh Hai thấy trong người thế nào? - Đến lượt tôi hỏi để khỏi phá lên cười.
Chắc.. chắc không qua khỏi, ù mẻ, trạm xá cặc gì mà từ đêm qua tới giờ nó chả tiêm cho mũi tiêu độc chó chết nào hết, rặt kháng sinh rẻ tiền với đủ các loại Vitamin quá đát lâu ngày, ù mẻ! Đến trưa mà vẫn thế, phải kêu xe đi Hà Nội thôi.
Kêu sắp chết thì làm sao còn có thể chửi tục xoe xoé được, thằng ngu! Giọng tôi vẫn giữ ở khu vực thao thiết:
Anh Hai có nghĩ rằng đó đúng là rắn thần được người Tàu yểm lại để canh của cách đây hai trăm năm từ thời Cao Biền hay Cao Bật gì đó không?
Gã không trả lời, chỉ thấy bộ xương khô khẽ rùng mình một cái rồi lại thẳng đơ. Vậy là hắn bắt đầu tin rồi, hoảng loạn rồi, đã đến thời điểm ra đòn tối hậu rồi, bất thần tôi vung tay giật phắt tất cả dây nhợ trong mũi trong miệng hắn ra, vất một nùi dưới đất. Hắn trợn mắt định vùng dậy:-
‘Thằng kia, mày làm gì zậy hả?’’
Với cánh tay cứng như thép và to như trăn đất, thì cũng là người ta bảo thế, tôi ghì cứng người hắn xuống giường, đánh bài ngửa luôn:
Làm con mẹ mày! Nằm im! Nói cho mà biết, ù mẻ, (Cũng ù mẻ) không có thánh thần, không có yểm bùa yểm ngải mẹ gì hết. Chúng tao làm đấy.
Còn kinh hoàng hơn cả rắn cắn, thằng dép đinh há mồm, trợn mắt, kêu éc một tiếng như lợn bị chọc tiết rồi vận hết sức quẫy cựa vùng ra khỏi tay tôi nhưng sao được, mất thế, càng quẫy càng bị xiết chặt. Bọt mép trong miệng hắn sùi ra đến kinh:
Quân độc ác... chúng mày là quân độc ác. Tao mà dậy được thì tao... tao sẽ giết... giết hết.
Trong khi tôi tìm cách tọng cái áo gối hôi xì vào tận cổ họng gã thì ông Khâm rút phắt sợi dây thừng đã chuẩn bị sẵn chạy quanh giường trói nghiến hắn lại. Hắn lại quẫy và một trong những cú quẫy đó đã đạp cái phích nước đặt gần đó lăn xuống đất vỡ tan. Tiếng nổ thuỷ tình đã đẩy ba thằng vệ sĩ bay vút vào. Và sựng cứng trước hình ảnh ông chủ nhất đẳng vô địch đang nằm bất động như một cây giò bị bó lạt. Quá kiêu ngạo hoặc giả không muốn gây ồn ào, cả ba không thèm rút dao rút súng mà chỉ tay không lao vào. Đã tiên liệu trước, tôi ra hiệu cho ông Khâm đảm trách thằng nằm còn tôi lo chuyện thằng đứng. Chỉ liếc qua mấy động tác là biết ba thằng này thuộc thứ dữ trong khi tôi một miếng võ bẻ đôi không biết. Nhưng lại dư thừa cơ bắp và một chút khôn khéo đủ để vô hiệu hoá được mọi thế võ chân truyền bài bản của chúng theo lối mà cụ Kim Dung gọi là vô chiêu thắng hữu chiêu hay các cụ nhà ta kêu bằng miếng thụi dân gian cổ truyền. Vậy là, bằng sức vóc trâu mộng đang vào mùa động dục, tôi chuyển động ráo riết tất cả chân tay, bụng đầu, tóm lại là toàn thân cùng một lúc để tạo thành một cỗ máy quay vu vu. Thằng thứ nhất dính một cú đá gập bụng, thằng thứ hai chưa kịp hiểu gì đã bị hất bắn vào tường và thằng thứ ba thì hự một tiếng rổi rơi vèo qua cửa sổ ra hố phân bên ngoài. Đấy, toàn là đá, hất, hự... cả nhé chứ có thế võ nào được gọi là võ đâu nhưng kết quả lại hết sức thượng thừa.
Xong thằng đứng tôi lại quay lại thằng nằm:
Sao? Còn gì nữa giở ra nốt đi, đấm đá nửa chừng, ngứa ngáy thấy mẹ!
Gã dép đinh trớn mắt nhìn lộn tròng lên tôi, trớn vì bản chất câu chuyện hay trớn vì những miếng đánh lạ đời không giống ai của tôi vừa diễn ra trước mắt, không biết, nhưng cái trớn đó đã từ từ sệ xuống và bất ngờ chưa, từ đó một giọt nước mắt đục ngầu như nước tinh dịch chảy ra:
Các người muốn gì sao không nói thẳng mà phải dùng kế sách tàn độc này. Chết... tôi chết không nhắm được mắt.
Đến lúc đó ông Khâm rừng Sác mới chậm rãi hắng giọng, tháo bỏ cái chốt quan trọng nhất của màn kịch:
Anh Lâm (tên gã) ạ! Cực chẳng đã chúng tôi mới phải dùng đến kế sách hạ cấp này, thực chất cũng chỉ vì sự bình yên và cuộc sống của tất cả cư dân trong khu bãi này thôi. Nếu anh chịu tháo cởi ân oán thì chúng tôi cũng hứa tháo cởi cái chết cho anh ngay tại đây.
Một tàn lửa bay trong khoé mắt gã:
Các người... các người có mang theo thuốc giải à? Đâu? Nó đâu?
Thuốc nằm ngay trong người anh.
Tôi nói và đi đến cởi trói cho gã, dựng gã dậy, đưa hắn đến ngồi trên chiếc ghế cạnh cửa sổ.
Anh có thấy mát không? - Tôi hỏi tiếp.
Mát, mát...
Có thấy dễ chịu không?
Có... có.
Có thấy đói bụng không?
Đói... có.
Tôi vỗ vai gã cười vang:
Như vậy vừa rồi anh Hai chỉ mắc bệnh tự kỷ thôi chứ trong máu của anh chả có tý nọc độc nào hết.
Tức là...
Tức là mấy cái con rắn đó chúng t ôi đã lấy hết nọc đi rồi.
Đến đây không chỉ đôi mắt của gã mà mắt của cả mấy thằng vệ sĩ cũng chỉ còn biết trớn lên, trớn lên...
Phần đối ngoại như thế coi như tạm xong.
°
Riêng tôi lại có thêm một niềm vui nữa, rất vui, đó là một buổi sáng ông già xe ôm đột ngột chở lên cho tôi một thanh niên mảnh khảnh, thư sinh, nước da xanh như tàu lá, chỉ có đôi mắt nhìn là cứ vời vợi xa xăm. Đó là thằng Thư. Nó bảo nó mới ra trại tuần trước, có ghé qua nhà nhưng nhà cửa buồn quá, ông anh cả vẫn không có chuyện gì để nói ngoài cái giọng xoe xoé độc khẩu của bà chị dâu nên nó lại đi. Đi đâu? Nó bảo với tấm bằng cử nhân văn khoa rất vô tích sự trong thời buổi người ta coi đồng tiền và sự tráo trở nặng hơn học vấn, bằng cấp lại thêm cái tiền án tiền sự cứ đóng ngay trên trán, thật lòng là nó không biết đi đâu cả, nên đành lang thang đi tìm tôi và rồi dòng người đi kiếm sống đã ùn đẩy nó trôi dạt đến đây.
Tôi hỏi còn cái gia đình cậu bạn mà chẳng may nó làm chết giờ thế nào? Nó chỉ lắc đầu cười buồn, nói một câu theo đúng cái ngữ văn cử nhân của nó:
“Có những nỗi đau không nên gặp lại”.
Tôi đã định hỏi vậy quan hệ giữa nó với cậu bạn kia là thế nào mà lại dẫn đến việc ghen tuông, chết chóc ấy nhưng rồi lại thôi, có những câu hỏi không nên hỏi, bất giác tôi cũng lặp lại cái câu nói rắc rối của nó ở một dạng khác mà không tự biết. Tin nó, và cũng vì thể tạng yếu ớt của nó, tôi giữ nó ở lại bên tôi làm chân thư ký kiêm kế toán ghi chép mặc dầu nó cứ muốn xuống bãi để được đào bới như mọi người.