Người Thầy Chương 2


Chương 2
Thầy giáo ư? Tôi chẳng bao giờ dám mơ có thể thăng tiến cao đến thế trong thế giới này.

Nếu anh có mặt tại một trong những lớp của tôi ở trường McKee hồi đó hẳn anh sẽ thấy một người đàn ông gầy gò, trạc ba mươi tuổi, mái tóc đen rối bời, mắt luôn đỏ kè vì viêm kinh niên, răng xấu, mặt mũi hãm tài giống như hình chụp những kẻ di dân khi mới đặt chân lên Ellis Island hay quân móc túi vừa bị thộp cổ.

Mặt mũi hãm tài có lý do cả đấy:

Tôi sinh ra ởNew Yorkrồi bị đưa trở vềIrelandlúc chưa đầy bốn tuổi. Tôi có ba anh em. Bố tôi - một người nghiện rượu, ngông cuồng, yêu nước nồng nàn, sẵn sàng xả thân vì đất nướcIreland- đã bỏ chúng tôi khi tôi chưa đầy mười một tuổi. Một đứa em gái chết khi mới chào đời, hai đứa em trai song sinh cũng chết, sau bố mẹ tôi lại sinh được hai trai nữa. Mẹ tôi phải đi xin thức ăn, áo quần và than để nấu nước pha trà. Hàng xóm láng giềng khuyên mẹ gửi chúng tôi, tôi và các em trai, vào trại mồ côi. Không, không, không đời nào. Làm thế thì nhục nhã quá. Bà kiên trì cầm cự. Chúng tôi lớn lên. Tôi với các em trai bỏ học năm mười bốn tuổi, đi làm, mơ tới nước Mỹ, rồi lần lượt theo nhau vượt đại dương. Mẹ tôi theo sang với cậu con út, mơ được sống hạnh phúc cho đến ngày nhắm mắt. Ai chẳng mơ như thế khi đặt chân lên đất Mỹ, song mẹ tôi chưa từng được hưởng một giây phút hạnh phúc nào kể từ đó.

Ở New Yorktôi làm đủ thứ việc cả tạm bợ lẫn nặng nhọc, cho tới khi gia nhập Quân đội Liên bang. Sau hai năm ở Đức, nhờ GI Bill(1)_ nên tôi được vào học trường đại học để trở thành nhà giáo. Trường đại học có lớp về văn học và viết văn. Có những tiết học về phương pháp sư phạm do các giáo sư không rành mô phạm giảng dạy.

Thưa thầy McCourt, thế nào là trưởng thành ở, thầy biết đấy,Irelandấy ạ?

Tôi hai mươi bảy tuổi, một anh giáo mới ra trường, lặn ngụp trong quá khứ của mình để làm hài lòng đám Mỹ choai choai này, để chúng chịu ngồi yên trên ghế. Tôi thật không ngờ dĩ vãng của mình lại sẽ hữu ích như vậy. Sao lại có người quan tâm tới cuộc đời khốn khổ của tôi thế nhỉ? Rồi tôi hiểu rằng đó chính là điều bố tôi đã làm khi ông ngồi bên lò sưởi kể chuyện cho lũ con. Ông kể về “seanachie” là những người đi lang thang khắp xứIreland, kể hàng trăm câu chuyện họ thuộc lòng. Người nghe mời họ đến sưởi ấm bên đống lửa, mời họ cùng chia sẻ đồ ăn thức uống và ngồi hàng giờ liền nghe họ hát kể những câu chuyện tưởng như bất tận, rồi đưa họ tấm chăn hay chiếc bao tải để đắp khi ngả lưng trên ổ rơm trong một xó nhà. Nếu chàng hát rong kia cần chút tình cho ấm lòng thì có khi cô con gái lỡ thì trong nhà cũng đảm đương được đấy.Truyen8.mobi

Tôi tự cằn nhằn mình: Mi lo kể chuyện trong khi lẽ ra mi phải dạy học.

Tôi dạy học đấy chứ. Kể chuyện cũng là dạy học.

Kể chuyện chỉ phí thì giờ.

Tôi biết làm thế nào. Tôi không giỏi giảng bài.

Ông là một tên bịp bợm. Ông lừa gạt con cái chúng tôi.

Chúng nó hình như không nghĩ như quý vị đâu.

Lũ trẻ dại ấy nào đã hiểu gì.

Tôi là thầy giáo ở một trường học Mỹ đang kể cho học trò nghe về thời tôi cắp sách đến trường ởIreland. Đó là cách tập cho chúng dễ bảo hơn, phòng hờ sau này tôi phải dạy thứ gì khó nhá, dẫu ít khả năng xảy ra.

Hồi ởIrelandcó lần thầy giáo của tôi chế nhạo rằng trông tôi như thứ bị mèo tha vào lớp. Cả lớp cười ồ. Thầy nhe những chiếc răng ngựa vàng khè, họng thầy khò khè cục đờm. Lũ bạn trong lớp xem thế là cười nhạo, nên cười phụ họa khiến tôi căm ghét chúng hết sức. Tôi cũng ghét luôn cả thầy, vì biết rằng suốt mấy ngày sắp tới, tôi sẽ nổi danh khắp sân trường là đồ mèo tha. Giả sử thầy đem một đứa nào khác ra bình phẩm thì hẳn tôi cũng sẽ cười hùa theo thôi, vì tôi cũng vô cùng hèn nhát, y như đứa ngồi cạnh, rất sợ ăn roi.

Trong lớp tôi có một cậu không cười hùa theo như những đứa khác, tên là Billy Campbell. Khi cả lớp cười thì Billy chỉ nhìn đăm đăm về phía trước, còn thầy ngó Billy trân trân, chờ cậu ta làm như chúng bạn. Chúng tôi chờ xem thầy lôi cổ Billy ra, nhưng ông không làm thế bao giờ. Tôi cho rằng thầy khâm phục tính độc lập của Billy. Tôi cũng khâm phục, và ước gì mình can cường giống cậu ta. Nhưng tôi chẳng bao giờ được như thế.

Đám trẻ trong trường ởIrelandchế nhạo thứ khẩu âm Mỹ tôi quen từ thời ởNew York. Nào phải hễ tôi rời đi là vứt bỏ được cách phát âm của nơi nào đấy đâu, nên khi chúng chế nhạo cách phát âm của tôi thì tôi đành cứ đứng đực ra, không biết nên làm gì, nghĩ gì, hay cảm thấy gì mãi đến khi bị xô đẩy thì tôi mới hiểu chúng muốn chọc cho tôi điên tiết lên. Lúc ấy tôi sẽ phải đối đầu với bốn mươi đứa nhóc đầu đường xó chợ Limerick, chứ không bỏ chạy được, nếu bỏ chạy thì coi như mạt đời tôi sẽ bị mang tiếng là thằng hèn, chuyên bám gấu váy mẹ. Chúng gọi tôi là dân băng đảng hay mọi da đỏ, thế là tôi nhào vào đánh rồi đánh cho đến khi đứa nào đấy đấm vào mũi tôi và máu sặc ra loang đầy áo, để rồi tôi bị mẹ mắng cho một trận tơi bời. Mẹ sẽ bật dậy từ chiếc ghế bên lò sưởi, cốc đầu tôi một cái đau thấu óc vì tội dám đánh nhau. Đừng hoài công giải thích cho mẹ rằng sở dĩ tôi đổ máu chỉ vì muốn bảo vệ cách phát âm Mỹ của mình và sở dĩ tôi phát âm như thế cũng tại mẹ trước nhất. Không, mẹ sẽ nói bây giờ mẹ phải đun nước giặt chiếc áo loang máu của tôi rồi hong bên lò sưởi, mong kịp khô để sáng mai tôi còn có áo mặc đi học. Mẹ không đả động gì tới khẩu âm Mỹ đã khiến tôi bị chế nhạo lúc thoạt đầu. Song không sao, vì ơn Chúa, chỉ sau vài tháng cách phát âm này sẽ biến mất để thay bằng khẩu âmLimerickkhiến ai ai cũng hài lòng, trừ ông bố của tôi.

Chính bởi vì bố mà những chuyện điêu đứng của tôi không có hồi kết. Hẳn ai cũng nghĩ rằng khẩu âm đặc sệt Limerick của tôi ở cái tuổi lên bốn ấy sẽ khiến bọn trẻ không hành hạ tôi nữa, nhưng không, chúng quay sang nhại khẩu âm Bắc Ireland của bố tôi, bảo rằng bố tôi đúng là dân Tin lành_(1), thành ra tôi phải bênh vực bố và lại về nhà với chiếc áo loang lổ máu và mẹ tôi ca cẩm rằng chỉ cần giặt thêm một lần nữa là chiếc áo sẽ rã thành từng mảng trong tay bà mất thôi. Song khổ nhất là đến sáng hôm sau mẹ vẫn chưa làm sao cho áo khô hẳn, tôi phải mặc áo ẩm đi học. Tan trường về, mũi tôi nghẹt cứng và cả người tôi run rẩy vì ẩm, lần này là tại mồ hôi. Mẹ tôi than khóc rối cả lên vì đã nhẫn tâm với tôi, để tôi đi học mặc chiếc áo ẩm xì ấy, chiếc áo ngày một hồng thẫm hơn sau bao trận huyết chiến. Mẹ đặt tôi lên giường, vùi kỹ tôi dưới bao lớp áo măng tô cũ với cả tấm chăn từ chính giường của bà, kỳ cho đến lúc tôi hết run, rồi trong lúc mơ mơ màng màng tôi nghe mẹ than thở với bố rằng gia đình tôi rời khỏi Brooklyn nhằm ngày xấu nên lũ con mới bị hành hạ trong các sân trường ở Limerick.

Sau hai ngày bệt trên giường tôi trở lại trường trong chiếc áo bây giờ phơn phớt hồng. Đám trẻ bảo màu hồng dành cho hạng con gái ẻo lả, tôi có phải con gái không đấy?

Billy Campbell liền sửng cồ với thằng lớn con nhất đám kia. Đừng có chọc ghẹo thằng Mẽo nữa, Bill nói.

A, thằng lớn con đáp. Đứa nào dám cấm tao chứ?

Tao đấy, Billy nói. Thế là thằng kia đành lỉnh ra tận phía bên kia sân trường mà chơi. Billy thông cảm hoàn cảnh của tôi, vì bố anh là người Dublin_(1) nên thỉnh thoảng anh cũng bị bọn kia chọc ghẹo.

Tôi kể những mẩu chuyện về Billy, vì tôi thán phục cái lối anh dũng cảm. Một trong những học trò của tôi ở McKee giơ tay rồi bảo rằng tôi thán phục Billy là phải thôi, nhưng chẳng phải vì khẩu âm Mỹ của tôi mà tôi đã chọi với cả đám, thành ra tôi cũng đáng tự hào chứ? Tôi đáp: Không, tôi chỉ làm những gì buộc phải làm vì trong ngôi trườngIrelandấy ai cũng chế nhạo và chèn ép tôi cả, vậy nhưng cậu học sinh McKee mười lăm tuổi vẫn khăng khăng: Thầy có quyền tự hào, miễn đừng quá lố, vì sẽ thành khoác lác. Ok, tôi đáp, tôi tự hào vì đã chống trả nhưng tôi không được dũng cảm như Billy, bởi anh đã hành động không phải vì bản thân mà vì người khác. Anh chẳng nợ nần gì tôi, vậy mà vẫn bênh vực tôi, thành ra tôi mong một ngày nào đó cũng sẽ được cái lối dũng cảm như anh.Truyen8.mobi

Học trò hỏi thăm về gia đình tôi. Từng mảng quá khứ liền lần lượt hiện ra trong đầu tôi. Tôi nhận ra mình đang khám phá chính mình và tôi kể câu chuyện này giống như mẹ tôi đã từng kể với bà hàng xóm:

Em đang đẩy chiếc xe trẻ con chở thằng cháu Malachy_(1), lúc ấy còn nhỏ xíu, chưa đầy hai tuổi. Cu Frank chạy lót tót cạnh em. Trước cửa hiệu Todd trên đường O’Connell, một chiếc xe màu đen dài ngoằng dừng trên vỉa hè, rồi một bà sang trọng mặc áo lông, đeo đầy nữ trang bước xuống. Chẳng phải bà ta nhìn vào chiếc xe trẻ con, lại còn hỏi mua cháu Malachy liền tại chỗ đấy thôi. Chị có thể hình dung rằng em hoảng vía thế nào: một bà muốn mua cháu Malachy tóc vàng óng, má đỏ hây hây và những chiếc răng bé tí dễ thương trắng như ngọc trai. Cháu nằm trong xe, thật đáng yêu hết sức, phải xa cháu thì em đến đứng tim mà chết mất. Với lại, nhà em sẽ bảo sao nếu em về nhà, nói rằng đã bán con rồi? Thành ra em đáp: Tôi không bán! Bà nọ trông mới buồn bã làm sao, khiến em cũng mủi lòng.

Lớn lên, nghe chuyện này cả trăm lần, tôi mới nói với mẹ rằng lẽ ra mẹ nên bán em Malachy, vì những người còn lại sẽ được ăn nhiều hơn. Mẹ đáp: Ấy, mẹ bảo muốn bán con đấy chứ, nhưng bà nọ không chịu mua.

Đám nữ sinh nói: Ối giời, thưa thầy McCourt, mẹ thầy không nên nói thế với thầy chứ. Ai lại đi bảo muốn bán con bao giờ. Thầy đâu xấu xí gì lắm.

Đám con trai nói: Ờ, thầy cũng đâu được như tài tử Clark Gable. Thưa thầy McCourt, chúng em đùa thôi mà.

Mea culpa.

Năm tôi sáu tuổi, ông thầy ở Irelandbảo tôi là một đứa hư đốn. Mày là một thằng rất hư đốn. Ông bảo hết thảy lũ con trai trong lớp đều rất hư đốn. Ông lưu ý chúng tôi về từ “rất” mà ông chỉ dùng trong những trường hợp đặc biệt như lần này. Nếu chúng tôi dám dùng từ này trả lời câu hỏi hay tập làm văn thì ông sẽ cạo cho bằng thích. Còn lần này thì là quá đúng. Để thấy chúng tôi hư đốn nhường nào. Ông chưa từng gặp một mớ hổ lốn đến thế; ông tự hỏi dạy đám hư đốn, óc bã đậu như chúng tôi để làm gì. Đầu óc chúng tôi chứa toàn những thứ nhảm nhí của Mỹ từ rạp xi nê Lyric. Chúng tôi phải cúi đầu, đấm ngực mà rằng Mea culpa, mea culpa, mea maxima culpa(1)_. Tôi cứ tưởng thế là xin lỗi, cho tới khi ông viết lên bảng “Mea culpa. Lỗi tại tôi.” Ông bảo rằng người ta sinh ra đã mang sẵn Tội Tổ tông(2)_, được làm phép rửa tội là coi như lại trong trắng. Nhưng với lũ chúng tôi thì có cả sông nước thánh kia cũng rõ ràng là phí hoài. Chỉ cần nhìn vào đôi mắt ti hí nham hiểm của chúng tôi đủ thấy bằng chứng về tính xảo quyệt của cả bọn.

Bổn phận của ông là chuẩn bị cho Lễ Xưng tội đầu tiên và Lễ ban Thánh thê(3) đầu tiên_ của chúng tôi, nhằm cứu rỗi những linh hồn không xứng đáng của chúng tôi. Ông hướng dẫn chúng tôi Tự vấn Lương tâm. Chúng tôi phải tự soi mình, rà xét cảnh vật trong lòng của chúng tôi. Chúng tôi sinh ra mang sẵn Tội Tổ tông, cái vết nhơ nhầy nhụa kinh tởm này làm vẩn đục tâm hồn trong trắng của chúng tôi. Rửa tội là khôi phục cho nó trở lại trong trắng. Nhưng nay chúng tôi đã lớn hơn rồi thì tội lỗi càng lộ rõ, như những chỗ viêm tấy, những khối u. Chúng tôi cần phải lôi những thứ dòi bọ khóc than giãy giụa kinh tởm này ra trước ánh sáng rực rỡ của Chúa Trời. Phải Tự vấn Lương tâm, các nhóc con ạ, rồi thì sám hối Mea culpa. Thuốc nhuận tràng hạng nhất đấy, các nhóc con ạ. Công hiệu hơn một liều thuốc tẩy nhiều.

Ngày ngày chúng tôi thực hành Tự vấn Lương tâm rồi xưng tội trước ông và cả lớp. Ông ngồi bên bàn gật gù chẳng nói chẳng rằng, mân mê chiếc roi mảnh dùng để dẹp cho chúng tôi được ân huệ. Chúng tôi thú hết Bảy Tội Trọng: Kiêu ngạo, Gian tham, Ham muốn, Giận dữ, Tham ăn, Ganh ghét, Lười biếng. Ông giơ cây roi bảo Madigan hãy xưng đã phạm trọng tội Ganh ghét như thế nào. Trọng tội chúng tôi ưa xưng nhất là Tham ăn, và khi ông chỉ roi vào Paddy Clohessy bảo cậu ta: Paddy Clohessy, tội Tham ăn, thì cậu Paddy này kể ra một bữa ăn khiến ai cũng thèm rỏ dãi: thủ lợn với khoai tây, bắp cải, mù tạt, chiêu thêm hàng lít nước ngọt cho dễ nuốt, sau đó là kem, bánh quy với trà pha thật nhiều đường sữa, rồi nếu muốn thì nghỉ một lúc để sau đó ăn tợn hơn nữa, bà mẹ chẳng hề băn khoăn việc con mình ăn khỏe thế, vì nhà có đủ cho mọi người, trong bếp còn nữa cơ mà.Truyen8.mobi

Ông bảo: Clohessy, trò đúng là một nhà thơ có biệt tài về vòm khẩu cái. Chẳng đứa nào biết vòm khẩu cái nghĩa là gì. Ba đứa chúng tôi bèn tới hỏi cô thủ thư ở thư viện Andrew Carnegie gần đó, xin được tra tìm trong quyển từ điển dày cộm cạnh bàn của cô. Cô hỏi: Các em muốn biết nghĩa chữ vòm khẩu cái để làm gì? Chúng tôi trả lời rằng cậu Paddy Clohessy là một nhà thơ trong lĩnh vực này thì cô tra từ điển rồi bảo rằng ông thầy của chúng tôi hẳn phải điên khùng. Paddy không chịu. Nó hỏi vòm khẩu cái là gì, cô đáp là trung tâm vị giác thì cu cậu tỏ vẻ rất hài lòng, luôn miệng tặc lưỡi. Ra tới ngoài đường Paddy vẫn còn tặc lưỡi mãi cho tới khi Billy Campbell yêu cầu thôi đi, vì nghe cậu ta tặc lưỡi mãi sinh đói bụng.

Chúng tôi thú nhận đã phạm hết cả Mười Điều răn của Chúa. Giá sử tôi thú nhận đã ngoại tình hay thèm muốn vợ người hàng xóm thì thầy sẽ biết ngay là tôi chỉ toàn nói bừa mà chẳng hiểu gì cả: Đừng cố nặn ra, con ạ, rồi chuyển sang kẻ xưng tội kế tiếp.

Sau Lễ ban Thánh thể đầu tiên, chúng tôi lại tiếp tục Tự vấn Lương tâm cho lễ ban phước tiếp theo: Lễ Kiên tín. Ông cố đạo, tên là Cha White, bảo rằng Tự vấn Lương tâm và xưng tội sẽ giúp chúng tôi thoát hỏa ngục. Chúng tôi thắc mắc về ông vì nghe một đứa bảo rằng ông có muốn trở thành linh mục gì đâu. Ông bị mẹ ép vào học trong chủng viện đấy chứ. Chúng tôi không tin cậu kia, song cậu ta khoe rằng có quen một trong những cô phục vụ ở tư gia ông linh mục. Cô này kể rằng ông linh mục tối nào cũng say khướt rồi nói với những linh mục khác rằng hồi nhỏ ông chỉ mơ lớn lên sẽ lái xe buýt tuyến Limerick vàGalway, nhưng bà mẹ không chịu. Quả là khôi hài khi được một người, do mẹ bắt buộc mà thành linh mục, thẩm tra. Tôi tự hỏi khi cử hành lễ trước bàn thờ ông có nghĩ tới giấc mơ làm tài xế xe buýt không. Nghĩ tới một linh mục say khướt cũng hài hước lắm, vì ai cũng biết họ không được phép. Thấy một chiếc xe buýt chạy qua, tôi thường hình dung ông ngồi trên đó mỉm cười hài lòng, không bị cổ áo linh mục làm cho nghẹt thở.

Quen tự vấn lương tâm rồi thì không dễ bỏ, nhất là với một đứa con trai Irelandtheo đạo Thiên Chúa. Làm điều xấu, rồi lục vấn lương tâm, rồi thấy tội lỗi, thế là day dứt. Mọi chuyện đều là tội lỗi hoặc không là tội lỗi, chắc ta sẽ mang trong đầu ý tưởng đó suốt đời. Rồi ta lớn lên, xa dần Giáo hội, Mea culpa chỉ còn là tiếng thì thầm trong quá khứ. Nó vẫn còn đó, nhưng giờ ta đã lớn hơn và không còn dễ sợ hãi như trước kia.

Khi được tha tội linh hồn ta bề ngoài trắng lóa tinh khôi, song tội lỗi sinh ra những cái nhọt nung mủ hôi hám. Ta cố tự cứu bằng Mea culpa, cụm từ Latin duy nhất có ý nghĩa nào đấy với ta hay với Chúa.

Nếu được quay về năm hai mươi bảy tuổi, năm đầu tiên trong đời thầy giáo, tôi sẽ đãi mình một khoanh thịt bò với khoai tây rán và một ly bia nâu nặng. Tôi sẽ ra sức lên lớp cho tôi. Lạy Chúa, này nhóc, thẳng người lên. Rụt hai cái vai xương xẩu lại. Đừng lí nhí như thế. Nói to và rõ vào. Đừng khiếp nhược như thế. Ở trường này ai nấy sung sướng được tuân lệnh. Anh tập tọng làm nhà giáo, không dễ ăn đâu nhé. Ta biết chứ. Ta từng mà. Anh làm cảnh sát xem ra dễ hơn đấy. Ít ra anh cũng có khẩu súng hay dùi cui để tự vệ. Còn thầy giáo chẳng có gì hết ngoài cái miệng. Nếu anh không học mà yêu lấy nghề thì đời anh sẽ khốn khổ thôi.

Phải chi có ai đó bảo tôi: Này, anh Mac kia ơi, ba mươi năm ròng đời anh rồi sẽ chẳng có gì khác ngoài trường lớp, trường lớp, trường lớp, học trò, học trò, học trò, bài làm, bài làm, bài làm, đọc rồi sửa, đọc rồi sửa, cả núi bài làm cao nghệu, ở trường, ở nhà, suốt ngày suốt đêm chỉ toàn đọc với đọc, nào truyện, nào thơ, nào nhật ký, nào thư tuyệt mệnh, thư xin phép, nào kịch, nào tiểu luận, thậm chí tiểu thuyết, nghĩa là bài làm của hàng nghìn - hàng nghìn nhé - thanh thiếu niên New York trong bấy nhiêu năm, của vài trăm công nhân viên nam nữ, và anh sẽ không đời nào có thì giờ đọc Graham Greene hay Dashiell Hammett, F. Scott Fitzgerald hay P.G. Wodehouse quen thuộc hoặc Jonathan Swift, người anh yêu thích. Anh sẽ phát mù vì phải đọc bài tập của toàn những Joey với Sandra, Tony với Michelle - những tâm sự lê thê, những đam mê, những ngất ngây nho nhỏ. Hàng núi bài vở của bọn nhóc đấy, Mac ạ. Nếu mở hộp sọ anh ra hẳn sẽ thấy cả nghìn đứa choai choai bò lổm ngổm trong bộ não của anh. Hàng năm, cứ mỗi độ tháng Sáu là chúng tốt nghiệp, trưởng thành, đi làm và thăng tiến. Rồi đến lượt chúng có con có cái, anh Mac ạ, những đứa bé này một ngày nào đó lại sẽ đến học tiếng Anh với anh; anh sẽ lại bắt đầu một khóa học mới với những Joey và Sandra, những Tony và Michelle ngồi trước mặt anh; anh sẽ muốn biết: chẳng lẽ tất cả chỉ có thế này ư? Chẳng lẽ đây là thế giới của ta trong hai mươi, ba mươi năm nữa ư? Anh nên nhớ: nếu đó là thế giới của anh thì anh là một đứa trong bọn chúng, một đứa choai choai. Anh sống trong hai thế giới. Ngày này qua ngày khác anh sống với chúng, nhưng Mac ạ, anh sẽ không bao giờ biết được điều đó tác động gì tới đầu óc của anh. Mãi mãi là một cậu choai choai. Cứ đến tháng Sáu là lại: Tạm biệt thầy, rất vui được học thầy, tháng Chín này em gái của em sẽ tới học thầy. Nhưng Mac ạ, còn một điều khác nữa. Trong lớp học nào cũng luôn thường xuyên xảy ra không chuyện này thì chuyện nọ. Chúng buộc anh phải sẵn sàng phản ứng. Anh sẽ hớn hở. Anh sẽ không bao giờ già đi, song hiềm một nỗi đầu óc anh có thể sẽ mãi mãi là của một đứa choai choai. Cái ấy mới thật là vấn đề, Mac ạ. Anh quen ăn nói với lũ trẻ ở tầm của chúng rồi, nên khi vào quán bar làm ly bia, anh quên mất cách trò chuyện với bạn bè, khiến họ trố mắt nhìn anh. Họ nhìn anh như thể anh mới đến từ một hành tinh lạ, và họ có lý. Ngày này qua ngày khác trong lớp học có nghĩa là anh ở trong một thế giới khác đấy, Mac ạ.

Thế, thưa thầy, thầy đến đất Mỹ như thế nào cơ ạ?

Tôi kể cho chúng biết về buổi đầu tôi đến đất Mỹ năm mười chín tuổi; không có chút gì ở tôi, trên người tôi, trong đầu óc tôi hay trong chiếc vali cho thấy là ít năm sau, mỗi ngày tôi sẽ đương đầu với năm lớp học sinh choai choaiNew York.

Thầy giáo ư? Tôi chẳng bao giờ dám mơ có thể thăng tiến cao đến thế trong thế giới này.

Ngoài quyển sách trong vali, mọi thứ tôi mặc trên người hay mang từ tàu xuống đều là hàng cũ mua lại. Ngay cả trong đầu óc tôi cũng toàn những thứ học lại qua người khác: giáo lý, lịch sử đau thương của nước Ireland, những lời than vãn dài dòng về nỗi thống khổ và tinh thần tử vì đạo_(1) mà các cha cố, thầy cô và bố mẹ nhồi nhét vào đầu đám trẻ chúng tôi, vì họ chẳng biết làm gì hay hớm hơn.Truyen8.mobi

Bộ comlê nâu tôi mặc là mua lại của tiệm cầm đồ Parker Tọc mạch trên đường Parnell ởLimerick. Mẹ tôi đã phải mặc cả đấy. Lão Tọc mạch đòi bốn đồng bảng Anh cho bộ comlê, mẹ hỏi: Ông định bịp tôi hay sao đây, ông Parker?

Đâu có, tôi không bịp bà đâu, lão ta đáp. Bộ comlê này người anh em họ với Bá tước Dunraven từng mặc đấy, mọi thứ dân quý tộc mặc rồi đều cao giá mà.

Mẹ tôi đáp, cho dù chính Bá tước Dunraven đã mặc bộ áo này thì bà cũng mặc kệ, thử hỏi lão ta và cả tông chi họ hàng nhà lão với bao nhiêu lâu đài thành quách cùng đội quân kẻ hầu người hạ đã làm được gì cho nước Ireland, còn chưa hề đoái hoài đến những thống khổ của người dân nữa chứ. Bà chỉ chịu trả ba bảng thôi, không thêm một xu.

Lão Tọc mạch lớn tiếng bảo tiệm cầm đồ không phải là nơi để ca ngợi lòng ái quốc ái quần, mẹ tôi liền đốp ngay rằng nếu lòng ái quốc là một món hàng trưng bày trên quầy kia được, hẳn lão sẽ đánh bóng rồi bán cho người nghèo với giá cắt cổ. Lạy Đức Mẹ, lão nói, bà ơi. Trước giờ bà đâu có thế này. Bà có chuyện gì vậy?

Chuyện xảy ra cho bà cũng tương tự trận đánh cuối cùng của Custer_(1)_, đây là cơ may cuối cùng của bà. Frank, con trai bà, sắp đi Mỹ và bà không thể để con bà lên đường như thế kia được, áo của người này tặng, quần của người nọ cho, trang nhã một thời thật đấy, nhưng đã tã cả rồi. Rồi bà mới cho thấy bà khôn khéo đến chừng nào. Bà chỉ còn một ít tiền thôi, nhưng nếu ông Parker chịu thêm một đôi giày, hai cái áo, hai đôi vớ và chiếc ca vát xanh lục tuyệt đẹp với chiếc thụ cầm vàng thì bà sẽ không bao giờ quên ơn. Chẳng bao lâu nữa Frank sẽ gửi đôla từ Mỹ về cho bà, rồi khi bà cần nồi niêu, xoong chảo và đồng hồ báo thức bà sẽ nghĩ ngay tới hiệu Lão Tọc mạch. Thật vậy, bà đã thấy trong cửa hiệu của lão có đến nửa tá hàng bà nhất định phải sắm khi nào tiền đôla ào về.

Nosey đâu phải loại ngớ ngẩn. Sau nhiều năm đứng sau quầy hàng lão đủ khôn để biết tẩy khách hàng. Lão cũng biết, mẹ tôi chân chất, không thích mang nợ. Lão bảo rất trân trọng bà là khách hàng tương lai, và bản thân lão cũng không muốn cậu nhỏ kia phải lôi thôi lếch thếch mà đặt chân lên đất Mỹ. Bọn Mẽo sẽ nghĩ sao chứ? Thành ra nếu bà chịu trả một bảng nữa, thôi - bớt một shilling cũng được, thì bà sẽ có thêm những món ấy.

Mẹ tôi bảo rằng lão thật tốt bụng, lão sẽ có được một chiếc giường trên thiên đường, và bà sẽ không bao giờ quên ơn, thật đáng ngạc nhiên khi thấy họ trân trọng nhau đến thế trong lời qua tiếng lại. Dân nghèo ởLimerickđâu ích gì cho người làm nghề cầm đồ, nhưng không có bọn họ thì biết chạy vạy ở đâu?

Lão Tọc mạch không có vali. Lão bảo với mẹ tôi rằng khách hàng của lão hiếm khi du lịch vòng quanh thế giới, rồi lão cười ngất. Lão bảo: Xin chào, các vị khách viễn du thế giới. Mẹ tôi nhìn tôi như muốn bảo: Con nhìn lão cho kỹ đi, chẳng phải ngày nào cũng thấy lão cười đâu.

Feathery Burke ở Irishtown có bán vali. Hắn bán đủ loại, hàng cũ, dùng rồi, nhồi bông, vô tích sự hay chỉ còn để cho mồi lửa. A, có chứ, hắn có mọi thứ cho chàng trai trẻ sắp đi Mỹ, xin Chúa phù hộ cậu ta, rồi gửi tiền về cho bà mẹ già nghèo túng.

Tôi chưa già, mẹ tôi nói, ông chớ nên thêm mắm thêm muối. Cái vali đó bao nhiêu tiền?

Thưa bà, tôi biếu không bà với giá hai bảng, vì tôi không muốn làm kỳ đà cản mũi cậu đây trên đường đi tìm vận may trên đất Mỹ.

Mẹ tôi bảo rằng bà thà lấy giấy gói hàng bọc đồ đạc của tôi rồi chằng dây lại để tôi cứ thế mang theo tớiNew Yorkcòn hơn là trả hai bảng cho cái mớ giấy bồi tã néo bằng nước bọt và kinh cầu ấy.

Feathery nom sửng sốt. Đám đàn bà đến từ những xó xỉnh của vùngLimerickít có thái độ sát sạt như thế. Người ta quen thấy họ nể nang lớp người khá giả hơn mình chứ không chơi chòi, vượt thân phận, và chính tôi cũng ngạc nhiên khi thấy thái độ gây gổ của bà.

Mẹ tôi thắng, bảo thẳng Feathery rằng hắn đòi như thế thật đúng là ăn cướp trắng trợn. Sống dưới ách đô hộ của bọn Anh còn kh 2833 á hơn. Nếu hắn không chịu bớt thì bà sẽ tới tiệm của ông Nosey Parker biết điều. Feathery liền nhượng bộ.

Lạy Chúa Cả trên trời! Bà ạ, may mà tôi không con không cái, chứ nếu ngày nào cũng gặp khách hàng như bà thì chúng đến phải đứng một xó khóc than vì đói mất.

Mẹ tôi bảo: Tội nghiệp ông và những đứa con mà ông không có.

Bà gấp áo quần xếp vào vali rồi bảo bà sẽ xách tất về nhà để tôi chạy đi mua quyển sách. Rồi mẹ tôi vừa đi lên đường Parnell vừa phì phèo thuốc lá. Hôm ấy mẹ bước mạnh bạo, như thể những áo quần kia, chiếc vali kia và sự đi xa của tôi sẽ mở được những cánh cửa nào đấy.

Tôi đi tới Hiệu sách O’Mahony để mua quyển sách đầu tiên trong đời, quyển sách tôi sẽ mang trong vali sang Mỹ.

Đó là quyển Tổng tập William Shakespeare(1)_ do Shakespeare Head Press, Oldhams Press Ltd. và Basil Blackwood ấn hành, năm MCMXLVII (1947). Nó đây, bìa nhàu nát, đã bung khỏi sách, nhờ dán băng keo nên chưa long hẳn. Một quyển sách đã được đọc đi đọc lại nhiều lần, chi chít ghi chú. Có những đoạn tôi gạch dưới vì một lúc nào đó thấy quan trọng, song nay xem lại tôi không hiểu nó quan trọng ở chỗ nào. Bên lề sách là những chú thích, lời bình ca ngợi thiên tài của Shakespeare với đầy những dấu chấm than diễn tả lòng thán phục hay hoang mang của tôi. Trên mặt bìa trong tôi viết “Ô, phải chi điều này cô đọng thành xương thịt, v...v...” cho thấy hồi đó tôi là một thanh niên u sầu.

Năm tôi mười ba, mười bốn tuổi, tôi thường nghe kịch Shakespeare truyền thanh qua radio của bà Purcell, người hàng xóm mù lòa của chúng tôi. Bà bảo rằng Shakespeare là một người Irelandxấu hổ về gốc gác của mình. Một tối chúng tôi đang nghe vở Julius Caesar(2)_ thì bị cháy cầu chì, tôi hết sức muốn biết số phận Brutus(3)_ và Mark Antony(4)_ sẽ ra sao nên tôi mới đi tới hiệu sách O’Mahony để đọc hết câu chuyện. Một gã bán hàng kênh kiệu hỏi tôi có định mua quyển này không, tôi trả lời rằng còn phải cân nhắc song trước hết tôi phải biết tất cả các nhân vật kết thúc thế nào đã, đặc biệt là Brutus, nhân vật tôi ưa nhất. Gã nọ liền giật phăng quyển sách tôi đang cầm, bảo tôi hãy quên Brutus đi, đây không phải thư viện, yêu cầu tôi vui lòng ra khỏi hiệu sách. Tôi đỏ mặt vì xấu hổ, quay trở ra phố, vừa tự hỏi tại sao con người ta không thôi làm tình làm tội nhau đi. Ngay từ khi còn nhỏ, tám hay chín tuổi, tôi đã tự hỏi tại sao con người ta không thôi làm tình làm tội nhau đi, và tôi vẫn còn tự hỏi từ đó đến nay.Truyen8.mobi

Quyển sách giá 19 shilling, bằng một nửa tuần lương. Phải chi tôi có thể dõng dạc bảo rằng tôi mua vì hết sức hâm mộ Shakespeare. Song không phải thế. Tôi buộc phải mua vì đã xem một phim có chàng lính Mỹ đóng trên nước Anh, mở miệng ra toàn dẫn Shakespeare khiến đám con gái mê như điếu đổ. Với lại, chỉ cần làm ra vẻ đọc Shakespeare là mọi người sẽ nể anh tức thì. Tôi tự nhủ học thuộc lòng mấy đoạn dài ắt con gáiNew Yorksẽ lác mắt. Tôi thuộc khúc “Hỡi bạn hữu, dân La mã, đồng bào” rồi đấy chứ, song khi đem ra tán một nàng ởLimerickthì nàng trân trân nhìn tôi như thể tôi mọc sừng trên trán.

Đi trên đường O’Connell tôi hết sức muốn mở gói giấy bọc để thiên hạ thấy quyển Shakespeare kẹp dưới nách, nhưng không dám. Đi qua rạp hát nhỏ, nơi tôi từng xem một gánh hát rong diễn vở Hamlet, tôi nhớ đã tủi thân biết mấy vì mình cũng khốn khổ y như Hamlet vậy. Cuối buổi trình diễn tối ấy, Hamlet đích thân ra sân khấu thưa cùng khán giả rằng ông ta và cả gánh hát cảm kích biết bao được chúng tôi tới xem, rằng ông ta - ông ta và gánh hát - rất mệt, rằng họ tri ơn sự ủng hộ của chúng tôi qua chút ít tiền bạc mà chúng tôi có thể bỏ vào chiếc hộp thiếc đặt ở cửa ra vào. Vở kịch làm tôi cực kỳ xúc động, vì rất nhiều phần đã nói về tôi và cuộc đời ảm đạm của tôi, nên tôi đã bỏ vào hộp sáu xu. Tôi còn ước giá đã nhét thêm một mẩu giấy cho Hamlet biết tôi là ai, cuộc đời đau khổ của tôi có thật chứ không chỉ là kịch.

Hôm sau tôi tới khách sạn Hanratty để đưa một bức điện tín, thấy cả gánh kịch Hamlet ở đó, chè chén ca hát ở quầy, trong khi anh chàng phục vụ của khách sạn tối mắt tối mũi chạy tới chạy lui chất hành lý của họ lên xe. Hamlet ta ngồi một mình ở cuối quầy tợp ly Whisky. Không rõ mình lấy can đảm từ đâu song tôi đã lên tiếng chào ông ta. Dẫu sao thì cả ông lẫn tôi đều bị các bà mẹ lừa dối, đau khổ ghê gớm. Thế giới sẽ không bao giờ biết được nỗi khổ của tôi, nên tôi ganh tị việc ông tối nào cũng thổ lộ được nỗi khổ của mình. Chào ông, tôi nói, còn ông đăm đăm nhìn tôi qua đôi mắt đen dưới cặp mày đen trên khuôn mặt trắng. Ông thuộc lòng Shakespeare, nhưng giờ đây ông cứ giữ rịt trong đầu khiến mặt tôi đỏ như gấc, chân này vấp chân kia.

Xấu hổ quá, tôi cắm đầu cắm cổ đạp xe trên đường O’Connell. Rồi tôi nhớ lại sáu xu đã bỏ vào hộp thiếc, tiền để họ ca hát và uống Whisky ở quầy khách sạn Hanratty. Tôi thật muốn quay lại, chất vấn gánh hát và riêng Hamlet, nói cho họ biết tôi nghĩ gì về họ, về sự mệt nhọc họ bịa đặt rồi cái kiểu uống mềm môi với đồng tiền của những người nghèo khó.

Thôi thí cho họ sáu xu ấy. Vì nếu tôi quay lại, họ chắc chắn sẽ phun những lời nào đấy của Shakespeare lên đầu tôi, còn Hamlet sẽ lại đăm đăm nhìn tôi với đôi mắt đen lạnh lùng. Tôi sẽ chẳng biết đường nào đối đáp, còn nếu cố tình trừng trừng nhìn lại với đôi mắt đỏ kè thì chỉ tổ nom hết sức ngu xuẩn thôi.

Lũ học trò của tôi bảo rằng bỏ ra những ngần ấy tiền cho một quyển sách của Shakespeare là dại, không phải xấu miệng, nhưng nếu thầy nhất định lòe người khác, sao thầy không vào thư viện chép lại mọi trích dẫn. Với lại, phải khá ngớ ngẩn thì thầy mới lóa mắt trước một tay diễn viên, chỉ vì gã đã trích dẫn nhà thơ già chẳng còn ai đọc nổi này. Thỉnh thoảng truyền hình vẫn chiếu kịch của cụ Shakespeare đấy, nhưng chẳng ai hiểu câu nào thì chiếu làm gì chứ? Tiền cho quyển sách lẽ ra thầy nên để mua gì đấy hay hơn, như giày hay một chiếc áo khoác đẹp, hoặc, thầy biết đấy, mời một cô gái đi xi nê.

Có mấy nữ sinh bảo rằng tôi định lấy le với thiên hạ bằng Shakespeare là rất ngầu, dù người ta sẽ chẳng hiểu tôi nói gì hết. Tại sao ông Shakespeare này cứ phải viết một thứ văn cổ lỗ sĩ chẳng ai hiểu nổi? Tại sao?

Tôi chẳng biết nên trả lời thế nào. Chúng cứ hỏi tới: Tại sao? Tôi bị dồn vào ngõ bí, mà cũng chỉ biết đáp rằng mình không rõ. Nếu chúng chịu khó chờ thì tôi sẽ cố tìm hiểu tại sao. Chúng đưa mắt nhìn nhau. Thầy cũng không biết nốt. Sao thế được nhỉ? Có thật không? Wow. Làm sao ông ấy thành thầy giáo được nhỉ?

Này, thầy ơi, thầy còn nhiều chuyện nữa không?

Hết rồi. Hết rồi. Hết rồi.

Thầy cứ toàn hết, hết, hết.

Chấm dứt. Không còn chuyện gì nữa. Đây là giờ Anh văn. Đã có phụ huynh than phiền rồi đấy.

Ôi trời. Thầy McCourt ơi, thầy có từng đi lính chưa? Thầy có từng đánh nhau bên Triều Tiên không?

Tôi chả bao giờ nghĩ ngợi mấy về đời mình, song thỉnh thoảng tôi kể lể than van một ít cho chúng nghe: chuyện nghiện rượu của bố tôi, chuyện những năm tháng trong khu ổ chuột ở Limerick - khi tôi mơ tới nước Mỹ, chuyện học môn giáo lý, chuyện những ngày buồn thảm ở New York. Tôi ngạc nhiên khi đám choai choai ởNew Yorknày cứ đòi nghe thêm nữa.


Truyen8.mobi chúc các bạn đọc truyện vui vẻ!

Nguồn: truyen8.mobi/wDetail/control/chapter_id/25325


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận