Quan Cư Nhất Phẩm Chương 786 : Tranh chấp(1+2+3)

Quan Cư Nhất Phẩm
Tác giả: Tam giới đại sư

Chương 786: Tranh chấp(1+2+3)

Dịch: lanhdiendiemla
Nguồn: Vipvandan






Kỳ thực hộ tống trên biển chẳng có được lợi nhuận cao như thế, theo lời hứa của Thẩm Mặc thì sẽ phải lấy một nửa lợi nhuận ra cho hoàng thất.
Nhưng đám Từ Hải sẽ không dị nghị, với đám hải thương giàu sụ, chút lợi ích đó có là gì, cho hết hoàng gia cũng chẳng sao. Lợi ích tương lai mang lại còn lớn hơn nhiều, vì chỉ dựng lên lá cờ "hoàng gia", thì đại nghiệp lớn Thẩm Mặc vẽ ra cho họ mới triển khai được.

Thẩm Mặc sở dĩ luôn được đám hải tặc ủng hộ , thậm chí sùng bái là vì y luôn có phương án mọi người cùng có lợi.
Y luôn tin một điều, có tiền cùng hưởng chung mới có thể lâu dài, nếu không đám tổn thất sẽ nhảy ra gây sự.


Cho nên cái giá y báo với Long Khánh kỳ thực bao hàm cả tiền cho đám thái giám trong cung tham ô, hi vọng có bạc rồi, bọn chúng ít hoành hành hơn. nguồn truyện t u n g h o a n h . c o m

Cái cách nhìn chừng như đơn giản này kẻ khác không học nổi, vì tầm mắt bọn họ chỉ giới hạn trong miếng bánh Đại Minh, cho nên nỗ lực cứu quốc đặt hết vào "bài trừ tệ nạn".

Năm xưa đi học đọc sách cải cách của Trương Cư Chính, Thẩm Mặc thấy thật kinh thiên động địa. Nhưng cùng kiến thức tăng lên, y chẳng mù quáng tin tưởng vào cải cách nữa.
Vì trong một cái hệ thống khép kín, muốn cải cách kính tế là cực khó, làm lợi cho người này sẽ tổn hại cho người khác.

Dưới tình huống đó, đấu tranh sẽ rất quyết liệt, mà quần thể có lợi trước đã thâm căn cố đế, dù nhất thời bị trấn áp cũng có thể chuyển bại thành thắng.
Cho nên bất kỳ cải cách kinh tế nào trong hoàn cảnh bế tắc cũng thường là thất bại, dù nhìn tựa như thành công, chẳng qua là chuyển đổi lợi ích lên người khác, tiếp tục người ăn thịt người mà thôi.

Thẩm Mặc tỉnh táo không muốn học theo Trương Cư Chính, nếu không động tới lợi ích của đám đại địa chủ, đại gia tộc chỉ có kết thúc trong thất bại.
Tạm biệt Long Khánh trở về Văn Uyên các, thì mọi người đã thu thập đồ đạc, kết thúc buổi làm việc buổi sáng, Thẩm Mặc cười ngượng ngập cùng bọn họ tới nhà ăn.

Trong bữa cơm Trần Dĩ Cẩn nói với Thẩm Mặc, Trương Cư Chính chủ động muốn xin cùng gian với Lý Xuân Phương, cho nên hai bọn họ sẽ làm việc cùng một gian.

Thẩm Mặc thì thấy thế nào cũng được, dù sao có phải là ngủ cùng một giường đâu, có điều thái độ của Trương Cư Chính cho thấy, quan hệ hai bên đã không thể giống như trước được nữa.

Chuyện trong dự liệu, Thẩm Mặc chẳng để trong lòng, y quan tâm là thái độ của Từ Giai và Cao Củng.

Cao Củng đang lớn tiếng nói chuyện tình hình kinh tế năm nay, thỉnh thoảng còn hỏi ý kiến mọi người.
Từ Giai thì chỉ chuyên tâm ăn uống, một lúc sau no bụng là đứng lên rời đi.

Nhìn theo bóng lưng Từ Giai, Cao Củng cười có chút khoái trá, tuy rất kín, nhưng những người ở đây là ai? Sao thoát khỏi con mắt của họ được? Thầm nghĩ :" Cao các lão sắp nở mày nở mặt rồi."

Chuyện hoàng đế ban chữ cho bốn vị đế sư đã lan truyền đi, trong đó lộ ra tin tức chính trị quá rõ ràng. Nhất là bốn chữ "khải hoành nguyên sư" của Cao Củng, thủ phụ còn gọi là nguyên phụ, hoàng đế cho Cao Củng chữ "nguyên", bảo Từ Giai phải tự xử ra sao?

Quả nhiên mấy ngày tiếp ngay cả sự khách khí bề ngoài của Cao Củng với Từ Giai cũng chẳng có, đương nhiên cũng không thể đơn giản cho rằng là "đắc ý ngông cuồng", vì phong cách làm việc của hai người quá lớn.

Như quan trường bình luận, Hoa Đình chuyên ban ơn, Tân Trịnh chuyên chuốc oán. Một người cầu mọi chuyện vẹn toàn, một người đặt hết lòng vào quốc sự, bất kể danh dự, không tránh mâu thuẫn, chuyện gì cũng chú trọng công tâm.

Hai cách làm việc này sinh vô số mâu thuẫn, một khi có bên nào không nhịn nữa, xung đột sẽ công khai hóa.

Hôm đó nội các thu được tấu chương đàn hặc tuần phủ Quảng Đông là Bàng Thượng Bằng, Lý Xuân Phương đọc xong thấy tình hình nghiêm trọng, liền báo cáo với Từ Giai:
- Thủ phụ, chư vị các lão, mấy ngày qua nội các thu được bảy bán táu, đều đàn hặc tuần phủ Quảng Châu, đây là chuyện lớn, xin thủ phụ và các vị thương lượng định đoạt.

Ba người Thẩm Mặc mới nhập các, chưa có nhiệm vụ gì cụ thể, yêu cầu của Từ Giai với bọn họ là mau chóng thoát khỏi xử lý sự vụ cụ thể ở bộ, đứng ở lập trường toàn cục xem xét vấn đề. Cho nên giờ việc bọn họ làm là quan sát và học tập.

- Tội danh gì?
Từ Giai bỏ mắt kính xuống, hỏi:

- Chủ yếu là cưỡng chế đo đạc lại ruộng đất ở Quảng Châu, làm lòng người hoảng loạn, thân sĩ đương địa liên hợp lại kháng cự, kết quả xảy ra xung đột, chết mười mấy người, tạo thành ảnh hưởng các liệt.
Lý Xuân Phương tiến hành tổng kết:
- Chẳng trách ngự sử đất Việt đồng lòng dâng tấu đàn hoặc ông ta.

*** Đất Việt chỉ hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, kiểu đất Lỗ chỉ Sơn Đông vậy.

Cao Củng chen vào:
- Ngươi nói đàn hặc ông ta toàn là ngự sử Quảng Đông?

- Vâng, ở quê xảy ra chuyện này, khẳng định có hương thân phụ lão viết thư kể khổ với bọn họ, vì thế nổi giận dâng thư cũng là có thể thông cảm được.
Lý Xuân Phương ôn hòa, không có nghĩa là hắn không có quan điểm, hắn nói giúp ngự sử đất Việt là có ý ủng hộ họ đàn hặc Bàng Thượng Bằng.

*** Nhất điều biên pháp: Cải cách trọng yếu thế kỷ 16, thường gọi là điều biên hay biên pháp, nôm na gom hết thuế khóa lao dịch một huyện gom làm một.

- Chẳng phải là Bàng Thượng Bằng đang thí điểm "nhất điều tiên pháp" sao?
Quách Phác thắc mắc:
- Thế nào lại bắt đầu đo đạc đất đai, chẳng lẽ ông ta mở rộng nó rồi?
Quách Phác. sao trắng biết nguyên do trong đó, vờ không biết là vì muốn liên hệ "đo đạc ruộng đất" với "biên pháp" mà thôi.

Quả nhiên Cao Củng tiếp lời:
- Biên pháp là đem toàn bộ các hang phú thế tính vào đồng ruộng, muốn thi hành biên pháp tất nhiên phải đo đạc ruộng rồi.

