Nhất Phẩm Giang Sơn Chương 261 : Chấm bài

Nhất Phẩm Giang Sơn
Tác Giả: Tam Giới Đại Sư
Quyển 5: Quyết Chế Lệnh
Chương 261: Chấm bài

Nhóm dịch: Đọc Truyện Đêm Khuya
Nguồn: MeTruyen



- Có cần phải dùng những từ ngữ vui đùa như vậy để nói về luận lý trong bài văn hay không?
Vương An Thạch hỏi một câu.

- Tôi cho là thể Thái Học mới có thể đậu cao, bất đắc dĩ nên mới chọn bài này.
Giám khảo biện nói.

- Vì tiêu diệt thể Thái Học, bản quan cũng phải bất đắc dĩ rồi.
Vương An Thạch nói xong liền cầm bút đỏ lên.

- Khoan đã, bài văn này tám phần là của Lưu Kỷ viết!
Giám khảo vội vàng ngăn lại nói.
- Văn phong của y ta rất quen thuộc, đúng là ý vị như vậy. đọc truyện mới nhất tại tung hoanh . com

- Lưu Kỷ?
Vương An Thạch kỳ quái nói:


- Y là người thân của ngươi sao?

- Không phải, y cùng hạ quan không có bất cứ quan hệ gì.
Gã giám khảo này đổ mồ hôi, cũng không biết chủ khảo này thật sự ngốc hay giả ngốc, vội vàng giải thích:
- Y là đệ nhất tài tử của Biện Kinh, được vua và mọi người công nhận là nhân tuyển Trạng Nguyên đó.

- Người như vậy nếu làm Trạng Nguyên, thể Thái Học có thể sẽ một bước lên mây… Không thể để y qua cửa này được!
Vương An Thạch nói xong, dùng viết quẹt quẹt vết đỏ như lau tường, sau đó phê trên đó ba chữ vừa nhìn đã kinh tâm: ‘Sai lầm lớn’ rồi hạ lệnh:
- Dán bên ngoài phòng thi để thị chúng, răn đe!

Ngay cả Lưu Kỷ cũng bị rớt, đám giám khảo đã hoàn toàn chết lặng… họ sẽ không vì thí sinh viết thể Thái Học tranh luận nữa. Kết quả là những bài thi rất hay, nhưng nếu sử dụng thể Thái Học đều bị đánh rớt, không một ai may mắn thoát được.

Cuối cùng tất cả các bài thi được chọn đều không có Thể Thái Học, theo như lời Âu Dương Tu là “nói tiếng người”.

Lúc này cần phải chọn thứ hạng cho những bài thi rồi. Đây là trách nhiệm của bọn Mai Nghiêu Thần. Nhiệm vụ của bọn họ là chấm bài thi lần hai, một là để kiểm tra những thiếu sót, xem coi có bỏ sót nhân tài nào hay không, mặc khác thì đem những bài thi xuất sắc đề cử cho chủ khảo đưa ra đánh giá ban đầu.

Mai Nghiêu Thần đã sớm xem trọng một bài thi, đưa cho Vương An Thạch xem nói:
- Phần bài thi này, tài năng văn chương tung hoành, phần sách luận cực kì hay, đến cả thế hệ chúng ta cũng phải nhường người này.

Mai Nghiêu Thần cũng chỉ đứng sau người đứng đầu văn đàn Âu Dương Tu. Phần bài thi có thể được lão đánh giá như thế đương nhiên rất khó lường, Vương An Thạch nhận lấy xem thì thấy quả thật như thế… Thơ, phú xem trọng thiên bẩm, Vương An Thạch bình thường đối với mọi chuyện đều không lộ ra thần sắc. thật ra là bên trong có chút tự phụ. Nhưng khi lão vừa nhìn thấy tài khí văn chương tràn đầy trên bài thi này, mặc dù chưa được trau chuốt, thiếu chút đột phá, song cũng khiến cho người xem thấy tương lai người này sẽ một bước lên trời.

- Chỉ xét thơ, phú, luận cũng đủ làm Cống Nguyên.
Thấy Vương An Thạch gật đầu, Mai Nghiêu Thần nói, thi Hội xem trọng thơ phú, coi nhẹ sách luận, đây cũng là lệ thường.

- Ta còn muốn xem sách luận nữa.
Vương An Thạch lần này có chút phản đối nói:
- Thơ phú xuất sắc có thể chứng tỏ là nhân tài, nhưng cũng chỉ là trò chơi văn vẻ mà thôi, chỉ có nghị luận mới có thể nhìn ra được năng lực và kiến thức của người đó.

- Ha ha…
Mai Nghiêu Thân trong lòng nói ngươi không vặn người ta đến cùng thì sẽ chết à? Trên mặt thì cười nói:
- Sách luận của người này cũng tốt vô cùng.
Nói xong lật đến tờ cuối cùng nói:
- Nhất là bài “Hình thưởng trung hậu chi chí luận” này, có thể nói là một một bài lưu danh thiên cổ.

Vương An Thạch liền xem bài sách luận này: ‘Nghiêu, Thuấn, Vũ, Thang, Văn, Võ, Thành, Khang chi tế, hà kỳ ái dân chi thâm, ưu dân chi thiết, nhi đãi thiên hạ dĩ quân tử, trường giả chi đạo dã! Hữu nhất thiện, tòng nhi thưởng chi, hựu tòng nhi vịnh ca ta thán chi, sở dĩ nhạc kỳ thủy nhi miễn kỳ chung. Hữu nhất bất thiện, tòng nhi phạt chi…’

Tạm dịch:
Vua Nghiêu, Thuấn, Vũ, Thang, Văn, Võ, Thành, Khang đương thời yêu dân sâu sắc, lo nỗi lo của dân, dùng thái độ quân tử đối đãi người trong thiên hạ! Có người làm việc tốt nên khen ngợi y, viết nhạc tán thưởng, còn vui vì y có bắt đầu tốt, mong y có thể kiên trì đến cùng. Có người làm việc xấu nên trách phạt y…

Lão vừa đọc, vừa không kìm lòng được gật đầu. Cũng không phải quá đồng ý quan điểm của người viết, mà là ngạc nhiên thán phục văn tự mới mẻ tự nhiên của người viết, thể hiện ra khí khái hào hùng như biển, làm người khác không thể kềm chế.


Một mạch đọc xong quyển sách, Vương An Thạch cũng không kìm được phải gõ nhịp trầm trồ khen ngợi:
- Không biết mấy trăm năm nữa mới xuất hiện nhân vật như vậy!

Từ lúc mở kỳ thi đến giờ, đám giám khảo thấy vẻ mặt Vương An Thạch cả ngày sa sầm, chưa từng thấy lão khen ngợi ai hơn người. Bây giờ lão đột nhiên khen ngợi, ai cũng muốn tò mò lại gần xem là nhân vật nào lại có thể được Vương An Thạch khen như vậy.

Vì vậy bài “Hình thưởng trung hậu chi chí luận” liền được các giám khảo truyền nhau xem. Người nào xem xong cũng thấy rung động thật sâu, mồ hôi ướt đẫm. Hổ thẹn mà nói, bọn họ bây giờ mới biết văn chương còn có thể viết ra như vậy!

- Không cần phải chọn nữa, Cống Nguyên năm nay chính là người này!
Đám giám khảo cùng lên tiếng nói:
- Chủ khảo đại nhân, người cũng không có ý kiến đúng không?

- Không thích hợp!
Vương An Thạch vẫn lắc đầu nói.

- Chủ khảo mới vừa rồi còn khen, không biết mấy trăm năm mới xuất hiện một nhân vật như thế này mà!
Đám giám khảo cũng bị lão giày vò chết lặng, buồn bực nói.

- Bản thân bài văn này lí lẽ thấu đáo, kết cấu cẩn thận, nghiêm túc, văn từ súc thích mà lưu loát dễ hiểu, không thể nào bắt bẻ.
Vương An Thạch trước bình luận thiên văn chương này, xong mới đổi giọng nói:
- Nhưng còn có một chút sai lầm, ta có chút nghi hoặc.

- Xin đại nhân chỉ điểm.
Tất cả mọi người đều vểnh tai nghe.

- Tác giả vì chứng minh quan điểm của mình, dùng một điển cố lớn để nói. Y nói ‘Đương Nghiêu chi thì, Cao Đào vi sĩ. Tương sát nhân, Cao Đào viết, sát chi, tam. Nghiêu viết, hựu chi, tam. Cố thiên hạ úy Cao Đào chấp pháp chi kiên, nhi nhạc Nghiêu dụng hình chi khoan’.
Trí nhớ của Vương An Thạch cũng không kém Trần Khác chút nào, nhưng sự uyên bác của lão thì Trần Khác theo không kịp, lão chỉ ra những sai lầm không thể tha thứ trong bài văn:
- Cao Đào vốn là thần tử của vua Thuấn, người viết lại nói gã là thần tử của vua Nghiêu. Phạm vào sai lầm phổ thông, đây là thứ nhất.

Dừng một chút, lão nói:
- Thứ hai, thứ cho tại hạ kiến thức nông cạn. Xin thỉnh giáo các vị, điển cố này xuất phát từ nơi nào, sao một chút ấn tượng ta cũng không có?

Đám giám khảo ngơ ngác nhìn nhau. Bọn họ cũng đều xem như là người uyên bác, làm sao cũng chưa từng nghe qua điển cố này?

Tuy nhiên bài văn này viết rất tốt, ai cũng không dám tùy tiện mà kết luận. Họ đều cảm thấy cổ thư nhiều vô biên, nói không chừng Cử Tử này học vấn quá sâu, y thấy từ nơi nào đó không chừng.

Ngay cả Vương An Thạch cũng không xác nhận được, cũng không có cách nào đem thí sinh này gọi tới hỏi, đành phải gác lại nghi vấn này. Nhưng người này cũng bị mất chức Cống Nguyên, đám giám khảo cũng không dám làm bừa, chỉ đưa ra một lý do ‘kiến thức phổ thông sai lầm’, chứ không nhắc đế việc “dùng điển cố” này nữa.

Ngay cả Vương An Thạch cũng bị y thuyết phục, có thể thấy bài văn này có bao nhiêu rung động lòng người…

Sau khi đã sắp xếp thứ tự bài thi khoa chính thì đến lượt bài thi Biệt Đầu.

Đám giám khảo từ trước đến nay đối với việc xếp thứ bậc thi Biệt Đầu cũng không để bụng lắm, Vương An Thạch lại càng không thèm để ý.

Cho nên trên cơ bản đều là do đám người Mai Nghiêu Thần định đoạt. Nhưng bọn họ lại tranh luận không ngớt một bài thi, cuối cùng không có cách nào khác đành phải nhờ chủ khảo định đoạt.

- Bài thì này, phú thì viết rất ẩu, thơ thì vô cùng tốt, luận cũng có chỗ kinh người. Nhưng năm bài sách luận, có hai bài không dụng tâm lắm, ba bài rất là tinh tế. Trình độ bất ổn như vậy, thật không biết nên cho y đậu cao hay là thấp đây.

Vương An Thạch lật xem lại lần nữa, trong lòng liền nắm chắc, lật đến bài sách luận cuối cùng, gật đầu nói:
- Bài văn này cương trực khoáng đạt, bức phá khỏi sự hào nhoáng xa xỉ từ Ngũ Đại đến nay, lập luận lại vững chắc.
Nói xong lại cười rộ lên nói:
- Bài sách luận “Hình thưởng trung hậu chi chí luận” trước đó chủ trương dụng hình, còn bài sách luận “Hình thưởng trung hậu chi chí luận” này lại chủ trương quốc pháp vô tình.

- Người xưa nói ‘Thiên địa bất nhân, dĩ vạn vật vi sô cẩu; Thánh nhân bất nhân, dĩ bách tính vi sô cẩu’. (thiên địa bất nhân, lấy vạn vật làm đồ bỏ; thánh nhân bất nhân, lấy bách tính làm đồ bỏ)
Vương An Thạch nhẹ giọng lầm rầm:
- Có pháp không theo, thì pháp cũng không có tác dụng. Khai ân ngoài vòng pháp luật thì dân không sợ pháp, phạm tới nhiều người cũng là hại dân.
Ý của thiên văn chương này nói lập pháp chính là đại sự của quốc gia, quan viên là đại biểu chấp pháp của triều đình, chỉ có tự do cho phép trong phạm vi của pháp luật. Tuyệt đối không thể tự tiện chủ trương, chỉ vì biểu hiện mình nhân từ mà đạp lên tôn nghiêm của luật pháp.

Luận điểm so với bài trước đối nhau gay gắt. Một thì đề xuất nhân nghĩa trị quốc, một là đề xuất lấy pháp trị quốc, không cần phải nói cũng biết Vương An Thạch nghiêng về bài nào. Trên thực tế, lúc đem thiên văn chương này và bài văn trước so sánh đã cho thấy thái độ của lão:
- Khéo léo là, y cũng dùng điển cố tương tự, hơn nữa xác định không nhầm là trong “Lễ ký”.

Nguồn: tunghoanh.com/nhat-pham-giang-son/quyen-5-chuong-261-HTPaaab.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận