Quan Cư Nhất Phẩm Chương 371 : Kết hôn.

Quan Cư Nhất Phẩm
Tác giả: Tam giới đại sư

Chương 371: Kết hôn.

Dịch: lanhdiendiemla.

Sưu Tầm: Soái CaNgày mùng 7 tháng 12 năm Gia Tĩnh thứ 35, ngày lành hoàng đạo.

Mặc dù cách năm mới rất xa, nhưng trong thành Thiệu Hưng lại có cảnh tượng tưng bừng đèn hoa giăng giăng, náo nhiệt chặt kém gì năm mói.

Nhưng khác với ngày ngày tết của tất cả mọi người, năm nay mọi người toàn bộ chung vui vì một hôn lễ. Niềm kiêu ngạo của già trẻ Thiệu Hưng, Trạng Nguyên lục thủ vô tiền khoáng hậu, đồng tri Tô Châu kiêm nhiệm Giang Nam thị bạc đề cử ti đè cử, Thẩm Mặc Thẩm Chuyết Ngôn hôm nay sẽ cưới Ân gia đại tiểu thư làm vợ.

Hơn nữa hoàng đế còn ban cho nghỉ phép cướp vợ, phủ Thiệu Hưng cùng với hai huyện trực thuộc nhất tề động viên, chuẩn bị từ mấy ngày trước. Có người sẽ hỏi, chẳng qua là kết hôn thôi mà, cần gì phải làm rùm beng như thế? Xin thưa, vì người tới chúc mừng quá nhiều..



Trước tiên là nói về mặt quan viên, quan viên hai tỉnh Giang Chiết, từ tổng đốc Hồ Tôn Hiến, Chiết Giang tuần phủ Nguyễn Ngạc trở xuống, tới hai mốt tri phủ, còn huyện lệnh hơn một trăm năm mươi người. Phía quên đội đứng đầu là Du Đại Du và Lô Thang có hai mấy vị đại tướng, trên ba mươi vị thái giám thủ bị, chức tạo, trấn thủ, do Hoàng Cẩm đứng đầu ...v..v..v riêng những người này và tùy tùng đã có tới hai ba nghìn người.

Nhưng đó chưa phải là phần lớn, còn có hương thân đại hộ hai tỉnh Chiết Giang, thậm chí cả từ Sơn Đông, Sơn Tây, Phúc Kiến cũng chạy tới chúc mừng, lên đến hơn năm trăm hộ ... Thêm vào tùy tùng, có tới bốn năm nghìn người.

Quái dị nhất là không biết từ đâu chui ra mười mấy người Tây Dương tóc vàng mắt xanh. Nhưng mà mục đích của bọn họ thì rất dễ thấy, đều nắm vào cái danh thị bạc đề cử ti đề cử của Thẩm Mặc mà tới.

Cuối cùng thêm vào thân bằng hảo hữu, danh nhân trong tỉnh phải tới nghìn bàn tiệc, không tính số lẻ.

Muốn tổ chức một bữa tiệc lớn như thế, chắc chắn là phải nhờ tửu lâu làm. Đối với tửu lâu trong thành Thiệu Hưng nói thì đúng là một chuyến làm ăn hời, nhưng khi trong phủ nói với lão bản các tửu lâu thì người này nhìn người kia, mắt tròn ngó mắt dẹt, chẳng ai dám tiếp nhận.

Làm một trăm bàn tiệc đã là cực hạn rồi, giờ con số đó lớn hơn mười lần, lại bao nhiêu quan cao quý nhân như vậy, có sơ xuất gì thì ai gánh vác nổi? Độ khó đâu phải chỉ tăng thêm mười lần?

Nhưng đây không phải là thỉnh cầu mà là mệnh lệnh, muốn hay không cũng phải làm.

Không còn cách nào khác, lão bản của mười mấy tửu lâu liên thủ với nhau nhận lấy việc này, đồng thời tiến cử một lão bản tên Sài Thủ Lễ, phụ trách tổ chức phối hợp.

*** nhắc: Sài Thủ Lễ là lão bản tổ chức đón khâm sai cho nhà họ Thẩm.

Trước tiên là vấn đề nơi tổ chức, một nghìn bàn tiệc, bất kể nhà ai cũng không chứa nổi, chỉ đành tạm dọn quảng trường trước miếu Thành Hoàng, bày tiệc ở đó.

Phương diện bàn ghế cũng là một vấn đề, cho dù có vét sạch tửu lâu thành Thiệu Hưng cũng chỉ kiếm đựoc bảy tám trăm bộ bàn ghế, vậy là chỉ đành tới từng nhà từng hộ mượn, khó khăn lắm mới gom nổi một nghìn bộ.

Sau khi chuẩn bị được đầy đủ nồi niêu xoong chảo, nhưng lại phát hiện ra đầu bếp quá ít, chỉ đành mời một trăm đầu bếp bốn phủ lân cận, còn thêm hơn một nghìn phụ bếp mới giải quyết được vấn đề nhân thủ.

Còn về vấn đề nguyên liệu nấu ăn, từng thuyền từng thuyền chở dê bò lợn heo rau củ quả từ các nơi trong toàn tỉnh đi tới bến tàu trước miếu Thành Hoàng rỡ xuống, chế thành các loại nguyên liệu ngay tại chỗ, đợi tới ngày đó sử dụng.

May là không phải mùa hè.

Tới sáng sớm ngày mùng bảy, bến tàu bận rộn tíu tít, biến thành một cái nhà bếp siêu lớn.

Bắt đầu từ sáng khách khứa đã lục tục kéo nhau tới rồi, cách thời gian ăn cơm còn sớm lắm, nhưng không thể để người ta đợi xuông được, cho nên những đoàn kịch Côn Sơn bắt đầu í a í ới hát hò, giải sầu cho khách.

Đại khái là vào gần trưa các đại nhân vật mới tới, Hồ Tôn Hiến, Nguyên Ngạc cùng các vị bố chính sứ, án sát sứ, tri phủ xuất hiện. Gần vạn người đồng loạt chào hỏi, ai nấy ngồi xuống rồi tri huyện Hội Kê mặc áo mới tinh cao giọng hô vang:
- Khai tiệc.

Những phụ bếp tiểu nhị liền bê từng chiếc hộp dài, đặt từng món bánh lên bàn tiệc, nhưng những thứ này chủ yếu làm cho đẹp mắt thôi. Mặc dù hôm nay mặt trời chiếu rọi, mặc dù mùa đông Thiệu Hưng không quá lạnh, nhưng dù sao cũng là mùa đông rồi, ai muốn ăn mấy thứ lạnh bụng, đều mong chờ thức ăn nóng hổi mang ra.

Kỳ thực tiếng "khai tiệc" vừa mới hồ lên, những đầu bếp đã đợi từ sớm như binh sĩ nhận được mệnh lệnh, lập tức ào ào phùng phùng cho nguyên liệu vào nồi vào xoong, xào nấu rang nướng, chớp mắt một cái, từng khay cung cấp thức ăn bốc khói nghi ngút tuôn ra như suối.

Vì cấp bậc khách khứa khác nhau, cho nên thức ăn cũng khác nhau, lần này có mười bàn vây cá thượng đẳng, năm mươi bàn vây cá trung đẳng; trăm bàn vây cá hạ đẳng; tiếp đó thì không có vây cá chỉ có hải sâm bào ngư; cấp thấp nhất thì chỉ có bào ngư thôi.

Vật liệu dùng cho mỗi bàn tiệc khẳng định có khác biệt, nhưng vẫn là tài nghệ đầu bếp quyết định cấp bậc của bàn tiệc. Lấy thứ vây cá quý nhất làm ví dụ, hạ đẳng là món " thúy cái vây cá", trên một cái khay lớn, bên trên bày một lớp chỉnh tề vây cá dài bốn tấc, dưới là thịt gà, thịt lợn, cùng rau xanh lót nền, chẳng được ngon miệng cho lắm, rõ ràng bản thân đều bếp chưa từng làm vây cá, chỉ bắc chước theo món ăn nguội.

" đại bài vây cá" của trung đẳng thì tốt hơn rất nhiều, vây cá bên trên được xưng là cực phẩm, hiển nhiên là làm từ tay các đầu bếp chuyên nấu món vây cá.

Còn về vây cá cung ứng cho các đại nhân bàn chính, mặc dù cũng là "thúy cái vây cá", nhưng từ nguyên liệu cho tới chế biến đều khác biệt hoàn toàn! Chọn loại vây cá nhỏ, dùng hầm với cánh trứng gà trên lửa nhỏ, đủ chín rồi bọc cả bào ngư, chân giò, rưới mỡ gà đưa lên nướng. Chừng một canh giờ mới phủ lá sen lên trên cho vào lồng hấp, hấp chừng một khắc lại lấy lá sen khác phủ lên mang tới bàn, đó mới là "thúy cái vây cá" chân chính.

Có điều loại thức ăn này cũng phải có đầu bếp danh tiếng làm, cũng chỉ có những vị khách tôn quý mới được thưởng thức.

Tân lang quân Thẩm Mặc trên mũ ô sa g bông hoa đỏ lớn, cùng cha mặc triều phục lục phẩm, đi kính rượu từng bàn bắt đầu từ bàn tiệc chính, mặc dù không cần uống rượu, nhưng đi hết trăm bàn, hai cha con cũng nhũn cả chân, đầu óc váng vất.

Thẩm Hạ có thể về nhà trước nghỉ một lúc, nhưng Thẩm Mặc thì không được, vì mùa đông ngày ngắn, nhìn mặt trời còn một canh giờ nữa là xuống núi, y phải tranh thủ thời gian đi đón tân nương.

Tại sao lại đi đón vào lúc này? Vì hiện giờ là hoàng hôn! Bởi vì "hôn" trong "hôn lễ" kỳ thực là chữ khác, nhưng lấy "hôn" trong hoàng hồn mới là chính xác, vì hoàng hôn là khi âm dương giao thoa, nam nữ kết hợp là thuận ý trời, đại cát đại lợi, cho nên phải gọi là hôn lễ.

Mà hôn trong hoàng hôn là chóng mặt, mê muội, bất tỉnh... Thế đấy.

Bên này Thẩm Mặc mặt triều phục đỏ tươi đầu óc vàng vất dẫn đội ngũ đón dâu thổi kèn đánh trống xuất phát, bên phía Ân gia cũng là một cảnh hỗn loạn ... Chỉ có trong tú lâu của Nhược Hạm là yên tĩnh.

Vì vừa rồi Nhược Hạm bái tế vong mẫu, không tránh khỏi khóc nức nở một hồi, cô cô cửu mụ bên cạnh khó khăn lắm mới khuyên được:
- Chúng ta phải nhanh lên một chút, giờ lành sắp tới rồi.

Nhược Hạm gật đầu, lau khô nước mắt, hai mắt vẫn còn đỏ hoe, nói:
- Làm phiền mọi người.

Ngày hôm đó với tân nương tử mà nói là phải khóc, không khóc không hiếu thuận, cho nên khóc xưng húp mắt lên cũng không sao cả.

Cô cô Nhược Hạm tay cầm lụa năm màu, từ hai bên trán nàng xoa đi xoa lại nhiều lần, lau sạch mồ hôi trên trán, sau đó các cữu mụ giúp nàng cắt thật bằng tóc ở trán và tóc mai, trang điểm môi và mi, đó gọi là khai diện chỉnh dung, nữ tử cả đời chỉ làm một lần vào ngày được gả đi.

Đợi chỉnh trang xong dung mạo cho Nhược Hạm, các cô cô cữu mụ liền mang tới quan phục nghi nhân ngũ phẩm của nàng! Đó chính là áo cưới của Nhược Hạm! Không phải là "phượng quan hà bí" năm xưa bọn họ mặc, đây là trang phục của cáo mệnh phu nhân.

Các cô cô cữu mụ si mê nhìn chiếc mũ trên cắm ngọc trai, phỉ thúy, lá ngọc, khảm hoa vàng bạc nặng trình trịch, tổng cộng các thứ trang điểm trên đó tới mấy chục món, mới nhìn thôi đã hoa cả mắt. Bộ lễ phục kia làm bằng lụa đỏ thực sự, bên trên thêu hoa văn mây màu uyên ương, hoa lệ vô cùng ...

Khi bọn họ khó khăn lắm mới di dời hai mắt đi được, nhìn lại về phía Nhược Hạm, không ngờ trong ánh mắt còn có vài phần ghen ghét. Điều này cũng không có gì khó hiểu, cáo mệnh phu nhân tượng trưng cho thân phận địa vị, với nữ nhân đó là truy cầu tối cao.

*** 
Cáo mệnh phu nhân do hoàng thái hậu và hoàng hậu quản lý, việc tăng giảm đều ghi chép kỹ càng, các cáo mệnh phu nhân có thể dâng sớ trực tiếp cho hai vị này. Nên đừng xem thường cáo mệnh phu nhân, tuy không có quyền lực gì, nhưng trong nhà có một vị cáo mệnh phu nhân thì chỉ cần hoàng quyền còn vững, không phải đại tội không ai dám động vào, vì đó là thể diện của hoàng gia.

Rất nhanh ý thức được hành vi của mình không ổn, các cô cô cữu mụ vội lau nước giãi, đem ghen ghét giấu kín trong lòng, mặc vào cho nghi nhân. Nhưng đều thầm thể, phải để nhi tử tôn tử phấn đấu, tương lai trúng tiến s làm quan, kiếm cho lão nương một cái cáo mệnh về ....

Vừa mới mặc xong cho Nhược Hạm, liền nghe thấy bên ngoài tiền viện có tiếng pháo trúc nổ đì đùng, tiếng hô đồng thanh:
- Kiệu hoa lâm môn rồi.



Đúng là kiệu hoa rước dâu của nhà nam tới rồi, nhưng nhà nữ sau khi đốt pháo nghênh kiệu xong lập tức lại khép hờ đại môn lại, đó là do người trẻ tuổi bên nhà nữ muốn xin tiền mừng, mặc dù cứ xông vào là có thể mở ra được, nhưng từ xưa tới nay chưa có ai làm cái chuyện mất vui đó.

Đợi nhà nam phải trả một cái giá kha khá, làm người ở bên trong thấy hài lòng, đại môn mới mở trở lại, chiếc kiệu lớn tám người khiêng kia được đặt xuống đất.

Các vị trưởng bối nam của nhà nữ đi ra, một tay cầm nến đỏ một tay cầm gương đồng, chiếu vào bên trong kiệu, lại làm Thẩm Mặc bực bội một vố, nghĩ :" Chả nhẽ sợ bên trong không có ghế ngồi à?"

Đó gọi là khác nghề cách trở cả ngọn núi, Thẩm lục thủ học vấn lớn như vậy nhưng không hề biết đó gọi là "soát kiệu", là để xua đuổi oan quỷ trốn trong kiệu, sở dĩ cửa kiệu hướng ra bên ngoài là tránh đuổi quỷ vào bên trong nhà.

Sau đó hỉ nương của nhà nam tiến vào nhà nữ giục lên kiệu, vì nhà nữ sẽ giả vờ là không muốn gả đi, cho nên phải giục ba bốn lần, tranh thủ thời gian đó Thẩm Mặc đi vào kính rượu lão nhạc phụ và người thân bên ngoại. Vì phải tranh thủ hành đại lễ vào lúc hoàng hôn, Thẩm Mặc chỉ khấu đầu với lão nhạc phụ, kính rượu sau đó những người khác kính rượu chung là được.

Tâm tình của Ân lão gia hôm nay gọi là cảm xúc ngổn ngang, vừa nữ nhi tìm được rể tốt mà cao hứng, lại quyến luyến vì gả bảo bối trong lòng cho người khác, rồi đau khổ vì nhớ tới vong thê. Cuối cùng tất cả cảm xúc hóa thành một sức mạnh, nắm chặt lấy vai nữ tế, nhỏ giọng uy hiếp:
- Nếu ngươi không đối đãi tử tế với khuê nữ của ta, xem ta có ...
Ý tứ la "băm vằm chém giết", nhưng ngày vui thế này không tiện nói ra.

Lúc này ở hậu viện hô lớn một tiếng:
- Tân nương tử ra rồi!

Thẩm Mặc vội tránh đi, vừa xoa bả vai vừa chạy ra bên ngoài đợi. Kỳ thực y vào chúc rượu là không nên, nhưng nghĩ tới nhạc phụ đại nhân cô đơn lẻ loi thật đáng thương, nếu không nói tiếng nào đã đón nữ nhi nhà người ta đi thì không đúng phận làm con. Cho nên y mới vào, may mà không ai dám nói gì y cả.

Nhược Hạm che khăn chùm đầu lớn từ hậu viện đi ra, lúc này phải do mẹ đẻ đút cho miếng cơm trước khi lên kiệu, ngụ ý không quên ơn chăm bón. Nhưng hiện giờ đành cho phụ thân cầm bát, để thẩm tử đút cho thôi, như thế càng làm Nhược Hạm thêm thương tâm, nước mắt không sao kìm được.

Đợi tới khi ăn xong rồi, Nhược Hạm khấu đầu với cha, Ân lão gia xưa nay kiên cường cuối cùng không kìm được lệ già ướt đẫm mặt, quay đầu đi nói:
- Lên kiệu đi, sống cho thật tốt.

Hai cha con khóc lóc một hồi, cô cô cữu mụ đỡ Nhược Hạm khóc tới kịm người đi ra ngoài đại môn, tới trước kiệu, cô cô khóc:
- Cháu gái cháu gái à! Cháu lên kiệu đi! Sống hạnh phúc! Cháu đi một mình, phải giữ thân....
Cữu mụ cũng khóc:
- Cháu kính trọng côn bà kính trọng trượng phu có cơm ăn...

Điều này làm Thẩm Mặc bị gạt sang bên làm đồ trang trí cú lắm, y nghĩ :" Đó là vợ ta mà, ta có thể ngược đãi được sao?"

Cho dù chia tay quyến luyến, nhưng tân nương vẫn lên kiệu, sau khi ngồi xuống không được di động mông, ngụ ý là "bình an ổn định".

Lại có một vị phụ nhân toàn phúc của nhà nữ đem một lò sưởi đồng đốt than, hương liệu đặt dưới chỗ ngồi của tân nương. Hiện giờ là mùa đông còn đỡ, chứ nều nếu là mùa hè, chắc chắc là hun cho rát mông.

Tiếp đó lại đốt pháo, rồi dùng lá trà gạo rải lên đỉnh kiệu trừ tà, kiệu mới khởi hành.

Kiệu hoa tám người khi đi qua đường phố làm vô số người dân vây quanh xem, vì người dân thường kết hôn đều là kiệu hoa bốn người khiêng, chỉ có cáo mệnh phu nhân được ngồi kiệu tám người. Mà có ai thành cáo mệnh phu nhân trước cả khi được gả, Nhược Hạm càng độc nhất vô nhị.

Thời gian được tính vô cùng chuẩn xác, kiệu hoa đi qua đại môn nhà họ Thẩm đúng lục tịch dương ngả về tây, ráng đỏ phủ đầy trời, Thẩm gia mở rộng trung môn , tấu nhạc đốt pháo nghênh kiệu.

Kiệu hoa đặt xuống, tiếng nhạc liền ngưng bặt, hai vị huyện lệnh Hội Kê Sơn Âm làm người đón tiếp đứng hai bên cửa, một người gọi là "dẫn tán", một người gọi là "thông tán".

Chỉ nghe dẫn tán nói trước:
- Tân lang đứng trước kiệu.
Thẩm Mặc vội xuống ngựa, theo lời đứng ở trước kiệu.

Thông tán nói:
- Khải kiệu, tân nương đứng dậy.

Cửa kiệu được rỡ xuống, Nhược Hạm ngồi im nửa ngày trới tới tê dại người lúc này mới dám kín đáo vặn eo một chút, rồi vịn cánh tay hỉ nương đứng dậy.

Dẫn tán nói tiếp:
- Tân lang đón.
Thẩm Mặc vội chắp tay mời tân nương của mình, hỉ nương đem một đầu dải lụa của hồng tú cầu cho tân lang.

Vẫn là dẫn tán nói:
- Tân lang tân nương đi tới đại đường.
Hai vị tân nhân nối nhau bởi hồng tú cầu, dọc theo thảm đỏ dài, qua đại môn, tiến thẳng tới đại đường.

Chính đường đã bày nên thơm, bài vị tổ tiên, đặt một cái đấu bên trong có ngũ cốc, trên dán chữ song hỉ.

Dẫn tán hô:
- Tân lang tân nương vào chỗ.
Hai vị tân nhân đứng trước bàn cúng.

Thông tán hô:
- Tân lang tân nương dâng hương.
Liền có người đưa hương cho tân lang, Thẩm Mặc châm hương vào nến, đưa một bó cho Nhược Hạm, lúc này dẫn tán hô:
- Quỳ xuống dâng hương.

Hai người quỳ xuống trước bài vị, theo lệnh của thông tán khấu đầu ba cái, bái tế thiên địa tổ tiên.

Thông tán hô:
- Nhị bái cao đường.

Đôi tân nhân liền lạy Thẩm Hạ đang ngồi cười không khép miệng lại được ở trên ghế, lúc này Thẩm Hạ không kìm được nước mắt, lau cũng không kịp.

- Phu thê giao bái.
Thẩm Mặc và Nhược Hạm lạy nhau ba cái, từ đó duyên định ba đời.

- Lễ xong, đưa vào động phòng!
Theo cùng tiếng hô này nghi thức bài đường phức tạp cuối cùng đã hoàn thành, do hai đứa bé kháu khỉnh cần nến long phượng dẫn đường, tâm lang cầm một đầu hông tú cầu dẫn tân nương vào động phòng. Trên thảm đỏ rải năm cái bao tải, chân của tân lang tân nương đều phải dẫm trên bao tải để đi. truyện copy từ tunghoanh.com

Cứ đi qua một cái bao tải mấy vị hỉ nương nhà nam lại tới trước đón, đó chính là "truyền tông tiếp đại" trong truyền thuyết! Cũng mang ý nghĩa "ngũ đại tiếp kiến!".

*** Vì sao dùng bao tải? Vì bao tải là ma đại.

Đợi sau khi đưa Nhược Hạm vào động phòng, Thẩm Mặc tranh thủ ngồi nghỉ một chút, liền bị một đám bà nương đuổi ra ngoài chúc rượu chí thân hảo hữu. Khách khứa hồi trưa cơ bản đã đi hết rồi, chỉ có những người có quan hệ đặc biệt ở lại tham gia bữa tiệc này.

Hồ Tôn Hiến kiên trì không đi, Đường Thuận Chi cũng có mặt, còn có Thẩm lão gia, Trường Tử có cả Thẩm Kinh xuất hiện cùng Hồ Tôn Hiến, cùng với Thẩm Tương đại biểu cho Thẩm Luyện, có thể thấy đúng là không luận tôn ti, chỉ nói thân sơ.

Mọi người đều biết Thẩm Mặc không uống được rượu, không muốn phá hỏng đêm động phòng hoa trúc của y, liền mỗi người mời y một chén, sau đó tha cho y vào động phòng ...

Nguồn: tunghoanh.com/quan-cu-nhat-pham/chuong-371-j8iaaab.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận