Người Vợ Hóa Khỉ Chương 3

Chương 3
Mộng mị

Ông bước vào trong chỗ bệ thờ, lấy ra một chiếc giỏ đệm, mà vừa nhìn thấy Thuận đã kêu lên: 

- Chiếc giỏ có bộ đồ! 

Đặt nó xuống đất, vị đạo sĩ hỏi lại: 

- Đạo hữu kiếm người này phải không? 

Thuận nhanh tay kéo bộ quần áo ra, lôi luôn mớ tóc, anh hỏi: 

- Sao nó lại ở đây? 

- Sáng hôm nay khi tôi dậy ra tưới cây thì thấy vật này do ai đó đặt ngoài sân. Tôi biết ngay là của một cô gái, mà là cô gái đẹp, sang trọng nữa, bởi nhìn bộ quần áo lụa may theo kiểu thị thành, thêm vào đó là mái tóc dài này, gái thôn quê không có được người trắng da dài tóc như thế... 



Ông nhìn lại một lần nữa rồi tiếp: 

- Theo tôi thì mái tóc này không phải do cạo hay cắt mà có. Nó... rụng một cách tự nhiên. 

- Sao lại rụng được? - Thuận sửng sốt. 

Vị tu sĩ đáp một cách tự nhiên: 

- Chỉ có chết thì tóc mới rụng như thế này! Đây, đạo hữu coi, chân tóc còn nguyên, không phải dao cạo cắt ngang như những người xuống tóc quy y... 

Câu nói của ông chưa dứt thì Cò mi Thuận đã kêu lên thất thanh: 

- Trời ơi, Mỹ Tiên! 

Anh ta xúc động mạnh, tay chân run rẩy, người lảo đảo, suýt nữa đã ngã xuống đất. Vị tu sĩ phải gọi giật: 

- Đạo hữu sao vậy? 

- Cô... cô ấy là vợ tôi. - Thuận thều thào. 

Tu sĩ nhẹ lắc đầu: 

- Sáng nay tôi nhận được vật này, bấm độn tôi đã đoán ngay là sẽ có đạo hữu tới, và càng lo hơn khi biết điều oan nghiệt đang có mặt chốn này... 

Thuận hốt hoảng: 

- Thầy nói thế là sao? Vợ tôi liệu có còn... 

- Nhìn mớ tóc kia thì không thể nào của người còn sống được. Bởi người sống thì không làm sao nhổ ra được từng sợi tóc. Nhưng theo quẻ độn của tôi thì lại có cái vong của một người còn quanh quẩn đâu đây... Lạ lắm, từ ngày theo học đạo, biết bấm độn đến nay thì tôi chưa đoán lầm bao giờ. Vậy mà sao lần này... 

Ông trầm ngâm rất lâu rồi mới nói tiếp: 

- Có điều gì đó không bình thường ở đây... 

Thuận kể chuyện giỏ đồ này từng ở nhà của anh cho vị tu sĩ nghe, ông bảo: 

- Ở chỗ đạo hữu, rồi một cách bí mật chuyển tới đây thì không thể do đạo hữu hay do tôi làm được. Mà phải do... 

Cò mi Thuận buột miệng: 

- Do người của cõi âm! 

- Có những điều ta không thể biết chắc được, nhưng nó đã xảy ra... 

- Con xin thầy giúp tìm hiểu xem vợ của con có thật sự còn sống không? - Thuận nói gần như van lơn. 

Trầm ngâm một lúc, vị tu sĩ nhẹ thở dài: 

- Tôi đã nói lúc nãy, vẫn còn có điều tôi đang mơ hồ... Nhưng tôi hứa với đạo hữu, tôi sẽ dốc hết sức mình để tìm hiểu việc này. Nếu có thể, đạo hữu hãy trở lại đây vài hôm nữa, thế nào tôi cũng có cách... 

Ông đưa chiếc giỏ cho Thuận: 

- Của đạo hữu thì cứ giữ lấy. 

Thuận ngập ngừng: 

- Nó từng ở bên con rồi bị mất. Liệu lần này... 

- Nó tự nhiên hiện ra với đạo hữu, rồi lại bị lấy đi, như vậy ắt có nguyên nhân của nó. Vậy cứ giữ nó lần nữa xem sao... 

Cò mi Thuận thật lòng muốn giữ lại vật của vợ mình, nên anh ôm nó vào lòng và lững thững bước trở ra xe. Tài xế Sang đưa cho anh một đôi giày cao gót:

- Em cũng chẳng biết của ai, khi em rời xe đi vệ sinh trở lại thì thấy nó nằm trên băng phía sau. Giống như của cô Mỹ Tiên? 

- Của cô ấy chứ ai nữa! - Thuận reo lên. 

Đôi giày này hôm đó Mỹ Tiên đã mang. Như thế đã quá đủ để hiểu rằng nàng đã... chết! 

*** 

Bà Mỹ Dung, mẹ của Mỹ Tiên khóc vì chuyện mất đứa con gái duy nhất của mình suốt một tháng trời vẫn chưa nguôi. Đêm nào bà cũng gặp ác mộng, mà trong đó hầu như bà luôn nhìn thấy con gái hiện về mình mẩy đầy máu, và chỉ đứng trong tư thế chống cả hai tay xuống đất giống như một con vật bốn chân! 

Qua nhiều lần mơ thấy như vậy khiến cho bà Dung lo sợ, đem chuyện nói lại với ông chồng. Nhưng vốn là một viên thẩm phán thấm nhuần nền tây học, nên ông Lợi gạt ngang: 

- Bà nhớ nó quá rồi đâm ra mộng mị lung tung thôi! 

Nhưng bà Mỹ Dung vẫn cố nói: 

- Tôi có linh tính là con Mỹ Tiên chết không bình thường. Tôi muốn nhờ thầy cầu hồn nó về xem sao. 

Ông thẩm phán Lợi nổi xung thiên: 

- Tôi cấm bà làm chuyện mê tín đó! Không có thầy bà gì hết! 

Để ngăn vợ không cho nghĩ ngợi, buồn lo chuyện của Mỹ Tiên, ông ta ngầm bảo tài xế riêng chở vợ về thẳng Rạch Giá, rồi dự tính sẽ đưa bà đi luôn Sài Gòn. 

Bà Mỹ Dung không muốn rời nhà người quen ở Hà Tiên, nhưng do tài xế lái xe đưa bà đi Kiên Lương, rồi chạy thẳng về Rạch Giá trong đêm, nên tối đó bà đành phải trở về nhà ở thị xã Rạch Giá. 

Người nhà hơn tháng qua không thấy chủ thì tuy có lo, bởi vậy thấy bà Mỹ Dung về họ mừng lắm. Con Thẩm vốn là đứa hầu hạ tâm phúc cho bà chủ, được dịp tâng công: 

- Ngày nào con cũng mong bà về. Phòng riêng của bà mỗi ngày con cũng lau dọn và thay hoa bà ưa thích. Bà vào coi, hoa cúc vàng khó mua mấy con cũng kiếm cho được! Sáng nay con thay đúng sáu bông, bởi bữa nay là ngày thứ sáu, mà ý của bà con đâu quên, hễ ngày thứ mấy trong tuần là cắm mấy bông hoa. 

Dẫu đang sầu lòng, nhưng trước tấm lòng của những người làm, bà Mỹ Dung cũng gật đầu khen nó một câu: 

- Được lắm! 

Bà vào phòng định sẽ ngủ ngay một giấc, bởi hầu như cả tuần rồi bà luôn bị mất ngủ với những cơn ác mộng triền miên... 

Vừa bật đèn điện lên, bà đã kêu thét: 

- Bớ!... 

Trước mặt bà, nằm trên giường là một... con khỉ trắng to gần bằng người thật! Con khỉ lại giương mắt nhìn bà mà không chút sợ hãi nào! 

- Bớ!... 

Lần kêu thứ hai của bà Mỹ Dung bị nghẹn lại bởi lúc ấy con vật lạ thường kia đã bật dậy, đôi

Nguồn: truyen8.mobi/t109171-nguoi-vo-hoa-khi-chuong-3.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận