Hoa Đô Thú Y Chương 134 : Chứng cứ giả? Giả cái đê ma ma ấy!

Hoa Đô Thú Y
Tác giả: Ngũ Chí

Chương 134: Chứng cứ giả? Giả cái đê ma ma ấy!

Dịch: tuanff10
Biên: tuanff10
Nhóm dịch: Nòng Nọc
Nguồn: 4vn.eu


Các nhân viên y tế ở trong phòng khám lúc đó không kìm nén được sự khiếp sợ và kích động khi thấy được kỳ tích mà Chu Hiểu Xuyên tạo ra để kể cho bạn bè mình nghe. Nhìn bọn họ vừa nói, vừa trợn to mắt, miệng há lớn, nước bọt văng tung tóe, hai tay chém liên tục, từ ngữ tâng bốc sự thần kỳ của Chu Hiểu Xuyên lên hết cỡ. Thậm chí tài chém gió của họ quá khủng khiếp, làm các đồng nghiệp kia tin xái cổ, họ còn dùng cả điện thoại, máy vi tính,… tất tần tật những thứ gì lên mạng được để đăng và bàn luận luôn chuyện này lên các diễn đàn y học. Khương Cần cũng là một trong số những nhân viên đó. Tuy rằng Khương Cần không được chứng kiến tận mắt nhưng chuyện Chu Hiểu Xuyên dùng châm cứu để cứu Tôn Văn Văn thì cô đã nghe qua mấy người khác miêu ấtr rất chân thực rồi, cô rất kinh ngạc về điều này:



- Không ngờ bác sĩ thú y tên Chu Hiểu Xuyên này lại có thể chữa được bệnh chó dại gian đoạn phát tác trên người Tôn Văn Văn, hơn nữa lại còn dùng phương pháp châm cứu nữa chứ, thật không thể tin nổi.

- Đừng nói cô thấy khó tin, đến tôi đứng nhìn tận mắt mà còn chả tin nổi nữa là.

Một y tá trẻ tuổi kích động và cảm khái nói với Khương Cần:

- Mặc dù đến tận bây giờ tôi vẫn có chút hoài nghi liệu mình có nằm mơ hay không. Y học trên thế giới muốn chữa bệnh chó dại này còn là cả một vấn đề, vậy tại sao chỉ một bác sĩ thú y có thể làm được chuyện đó chứ? A, đúng rồi, còn một chuyện nữa quên không nói, Chu tiên sinh mới học qua thuật châm cứu trước đó thôi. Các người không biết chứ khi tôi nhìn Chu tiên sinh vừa châm cứu, vừa tìm các huyệt vị thông qua ảnh trên tư liệu, và nghe Tiễn lão nói về thủ pháp châm cứu thì trong lòng tràn đầy khinh thường. Nếu không phải bởi vì có Tiễn lão và viện trưởng ở đó, không chừng tôi đã lao lên lôi Chu Hiểu Xuyên đi rồi. Cuối cùng, kết quả đã khiến chúng ta phải mở rộng tầm mắt. Chu tiên sinh chỉ cần mười phút đồng hồ là có thể luyện thành thục thủ pháp châm cứu của Tiễn lão. Sau đó bằng những thủ pháp đó đã cứu Tôn Văn Văn thoát khỏi bệnh chó dại.

Một bác sĩ khác ngồi cạnh Khương Cần ra sức vỗ đùi cảm thán nói:

- Không ngờ châm cứu lại lợi hại như vậy… Sớm biết thế, tôi đã đi học Đông y ngay từ đầu cho rồi.

Y tá còn trẻ kia liếc mắt, lầm bầm nói:

- Bác sĩ Lưu, không phải em xem thương anh mà coi như anh có đi học Đông y, rồi học cả châm cứu, e rằng không đủ sức đạt giỏi được như Chu tiên sinh đâu. Em còn nghe được rằng, Tiễn Lão nói với ba nghiên cứu sinh kia là Hiểu Xuyên có thiên phú cực tốt, thuộc loại trăm năm có một. Còn về anh thì… chắc quái gì đã bằng nửa người ta.

Ngày thường đùa giỡn quen rồi nên bác sĩ Lưu này không có tức giận, ngược lại còn cười hỏi:

- Ây, Tiểu Ung này, anh thấy em toàn nói chuyện về Chu tiên sinh thế? Hay là thích người ta rồi?

- Người có bản lĩnh như Chu tiên sinh, em coi trọng thì có gì lạ?

Y tá Ung không chút nhăn nhó, hào phóng thừa nhận:

- Chỉ tiếc là không lưu được số điện thoại của anh ý, bằng không mình sẽ tán đổ ảnh.

Khương Cần trải qua vài giây khiếp sợ ngắn ngủi cũng đã hồi phục tâm trí:

- Dùng châm cứu để chữa bệnh chó dại… điều này đủ khiến náo động cả y học thế giới. Không được, mình phải đưa ngay tin tức nóng hổi này lên diễn đàn y học nổi tiếng nhất trong nước mới được.

Nói xong cô liền mở máy tính lên vào một diễn đàn, rồi nhanh chóng đăng một bài: “Châm cứu thần kỳ chữa khỏi bệnh chó dại nan y”. Sau khi làm xong tất cả, cô mới quay đầu nói với y tá Ung và mấy bác sĩ còn lại trong phòng:

- Mọi người nói xem, các bác sĩ khác đọc được thead này thì sẽ có cảm tưởng thế nào đây?

Mộc bác sĩ nữ cười trả lời:

- Còn cảm tưởng gì nữa? Chắc là tự ti mất thôi. Cô nghĩ coi, một bác sĩ thú y mới học sơ qua châm cứu mà có thể chữa được bệnh chó dại, làm náo loạn y học thế giới thì không tự ti mới là chuyện lạ đấy.

Có thể thấy được cô bác sĩ này có lẽ cũng khá tự ti. Ngẫm lại, mình là bác sĩ chuyên khoa còn bó tay, thể mà một bác sĩ thú y có thể thỏa mái làm được, bất cứ ai nghĩ đến đó cũng sẽ tự ti mà thôi.


- Tôi cũng nghĩ vậy.

Khương Cần cười nói, cô đưa tay lên bàn phím bấm phím f5 để coi người ta khiếp sợ và tự ti đến mức nào. Mở qua vài trang, Khương Cần càng đọc, lại càng thấy sửng sốt, và tức giận:

- Sao bọn người này lại comment như thế?

- Gì thế?

Mấy bác sĩ khác lập tức bu lại xong quanh máy tính, nhẹ giọng đọc mấy comment:

- Châm cứu trị bệnh chó dậi? Gió to thế! Chủ thead tưởng châm cứu là linh dược, có thể cứ được mạng người sao?

- Bác sĩ thú y đi chữa bệnh cho người? Đây là hành vi trái pháp luật còn gì nữa. Lại còn nước đến chân mới nhảy, bắt đầu học châm cứu nữa chứ… Ha ha! Cười đau cả ruột! Mày đọc nhiều truyện kiếm hiệp hay tu tiên nhiều quá à? Nếu không, sao có thể nghĩ chuyện này xảy ra ở đời thực chứ? Muốn chém thì phải nghĩ một tý chứ, lấy cả châm cứu lẫn cả bệnh chó dại ra được…. Đúng là vãi cả bộ phận tiểu tiện nam! Cuối cùng tao tặng thằng chủ thead này một câu: “Ngu thì đừng tỏ ra nguy hiểm” thế thôi!

- Chỉ cần gần mười phút đồng hồ là đã có thể học thành thục thủ pháp châm cứu của Tiễn lão? Bộ mày tưởng ai cũng ngu như mày à? Nhìn cách viết bài đã thấy chủ thead này ngu rồi. Mấy thủ pháp châm cứu vừa mới nói ra rất cao siêu, không luyện tập khổ cực trên hai mươi năm thì không thể nào hiểu được cái tinh túy trong nó, càng không thể sử dụng nó một cách thành thục được. Vậy mà mày nói chỉ cần mười phút là được ư? Bộ cái thằng bác sĩ thú y tên Chu Hiểu Xuyên ấy nó là siêu nhân à? Sao mà nó bá đạo quá vậy? Hay là hắn là con rơi của Thượng Đế? Lại còn không biết xấu hổ mang cả danh tiếng của Tiễn lão ra đây nữa chứ. Coi chừng Tiễn lão mà biết được, lão đi kiện mày thì mày chỉ có nước đi tù.

- Châm cứu chữa được bệnh chó dại? Chuyện này nói miệng không bằng chứng ai tin được. Chủ Thead phải đưa bằng chứng ra đây cho chúng tôi coi chứ.

Khương Cần đọc hết đám comment ấy, thấy phần lớn là comment đầy trào phúng, còn lại là quảng cáo chen vào, tóm lại là chả có ai tin cô cả. Đồng nghiệp khác của cô khi đọc cũng hết sức bất bình, ra sức hiến kế:

- Không ngờ rằng tụi nó toàn mấy thằng bảo thủ, không tin cũng được, đã thế còn dám châm chọc thanh danh Chu tiên sinh nữa, thật sự quá ghê tởm.

- Bọn nó cần chứng cớ phải không? Được, thích thì chiều. Tý tôi đi lấy bệnh án của Tôn Văn Văn để chụp hình, post lên đây coi tụi nó còn dám lắm chuyện nữa không?

- Ở phòng bảo vệ hình như còn có băng ghi hình đấy. Có khi phải lấy rồi up lên mạng, cho tụi ếch ngồi đáy giếng này lác mắt ra rằng thế giới này đầy người tài, chỉ có chúng nó là lũ tự kỷ, tự sướng mình là vô đối thôi.

Bình thường thì các bác sĩ sẽ không đưa bệnh án cũng như các điều trị bệnh lên mạng. Nhưng hiện tại Chu Hiểu Xuyên đang là thần tượng của bọn họ, cho nên khi thấy có người chê bai, nói xấu thần tượng của mình thì bọn họ làm sao có thể để yên được chứ? Thậm chí họ còn ốn thể làm ra những chuyện tuyệt đối không dám làm khi bình thường.

Mấy bác sĩ đó nhanh chóng vác cái ‘chứng cớ’ đến, đồng thời còn loan tin chuyện có người chế giếu Chu Hiểu Xuyên ra cho các bác sĩ khác ở trong bệnh viện. Trong khoàng thời gian ngắn, các nhân viên y tế ở bệnh viện nhân dân số ba thành phố Thập Đức đã nháo nhào nhào cả lên, tất tần tật mọi người, từ bác sĩ, y tá đến cả bảo vệ đều chung tay chiến đấu bảo vệ lý tưởng của mình trên mạng. Bản báo cáo về bệnh án của Tôn Văn Văn nhanh chóng được chụp hình post lên, đương nhiên là họ tên, địa chỉ và những thứ có liên quan đến danh tính của Tôn Văn Văn đều bị xóa hết đi. Ngay sau đó, ban bảo vệ cũng đã đưa đến đoạn băng ghi hình Chu Hiểu Xuyên chữa bệnh cho Tôn Văn Văn, rồi cắt ra up lên đó. Quả thực, hai từ ‘chứng cớ’ đã khiến những kẻ chế giếu, đáp gạch bớt đi đáng kể. Rồi bắt đầu xuất hiện nhưng người với những comment mang đầy tín do dự như “Chẳng nhẽ châm cứu có thể chữa khỏi bệnh dại?”, hay là “Mình không bằng một bác sĩ thú y ư?”…. Đáng tiếc rằng đám người Khương Cần cũng không thể cao hứng được lâu bởi đội quân đáp gạch rất đông đảo và cực kỳ hung hãn, họ bắt đầu kéo theo những đồng đội có cả máy bắn gạch để liên tục công kích. Có kẻ viết:

- Có mỗi thế mà cũng dám vác cả bản báo cáo bệnh án của bệnh nhân ra để post lên mạng. Tuy rằng trong bệnh án có ghi rằng bệnh nhên bị bệnh dại do chó cắn và đã được chữa trị tận gốc thật đấy, nhưng ai biết được cái bệnh án này là thật hay giả chứ? Thời đại này, người ta rất hay sử dụng PTS, có nó thì tôi làm một bệnh án cho cả người bị xe container đi qua, được bó bột rồi sống lại cũng là chuyện quá đơn giản.

Có người khác lại chĩa gạch về hướng băng ghi hình:

- Lấy đoạn clip không mình bạch này để làm chứng cứ á? Nhìn đoạn clip ấy đi, ngoại trừ nhìn các ý tá chen chúc giữ người bệnh như đi hội ra thì chả nhìn thấy cái gì rõ nữa. Tuy rằng thấy có người cầm châm để cắm lên người bệnh nhân thật, thế nhưng ai biết được người này đang chữa bệnh dại do chó cắn hay không? Nhìn vào hai cái bằng chứng mơ hồ thế này thì ai tin nổi chứ?

Cũng có người lia gạch thế này:

- Xạo! Tất cả chỉ là xạo mà thôi! Vô luận bệnh án hay clip đều là giả hết. Muốn biết chuyện này thì hãy gọi Tiễn lão ra đây làm chứng. Không phải chủ Thead nói là ban này Tiễn Lão đã chỉ bảo qua tên bác sỹ thú y đó thuật châm cứu ư? Giờ này Tiễn lão chắc chưa về chứ?

Chứng kiến gạch đá bay đến túi bụi, sự đắc ý của đám người Khương Cần lập tức bay mất hút. Nhìn chằm chằm vào màn hình vào máy tính một lát, Khương Cần không nhìn được, căm giận nói:

- Sao tụi nó ngoan cố thể nhỉ? Kiểu gì cũng không chịu tin, có cả bằng chứng sờ sờ ra đấy rồi cũng không tin. Thậm chí còn dám nói những chứng cớ này đều là… giả? Giả cái đê ma ma ấy!

Cô càng nói càng không chịu nổi, cuối cũng đành văng tục. Bác sĩ Lưu cũng cau mày, khó xử nói:

- Chúng ta nên làm gì bây giờ? Đâu thể mời Tiễn lão đứng lên làm chứng được, làm như vậy nhất định sẽ bị viện trưởng quở trách, có khi còn bị phạt nữa ấy chứ. Với lại, bằng vào thân phận của Tiễn lão, phỏng chừng cũng chả thèm để ý đến ba cái chuyện này. truyện copy từ tunghoanh.com

Mọi người trong phòng thở dài nhìn nhau, cau mày suy nghĩ, không biết nên làm thế nào cho phải...

Nguồn: tunghoanh.com/hoa-do-thu-y/chuong-134-oRVaaab.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận