Tôi 20 ++ Chương 5

Chương 5
Những bộ sưu tập haute couture trong âm nhạc 2013

Nửa đêm và người yêu tôi vẫn đang lải nhải bên tai tôi về những bộ sưu tập thời trang haute couture xuất sắc nhất của mùa Xuân/Hè 2013, vì người ta là phóng viên thời trang mà, khiến cho tôi chợt nảy ra ý tưởng, tại sao thời trang có haute couture mà âm nhạc lại không? Thế nên, voila, sau đây là một vài "bộ sưu tập" âm nhạc mang bóng dáng haute couture đáng chú ý nhất cho mùa Xuân/Hè năm nay, tất nhiên chỉ là theo ý kiến của riêng tôi.

  1. Solange - True:

Nếu nói về thời trang, True chắc chắn có phần nhìn rất ấn tượng. Bìa album là một miếng giấy đỏ tuyền, cái sắc đỏ nổi tiếng của nhà Valentino, rất cá tính. Không hình ảnh, không chữ viết, nhưng cái sắc đỏ ám ảnh đó nói lên nhiều hơn bất cứ câu chữ nào về chủ nhân của nó: sự ngạo mạn, nỗi cô đơn, những nỗi đau, và niềm đam mê.

Là em gái ruột của một trong những nữ hoàng đương đại của nền âm nhạc thế giới Beyonce Knowles, nhưng Solange Knowles không chọn cho mình con đường trải hoa giống người chị. Bản thân đã từng chắp bút cho rất nhiều ca khúc nổi tiếng của Destinys Child, Beyonce, Kelly Rowland... từ những năm mới 12 tuổi, cũng từng được chọn làm thành viên thứ tư với hy vọng làm mới Destinys Child hồi năm 2004, rồi lại từng phát hành hai album solo với những thành công nhất định, nhưng đến giờ Solange vẫn là một cái tên còn xa lạ. Phải chăng bởi cái bóng của Beyonce quá lớn, và dù Solange luôn tuyên bố: “Chúng tôi hoàn toàn khác biệt về mặt nghệ thuật”, thì cái việc tìm ra một con đường để thoát khỏi cái bóng của Beyonce dường như đã mất nhiều thời gian hơn cô tưởng.

Nhưng lần trở lại này, Solange có vẻ như đã có một kế hoạch hoàn hảo hơn rất nhiều: cô hát một thứ âm nhạc mà bà chị “giọng khủng” Beyonce còn lâu mới hát được, với một hình ảnh mảnh mai thanh lịch mà bà chị to con Beyonce không bao giờ có được. Tuy True chỉ là một mini album với bảy ca khúc mở đường cho album thứ ba sắp ra mắt của Solange, nhưng cô đã thể hiện rất rõ định hướng âm nhạc mới của mình: thứ nhạc New Wave và Blue của những năm 70 - thứ nhạc dance lãng mạn của những kẻ lạc đường. Giọng hát của Solange đơn giản mà ma mị, cuốn hút, với cảm xúc và bản năng thay thế hoàn toàn cho kĩ thuật. Cả giọng hát lẫn âm nhạc của True gợi cho người ta nhớ rất nhiều đến một Madonna những năm cuối 80- đấu 90, hờn dỗi, điệu đà, tinh tế, khôn ngoan và rất quyến rũ.

Âm nhạc của Solange, ở một khía cạnh nào đó, cũng rất giống với phong cách thời trang boho chic(vốn khá nổi tiếng và được ca ngợi) của cô: vừa thanh lịch vừa gần gũi, nhưng chỉ dành cho cuối tuần! Khi người ta đủ mệt để muốn thư giãn hoàn toàn, nhưng lại đủ rảnh rỗi để muốn chơi đùa một chút với cảm xúc và đủ phấn khích để thử một thứ gì đó mới mẻ.

True của Solange chính là một album nhạc hoàn hảo cho một buổi sáng thứ bảy có nắng trong mùa Xuân/Hè này.

  1. Jessie Ware - Devotion:

Ra mắt vào đúng mùa giới thiệu những bộ Sưu tập thời trang Xuân/Hè 2013, tháng 8/2012, album đầu tay “Devotion” của nữ ca sĩ người Anh 28 tuổi Jessie Ware gần như ngay lập tức được đánh giá là album nhạc đáng sở hữu nhất của mùa này. “Bộ SƯU tập” âm nhạc này của cô được đánh giá là đẹp đến từng chi tiết nhỏ nhất, kết hợp tuyệt vời giữa những nét cổ điển và hiện đại mang lại một sản phẩm cuối cùng có khả năng sống rất lâu với thời gian - an instant classic. Điều gì đã khiến cho Devotion được đánh giá cao đến vậy?

Điều đầu tiên có thể nhận ra rất rõ chính là giọng hát tuyệt đẹp của Jessie. Chất giọng soul ngọt ngào của cô mang những nốt cao có thể sánh với Whiney Houston, lại có những quãng ngắn đầy day dứt như Adele, và mang trong mình một nỗi buồn trong vắt gợi nhớ đến Sade của năm nào. Không ít tờ báo âm nhạc đã hào phóng cặng cho Jessie danh hiệu là Sade mới của thế kỉ 21. Đến mức khiến cho người ta băn khoăn, điều gì đã giữ Jessie mãi ở vị trí một ca sĩ hát đệm, lâu đến mức cô suýt nữa đã từ bỏ sự nghiệp âm nhạc của mình nếu không có cuộc gặp gỡ định mệnh với ban nhạc điện tử SBTRKT, hát trong single “Nervous” của họ và được phát hiện.

Thế nhưng tài năng của Jessie không chỉ dừng ở đó, cô tự sáng tác toàn bộ album đầu tay “Devotion”(trừ một bài), và tham gia sản xuất tất cả. Và chính việc đó khiến những người lắng nghe “Devotion” lại không còn cảm thấy tiếc nuối vì thế giới đã khám phá ra Jessie Ware có phần hơi muộn: bởi những lời ca và giai điệu của Jessie chứa đựng một thứ chiều sâu về tâm hồn và cảm xúc chỉ có thể tìm thấy ở những người phụ nữ đã trưởng thành. Không kịch tính và sốc nổi như Florence Welsch của Florence & the Machine, cũng không gào thét và dằn vặt như Adele, những ca khúc trong “Devotion” của Jessie Ware là những tâm sự rất chân thành của một người phụ nữ bình thường trên hành trình tìm kiếm những chia sẻ chân thành khác trong cuộc sống. Cô không sung sướng tột đỉnh khi hạnh phúc, bởi những vấp ngã đã dạy cho cô biết băn khoăn, và đọng lại trong lòng người nghe là một nỗi buồn dịu dàng của những câu hỏi còn bỏ ngỏ.

Và những lời hát đó được trải ra đầy nhiệm màu trên nền nhạc R&B hiện đại kết hợp tinh tế những nhạc cụ mộc với nhạc cụ điện tử, đem lại cho “bộ sưu tập” mang tên Devotion của Jessie Ware một vẻ đẹp lạ lùng, kì ảo mà rực rỡ đầy cuốn hút.

Giống như những chiếc váy lụa hay ren mỏng manh của Elie Sabb, với hoa văn đơn giản mà sang trọng, tinh tế và ít khi bó sát, để giấu đi bên trong nó những tự ti về ngoại hình của những tâm hồn kiêu hãnh, và những tâm trạng ngổn ngang mà âm ỉ về những khao khát được yêu thương chân thành của những người phụ nữ hiện đại.

3. Tegan and Sara - Heartrob:

Bộ đôi chị em song sinh Tegan và Sara Quin đến từ Canada luôn gợi người ta nhớ đến bộ đôi tài danh người Hà Lan của thế giới thời trang Viktor & Rolf (V&R).

Họ có rất nhiều điểm chung.

Họ đều là những nghệ sĩ độc lập đáng ngưỡng mộ, được giới chuyên môn đánh giá cao, có fan-base thuộc hàng khủng so với những nghệ sĩ indie khác, nhưng luôn đặt sáng tạo và nghệ thuật lên trên thương mại để đảm bảo mỗi sản phẩm nghệ thuật của mình luôn cực kì đặc sắc và không chịu sức ép của doanh số. Chả thế mà mười hai năm sau khi khởi nghiệp, V&R mới mở được cửa hàng riêng đầu tiên của mình, chỉ vì quyết tâm không làm thuê cho bất cứ nhãn hàng danh tiếng nào. Còn Tegan and Sara cũng đã lập band được 18 năm nay, với sáu album đã phát hành, nhưng vẫn gần như là “người lạ” với số đông những người nghe nhạc phổ thông.

Thế nhưng, với album thứ bảy mới phát hành - “Heartthrob”, dường như cuối cùng Tegan and Sara cũng đã quyết định, đã đến lúc cái “số đông những người nghe nhạc phổ thông” đó cần phải biết đến họ! Chẳng khác gì V&R hồi năm 2006 đã thiết kế một collection riêng cho nhãn hàng thời trang bình dân H&M để mở rộng tên tuổi của mình. Chỉ đơn giản là, đã đến lúc!

Thay cho tiếng guitar đặc trưng của indie rock là những âm thanh điện tử, và những tâm sự đơn giản, gần gũi cheo cùng một chủ đề quen chuộc “trái tim tan vỡ” thay cho những lời hát từng được đánh giá là “những lời thơ khó hiểu”, “Heartthrob” là một bộ SƯU tập electro-pop tuyệt đẹp, dành cho mọi tai nghe, ở mọi lứa tuổi.

Cuộc lột xác ngoạn mục của Tegan and Sara sau 18 năm làm nhạc làm người ta gần như ngay lập tức liên tưởng đến cuộc lột xác của nhà mốt bụi bặm Balmain trong vài năm trở lại đây, khi Balmain quyết định may áo vest thay cho những áo da đinh tán đã trở chành thương hiệu. Áo vest của Balmain đẹp và chau chuốt chả kém bất cứ nhà mốt cao cấp nào khác!

Mang nặng âm hưởng của nhạc disco thập kỉ 80, ở lần nghe đầu tiên, “Heartthrob” cho người nghe cảm giác dường như người ta vừa vô tình tìm thấy một đĩa nhạc rất cũ: giọng hát trong trẻo, thật thà, tự nhiên, phần nhạc được phối khí đơn giản, không màu mè, như thể đến từ thời kì công nghệ chưa phát triển. “Heartthrob” hoặc là đứng một mình lạc lõng, hoặc rất nổi bật, giữa một rừng những album nhạc sử dụng âm thanh điện tử màu mè mà lại kém sáng tạo, và quan trọng hơn cả, kém sang, của những nghệ sĩ mainstream. Giữa cảnh “người người chơi electro, nhà nhà chơi electro” đến phát mệt của 3-4 năm gần đây. “Heartthrob” - album electro-pop đầu tiên của Tegan and Sarangay lập tức đứng vào hàng ngũ những album có thể “dạy” cho người nghe nhạc thế nào mới là electro-pop thực sự!

Giống như ai cũng có thể may đồ haute couture, nhưng chỉ có haute couture của Chanel mới là “chất” nhất!

4.Và những bộ sưu tâp đáng chú ý khác:

Muse - The 2nd Law

Muse, ban nhạc progressive/electronica rock người Anh, quay trở lại với album mới “The 2nd Law”. Kể từ “Black Holes and Revelations”, album đưa tên tuổi Muse đến với đông đảo công chúng hơn, thậm chí là sự ghi nhận “một trong những ban nhạc rock đương đại xuất sắc nhất”, mỗi sự trở lại của Muse đều được tuyệt đối trông đợi, và ở lần nghe đầu tiên, “The 2nd Law” suýt nữa thì đã phản bội lại sự trông đợi đó. Âm nhạc ẻo lả, bố cục ca khúc rời rạc, khiến ta tưởng lầm mình đang nghe một album của ban nhạc disco Scissor Sisters thì đúng hơn.

Nhưng chỉ vì cái tên Muse mà người ta phải nghe lại. Và ơ kìa, càng nghe, người ta càng không thể dứt ra nổi, vì hoá ra “The 2nd Law” là một album gây nghiện! Thay cho tiếng ghita réo rắt trên nền giao hưởng đặc trưng lấn át là những âm chanh điện tử của dòng ambient, là sự pha trộn mới mẻ với dòng dubstep trẻ trung và thời thượng. Khiến cho người ta nhớ đến câu chuyện, khi Sarah Burton mới thay thế cho Alexander McQueen, ai cũng nghi ngờ về việc cô gái họ Burton có thể kế thừa cái cá tính quá đặc sắc của McQueen. Nhưng không, cô đã khéo léo thêm vào những nét nữ tính và ngọt ngào mà McQueen chưa bao giờ có, trên cái nền của sự sắc sảo đặc trưng của ông. Muse đã trở lại, đáng yêu hơn bao giờ hết, và lần đầu tiên, người ta nhận ra.Muse không chỉ đang sáng tạo âm nhạc mà họ đang thực sự “havefun”với âm nhạc.

Frank Ocean - Chi Orange

Nhạc và văn hoá hip-hop đã từng trải qua nhiều cuộc cách mạng: từ tục tĩu thành vui vẻ, từ trầm uất phàn nàn thành tươi sáng, từ bụi bặm thành chau chuốt, từ những chiếc quần tụt hầm hố thành những bộ vest lịch lãm, thậm chí đã xuất hiện cả những hip-hop /ashionista như Kanye West. Nhưng phải đến Frank Ocean, người ta mới ngỡ ngàng về một cuộc cách mạng mới: chưa từng có ai nghĩ nhạc hip-hop lại có thể đẹp! Thế nhưng âm nhạc của Frank Ocean lại rất đẹp, và thay vì hấp dẫn người ta bởi vẻ đẹp rực lửa gợi nhớ đến những vòng ba gợi cảm hay nước da nâu bóng khoẻ mạnh trong ánh mặt trời - những hình ảnh quen thuộc và “rất Mĩ” của dòng nhạc hip-hop, âm nhạc của Frank Ocean lại quyến rũ người nghe bởi một vẻ đẹp tinh tế, dịu dàng, thậm chí có chút thanh cao của thứ thời trang haute couture rất Châu Âu. Nhạc hip-hop ngày càng có văn hoá, thậm chí, có tính khoa học, được cả viện hàn lâm âm nhạc công nhận, và chỉ vừa mới xuất hiện, Frank Ocean đã ngay lập tức được đánh giá là “vị giáo SƯ mới xuất sắc” cùa dòng nhạc này. Và nếu Chl Orange “bắt tai” bạn, thì đừng quên tìm nghe lại EP nostalgia/ultra ra đời trước đó của Frank, vì nó còn được yêu thích hơn cả Chl Orange.

Và còn một vài cái tên đáng chú ý khác như Haim, Azealia Banks, Angel Haze, Ellie Goulding, Miguel, Woodkid... nhưng thôi, chúng ta hãy để dành cho một cuộc trò chuyện khác, không nhất thiết phải liên quan đến thời trang.

Mời các bạn đón đọc chương tiếp theo!

Nguồn: truyen8.mobi/t58749-toi-20-chuong-5.html?read_type=1


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận