Đêm trắng Bắc Âu mà nằm ngủ trong phòng thì phí cả một đời. Bảo nhau thế. Các nhà văn đến dự Đại hội Nhà văn Quốc tế ở khu phố cổ Stockholm. Đi. Đi nào. Từng nhóm kéo nhau ra khỏi khách sạn, xuyên từ phố Vua Kungsgatan sang phố Nứ Hoàng Drottninggatan, rồi đi dọc theo đường phố ấy sang khu Hoàng cung.
Mười giờ đêm, trời sáng như ban ngày. Nắng vàng rực rỡ. Mười hai giờ đêm tròi vẫn xanh và mây vẫn trắng. Thời giờ đá chuvển sang nửa đêm về sáng, không gian vẫn sáng bừng lên, cây lá xanh tươi nhuộm trong nắng. Trên chiếc cầu phía sau Hoàng cung, đám nhà văn ngoại quốc vẫn ngồi. Rì rầm chuyện trò. Chẳng lẽ suốt đêm trời nắng mãi như thế này, không có một lúc nào nắng dịu đi, trời sầm xuống một tí để chuyển giao sang một sớm mai của ngày mới?
Chị nhớ những đêm trắng đầu tiên của mình ở xứ Bắc Àu này. Chị là nhà văn châu Á, đâu đó giữa những sa mạc và vùng núi cằn khô sỏi đá, một nước cộng hòa nhưng quyền lực của giới tăng lữ ở đấy là vô hạn. Giới tăng lữ đã ra lệnh cấm cuốn tiểu thuyết của chị. Giáo chủ tuyên án tử hình, cho phép lấy đầu chị. Ai lấy đầu một nhà văn nữ? Bất cứ mộr tín đồ nào trong nước và ngoài nước, hành động như vậy là chứng tỏ đức tin. Nhưng mà các lực lượng thê tục úng hộ chị. Các nước dân chú úng hộ chị. ủng hộ, nhưng nước này vẫn nhìn ngó nước kia xem ai hành động. Mà các cuộc biểu tình bao vây nhà chị cứ tiếp diễn. Giờ thì người ca ném đá vỡ cửa kinh, chất đầy bao cát quanh nhà chị như lập công sự vây người bên trong, còn ngày mai chẳng biết kẻ nào sẽ dùng dao dùng súng. Đúng lúc ây thì đất nước Bắc Âu xa xôi chìa tay ra đỡ. Quyền cư trú đirợc cấp. Nhanh. Kịp thời. Chị đi ra sân bay như buổi sáng đi đến công sở. Buổi sáng còn ở quê hương, buổi tối đã là công dân Thụy Điển. Hôm trước còn có người yêu, hỏm sau đã một mình đơn độc.
Chúng côi tản bộ trên chiếc cầu phía sau Hoàng cung, nhìn sang nhà hát thành phố rực rỡ trong ánh nắng lúc nửa đêm. Chị kể chuyện tôi nghe. Thực ra chuyện của chị thì báo chí thế giới đã ồn ã vài chục năm rồi. Đã nghe, đã biết, nhưng lúc mới gặp mặt, tôi có hơi sững người. Chị bảo chị là người Thụy Điển. Người Thụy Điển mà vẫn tóc đen da nâu. Hơi lạ. Cũng lạ như khi gặp người da đen da vàng bảo rằng họ là người Hà Lan người Pháp. Cái lạ sinh ra từ làn sóng nhập cư ồ ạt vào châu Âu mấy chục năm qua. Châu Âu đã thuộc địa hóa theo chiều ngược lại. Đời sống xã hội văn hóa cũng dần dần đậm tính da màu. Cũng đã nảy sinh bao nhiêu thói quen mới cập tục mới, những thứ vốn không phải châu Âu.
Như thế, chị đã thành người châu Âu. Chị không hề ngờ rằng khi viết một cuốn tiểu thuyết, mình coi như đã bắt đầu một cuộc sống tha hương, coi như bắt đầu nộp đơn để nhận quốc tịch châu Âu. Chị viết gì trong ấy? Vẫn tiếp tục cuộc đấu tranh cho nữ quvền mà một nữ luật sư rhường làm ở ngoài đời. Bấy lâu chị vẫn thỉnh thoảng nhận cãi miễn phí cho những người phụ nữ thiệt thòi. Chị kê’ câu chuyện của những thiếu nữ nhà quê, ngay từ bé dã bị cắt âm vật theo tập quán tôn giáo. Phụ nữ là công dân loại hai. Phụ nữ là ô uế, và trạng thái cực cảm của họ là nỗi ô nhục cần phải xóa bỏ. Vậy. Phụ nữ chỉ là đồ vật rrong gia đình, là cái máy đẻ cho chồng. Họ không có quyền đạt đến cực cảm. Thực tế là như vậy, nhưng ai cho phép một nhà văn, lại là nữ nhà văn, được viết như vậy. Là nhà văn, là luật sư thì cũng chỉ là đàn bà, công dân loại hai. Công dân loại hai báng bổ quyền lực của chúa trời thì công dân loại hai phải mất mạng.
Đang từ xứ nóng, đến nơi cư trú mới, chị va ngay phải mùa đông buốt giá đầu tiên. Phương bắc sáu tháng trời xầm xì âm u, ánh ngày xám xịt từ mười giờ sáng đến ba giờ chiều. Từ tháng mười đến tháng tư năm sau. Không có việc thì chắc chẳng có ai ra khỏi nhà làm gì. Mùa đông đầu tiên lạnh giá nhưng lòng chị đang sôi sục. Những mùa đông sau, chị nguội dần đi thì trời có vẻ lạnh hơn. Công việc của chị là đi đọc sách trước công chúng và trao đổi với họ. Cuốn sách của chị đã dịch ra tiếng Anh và tiếng Thụy Điển. Nhiều thư viện, nhiều câu lạc bộ và trường học mời chị đến gặp gỡ độc giả. Những vấn đề xã hội trong cuốn sách. Những yếu tố cảm xúc. Những chi tiết gây thương cảm. Rồi khi động đến nghệ thuật văn chương thì hình như độc giả đều ngoại đạo. Phần lớn độc giả có mặt tại những buổi tiếp xúc nhà văn đều thế. Những câu hỏi cứ vẩn vơ xa lạ thế nào. Chị thường viết chuyện có thật hay chị thường bịa ra? Có ai gợi ý cho chị viết hay chị tự nghĩ ra? Ban ngày hay buổi tối thì chị viết hay hơn?
Suốt sáu tháng rét buốt âm u, chị ngồi nhà viết. Viết đến mức rỗng cả ra. Trong đầu dường như không còn chứa cái gì nữa. Người cứ trì ra. Không đi thăm ai và cũng chẳng ai đến thăm. Người ta cấp cho chị một cái nhà ở đồng quê. Lái xe đi cả chục cây số mới gặp một cái nhà khác. Chị nuôi mấy con bò. Sau mùa gặt đánh xe đi mua cỏ. Mua rơm khô. Những cuộn rơm được bó lại cuốn lại, trông như những cuộn giấy vo tròn trong nhà in. Ở cố hương là cô luật sư. Ở đây là bà nông dân vắt sữa. Không đi thăm ai cũng chẳng ai đến thăm. Viết và vắt sữa. Vắt sữa và ăn. Càng lạnh càng ăn. Tăng trọng rất nhanh. Sáu mươi hai cân. Bẩy mươi mốt. Bảy mươi chín. Tám mươi lăm. Một ngày giật mình thấy trọng lượng đã gắn một tạ. Sự cách ly với bán quán, xứ lạnh và trọng lượng có liên quan với nhau. Dần dần những cuộc tiếp xúc độc giả ít dần đi. Người ta để cho chị trở lại cuộc sống bình chường. Phải bình thường, chứ lúc nào cũng khua động lên thì sống làm sao. Một số người cư trú chính trị thậm chí còn bị bỏ quên ngay khi đặt chân đến đất nước mới. Quên luôn. Đã xong việc, cưa đứt đục suốt là vậy.
Tiếng lanh canh loảng xoảng khí giới ở quê nhà cũng xa dần đi. Chị cũng ít nhận được tin tức từ người yêu cũ. Chị rời đất nước khi anh cũng hoảng loạn. Dính líu đến chị, chị bị án tử hình, anh cũng hoang mang sợ hãi. Vẫn thường khi, người ta nhằm bắn người này mà đạn lại lạc sang người bên cạnh. Nhưng anh không thể theo chị sang xứ lạnh, bỏ lại cha mẹ người thân. Anh không thể bỏ lại cái công ty luật mà anh và chị đã gây dựng. Em đi trước, ít năm nữa anh sang sau. Anh bảo. Hoặc ít năm nữa, tình hình đổi khác, em có thể quay về. Anh bảo. Một lời nói không thể nào thực hiện được. Án tù có hiệu lực vô thời hạn không ai xóa.
Một ngày chị có khách. Lạ. Xú này đi mãi mới gặp một cái nhà. Chẳng ai đến thăm chị mà chị cũng không đi thăm ai. Lần này là một anh chàng bản xứ tóc vàng mắt xanh lái xe đến. Anh ra đã dự hai cuộc đọc sách của chị. Đã đọc cái tiểu thuyết ấy đến mức thuộc lòng một số đoạn. Anh ta đến đúng vào những đêm trắng, giữa mùa hè. Chị kéo kín hết rèm của sổ và tất cả các loại màn gió trong nhà. Sập những lá rèm nhựa xuống cho tối. Thế mà suốt đêm ánh sáng vẫn xuyên qua những lớp rèm. Cứ như ngủ giữa ban ngày. Người ốm mới phải nằm trên giường giữa ban ngày. Chị không quen ngủ khi cả căn phòng cứ sáng trưng lên như vậy. Chị mở toang cửa sổ ra, ngồi bên của sổ mà nhìn sang bên kia sông. Ba giờ sáng. Mặt trời vẫn đỏ ối phía trên cái tháp chuông nhà thờ bên kia sông.
Anh chàng kia cũng không ngủ. Cũng ngồi cùng chị nhìn đêm trắng. Nơi này gần cực bắc hơn, đêm trắng kéo dài một tháng. Thế là anh chàng rủ chị về thủ đô, nơi ấy dịch xuống phía nam, đêm trắng chỉ có khoảng hai tuần thôi. Cắt bớt cho chị nửa tháng lấy đêm làm ngày.
Nói là làm. Hai người lên ngay xe của anh chàng. Về ngay căn hộ của anh trong khu phố cổ Stockholm. Chị trốn đêm trắng bằng cái băng đen bịt mắt khi ngủ. Em không thể trốn mãi như thế này. Chàng trai bảo. Em nên về lại quê hương mình, ở đấy không có đêm trắng, em không phải trốn đêm trắng. Chị bảo, ở đây em chỉ là dân nhập cư. Anh bảo, đấy là lỗi của đất nước em. Chị bảo, em béo như thế này. Anh bảo, đấy là lỗi của đất nuớc anh.
Anh xui chị trở về nơi không có đêm trắng. Vừa mới dính vào nhau mà anh đã muốn đẩy chị ra hay sao? Không, chị đi thì anh cũng đi. Chị đi đâu thì anh theo đấy. Chị đã tình cờ chọn cuộc đời chiến sĩ. Mà người lính đích thực là người lính trực diện trên chiến trường, không phải là người lính cầm loa phóng thanh nói vóng từ xa. Thế là hai người lên đường về vùng Tây Á. Được phép cư trú ở một nước láng giềng. Chị vẫn chưa được cấp phép trở về quê hương. Tòa án vẫn tiếp tục duy trì lệnh cấm sách của chị. Án tử hình vẫn chưa xóa.
Đất nước láng giềng này theo tinh thần dân chủ bao dung và hòa hợp tôn giáo. Chị được phép đăng đàn diễn thuyết. Được đọc sách trước công chúng. Trong một cuộc tiếp xúc với độc giả, người của thế lực tôn giáo cực đoan giả dạng lọt vào khán phòng. Những câu hỏi khiêu khích. Những câu thóa mạ nguyền rủa. Phát triển lên thành những tiếng chửi rủa tục tằn và đả đảo. Đả đảo đả đảo đả đảo. Lực lượng khẩu hiệu biểu ngữ bấy giờ mới từ bên ngoài tràn vào. Những chồng sách của chị trở thành vũ khí cho đám người tấn công. Những cuốn sách bìa cứng tới tấp ném vào đầu chị. Ném. Ném. Ném. Khẩu hiệu biểu ngữ cầm cay đập xuống đầu chị.
Đập. Đập. Đập. Như mưa. Chàng trai Bắc Âu phải lấy thân mình che đỡ. Anh trùm từ trên cao một mét chín xuống. Anh khuỳnh khoàng tay chân để bành trướng thân thể sang ngang che thêm cho chị. Bạn bè người đọc che đỡ thêm. Cứ thế anh dìu chị chạy thoát khói nơi hỗn chiến. Người chịu nhiều đòn đánh và bị thương nặng lại là anh. Bấy giờ anh mới xem lại lý thuyết đấu tranh của mình. Người lính đích thực không phải bao giờ cũng là người trực diện trên chiến trường. Ít ra thì cũng là trong cuộc đấu tranh này.
Họ lại quay về xứ sớ đêm trắng. Đúng vào giữa mùa hè. Trên diễn đàn, Đại hội Nhà văn Quốc tế đang vinh danh một nữ văn sĩ châu Á. Tóc trắng như cước, có thêm chiếc đũa cầm tay nửa thì bà sẽ ra dáng một bà tiên. Bà chậm chạp bước ra giữa sân khấu, ngồi vào đúng chiếc ghế dành cho mình. Tôi nay đã bảy mươi tuổi và có nửa thế kỷ bị trục xuất khỏi quê hương. Vì sao tôi bị trục xuất ư? Người ta kết tội tôi viết những điều cấm kỵ về số phận đàn bà. Từ bao giờ vậy, thế giới này không coi những chuyện ấy là cấm kỵ với đàn ông, nhưng lại là cấm kỵ với đàn bà?
Chị nhìn bà chăm chăm và nghĩ, bảy mươi tuổi, mình có còn đủ cảm hứng mà ngồi trên cái ghế kia, trên cái sân khấu kia hay không?
Đúng lúc ấy một người ngồi dưới khán phòng
đứng dậy, nhận cái micrô từ tay một người trong ban tổ chức. Cô ra cứ đứng nguyên tại chỗ mà nói: Thưa bà, cuộc đấu tranh nửa thế kỷ của bà chủ yếu là trên phương diện xã hội nói chung hay là ở đất nước bà nhập cư, hay là trên trang sách của bà? Nữ văn sĩ đưa bàn tay phải lên khum khum che phía trên cặp mắt nheo nheo: Ồ ô, ai đang nói đấy? Cho tôi thấy mặt nào. cô gái kia trở nên lúng túng, chỗ cô đứng khán phòng âm u, không có một luồng đèn pha nào chiếu vào. Nữ văn sĩ chậm chạp đứng dậy, lẫm chẫm bước mấy bước về phía trước, đến bên lề sàn khâu: Ô ô, ai nói đấy? Xin lỗi, cho tôi thấy mặt đi, tôi không quen đối thoại mà không nhìn thấy mặt người nói.
Không quen đối thoại với người nói dù trong bóng tối nói ra. Như ma. Chị lại nghĩ, ngần ấy tuổi, mình chắc sẽ chỉ ngồi nhà yên thân, hay là vẫn đủ sinh lực mà xuất hiện trước đám đông như bà ấy?
Bây giờ thì chị ngồi đây, trò chuyện với chúng tôi, bên chiếc cầu dẫn vào cái cổng đá Hoàng Cung Môn. Đêm trắng. Giờ có về nhà, có kéo rèm thì chị cũng không thể che được ánh ngày lúc nửa đêm về sáng.
Chị bảo chị nhớ cái đêm trắng đầu tiên ngồi bên cửa sổ với chàng trai Bắc Âu.
Hai giờ sáng, chị hỏi anh mấy giờ mặt trời mới lặn?
Ba giờ sáng, chị hỏi mặt trời sắp lặn chưa? Mặt trời lúc ấy hình như vẫn giữ nguyên vị trí, phía trên cái tháp chuông nhà thờ bên kia sông.
Bốn giờ sáng chị hỏi lúc nào thì mặt trời xuống, tức là nó sẽ chìm khuất xuống dưới đám cây cối bên kia. Ít ra là nó phải xuống một lúc, trước khi lại mọc lên cho một ngày mới. Chị giơ bàn tay ra phía trước mặt, đưa ngón trỏ và ngón cái ra thành một gang tay, đo được một gang từ phía mặt trời xuống đến mặt sông. Lim dim chị ngả đầu lên vai anh.
Năm giờ sáng, chị giật mình ngồi chẳng dậy. ơ ơ. Chị kêu lên. o ơ ơ. Chị kêu lên một lần nữa. Mãi sau mới nói được, ơ ơ, sao lại thế kia hả anh? Mặt trời không lặn xuống. Khoảng cách giữa nó vói mặt sông vẫn là một gang tay. Nhưng lúc nãy nó ở ngay phía trên nhà thờ. Còn bây giờ nó trượt sang bên phải, treo như một quả bóng màu đỏ phía trên một lùm cây xanh.
Mặr trời không lặn xuống. Nó đi ngang.
Mời các bạn đón đọc truyện tiếp theo!