- Té ra là thế.
Quách Phác vỡ lẽ:
- Nói vậy những thân sĩ phản đối đo đạc ruộng đất kia thực ra là phản đối biên pháp?

- Bọn chúng đương nhiên là sợ rồi, một khi dựa theo mẫu ruộng thu thuế, rất nhiều kẻ sẽ mất máu lớn.
Cao Củng trào phúng:
- Nhà có vạn khoảng ruộng tốt, song nộp thuế còn ít hơn tiểu nông, nếu chuyện này mất đi, bọn chúng sao ngồi yên được.

Không chỉ đại hộ mà quan lại tỉnh Quảng Đông cũng thống hận biên pháp, vì làm thế bọn chúng không thể chấm mút được khi thu thuế rồi.

Nghe hai người họ kẻ hát người khen, Từ Giai mặt âm trầm:
- Năm sau sửa niên hiệu, tân triều bắt đầu, nhất định phải ổn định, để triều Long Khánh có khởi đầu tốt đẹp. Lúc này ổn định hơn tất cả, hai kinh mười ba tỉnh, giữ nguyên thánh hiến còn xảy ra ối chuyện huống hồ là bày trò khác người?
Giọng trở nên nghiêm khắc:
- Kẻ nào cũng giống họ Bàng thì thiên hạ loạn à? Ta thấy Bàng Thượng Bằng không cần làm nữa, hạng người không biết ai phận là thứ họa quốc hại dân, lão phu kiến nghị cách chức, vĩnh viễn không sử dụng.
Từ Giai đích thân ra trận vì không có người phát ngôn, hai là muốn trấn áp kẻ chống đối.

Kết quả chẳng những không ai phản đối, ngay Cao Củng cũng vỗ bàn luôn miệng nói:
- Hay hay hay.

- Cao các lão cũng thấy những ngự sử kia đàn hặc là đúng?
Lý Xuân Phương kinh ngạc nhìn Cao Củng, thầm nghĩ :"sao đột nhiên lại đổi tính rồi?"

Chỉ nghe Cao Củng cười lạnh liên hổi:
- Ta không nói như thế, ta mừng thay cho đám quan viên kia thôi, nếu biên pháp thực thi, bọn chúng không cách nào bòn rút được nữa, tài lộ bị chặt đứt, lấy gì ăn chơi xa xỉ? Hiện giờ chúng ta hạ Bàng Thượng Bằng, khôi phục cái gọi là "thánh hiến", ta cảm nhận được bọn họ sẽ vui ra sao, cho nên mới reo hò hộ.

Lý Xuân Phương chẳng giận mà còn cười được:
- Ra là thế, hạ quan hiểu lầm mất rồi.
Nhưng Cao Củng chia thẳng mũi giáo vào Từ Giai, hắn không thể không nói đỡ:
- Trị nước lớn như nấu con cá nhỏ, quá gấp gáp không được, quá thích chuyện khác người không được, Bàng Thượng Bằng vội vàng, nóng tính như thế, không hợp làm phong cương.



- Vậy kẻ nào mới thích hợp? Chẳng lẽ đám không biết tiến thủ, chỉ biết duy trì sao?
Cao Cửng ương lên nói:
- Đại Minh tệ nạn trùng trùng, trong đó mâu thuẫn gay gắt nhất là người nghèo càng nghèo, kẻ giàu càng giầu. Là bởi vì thứ gọi là thánh hiến sơ hở lỗ chỗ, khiến tiểu dân không còn đường sống, quan lại tham lam vô độ. Nay triều đại đổi mới, là cơ hội tốt khai sáng cục diện mới mẻ, người không sợ phỉ báng, không ngại được mất như Bàng Thượng Bằng chẳng những không thể xử phạt, còn phải thưởng. Ta kiến nghị cách chức hết đám ngôn quan cáo trạng kia, vĩnh viễn không sử dụng.

Từ Giai cau mày:
- Ngôn quan nghe đồn tấu báo, dù không đúng sự thực cũng không thể truy cứu, nếu không sẽ làm hỏng chính khí triều đình.

Cao Củng cười khẩy:
- Thủ phụ quả nhiên là rộng rãi bao dung, nhưng vì sao chỉ khoan dung với ngôn quan, còn với người dũng cảm cải cách lại ra sức xoi mói như vậy?

Thẩm Mặc bàng quan, phát hiện mâu thuẫn căn bản giữ Từ Giai và Cao Củng là ở phương trâm trị quốc khác nhau, hai con trâu một muốn quay về, một muốn tiến lên, làm sao cưỡng ép uống nước trong một máng được.

Hai bên tranh chấp không ai chịu nhường ai, nhưng không thể kẹt ở đó, đành tạm thời gác lại, xử lý chính vụ trước.

Cao Củng mặt hầm hầm ngồi đọc tấu chương, đến khi đọc một bản tấu, không nhịn được bùng phát:
- Thật là nực cười, quan viên Đại Minh ta sao có thể vô sỉ như thế?
Nói rồi đập tấu chương lên bàn Từ Giai:
- Thủ phụ xem đi, lúc này thì bọn chúng lại vờ câm điếc.

Từ Giai cẩm bản tấu lên xem, do tổng đốc hà vụ Phan Quý Tuần dâng thư đàn hặc tri phủ Khai Phong Đỗ Doãn Đức, nói mùa thua năm nay Hoàng Hà ứ tắc, khiền thuyền bè không qua được. Phan Quý Tuần xin phủ Khai Phong tổ chức dân phu khai thông. Không ngờ Đỗ tri phủ suốt ngày tụ hội giảng học, ngó lơ việc này, lấy tiền trị thủy đi xây thư viện, lập giảng đàn, cung cấp cả thức ăn cho người nghe giảng, bỏ mặc trị thủy hoang phế, tạo thành tổn thất lớn cho triều đình.

- Chuyện phát sinh lâu như thế, ngôn quan không một ai đàn hặc! Cao mỗ ngu xuẩn, không biết người làm chút đổi mới , không biết lợi hại đã kéo nhau đàn hặc, còn sao với chuyện này lại khoan dung như thế?
Cao Cùng gằn giọng nói.

Từ Giai sắc mặt khó coi, vì Cao Củng bề ngoài công kích Đỗ tri phủ, trách mắng ngôn quan, thực chất chỉ gà mắng chó, chỉ trích thủ phụ mê dạy học, còn cổ vũ toàn quốc, khiến phía dưới hùa theo lấy lòng.

Đặc biệt là những năm qua thân là thủ phụ mà đích thân đăng đàn giảng học, mỗi lần ông ta giảng học là nha môn lớn nhỏ trống rỗng, bất kể là có phải môn nhân vương học hay không đều tới nghe, chỉ sợ tỏ ra chậm trễ khiến thủ phụ không vui.

Cao Củng cực kỳ bất mãn, ông ta cho rằng giảng học chỉ nên tổ chức tại nhà, bằng hữu trao đổi, Từ Giai lại công khai đăng đàn trên triều, thân là thủ phụ lại lấy danh nghĩa minh chủ cổ vũ Vương học, thực chất lôi kéo bè đảng.

Cao Củng nhiều lần khuyên bảo, Từ Giai không nghe, ngược lại càng nhiệt tình giảng học, đương nhiên Từ Giai cũng có lý của mình :
- Quốc chính đi xuống, quan trường sa sút là vì nhân tâm bất chính, nên phải giảng học giáo hóa, đó là con đường tắt.

Từ Giai coi giảng học thành chỗ đột phá quan trường tham ô hối lộ, xoay chuyển quốc thế suy vi, đương nhiên không cho Cao Củng nói bóng nói gió.

Cho nên đọc xong bản tấu, Từ Giai trầm giọng nói:
- Nếu là chuyện mùa thu sao giờ cuối năm mới báo lên? Ta thấy tên Phan Quý Tuần này giống như Tân Trịnh nói, là hạng đầu cơ xu nịnh mà thôi.

Ý nói Phan Quý Tuần phối hợp với Cao Củng, ông ta mặt sầm xuống, vỗ bàn nói:
- Vậy thì phái ngự sự đi tra, xem xem rốt cuộc kẻ nào nói dối.

- Phải tra.
Từ Giai mặt cũng sầm xuống:
- Đương nhiên phải tra, triều đình mỗi năm cấp tiền trị thủy cả trăm vạn lượng, nhưng cứ gặp chút lũ là sập đê. Làm ăn như thế còn suốt ngày kêu nghèo, yêu cầu thêm tiền. Ta thấy phải phái người đi điều tra triệt để! Cao các lão, ông phụ trách việc này.

Cao Củng mặt tím tái, Phan Quý Tuần mới chủ trì nha môn trị thủy vài tháng, lại phải chịu trách nhiệm vấn đề lịch sử để lại? Chẳng phải là uy hiếp trắng trợn sao? Tức thì không nói nữa, không khí trong sảnh rơi vào ngưng trệ.

Thấy cục diện bế tắc, Quách Phác vội giải vây:
- Thủ phụ, chính phủ gửi gắm hi vọng lớn vào Phan Quý Tuần, không ngại triệu hồi Chu Hành về để ông ta không ai cản trở, chuyên tâm trị thủy. Lúc này lại muốn truy tra, tựa hồ có hiềm nghi phá đám ông ấy.

Từ Giai hừ một tiếng, hỏi Lý Xuân Phương:
- Thạch Lộc ý thế nào?


Lý Xuân Phương hơi khom người nói:
- Theo ngu kiến của hạ quan, kinh sát sắp tới rồi, khi ấy lại bộ và đô sát viện tự có công luận, tấu sớ này nên áp xuống ...
Kỳ thực hắn hướng về Từ Giai, nhưng cảnh giới ba phải cao nhất là không đắc tội với ai, còn biểu đạt được khuynh hướng của mình, khiến người ta không dám xem thường.

Cao Củng cũng biết, lúc này trở mặt với Từ Giai không phải là chuyện hay, đành lui một bước:
- Tấu sớ đàn hặc tri phủ Khai Phong có thể áp lại, nhưng ngôn quan đất Việt đàn hặc Bàng Thượng Bằng cần phải trách mắng nghiêm khắc.
Tay gấu và vây cá không thể lưỡng toàn, đành phải thỏa hiệp.

- Rất tốt.
Từ Giai đứng dậy tức tối nói:
- Chuẩn bị giấy, lão phu muốn đi nhà xí.

~~~~~~~~~~~

Nội các nghỉ vào giờ tỵ, vì công việc không bận lắm, cho nên mọi người đều về nhà, Từ Giai thì không có ý muốn đi, mang chồng công văn về trị phòng tiếp tục tăng ca.

Trương Cư Chính cũng không đi, tới giúp ông ta xử lý chính vụ. Dưới ánh đèn sáng, hai sư đồ chuyên tâm phê duyệt tấu chương, khi chuông đánh mười tiếng, Từ Giai viết xong chữ cuối cùng, đặt kính xuống, đột nhiên than:
- Thái Nhạc, vi sư già rồi.

Trương Cư Chính đóng bản tấu lại, cười nói:
- Sư phụ chưa già, Nghiêm các lão làm tới năm 83 tuổi, sư phụ thế nào cũng làm thêo 20 năm nữa.

- Nếu thế có một số kẻ hận chết ta mất.
Từ Giai cười:
- Người già tuổi ta, chẳng phải bệnh tận quấn người thì cũng quây quần chơi với con cháu, vi sư lại quanh năm thắp đèn thức đêm, chẳng được nghỉ ngơi. Ngày càng nhớ nhung ruộng vườn, muốn về quê hương ...

- Sư phụ đừng nói thế.
Trương Cư Chính cuống lên:
- Đại Minh không thể thiếu người lèo lái được.

- Thiếu ai cũng vậy cả thôi, chỉ là một số việc chưa xong, ta không thể vô trách nhiệm bỏ đi được. Nhưng kiên trì được bao lâu lão phu không biết, đành được ngày nào, hay ngày nấy.

- Dưới một người, trên vạn người, tân đế bê trễ, khắp triều mãnh thần, sư phụ thật muôn vàn khó khăn.
Trương Cư Chính khẽ than.

Từ Giai động lòng, lời này nói thẳng vào tâm khảm ông ta, dù mắt kèm nhèm nhìn không rõ nét mặt học sinh, vẫn xúc động nói:
- Thái Nhạc, chính vụ làm mãi chẳng hết, hai ta đêm nay thắp nến nói chuyện, lười biếng một chút vậy.

Trương Cư Chính thuận theo, đặt ghế bên cạnh Từ Giai ngồi xuống.

Từ Giai nhìn khuôn mặt tuấn lãng quen thuộc đó, lời nghẹn trong lòng bao ngày chuẩn bị nói ra, nhưng văn nhân đúng là văn nhân, mở màn còn phải rải đường trước:
- Năm xưa ta và Nghiêm các lão cũng ngồi đối diện với nhau thế này, ông ấy hỏi ta, trên đời này người nào thân cận nhất.

- Chắc là cha con.
Trương Cư Chính đã biết đáp án, nhưng cố ý nói sai.

Quả nhiên mặt Từ Giai hiện vẻ chua chát:
- Theo lý thì là thế, trên đời này khó báo nhất là ơn cha mẹ, nhưng kẻ làm con có nghĩ thế không? Ngươi có con chắc cũng có cảm thụ đó, chỉ có cha lo cho con, có thấy con nghĩ cho cha không?

Trương Cư Chính không biết nói tiếp ra sao, đành im lặng ngồi nghe. Từ Giai thấy không có tiếng nói chung với hắn, thở dài:
- Thôi, nói chuyện này với ngươi còn sớm quá. Nghe nói mấy ngày trước hoàng thượng ban chữ cho các ngươi?

- Vâng.
Trương Cư Chính gật đầu, hắn biết sớm muộn gì cũng có ngày này, nên kể hết ra.


Ánh mắt Từ Giai rất phức tạp:
- Trời có tứ đức, nguyên hanh lợi trinh .
Dù giọng nói rất bình đạm, nhưng vẻ mất mác cô quạnh không thể che dấu.

- Thánh ý ra sao, ai mà biết được.
Trương Cư Chính an ủi:
- Nói không chừng hoàng thượng chỉ đơn thuần tặng chữ mà thôi.

- Thái Nhạc, tới lúc này rồi đừng an ủi ta nữa, chẳng lẽ ngươi thực sự không hiểu thánh ý sao?

Trương Cư Chính sao không hiểu, nhưng hắn không thể làm tổn thương sư phụ, nên vờ hồ đồ:
- Học sinh ngu độn, không thể nào đoán được thánh ý, thấy giải thích thế này cũng được, giải thích thế kia cũng đúng.

- Có gì mà phức tạp?
Từ Giai không ép:
- Triều vua nào, triều thần đó, tân đế muốn các vị sư phụ của mình chấp chính rồi.

- Học sinh chưa từng nghĩ tới điều này.
Trương Cư Chính lúc này không thể không tỏ thái độ:
- Nếu đúng là thế thì ắt phải do Tân Trịnh công chấp chính rồi, Tân Trịnh công đúng là tài cán siêu quần, khí phách vô song, điều này trong ngoài chiều ai cũng thấy.
Nói tới đó đổi giọng:
- Nhưng nghĩ tới ông ấy suốt này đeo cải cách bên miệng, học sinh lại thấy bất an.

Từ Giai lúc đầu cau mày, nghe đoạn cuối lại mỉm cười, hiền từ nói:
- Tân Trịnh là ân sư vỡ lòng của đương kim, đám xuất gia giữa đường các ngươi sao so được? Có điều kẻ này lòng dạ như ruột gà, mất lòng số đông, khó làm việc lớn được.

Trương Cư Chính biết sư phụ hắn nói thế không phải chỉ vì oán thù riêng, vì trong bách quan có không ít lời rèm pha.

Điều này cũng bình thường thôi, Cao Củng quyết tâm chình đốn quan trường, bài trừ tệ nạn, cải cách thể chế phong cách làm việc mạnh mẽ dứt khoát, làm rất nhiều người khó chịu. Ông ta không chỉ nói miệng xuông còn hành động thực tế, cho nên càng khiến người khác khó chấp nhận.
Trương Cư Chính thầm khâm phục không thôi, luôn coi là người cùng loại.

Nhưng trước mặt Từ Giai, hắn không thể nói giúp cho Cao Củng, còn phụ họa:
- Tân Trịnh công đúng là người kinh xuất lỗ mãng, không phải nhân tuyển tốt cho chức thừa tướng.
Hắn cắn răng nói tiếp:
- Đương kim mới lên ngôi, khó tránh khỏi dùng người thiếu khách quan, học sinh bất tài, nguyện ý vì tân đế nói rõ lý lẽ, để bệ hạ hiểu khổ tâm của sư phụ.

Từ Giai nghe thế mặt rất vui mừng:
- Vì thế vừa rồi ta mới nói, trên đời này thân thiết nhất không phải là cha con, mà là sư đồ. Nhi tử coi phụ ân là đương nhiên, học sinh coi ân sư phụ là phải báo đáp. Thái Nhạc, ngươi có tấm lòng này ta rất cao hứng.
Nói rồi đưa tay ra nắm lấy tay Trương Cư Chính:
- Sư phụ không dễ ngã thế đâu, không thấy ngươi lên làm thủ phụ, ta chết không nhắm mắt.

Trương Cư Chính cảm thụ được chân tình của ông ta, hai mắt ươn ướt:
- Có học sinh ở đây, sư phụ muốn học sinh làm gì?

- Ta không cần ngươi đi nói xấu Cao Củng.
Từ Giai thong thả nói:
- Như thế chỉ khơi lên tâm lý phản nghịch của tân đế, còn hoài nghi ngươi bịa đặt thị phi, được không bằng mất.

Trương Cư Chính thầm thở phào, hắn thực sự sợ Từ Giai đưa ra yêu cầu đó, sau này hắn sao dám đứng trước mặt Long Khánh nữa.

- Năm xưa vi sư ngầm làm những việc vì hoàng thượng, xem ra hoàng thượng chưa biết, còn cho rằng ta và Nghiêm Tung cùng một duộc.
Từ Giai nắm được vấn đề, biết Long Khánh tâm tư đơn thuần, sở dĩ không tín nhiệm mình là vì hiểu lầm, chỉ cần giải thích rõ là có cơ xoay chuyển:
- Ngươi không cần thổi phồng, cứ đem việc mình biết nói với hoàng thượng, nếu người còn kiên trì dùng Cao Củng, vi sư sẽ chủ động nhượng hiền.

Trương Cư Chính gật đầu, Từ Giai làm gì cũng không giấu hắn, nên hắn biết Từ Giai giúp Dụ vương bao nhiêu.

Thực sự mà nói, năm xưa kỳ thực Gia Tĩnh đế càng ngả về phía Cảnh vương hơn, thêm vào cha con Nghiêm Tung đâm bị thọc chọc bị gạo, địa vị của Dụ vương hết sức nguy ngập, dưới tình huống đó, nếu không có Từ Giai bảo vệ, riêng bằng nhân mã của Cao Củng, căn bản không thể xoay chuyển tình thế.

Đừng quên năm xưa khi đấu tranh kịch liệt nhất, Cao Củng chỉ là một thị độc của Dụ vương, Trương Cư Chính chẳng qua chỉ là bạn học, còn Thẩm Mặc thì chẳng biết đang ở đâu.
Lúc đó Từ Giai chức cao quyền lớn, được Gia Tĩnh tín nhiệm, luôn ngầm bảo hộ, nếu không Dụ vương chẳng có ngày đăng cơ.

Từ Giai làm việc quá kín đáo, tất nhiên tránh trược cha con họ Nghiêm thù hận, nhưng cũng chẳng được Dụ vương cảm kích, cho nên tới giờ Dụ vương coi Từ Giai là kẻ giảo hoạt, khi đại cục đã định mới đầu cơ chính trị, đương nhiên không có thiện cảm.

Nhưng cũng cần nói thêm Từ Giai làm thế chẳng phải vì thiện cảm gì với Dụ vương, mà vì giữ lại đường lui mà thôi.

Ban đêm, Trương Cư Chính đột nhiên ý thức được, năm xưa sư phụ việc vì cũng bàn mưu với mình, e rằng muốn bồi dưỡng là thứ yếu, quan trọng hơn là muốn mình làm nhân chứng, để hôm nay sử dụng.

Nếu đúng là thế thì tâm cơ của Từ Giai quá sâu, Cao Củng đấu sao được? Càng nghĩ càng có khả năng này, mồ hôi lạnh túa ra, không ngủ nổi.

Cuối cùng hắn quyết định, tuy bản thân tán thưởng Cao Củng hơn, nhưng ông ta bại chắc rồi, mình không thể đứng hai thuyền được nữa.

Mấy hôm sau, Từ Giai liền tạo cơ hội cho hoàng đế và Trương Cư Chính gặp riêng, bảo hắn giảng giải triều chính trước kia, cho hoàng đế mau chóng gánh vác trách nhiệm nên có.
Mấy tháng trước nội các đã quyết định chia nhau ra giảng giải cho hoàng đế, Trương Cư Chính chưa nhận quốc sự, nhận việc này là hợp lý.

Cho nên không ai để tâm, nhưng hai ngày sau, ti lễ giám tới tuyên chỉ phong Từ Giai làm Ngân Thanh Vinh Lộc đại phu Thượng Quốc Trụ, thiếu sư kiêm thái phó, đồng thời cho hai nhi tử hưởng thế tập Cẩm y vệ chỉ huy thiêm sự. Đây gần như là vinh dự tối cao của thần tử rồi.

Đám Cao Củng chấn kinh, không hiểu vì sao thánh tâm thay đổi.

Bọn họ còn chưa kịp phản ứng, Từ Giai đã khấu đầu tạ ơn nói:
- Khởi tấu bệ hạ, tả tướng quốc Từ Đạt, đệ nhất công thần, cũng chỉ được phong là tả trụ quốc, khẩn xin bệ hạ miễn cho thần chức này.

Mọi người thầm than :" Có thể giữ được tỉnh táo trước vinh diệu tột đỉnh, Từ các lão đúng là khiến người ta khâm phục." Nhưng không biết rằng ông ta nhớ tới sư phụ Hạ Ngôn của mình là đại thần duy nhất có vinh diệu này, kết cục thân bại danh liệt, cho nên Từ Giai mẫn cảm với cái "thượng trụ quốc".

Long Khánh sở dĩ muốn cấp ông ta vinh dự tối cao này vì báo đáp ân bảo hộ năm xưa. Hôm trước Trương Cư Chính kể chuyện cũ tiền triều, đến đoạn nhị vương tương tranh, Long Khánh cảm thán:
- Khi đó trẫm bị phụ hoàng xa lánh, bách quan cho rằng Cảnh vương đắc thế, nên đều tránh trẫm, thậm chí có kẻ vì lấy lòng Cảnh vương mà nghĩ cách làm trẫm bêu xấu ... Chỉ có mấy vị sư phụ kiệt lực bảo hộ, chúng ta mới ngồi đây hôm nay.

- Bệ hạ quá khen rồi.
Trương Cư Chính nghiêm nghị nói:
- Kỳ thực khi ấy chúng thần căn cơ trong triều mỏng manh, Cao sư phụ chức cao nhất cũng chỉ là Quốc tử giám tế tửu mà thôi, chỉ bằng mấy người chúng thần, không cách nào đối phó được với Cảnh vương và cha con họ Nghiêm.

Long Khánh nghe ra ẩn ý, hỏi:
- Khanh nói, có người ngầm giúp đỡ?

- Vâng, có thể nói đỡ cho bệ hạ trước tiên đế, có tư cách đối đầu với cha con họ Nghiêm, đủ khiến Cảnh vương kiêng kỵ, chỉ có thứ phụ Từ các lão.

- Sao trẫm chưa bao giờ nghe qua?
Long Khánh kinh ngạc.

- Từ các lão thân phận đặc thù, là cận thần của tiên đế, là gai trong mắt cha con họ Nghiêm, nếu biểu lộ lập trường quá rõ, chẳng những khiến tiên đế nghi kỵ, mà còn làm cha con họ Nghiêm xử lý, sẽ hại hoàng thượng.
Trương Cư Chính bình thản nói:
- Nhưng Từ các lão một lòng vì người là không cần nghi vấn. Từ Hoa Đình tán thướng vi thần, chuyện gì cũng thương lượng, cho nên thần là người duy nhất biết được...
Tiếp đó kể từng việc Từ Giai ngầm bảo hộ Long Khánh ra sao..

Long Khánh hồi lâu không nói, hôm sau liền có cảnh kể trên.

Nguồn: tunghoanh.com/quan-cu-nhat-pham/chuong-786-3PAaaab.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận