Quan Cư Nhất Phẩm
Tác giả: Tam giới đại sư
-----oo0oo-----
Chương 529: Lại thi hương .
Dịch: lanhdiendiemla.
Sưu Tầm by Soái Ca --- 4vn.eu
Lúc này Dụ vương đi ra, ba người cùng hành lễ, Dụ vương nói:
- Hôm nay là ngày rằm tháng bảy, các vị sư phụ buổi trưa ở lại ăn cơm nhé.
Ba người không thể chối từ, liền cười nhận lời.
Khi dạy học, Dụ vương quan tâm hỏi Thẩm Mặc đã tìm được Lý tiên sinh chưa? Thẩm Mặc gật đầu đáp;
- Đã liên hệ rồi, Lý tiên sinh qua Sơn Hải quan, không bao lâu nữa là tới kinh.
Dụ vương liền trở nên vui mừng.
Nghe giảng một lúc, Phùng Bào hầu hạ bên cạnh liền nói:
- Hôm nay là ngày rằm, tiên sinh, hay là chúng ta nghỉ sớm một chút, làm vài ván với vương gia, nô tài thích nhất xem mọi người chơi cờ.
Nghe nói chơi cờ, hai mắt Dụ vương liền sáng lên, hắn và Thẩm Mặc là kỳ phùng địch thủ. Chẳng phải là trình độ hai người lợi hại mà là sàn sàn như nhau, thắng thua chỉ chênh nhau chút ít, có thể mặc sức ra tay chém giết nhau cho thống khoái mà thôi.
Thẩm Mặc biết Phùng Bào làm thế là cố ý kiếm chuyện với Trần Dĩ Cần, nhưng không vạch trần ra, thấy Dụ vương đang mong mỏi nhìn mình, nói:
- Cung kính không bằng tuân lệnh.
Dụ vương mừng rỡ:
- Phùng Bào, mau đi bày cờ.
- Vâng ạ.
Phùng Bào hớn hở đáp.
Ván cờ này hai bên sát phạt dữ dội, Phùng Bào ở bên cạnh giã đầu gãi tai, thấy ai sắp thua thì giúp người đó, làm hai người đánh mãi mà không phân thắng bại. Cuối cùng đều thành tướng không quân, chỉ đành nhận hòa.
Dụ vương nổi hứng lên, nói:
- Nào nào đánh thêm ván nữa, lần này nhất định phải phân thắng bại.
Thẩm Mặc lắc đầu cười:
- Nếu còn đánh thêm ván nữa, Trần sư phụ và Ân sư phụ thành song pháo không thuốc nổ mất.
Liền đứng dậy:
- Thôi để ngày khác tái chiến vậy.
Thẩm rời đi không lâu, Trần Dĩ Cửu còn chưa vào, Phùng Bào nhìn đồng hồ trên bàn, đó là quà Thẩm Mặc tặng cho Dụ vương, liền kêu lên:
- Ái dà, đã sắp trưa rồi, Vương gia , chúng ta ăn cơm trước thôi.
- Thế này e không hay.
Dụ vương do dự:
- Trần sư phụ sẽ không vui.
"Cho đáng đời hắn." Phùng Bào thầm chửi một câu, mặt làm ra vẻ không tán đồng:
- Tính khí của Trần sư phụ vương gia còn lạ gì nữa, giảng bài là nói tràng giang đại hải, không tốn hai canh giờ thì chưa thể kết thúc.
Nói rồi giang tay ra:
- Tới khi đó người đói, Thẩm sư phụ, Ân sư phụ cũng đói, lại không tiện cắt ngang bài giảng của Trần sư phụ. Chẳng bằng ăn no uống say rồi thong thả nghe giảng.
Dụ vương vốn là người dễ mềm lòng, nghe thế thì gật đầu:
- Được, cứ làm như vậy.
Lúc này Trần Dĩ Cần đi vào, cao giọng nói:
- Điện hạ, hôm nay chúng ta giảng: "Hữu tửu thực, tiên sanh soạn, tằng thị dĩ vi hiếu hồ?"
*** Câu luận ngữ: Khi có việc cần mới nhiệt tình mời mọc cơm rượu săn đón thì có phải là hiếu không?
Dụ vương cười bảo:
- Kệ nó có phải là hiếu hay không, tiên sinh, chúng ta cứ cơm rượu trước đã.
- Hả?
Trần Dĩ Cần không phản ứng lại kịp:
- Vậy là sao?
- Vương gia nói, thời gian ăn cơm đã tới rồi.
Phùng Bào tranh trước trả lời, mở cửa ra làm động tác mời.
Dụ vương vốn còn muốn đợi xem thái độ của Trần sư phụ, hiện giờ Phùng Bào làm như thế, không thể không đi được nữa, đánh đưa tay ra nói:
- Mời sư phụ.
- Ồ.. À...
Đầu óc Trần Dĩ Cần còn chưa kịp xoay chuyển lại đã bị ù ù cạc cạc mời ra khỏi thư phòng, ra ngoài gặp gió mát mới tỉnh lại :" Con mẹ nó, mất hết mặt mũi."
Trên đường đi Trần Dĩ Cẩn cứ suy nghĩ về việc này, chẳng cần phải nói, Phùng Bào chắc chắn là tên đầu sỏ. Lại nghĩ tới Thẩm Mặc, nhất định là tên gia hỏa này cùng với tên thái giám chết bầm kia hợp lại với nhau để chơi ta đây mà, nhất định là như thế.
Khi vào bàn cơm, Trần Dĩ Cần đã đầy một bụng tức, không phát tác ra không được, nhưng tìm Phùng Bào thì phát hiện không thấy bóng dáng tên thái giám đó đâu, hiển nhiên là trốn vào một chỗ cười trộm rồi.
Hắn càng nghĩ càng tức giận, chỉ đành lấy Thẩm Mặc ra xả giận, liền bắt đầu vắt óc suy nghĩ biện pháp báo thù. Lúc này hạ nhân trong phủ mang bánh trái thức ăn nguội lên cho vương gia và ba vị đại nhân nhắm rượu.
Ánh mắt Trần Dĩ Cần chiều lên bàn, hắn liền nhìn thấy một bát măng, liền tranh gắp trước một miếng, cho vào mồm, mặt ra vẻ say sưa:
- Rất ngon, rất ngon. Đây nhất định là măng non của Giang Nam.
- Ồ, sao Trần sư phụ biết?
Dụ vương hỏi.
- Bởi vì ở chỗ thần có một vế thượng liên nói rất hay:
Trần Dĩ Cần cố ý nhìn Thẩm Mặc nói:
- Giang nam nộn duẩn, chủy tiêm bì bạc đỗ phúc không!
Trong phòng này chỉ có Thẩm Mặc là người giang nam, hơn nữa ít tuổi nhất, tất nhiên y là "măng non Giang Nam rồi." Tới ngay Dụ vương cũng nghe ra, mím miệng cười:
- Trần sư phụ thật biết nói đùa.
Lão Trần đã xuất chiêu, Thẩm Mặc tất nhiên phải tiếp chiêu, y cười nhạt:
- Phải nếm mới biết là của nơi nào có gì mà giỏi, ta chỉ cần nhìn cũng biết một đồ tới từ nơi đâu.
- Ồ, ta muốn được chứng kiến đây.
Trần Di Cẩn cười lạnh.
Thẩm Mặc chỉ vào chậu cây có:
- Cái cây cọ già này nhất định là của Thục Tây.
- Sao tiên sinh biết.
Dụ vương cười hỏi:
- Ta nghe nói các tỉnh tây nam đều có cây cọ sinh trưởng cơ mà.
- Thần có hạ liên làm chứng mà.
Thẩm Mặc cười ha hả:
- Thục Tây lão tông, ngạnh trường diệp đại, tác dụng vô.
***
Măng non Giang Nam, vỏ mỏng gai nhọn, bụng rỗng không.
Cọ già Thục Tây, lá to gai cứng, vô tác dụng.
- Ngươi.
Trên bàn tiệc này, Trần Dĩ Cần là người Tứ Xuyên duy nhất, hắn không kiềm chế nổi, rõ ràng là tên tiểu tử kia đang nói lão phu tuổi đã cao mà chưa làm được cái việc gì.
Buổi sáng khi đối đáp với Phùng Bào, hắn đã có suy nghĩ này, có thể thấy với việc mình mãi chưa được thăng tiến đã thành u uất oán khí trong lòng hắn.
Phía bên kia Ân Sĩ Chiêm thấy hai người sắp làm căn với nhau, vội vàng chen ngang nói:
- Làm đối là sở trường của hai người, ta và điện hạ chỉ có thể ngồi ngoài xem hai người biểu diễn, thực sự là mất hứng, chi bằng chúng ta chơi tửu lệnh đi.
- Được.
Mọi người đều không có ý kiến gì, tất nhiên do Du vương điện hạ ra hành lệnh trước tiên, hắn nghĩ một lúc vậy thì lấy chữ tích làm tửu lệnh nhé.
Rồi cười bảo:
- Nghe ta bắt đầu đây: sơn thượng hữu minh quang, bất tri thị nhật quang, nguyệt quang?
*** trên núi có ánh sáng, không biết là ánh sáng mặt trăng hay mặt trời.
Ánh sáng : Minh quang , chữ mình 明 do nhật 日 và nguyệt 月 ghép thành.
Trò chơi này với ba người Thẩm Mặc tân nhiên là không có gì khó khăn ra, Ân Sĩ Chiêm liền cười tiếp luôn:
- Đường thượng quải châu liêm, bất tri thị vương gia liêm, chu gia liêm?
***Trên nhà treo rèm ngọc, không biết rèm vương gia hay rèm chu gia?
Chữ châu = chu vương.
Tới lượt Thẩm Mặc, y ngâm:
- Hữu khách đáo băng dịch, bất tri thị xá nhân, quan nhân?
Cuối cùng là Trần Dĩ Cẩn, hắn cũng chẳng cần suy nghĩ:
- Bán dạ sanh hài tử, bất chích thị tử thì, hợi thì?
nguồn truyện t u n g h o a n h . c o m
Thấy ba vị tiếp theo không hề gặp khó khăn gì, Dụ vương đành uống một chén rượu:
- Chơi trò này với ba vị sư phụ, thực sự là ta quá thiệt thòi.
Lần này tới Ân Sĩ Chiêm ra tửu lệnh, hắn muốn ra một đề khó, nhưng nghĩ tới trình độ của Dụ vương điện hạ, liền nói:
- Câu tửu lệnh này của thần có chút phức tạp, câu thứ nhất một chữ, câu thứ hai một câu tục ngữ, câu thư ba là mọt câu đường thi ... Thần xin ra trước: phẩm tự tam cá khẩu, trữ thiêm nhất đấu, mạc thiêm nhất khẩu ; khẩu. Khẩu, khẩu. Khuyến quân canh tẫn nhất bôi tửu.
Nói xong nâng chén lên với Trần Dĩ Cần, hắn không muốn Thẩm Mặc tưởng rằng là hai người hợp sức chơi y, cho nên dùng quyền lực lệnh chủ chỉ định người đối. Vì câu cuối cùng của hắn mang hiệu lệnh rồi, cho nên Trần Dĩ Cần phải uống trước mới nói.
** Chữ Phẩm có ba cái miệng, khẩu. Thà thêm một đấu, đừng thêm một khẩu. Khẩu khẩu khẩu, khuyên ngài uống cạn chén rượu này.
Khuyến quân canh tẫn nhất bôi tửu: Bài Vị Thánh Khúc của Vương Duy.
Thà thêm một đấu, đừng thêm một khẩu. : Kiểu như đừng có ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau.
Trần Dĩ Cần đành nhận lấy chén rượu, mày nhíu lại một chút rồi giãn ra ngay:
- Nghe câu của ta đây: miểu tự tam cá thủy, thanh xuất vu lam, băng sanh vu thủy ; thủy, thủy, thủy, hội tu nhất ẩm tam bách lâu.
*** Chữ Miểu (mênh mông) sinh ra từ nước, màu xanh bắt nguồn từ màu lam. Nước nước cước, gặp nhau uống ba trăm chén rượu.
Câu cuối là Tương Tiến Tửu của Lý Bạch, thành ngữ trong này thanh xuất vu lam thắng ư lam: Nghĩa là hậu sinh khả úy.
Hắn nói xong vênh váo đưa rượu cho Thẩm Mặc:
- Thẩm đại nhân ngài cứ từ từ mà uống, nếu không giải được thì ta ra đường mùa rượu.
Nếu như Thẩm Mặc không giải được câu cuối thì không hẳn uống ba trăm chén rượu, nhưng uống đến say mới thôi.
Thẩm Mặc cười lớn:
- Có gì mà khó đâu? thọ tự tam cá thủ, đại xử trứ nhãn tiểu xử trứ thủ. Thủ Thủ thủ. túy ông chi ý bất tại tửu.
Liền đem thế công của Trần Dĩ Cần hỏa giải hết.
*** Câu cuối là thơ Âu Dương Tu đời Tống. Câu tục ngữ trong đây ám chỉ phải nhìn xa trông rộng.
Còn lại chỉ có một mình Dụ vương. Hắn gãi đầu gãi tai hồi lâu không đối được, liền uống một chén, xua tay nói:
- Ta không đâu lại ba vị, không bằng xem náo nhiệt vui hơn.
Liền lui khỏi tửu lệnh.
Ân Sĩ Chiêm cũng cười nói:
- Vậy thần cũng không chơi nữa, để hai người bọn họ quyết thư hùng đi.
Hai người cũng không chối từ, người qua ta lại, phát hiện ra không ai làm khó dược ai, biết rằng tửu lệnh bình thường không có tác dụng, Trần Dĩ Cần liền nói:
- Ta ra một câu nữa, nếu như ngươi đối được thì coi như ngươi thắng.
- Xin mời.
Thẩm Mặc cười ung dung.
- Đán để, oạt công, hoành xuyên, trắc mục, khuyết sửu, đoạn đại, tạo để, phân đầu, vị hoàn, điền tâm!
Trần Dĩ Cần nói liền một hơi.
Sắc mặt Thẩm Mặc lập tức trở nên nghiêm túc, tức tốc suy nghĩ cách ứng đối.
Dụ vương không hiểu, liền hỏi nhỏ Ân Sĩ Chiêm:
- Thế là có ý gì?
- Chính là một tới mười, mười số.
Ân Sĩ Chiêm đáp nhỏ:
- Đáy chữ đán là một, công moi đi cột là hai, chữ xuyên đặt ngang là 3, chữ mục nằm xuống là 4, chữ sửu thiếu một nét là 5 ....
- Thì ra là như thế.
Dụ vương liền hiểu ra, đại gẫy đầu là 6, đáy chữ tạo là 7, đầu chữ phân là 8, chữ hoàn bỏ đi dấu phẩy là số 9, tâm của chữ điền là số 10.
Thế này thì thật là khó đối, bởi vì Thẩm Mặc muốn đối được thì phải mười chữ số chứa trong đó, hơn nữa cũng phải là loại do mười câu đó tạo thành. Dù sao Dụ vương nghĩ thôi cũng không dám đối, thầm lo cho Thẩm Mặc :" Không được thì nhận thua có sao."
Nhưng Thẩm Mặc hoàn toàn chẳng coi vào đâu, uống trà cười tươi nói:
- Bách vạn quân trung vô bạch kỳ, phu tử vô nhân vấn trọng ni, phách chủ thất liễu kình thiên trụ, mạ đáo tương quân vô mã kỵ, ngô kim bất dụng đa khai khẩu, cổn cổn giang hà thoát thủy y, tạo tử thì thường quải liễu bạch, phân qua bất dụng bả đao trì, hoàn trung thất khứ trữ đan dược, thiên lý tống quân chung nhất biệt!
***
Bách vạn quân trung vô bạch kỳ: Trong trăm vạn quân không có cờ trắng, chữ bách bỏ đi chữ bạch là nhất - Số một… tương tự ở câu sau.
Cũng là từ một tới mười, hơn nữa còn đáp lại bằng câu dài, độ khó cao hơn hẳn. Trần Dĩ Cẩn cuối cùng cũng hiểu ra, mình căn bản không phải là đối thủ của Thẩm Mặc, liền thở dài:
- Ta nhận thua.
Nói xong uống cạn chén rượu, mặt rất rầu rĩ khó coi.
Dụ vương giảng hòa:
- Vốn chỉ là giải trí trợ hứng thôi mà, thắng thua đều vui vả.
Nói rồi giơ chén lên:
- Nào, chúng ta cùng uống chén này.
Trần Dĩ Cần cười cảm kích, cạn chén với mọi người, từ đó trở đi sửa cái tích thích bới móc tật xấu của người khác.
Hàng phục được Trần Dĩ Cẩn luôn cho mình hơn người, cuộc sống của Thẩm Mặc bước vào thời kỳ yên ả, mỗi ngày qua lại giữa vương phủ và Quốc tử giám.
Quan hệ với Dụ vương cực kỳ hòa hợp, đối đãi với học sinh cũng tận tâm tận lực, được đa số yêu quý, xem ra y đã thích ứng được với cuộc sống dạy học.
Thẩm Chuyết Ngôn oai hùng giang nam tựa hồ đã thành truyền thuyết, bị lu mờ ở thành Bắc Kinh u ám, không còn được người ta chú ý tới nữa.
Chớp mắt một cái đã tới tháng tám, trọng tâm của sinh hoạt chính trị cả triều đình là thi Hương năm Gia Tĩnh thứ 40, khởi điểm của kỳ thi lớn ba năm một lần, cũng là dòng máu mới đổ vào quan trường, cho nên hết sức thu hút ánh mắt của người khác, mặc dù sau cuộc thi, những "đứa con cưng" đó sẽ mau chóng bị lãng quên, nhưng không hề gây trở ngại cho các đại nhân quan tâm vào lúc đó.
Thi Hương được cử hành theo thông lệ vào ngày mùng 7 tháng 8, qua tháng bảy, triều đình liền công bố danh sách quan chủ phó khảo của mười ba tỉnh, còn về thi hương phủ Thuận Thiên dưới chân thiên tử, dựa theo thông lệ thì trước bảy ngày mới công bố.
Sau khi danh sách được đưa ra, Thẩm Mặc cả kinh, vì quan chủ khảo thi Hương lần này không phải ai khác, mà chính là Thẩm Mặc Thẩm Chuyết Ngôn.
Phải biết rằng chủ khảo thi Hương là công việc nóng bỏng tay, có câu một lần chủ khảo, hưởng lợi cả đời. Tuyệt đối không phải là sai, cứ nghĩ mà xem hai ba trăm người thi trúng gọi ngươi là "ân sư". Một phát có ngay nhiều học sinh cử nhân như vậy, định sẵn là sẽ có rất nhiều người thành đạt, chẳng cần làm thượng thư các lão gì, dù làm cán bộ trung tầng bình thường cũng có một món của báu đáng quý.
Cho nên ai cũng thèm khát cái vị trí quan chủ khảo này. Đương nhiên là không phải ai cũng có thể làm cái chức chủ khảo thi hương này. Phải có hai điều kiện tiên quyết, xuất thân Hàn lâm viện và hồng bào tứ phẩm, mặc dù hiện giờ Thẩm Mặc chỉ là quan ngũ phẩm ti nghiệp Quốc tử giám, nhưng dù sao y từng làm tuần phủ, cho nên về tư cách hoàn toàn có thể chấp nhận được.
Có điều tiếp nhận cái công việc ngon lành vừa có thể diện lại có lợi thực, Thẩm Mặc chẳng thể nào cười nổi, vì sao? Bởi vì Thuận Thiên phủ ở chốn kinh kỳ, nơi quyền quý hào môn quy tụ, vương hầu công khanh có khắp nơi. Y sớm đã nghe nói, mỗi năm tới thi Hương, chuyện đi cửa sau, lôi kéo quan hệ đã thành thông tục.
Lần này thi Hương cạnh tranh khá là kịch liệt, tổng cộng có hơn 7500 khảo sinh, trong đó chọn 206 người thi đỗ. Đối diện với cuộc cạnh tranh kịch liệt như thế, các khảo sinh cùng với gia tộc sẻ dụng hết phép thuật thần thông để chiếm tiên cơ, muốn con cháu mình có tên trên bảng.
Có người sẽ hỏi, không phải khoa cử có biện pháp chống gian lận hoàn thiện sao? Phép thần thông cao đến mấy cũng có tác dụng gì?
Đáp án là, đương nhiên có tác dụng, nếu như thấy phép thần không có tác dụng, vậy nguyên nhân chỉ có một, phép ngươi chưa đủ mạnh thôi. Còn nếu phép thần đủ mạnh, bất kỳ một pháo đài như như không thể đánh bại nào, trước mặt ngươi chỉ là gói vụn gạch nát, không đáng một nụ cười.
Đó là nguyên nhân vì sao khảo quan thi Hương ở phủ Thuận Thiên công cố trước kỳ thi. Chính là sợ những phép thần thông không sao đề phòng hết kia.
Nhưng cho dù quan chủ khảo công minh liêm chính, kiên quyết không gian dối, đồng khảo quan cũng có biện pháp, thậm chí có thể đợi thu bài xong trộn lẫn bài vào, càng chưa nói khảo sinh mang tài liệu, thậm chí trong ngoài cấu kết, làm người ta không thể đề phòng được.
Đến ngày Cẩm Y Vệ đưa Thẩm Mặc lên xe ngựa kín như binh, từ Quốc tử giám tới đình viện không biết chốn nào, sau đó bắt đầu ra đề.
Dùng mất ba ngày nghĩ ra đề thì đầu tiên, lần này Thẩm Mặc mang suy nghĩ, không cần có gì thần kỹ, không mắc lỗi lầm là được, nên ra đề lần lượt là " Cư tắc viết bất ngô tri dã." " Đức hành: Nhan uyên, nhuận tử tái, nhiễm bá ngưu, trọng cung " cùng với " Quân tử tật một thế nhi danh bất xưng yên " . Đều là đề thi đường đường chính chính, hơn nữa không gợi ra bất kỳ sự liên tưởng nào.
Đem đề thì giao ra cho Cẩm Y vệ trông coi mình, sau đó lại dùng hai ngày nữa nghĩ đề thi hai vòng sau, cũng giao cho Cẩm Y vệ rồi cắm đầu ngủ. Thẩm nghĩ :" Giờ mới biết làm khảo quan còn vất vả hơn làm khảo sinh."
Tới ngày mùng 6 Thẩm Mặc mới tỉnh lại, cảm thấy tinh lực mình lại trở nên sung mãnh, liền phấn chấn tắm rửa thay y phục, chuẩn bị tụ họp với các đồng khảo quan, nghênh tiếp cuộc khiêu khiến gian nan, hoặc có thể nói là chiến tranh này.
Đây là cuộc chiến giữa khảo sinh và khảo quan, giữa gian lận và công chính, chế độ và chống chế độ. Là phe bảo vệ chế độ, Thẩm Mặc phải nghĩ cách trừ bỏ toàn bộ hiện tượng chống chế độ, hoặc ít nhất ở mức có thể chấp nhận được.
Nếu lần thi Hương này mà hỏng, y thân bại danh liệt, không một ai có thể cứu vãn được.
Nếu như thành công, qua trải nghiệm này, lý lịch của y sẽ thêm một đoạn nổi bật.
-o0o-