Tôi Nghe Tôi Hát Chương 4


Chương 4
Thương tật và những ngày tù ngục

A. BỆNH VIỆN DÃ CHIẾN MỸ- NON NƯỚC (ĐÀ NẴNG)

Đoàn tuồng đi rồi chúng tôi vẫn tiếp tục làm việc bình thuờng. Nhung đến ngày hôm sau, nhằm ngày 7 tháng Muời năm 1968, vào khoảng 8 giờ sáng, giữa lúc tôi và chú Ân đang ngồi trao đổi công việc thì nghe nhiều tiếng súng nổ rất gần. Chú Ân kêu lên: “Chúng ta bị vây rồi!”. Không ai bảo ai chúng tôi cùng xốc ba-lô lên vai băng qua suối rồi leo lên những đám ruộng bậc thang phía trước. Không nói ra nhưng chắc chắn mọi người đều cùng chung suy nghĩ không cho địch bắt sống. Bởi những đám ruộng bậc thang không thể nào là lối thoát khi càng lên cao càng làm mục tiêu rõ hơn cho những họng súng địch từ phía sau bắn tới. Lúc ấy mạnh ai nấy chạy. Tôi leo được bốn, năm đám ruộng gì đó thì cởi chiếc ba-lô do quá nặng. Nhưng tôi chỉ tiến được mấy bước bỗng người tôi khuỵu xuống, tôi cố hết sức đứng lên nhưng không thể được, cảm giác như hai chân đã lìa khỏi thân mình trong khi nó vẫn còn nguyên vẹn. Phía đùi trái một vết thương toác hoác to bằng cả bàn tay. Tôi đang nằm trên vũng máu hòa lẫn với nước sình.

Sau khi tôi ngã xuống, chỉ vài phút sau một tốp lính ngụy cổ quàng khăn đỏ, thái độ rất hung hăng chạy tới đứng xúm quanh chỗ tôi nằm. Việc đầu tiên là chúng lục tung đồ đạc trong ba-lô và túi xách của tôi, chúng hỏi rất nhiều nhưng tôi không trả lời mà chỉ nói:

-  Các người hãy bắn tôi đi! Đừng hỏi nhiều nữa, tôi sẽ không trả lời đâu.

Nhưng liền sau đó có một tốp lính Mỹ cùng với một người phiên dịch chạy đến. Một tên lính ngụy nói với người phiên dịch:

-  Trung sĩ nói giúp với chỉ huy cho phép bọn em được bắn con nhỏ Việt cộng ngoan cố này.

Người phiên dịch nói gì đó với viên sĩ quan người Mỹ, nhưng người này tỏ vẻ không bằng lòng và ra lệnh đuổi những tên lính ngụy đi nơi khác. Sau khi ra tù tôi được biết những người đã hy sinh vào hôm tôi bị thương đã bị bọn lính ngụy cắt mũi, xẻo tai, mặt mày biến dạng. Ba ngày sau khi lính Mỹ-ngụy rút quân các thi thể mới được nhận dạng và chôn cất.

Đi tham gia cách mạng nhưng tôi hoàn toàn mù tịt về súng đạn. Tôi rất tiếc là trong hoàn cảnh này không có trong tay bất cứ một thứ vũ khí nào. Nếu có một khẩu súng hay một quả lựu đạn thì điều chắc chắn là tôi sẽ không bị bắt sống và sự đau đớn mà tôi đang chịu đựng sẽ sớm kết thúc. Thừa lúc những tên lính Mỹ sơ hở tôi trườn lại chỗ mép ruộng rồi lật mình rơi xuống đám ruộng bên dưới. Bọn Mỹ la lên rồi nhảy xuống lôi tôi lên lại. Tôi lại lăn người và rơi một lần nữa, bọn chúng lại nhảy xuống kéo tôi lên. Lần này thì chúng không lơ là nữa. Vài phút sau tôi thấy một lính Mỹ từ đâu đến kéo lê theo tấm poncho. Chúng trải tấm poncho ra rồi kéo tôi nằm lọt thỏm vào trong đó, bốn tên lính Mỹ nắm bốn góc, tôi cố vùng vẫy nhưng sức đã kiệt.

Tên phiên dịch lục trong túi xách của tôi tìm thấy tấm thẻ học sinh. Hắn cầm đến để đối chiếu tấm ảnh trong thẻ và khuôn mặt của tôi. Như phát hiện ra điều kỳ thú hắn la lên:

-  Cô là nữ sinh Trần Quý Cáp sao?

Tôi không trả lời câu hỏi của hắn mà chỉ nói:

-   Các người hãy bắn tôi đi, đừng hỏi nhiều vô ích. Tôi sẽ không trả lời đâu.

Hắn nói tiếp:

-   Chúng tôi sẽ không bắn cô đâu, sẽ có máy bay đến chở cô đi ngay bây giờ. Chúng tôi cần biết ở cô nhiều điều.

Một tên lính Mỹ cầm đến một mảnh giấy nhỏ ghi chi chít tiếng Anh tôi đọc thấy tên tôi được ghi trên đó. Mảnh giấy được ghim ngay trên ngực áo của tôi.

Mới đêm qua tôi nhận dược mấy phong bì do giao liên mang tới. Trong số này có một phong bì lớn và dày Gửi cho riêng tôi, ngoài phong bì là nét chữ của HHV. đã quá quen thuộc. Tên người nhận được viết rất to và đậm. Trong phong bì là tờ báo Quảng Nam do tòa soạn gửi tặng tôi vì có bài viết gửi lên trên đó kèm theo lá thư anh gửi cho tôi được ký tên LQ. Chính phong bì này và tấm thẻ học sinh đã khiến cho địch biết một phần nào những gì chúng muốn biết về tôi.

Một tên Mỹ từ đâu tới chỗ tôi nàm, nó đang đeo trên vai chiếc radio của chú Mưu và chiếc túi xách của chú Tuấn Ba. Tôi đoán ngay những người cùng chạy với tôi đều đã hi sinh. Gần chỗ tôi nằm có rất nhiều người dân bị địch gom lại để chờ máy bay chở xuống khu đồn. Họ đã chứng kiến tận mắt những gì xảy ra với tôi lúc đó.

Máy bay trực thăng cứu thương bay đến, chúng vội vã khiêng tôi sang chiếc băng-ca rồi đưa vào máy bay. Tôi đuối sức vì đau đớn và mất quá nhiều máu. Máy bay cất cánh. Không, tôi không thể bỏ xác biệt tăm ở một nơi nào đó, tôi phải được chết tại nơi đây, tôi còn đơn vị, mẹ và các em tôi. Thừa lúc tên Mỹ áp tải đang mải nai nịt, tôi nghiêng lại rồi lật mình rơi xuống sàn máy bay, cố hết sức còn lại tôi trườn vội ra cửa máy bay, chỉ tích tắc nữa thôi... Nhưng tên Mỹ đã nhanh hơn tôi, nó giữ chặt hai chân tôi rồi kéo lùi lại. Không khó lắm để hắn đưa tôi lên lại băng-ca. Tôi giật phắt tờ giấy ghim trên ngực rồi vò nát vứt xuống đất qua cửa máy bay.

Tôi không còn hay biết gì nữa cho đến khi hé mắt ra nhìn thấy chung quanh tôi là những người Mỹ mặc blouse trắng. Cảm giác đầu tiên mà tôi cảm nhận được là sự đau đớn, đau đến tột cùng, cứ tuởng như người tôi bị dần nát ra vậy. Chưa kịp định thần xem điều gì đang xảy ra với mình thì tôi nghe giọng nói lơ lớ của một người Mỹ mặc quân phục:

-  Cô tỉnh rồi hả?

Tôi còn quá mệt lại thêm cảm giác đau đớn khiến tôi không thể ưả lời câu hỏi của hắn. Tôi nhắm mắt lại, lắc đầu. Hắn nói tiếp:

-  Chiều nay tôi sẽ quay lại, cô nhớ là phải thành thật trả lời những câu hỏi của tôi đấy.

Thì ra đây là tên sĩ quan an ninh Mỹ. Tôi đã kịp nhìn thấy cái lon trung úy hắn đeo trên vai.

Đúng như lời hắn nói, tôi đang nằm lơ mơ thì nghe tiếng hắn lay gọi tôi:

-   Cô hãy mở mắt ra và trả lời những câu hỏi của tôi. Cô nghe rõ chưa?

Tôi cố mở mắt ra. vẫn là tên sĩ quan Mỹ lúc sáng nhưng giờ có thêm một người phiên dịch đi cùng. Người phiên dịch lên tiếng, giọng điệu nghe có vẻ thân mật, nhẹ nhàng:

-   Em tên gì?

Trực diện với người phiên dịch tim tôi giật thót, nhưng cố giữ bĩnh tĩnh tôi trả lời ngay mà không kịp suy nghĩ:

-Trần Thị Mai.

Anh ta cũng hơi khựng lại khi nhìn vào mặt tôi. Tôi đã nhận ra người này, tên anh ta là Hùng. Tôi gặp và quen Hùng vào dịp hè 1963 khi tôi vê thăm nhà. Lúc bấy giờ Hùng là phiên dịch cho cố vấn Mỹ ở Trung tâm Huấn luyện Biệt kích Phước Sơn, cách nhà tôi khoảng bốn cây số. Hùng thường ghé vào nhà tôi uống nước cùng với những tên cố vấn Mỹ. Hồi ấy mẹ tôi có bán cả nước giải khát. Những ngày được về nhà tôi thường thay mẹ bán hàng nên hay tiếp xúc với khách. Tôi có nhiều lần tiếp chuyện với “chú Hùng”. Cả nhà tôi đều biết Hùng.

Tên Mỹ dọa tôi:

-    Mầy phải khai thành thật, nếu không mày sẽ chết. Mày làm gì cho Việt cộng?

Dù dẫn theo phiên dịch nhưng hắn trực tiếp hỏi cung tôi là chính. Tôi trả lời hắn:

-   Tôi chỉ là dân thường chứ không phải là Việt cộng. Tôi đi dân công nhưng bị sốt rét nên phải nằm nhờ ở nhà dân. Mỹ tập kích tôi phải chạy tránh vì sợ bị lính Mỹ bắt sống rồi giở trò thú vật. Đàn bà, con gái khi bị Mỹ bắt đều rất sợ chuyện này.

Hắn vả vào mặt tôi một cái tát tai tối tăm mặt mày rồi bảo:

- Mày nói dối!

-    Tôi không hề nói dối mà đó là thực tế xảy ra rất nhiều ở quê tôi (tôi khai quê tôi ở Điện Bàn, nhưng đi dân công chuyển hàng vào Quế Sơn).

Trong lúc bị hỏi cung vì vết thương quá đau nên tôi gọi y tá liên tục. Thấy thế tên Mỹ đứng lên đi về và hẹn tối sẽ đến thẩm vấn tiếp. Hùng cứ đứng nấn ná chờ tên Mỹ đi khỏi rồi nói với tôi:

-   Hình như anh đã gặp em ở đâu rồi thì phải. Anh thấy em rất quen.

Tôi mừng thầm vì Hùng vẫn chưa nhận ra tôi. Tôi nghiêng người sang một bên rồi nhắm mắt lại để tránh cái nhìn dò xét của Hùng. Anh ta nói tiếp:

-  Thằng Mỹ này dữ dằn lắm, nó có thể giết em đấy. Em nhớ lần đầu khai thế nào thì lần sau phải khai y như thế.

Nói xong Hùng đi ngay.

Đến lúc này tôi mới biết rõ mình bị thương vào cột sống. Tôi đã cố cử động những ngón chân nhưng không thể được. Chả lẽ vết thương của tôi cũng giống như chị Thu Hà, một người bạn rất thân với tôi đã hi sinh vì bị thương vào cột sống. Chị Hà dù bị liệt tứ chi nhưng vẫn cười, vẫn hát đến nhũng giây phút cuối của cuộc đời. Hồi ấy khi được tin chị Hà, tôi rất buồn và cứ nghĩ đến trường hợp của chị. Tôi bị ám ảnh về vết thương mà chị phải chịu đựng và rất sợ phải bị thương vào cột sống. Nhưng giờ lại đến lượt tôi. Một sự thật quá khủng khiếp, quá sức chịu đựng của tôi. Sao lại oái oăm thế này? Chị Hà hi sinh trong vòng tay đồng đội, còn tôi đang nằm trong tay kẻ thù. Tôi biết phải làm sao bây giờ? Đã thế này thì chỉ có cái chết mới sớm giải thoát cho tôi. Nhưng chết bằng cách nào đây? Trong tận cùng của sự đau đớn tôi mong cái chết sớm đến với tôi từng giây, từng phút.

Tên Mỹ an ninh quay trở lại, hắn chỉ đi một mình. Câu đầu tiên hắn hỏi tôi:

-  Tại sao trung sĩ Hùng lại biết mày?

-   Tôi không biết Hùng nào cả, tôi là dân sống trong vùng giải phóng thì làm sao có thể biết các ông.

Hắn giữ bàn tay hộ pháp lên rồi giáng mạnh xuống cái bụng quấn đầy băng vẫn còn đang rỉ máu của tôi. Tôi kêu lên một tiếng thật to, mặt mày tối sầm lại, sau đó không còn biết gì nữa. Mở mắt ra tôi thấy tên Mỹ an ninh vẫn còn đứng đó cùng với hai người Mỹ mặc blouse trắng. Nét mặt hắn tuơi rói khi thấy tôi tỉnh lại. Hắn buông một câu rất đểu:

-  Xin lỗi, tôi không muốn làm em đau. Trước khi theo Việt cộng em là học sinh Phan Châu Trinh hay là sinh viên Huế?

-  Tôi chỉ học lớp ba trường làng.

Chờ hai người y tá đi rồi hắn đưa hai bàn tay lên như chực vồ lấy tôi rồi bất ngờ hắn quập vào cổ tôi bóp chặt khiến tôi ngạt thở. Hắn nghiến răng lại rồi rít lên:

-   Mầy khai dối mầy sẽ bị tao bóp cổ chết. Mầy hiểu chưa?

Thái độ hắn hoàn toàn trái ngược với lúc có mặt hai người y tá. Hắn hỏi tiếp:

-  Mầy bảo mầy không phải Việt cộng thì tại sao mầy mang dép Việt cộng?

Dấu dép cao su vẫn còn in rõ trên bàn chân của tôi. Tôi bình tĩnh trả lời:

-  Con gái sống ở vùng giải phóng đều phải mang dép cao su để dễ chạy tránh Mỹ.

Hắn dùng tay xoa xoa lên hai bên vai tôi rồi nói:

-   Mầy bảo đi dân công cõng gạo nhưng sao hai vai của mầy không có dấu gùi cõng?

-  Tôi bị sốt phải nằm lại chứ chưa gùi cõng bao nhiêu nên làm sao có dấu dược.

Hắn lại lật ngửa bàn tay tôi ra để xem tay tôi có bị chai sần hay không. Vì tôi khai với hắn là tôi làm nông. Hắn lại hỏi:

-  Mầy làm nông mà sao bàn tay mầy mềm thế này?

-  Tôi không làm ruộng mà chỉ thu hoạch hoa lợi trong vườn do cha mẹ để lại.

Sau lần lấy cung này tên Mỹ an ninh không đến gặp tôi lần nào nữa. Cái tên Trần Thị Mai do tôi buột miệng nói ra chứ không hề có chuẩn bị trước. Nhờ vứt được miếng giấy chúng ghim trên ngực áo khi vừa lên máy bay nên tôi khai theo cách một người thường dân bị rủi ro trúng đạn.

  1. BỆNH VIỆN DUY TÂN (ĐÀ NẴNG)

Ngày 15 tháng Mười năm 1968 từ bệnh viện dã chiến của quân đội Mỹ ở Non Nước chúng chuyển tôi sang long Y viện Duy Tân của quân đội ngụy (nay là bệnh viện C17). Tôi được đưa vào khu điều trị và giam giữ tù binh

Cộng sản Việt Nam. Đây là nơi điều trị cho anh chị em bị địch bắn bị thương và bị bắt từ chiến trường đưa về. Vì bị thương quá nặng nên khi chuyển sang đây tôi còn rất yếu. Đã gần mười ngày tính từ khi bị thương tôi vẫn không được cho ăn uống. Tôi khát nước đến phát điên lên được, không chịu đựng nổi tôi phải lấy nước tiểu của mình để uống, nhưng chỉ mới uống một ngụm nhỏ tôi đã nôn thốc, nôn tháo.

Khu điều trị này gồm hai phòng liền kề nhau. Phòng dài lúc cao điểm sức chứa khoảng 30 người. Phòng còn lại chúng chia ra làm bốn phòng nhỏ, mỗi phòng chứa tù bốn đến sáu nguời. Riêng phòng nữ lúc cao điểm chúng “nhét" đến trên mười người. Có một phòng nhỏ nhất dành cho sĩ quan.

Quản lý tù binh ở đây có quân cảnh và lính nghĩa quân. Quân cảnh làm nhiệm vụ cai tù còn nghĩa quân thì lo phần tuần tra ngày đêm. Mỗi phiên trực có một quân cảnh và một nghĩa quân. Việc điều trị có hẳn một khoa với một bác sĩ và bốn, năm y tá.

Sau chiến dịch Mậu Thân 1968 địch phản kích dữ dội. Mức độ ác liệt tăng lên từng ngày. Thương binh từ cả hai phía được chuyển về liên tục. Phòng nữ tù binh nhìn thẳng ra bãi đáp máy bay chở thương khoảng cách ước chùng dưới một trăm mét. Mỗi ngày có hàng chục chuyến bay chở thương hạ cánh.

Sang bệnh viện Duy Tân được nằm điều trị cùng với các anh chị thương binh cùng cảnh ngộ tôi thấy ấm lòng, nhung dù sao cũng phải cảnh giác. Tôi vẫn giữ bí mật về nhân thân của mình dưới cái tên mới là Trần Thị Mai, là dân sống trong vùng giải phóng đi làm nghĩa vụ dân công. Tôi biết an ninh Mỹ không tin vào những lời khai báo của tôi nên đã chuyển tôi sang nơi này để an ninh ngụy điều tra lại.

Một điều rất lạ là hồ sơ tù binh từ bệnh viện Mỹ chuyển sang hầu như an ninh ngụy không hề xem qua (hay có thể do hồ sơ bằng tiếng Anh không được dịch sang tiếng Việt). Sang đây chỉ một ngày sau thì tôi bị lấy cung. Thẩm vấn tôi là một tên thượng sĩ hơi lớn tuổi, tên là Hùng. Tôi vẫn khai như lời khai ban đầu ở bệnh viện Mỹ không thêm bớt gì. Tôi khai đến đâu Hùng ghi đến đó, không có những lời dọa nạt hay tỏ thái độ hung hăng, trong khi tôi đã chuẩn bị. tâm lý sẵn sàng để chịu đựng những điều tệ hại nhất dành cho người tù. Hay có thể Hùng thấy tôi còn quá yếu chăng? Nhưng một chuyện không may xảy đến với tôi.

Chị bạn tù nằm cạnh giường tôi có tên là Thung, người quê Thừa Thiên cũng bị lấy cung cùng lúc với tôi bởi một tên an ninh còn rất trẻ. Tên hắn là Hải. Trong lúc Hải đang thẩm vấn chị Thung thì có một người tìm đến Hải để gọi về. Tôi ngước nhìn người mới đến, hắn cũng nhìn tôi. Trời đất ơi, thằng Hiển! Tôi nhận ra hắn ngay. Thằng bạn học cùng trường Trần Quý Cáp với tôi. Hắn nhìn tôi chằm chằm, nhưng gặp nhau trong hoàn cảnh này sau gần bốn năm tôi rời truờng nên hắn còn ngờ ngợ. Tôi giả vờ không quen biết nên quay mặt vào trong. Hiển học trên tôi một lớp, nghịch ngợm thuộc loại có hạng của trường. Hắn hiện đang mang quân hàm trung sĩ.

Lúc ấy tôi không rõ Hiển đã nói gì với Hải, nhưng Hải vỗ nhẹ vào vai tôi để gọi tôi quay mặt ra cho Hiển nhìn kỹ lại. Tôi vừa hoảng vừa bối rối vì không biết phải đối phó với Hiển trong tình huống này như thế nào. Thôi thì đành “chơi bài ngửa” vậy. Hiển nói ngay với tôi:

-   Khuôn mặt này quen thuộc với tôi quá mà. Nhưng bạn đã làm gì để phải vào nằm ở đây?

Chả là ngày còn đi học gần ba năm liền tôi luôn ngồi cuối bàn đầu, ngay cửa ra vào của lớp. Từ ngoài nhìn vào là thấy tôi ngay. Vì vậy mà bọn con trai lảng vảng trước lớp học của tôi đều nhìn thấy tôi đầu tiên. Học cùng trường nhưng tôi không quen với Hiển, mặc dù vẫn nhìn thấy hắn hàng ngày. Cũng có đôi lần hắn chọc ghẹo tôi nhưng tôi không bao giờ quan tâm đến hắn. Đúng lúc đó thì thượng sĩ Hùng đi tới tìm gặp Hải và Hiển. Hiển giới thiệu ngay tôi với Hùng:

-    Người này là bạn học cùng trường vói em đây thượng sĩ.

Hùng tỏ vẻ ngạc nhiên:

-   Học trường nào? cô ấy vừa khai với tôi là trình độ văn hóa lớp ba cơ mà!

Hiển trả lời ngay:

-  Cô ta khai dối đấy.

Hùng giở hồ sơ ra xem lại rồi hỏi tôi:

-   Vậy sự thật là cô học lóp mấy? Trường nào? Tại sao cô không thật thà khai báo?

Trong tình thế này buộc tôi phải trả lời Hùng là sở dĩ tôi không muốn khai đúng trình độ học vấn vì tôi thấy không cần thiết. Hiển xem hồ sơ thấy tên tôi là Trần Thị Mai hắn nói ngay:

-  Tên cô không phải là Mai, đúng không?

Nếu tôi không bình tĩnh sẽ rất bất lợi cho tôi. Vì từ tình tiết này Hùng sẽ suy đoán nhũng lời tôi đã khai trước đó là gian dối. Tôi trả lời Hùng:

-   Tôi có hai tên, một tên gọi ở nhà và một tên theo giấy khai sinh.

Tôi chờ xem Hiển có nhớ tên thật của tôi không, nhưng hình như hắn đã quên và cũng đang cố nhớ. Đã đến nước này thì không còn cách nào hơn là phải nói đúng tên thật. NẾU không thì việc điều tra về tôi chúng sẽ làm lại từ đầu, lúc ấy sẽ muôn phần rắc rối cho tôi.

Sau khi nghe tôi khai tên thật Hiển hỏi tôi:

-  Phương theo Việt cộng sao?

Tôi trả lời là tôi không theo Việt cộng nhưng tôi sống trong vùng giải phóng nên phải làm nghĩa vụ dân công. Tôi chỉ là dân thường thôi. Ba mẹ tôi bị bom Mỹ chết nên tôi phải nghỉ học ở nhà nuôi em. Rồi Hiển quay sang Hải và Hùng nói nửa đùa nửa thật:

-   Bây giờ cô nàng phải chịu thế này chứ ngày trước không dễ gì đụng đến cô ta đâu nhé. 

Chuyện đối phó với địch tôi luôn chuẩn bị tâm lý sẵn sàng chịu đụng những điều tệ hại nhất sẽ đến với mình, cho dù phải hi sinh để bảo toàn bí mật cho đơn vị. Nhưng khi đêm về tôi cứ nằm suy nghĩ miên man. Với tình trạng thương tật mà tôi đang chịu đựng, điều chắc chắn là tôi sẽ phải bỏ xác ở nơi này. Ba tôi hi sinh nằm lại ngoài Côn Đảo, giờ lại đến lượt tôi. Thương cho mẹ và các em tôi sẽ một đời ray rứt vì sự biệt tích của hai người thân. Trong lúc tâm tư giằng xé, nằm thao thức tôi nghe tiếng hát của các anh thương binh phòng bên cạnh vọng sang, giọng hát đầy khí thế lạc quan với những bài ca cách mạng hùng hồn. Tiếng hát cách mạng vang lên giữa lòng thù. Tôi bỗng nhớ tới chị Hà, dù biết chắc sẽ ra đi nhưng chị vẫn hát ca đến những giây phút cuối. Như được truyền thêm sức mạnh tôi bắt đầu khe khẽ hát theo các anh. Những ngày sau đó cứ thấy trong người dễ chịu một tí là tôi lại hát, hát đến lúc không còn thể hát được nữa, hát cho đến khi cổ họng nghẹn lại, nuớc mắt trào ra...

Phục vụ cho anh chị em thưong binh, ngoài những y tá của quân y ngụy như Trình, Trê, Thẩm, Hòa còn có mấy anh thương binh nhẹ của ta tự nguyện phục vụ anh chị em như anh Hoạt (lớn), Hoạt (nhỏ), anh Đèo, anh Bon... Các anh rất nhiệt tình với tình cảm đồng chí, đồng đội sâu sắc nhất. Việc tiêm thuốc, thay băng các anh đảm nhận hết nên đám y tá của Khoa hầu như không làm gì ngoài việc lĩnh thuốc về giao cho các anh mỗi sáng. Khoảng thời gian này không ngày nào là không có thương binh nhập viện. Tất cả các phòng bệnh đều chật kín người, dọc theo hành lang dùng làm lối đi giờ phải đật thêm băng-ca mới có chỗ nằm cho anh em thương binh mới nhập viện.

Tôi luôn đưọc các anh quan tâm đặc biệt. Ở độ tuổi đẹp nhất của đời người, nhưng đạn thù đã cướp đi của tôi tuổi thanh xuân đang căng tràn sức sống. Nếu tôi ủy mị, khóc lóc lúc này thì kẻ thù sẽ hiểu về tôi thế nào? Tôi không muốn mọi người thương hại tôi, đối với kẻ địch lại càng không thể. Có lẽ hiểu được phần nào tâm tư của tôi nên các chú, các anh ra sức động viên tôi. Tôi thuơng chú Nguyên, quê ở Hà Đông, chú bị thương rất nặng ở vùng mặt trông thật khủng khiếp, nhưng chú vẫn lạc quan và luôn tự lấy mình để làm gương chơ tôi. Chú bảo:

-   Cháu nhìn vào khuôn mặt chú mà xem, có còn ra hình người nữa đâu! Mai sau nếu còn sống trở về, chắc chắn vợ con làm sao nhận ra chú. Nhưng chúng ta đang trong tay kẻ thù, đừng để chúng nó xem thường. Chính lúc này mới là lúc thử thách lòng kiên trung của chúng ta cháu à.

Sau này tôi mới được biết chú là cán bộ sư đoàn.

Chú Nguyên đã nói đúng, tôi không muốn kẻ thù nhìn tôi bàng ánh mắt thưoơng hại. Nhan sắc đối với tôi trong hoàn cảnh này là con dao hai lưỡi. Địch chú ý đến tôi nhiều hơn những chị em khác. Bên ngoài phòng giam của tôi luôn bị an ninh mật theo dõi, công khai thì có tên thượng sĩ Truyền. Tên này luôn tìm cách bắt chuyện nhằm “tìm hiểu" tôi. Tôi biết tỏng ý đồ của hắn nên rất dè dặt khi trả lời những câu hỏi hắn đưa ra.

Vào xuân 1969 chiến trường rất ác liệt bởi những cuộc tiến công dồn dập của quân ta. Các anh y tá phục vụ có kế hoạch giấu thuốc men và băng bóng đề phòng khi quân giải phóng vào giải thoát tù binh thì có sẵn mà sử dụng. Một số thuốc và bông băng đã được các anh cất giấu dưới nệm. Nhưng không hiểu vì lý do gì kế hoạch bị lộ. Anh Hoạt (nhỏ) bị chúng đưa đi tra tấn rất dã man. Anh Hoạt (lớn), anh Đèo, anh Bon đều bị chúng đưa sang trại giam tù binh Non Nuớc sau đó một thời gian.

Thời gian trôi qua, tôi đã ăn uống bình thường trở lại. Vết thương cũng bốt đau nhiều. Một số chị em nhập viện sau tôi nếu khai là thường dân như tôi đều được địch chuyển sang bệnh viện dân y và được trả tự do. Đã sang tháng thứ sáu tính từ ngày bị thương, vết thương của tôi vẫn chưa lành hết, đôi chân bị liệt vẫn không có chút tiến triển nào. Nhưng chúng không chuyển tôi sang bệnh viện dân y có nghĩa là chúng đã không tin vào lời khai của tôi, chắc chắn chúng sẽ điều tra lại.

Tôi đã không chết như suy nghĩ ban đầu, lại phải tiếp tục sống và chiến đấu với thương tật. Tôi luôn nghĩ không sớm thì muộn cũng sẽ ra đi. Tôi không muốn bỏ xác ở bệnh viện dân y như một người vô danh. Nếu thế chỉ còn cách là sang trại giam tù binh để nếu hi sinh thì cũng được chết trong vòng tay đồng chí, đồng đội. Tối chờ bọn an ninh đến lấy cung trở lại để tôi thay đổi lại lời khai. Tôi không biết gì về súng đạn cũng là một bất lợi cho tôi nếu bọn chúng lấy cung theo kiểu trắc nghiệm. Ví dụ như chúng hỏi: Khẩu súng AK hình thù thế nào? Băng đạn CKC cong hay thẳng, chứa được bao nhiêu viên đạn?... Tôi vắt óc suy nghĩ phải khai thế nào cho có dính dáng đến quân sự để được sang trại giam tù binh. Cuối cùng tôi chọn lời khai là nữ cứu thương cho trung đội du kích ở địa phương. Nhưng đến tận lúc này tôi vẫn còn đội lốt thường dân nên trong mọi cử chỉ, lời ăn tiếng nói phải hết sức dè dặt.

Có một kỷ niệm nhỏ mà cho đến giờ tôi vần còn nhớ rõ. Chuyện là vào dịp lễ Nô-en năm 1968 có một phái đoàn Công giáo đến thăm và tặng quà cho lính ngụy đang điều trị tại bệnh viện. Họ cũng mang quà đến tặng cho anh chị em ở khu điều trị tù binh. Chúng tôi rất muốn từ chối món quà, nhưng chả biết phải nói với họ thế nào, vì tất cả chị em trong phòng (tôi nhớ vào khoảng 5 người) đều khai với địch là dân thuờng. Hơn nữa họ chỉ đến đưa quà kèm vài lời thăm hỏi rồi đi ngay. Quà được đưa vào qua cửa sổ của phòng giam chứ họ không vào trong phòng. Liền sau đó anh Thụy đang điều trị ở phòng bên cạnh đi sang phòng tôi, anh nói:

-  Tại sao chị em lại nhận quà của địch? Vì tôi biết quà này của tổ chức tôn giáo trong quân đội ngụy mang tặng. Chị em phải nói thẳng với họ rằng nếu đây là quà tặng của một tổ chức từ thiện của nhân dân thì chúng tôi mới nhận, còn nếu là của tổ chức trong quân đội thì chúng tôi không nhận.

Làm sao chúng tôi có thể nói với địch những lời đầy "sắt thép” như vậy trong khi chúng tôi đang là những thường dân. Như bị mắng oan, tôi đã khóc rất nhiều nhưng không thể nào giải thích được với anh.

Sau này ra tù về lại Đà Nẵng tôi gặp lại anh Thụy và nhắc lại chuyện này. Anh Thụy cười và nói với tôi:

-  Sao hồi đó mình "hăng" thế không biết nữa.

Vào khoảng thời gian này có Thu Hồng là cán bộ huyện đoàn của huyện Quế Sơn bị Mỹ bắn bị thương và bị bắt đưa vào nằm cùng phòng với tôi. Hồng chỉ bị thương phần mềm ở đùi. Hồng khai với an ninh Mỹ là du kích địa phương, nhưng mới tham gia được hai tháng thì bị bắt. Rút kinh nghiệm từ một số chị khai là thường dân đã được địch chuyển sang dân y, tôi khuyên Hồng nên thay đổi lời khai để được chúng chuyển sang dân y như các chị. Vì như tôi đã từng nói, an ninh ngụy không căn cứ vào hồ sơ của Mỹ đưa qua. Hồng đã khai đúng như hướng dẫn của tôi nên được qua dân y và được trả tự do.

Những tên quân cảnh giữ tù ở đây đều rất ác ôn. Tôi đã từng bị tên Tuấn dùng một khúc cây to và dài phang tới tấp vào người không biết mấy đòn vì một lý do rất nhỏ nhặt. Đôi khi chúng còn phụ giúp bọn an ninh tra tấn tù binh ngay khi các anh mới bị thương được đưa về từ chiến trường và vết thương vẫn còn rỉ máu. Trong số y tá có tên trung sĩ Trê cũng rất độc ác và thâm hiểm. Trê không trực tiếp đánh tù nhưng mỗi lần an ninh lấy cung tù là hắn có mặt. Hắn không đánh tù binh nhưng mồm miệng hắn cứ như một mụ đàn bà lắm lời. Hắn “tư vấn” cho bọn an ninh phải thế này, thế kia với “lũ Việt cộng cứng đầu”.

Phòng giam nữ tù nhìn ra phía cửa sổ là phòng Nội thương 7 thuộc khoa Thần kinh của thượng binh ngụy.

Phía ngoài hàng rào phòng giam nữ luôn có lính ngụy đứng nhìn nữ Việt cộng. Có lần một tên lính bị tâm thần cứ lởn vởn phía ngoài hàng rào của phòng giam, hắn cứ lấm le lấm lét nhìn tôi. Trong tay hắn luôn cầm một cuốn sách thật dày giống như cuốn từ điển ra dáng một anh chàng trí thức. Rồi một buổi tối, đợi lúc không có người, hắn ném qua song sắt cửa sổ vào chỗ tôi nằm một cuộn giấy, rất may là cuộn giấy qua lọt được khoảng trống rất hẹp giữa hai song sắt. Tôi mở ra xem thử. Mỗi trang giấy là một bài thơ, mà toàn là những nhà thơ đang sống ở miền Bắc như: Trần Dần, Phùng Quán, Hữu Loan... ngoài ra còn có mấy bài thơ của Phan Khôi. Có một bài thơ do anh ta viết cho riêng tôi với tựa đề là Duyên trăng. Kèm theo mấy bài thơ có một lá thư ngắn anh ta gửi cho tôi. Nội dung lá thư tôi không còn nhớ rõ lắm, nhưng tôi còn nhớ anh ta nói là đã từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ khi còn là Thiếu sinh quân. Đầu năm 1969 anh ta bắn một tên Mỹ ở Phú Làm nên bị chúng dùng tia laser để hủy hoại thần kinh. Những bài thơ rất hay nhưng tôi không thể giữ lại. Sáng hôm sau tôi nhờ một chị đi đổ nước tiểu mang ra vứt vào đống rác. Tôi viết mấy chữ để gửi cho anh ta rồi nhét vào trong lọ péniciline chờ lúc anh ta đi ngang thì ném ra. Nội dung mấy chữ của tôi chỉ là khuyên anh ta đừng làm như thế nữa, sẽ không có lợi cho cả hai bên.

Đến chiều, cả một toán người do viên trung úy tên Đức dẫn đầu xộc vào phòng tôi. Thượng sĩ Truyền cũng có mặt trong đám nguời này. Tên trung úy hỏi tôi bằng thái độ rất ôn hòa:

-    Cô có bao giờ liên lạc thư từ với ai bên ngoài không?

Tôi đoán ra ngay nguyên nhân sự có mặt của bọn người này. Tôi bình thản trả lời:

-   Có chứ. Tôi có gửi mấy chữ cho một người lính bị tâm thần.

Hắn chìa mẩu giấy ra trước mặt tôi rồi hỏi:

-  Có phải mảnh giấy này không?

-   Đúng rồi.

Hắn tiếp lời tôi:

-  Cô có biết là theo nội quy cô không được liên hệ và tiếp xúc với người bên ngoài?

-  Tôi biết chứ. Nội dung tôi viết trong mảnh giấy các ông đọc thấy rồi đó.

Đức hỏi tiếp:

-   Cô học lớp mấy?

Tôi chưa kịp trả lời thì thượng sĩ Truyền nói ngay:

-  Cô ta học Trần Quý Cáp đấy trung úy.

Thái độ của Đức có vẻ hơi khác, nét mặt hắn tuơi hẳn ra. Hắn nói:

Vậy cô là bạn học cùng trường với tôi đấy. Tôi khuyên cô đừng làm điều dại dột, sẽ không có lợi cho cô. Những tờ giấy đó cô còn giữ không?

-  Tôi đã nhờ chị em đi đổ nước tiểu vứt lúc sáng rồi.

Đức bảo với chị mà tôi đã nhờ lúc sáng dẫn lính ra bãi rác để tìm lại mấy tờ giấy. Nhưng rác đã được đốt nên không tìm thấy.

Hôm sau tôi bị chuyển vào giường trong cùng để lính qua lại không còn nhìn thấy tôi nữa.

Khoảng hơn một tuần sau tôi mới nhìn thấy lại người lính tâm thần nọ, đầu bị cạo trọc lóc. vẫn không sợ, anh ta ném vào cho tôi một mẩu giấy nhỏ trong đó viết là một tuần qua anh ta bị giam và bị cạo trọc đầu vì vi phạm kỷ luật quân đội.

Có một lần tôi và các chị trong phòng giam đang nằm hát với nhau, bên ngoài lính ngụy đứng đông nghẹt để nghe nữ Việt cộng hát. Bỗng nhiên tôi nghe một giọng nói quen quen:

-  Hát nữa đi các em!

Tôi ngẩng đầu lên nhìn ra. Trước mặt tôi là anh Kỳ, một người quen của tôi quê Kim Bồng - Hội An mà ngày còn đi học tôi vẫn thường lên chơi nhà anh. Anh là con của bác Thạnh có quen thân với ba mẹ tôi vì cùng là người tản cư. Ngày trước là vậy, còn bây giờ... Hai anh em gặp lại nhau trong hoàn cảnh này, cả tôi và anh đều quá lúng túng, tôi chẳng biết nói gì với anh. Anh bị thương ở chân, đang được bó bột. Nhận ra người quen là Việt cộng tôi biết anh sợ bị liên lụy, nhưng tôi vẫn gọi tên anh như một phản xạ. Anh chỉ vào cái chân bị thương của anh rồi nói đùa với tôi:

-  Anh được Bác Hồ ký giấy nghỉ phép dài hạn ở đây.

Nói xong anh vội chống nạng đi ngay. Nhưng khoảng một tuần lễ sau đúng vào giờ nghỉ trưa tôi lại thấy anh xuất hiện cùng với một người con gái mặc áo dài có khuôn mặt rất quen. Cả hai người không dám lại gần chỗ phòng giam. Phải đến mấy phút sau tôi mới nhận ra cô gái. Tôi kêu lên:

-  Quế Hương phải không?

-  Đúng rồi! Duy Phương phải không?

-  Đúng rồi!

Tôi và Quế Hương chỉ nhìn nhau từ xa như vậy. Anh Kỳ vội vàng kéo Quế Hương đi ngay vì không dám đứng lâu. Hương là chị em con dì với anh Kỳ.

Gia đình tôi và Quế Hương đều là dân tản cư lên xã Sơn Bình từ thời kháng chiến chống Pháp. Vì thế mà chúng tôi biết nhau từ khi còn rất nhỏ. Nhưng gia đình Quế Hương hồi cư sớm. Khi tôi xuống Hội An vào học trường cẩm Hồ thì Quế Hương cũng đang học ở đó. Cùng chơi đùa với nhau nhưng chúng tôi không nhận ra nhau, cho đến khi có người bà con của Hương nói lại thì tôi mới biết. Lúc bấy giờ Hương đã chuyển ra học ở Đà Nẵng, khiến tôi tiếc ngẩn tiếc ngơ.

Sau ngày giải phóng, gặp lại Quế Hương tôi nghe Hương nói là từ sau lần gặp tôi ở bệnh viện Duy Tân, Hương đã bị tác động để dẫn đến việc Hương tham gia hoạt động trong phong trào sinh viên tại Huế.

Phòng giam nữ chúng tôi thỉnh thoảng vẫn nhận được những món quà nhỏ của một ai đó ném qua song sắt mà chẳng bao giờ chúng tôi được thấy mặt. Đó là thuốc hút, xà phòng, khăn mặt, bánh kẹo...

Tôi đoán không sai, tôi bị lấy cung lần thứ hai. Nhờ đã chuẩn bị trước nên tôi không quá bị động. Lần này tên an ninh thẩm vấn tôi tên là Hải (lớn) có quân hàm thượng sĩ. Tôi khai như dự định trước đó là làm cứu thương cho trung đội du kích địa phương. Điều làm tôi ngạc nhiên là Hải đã không vận vẹo, thắc mắc vì sao tôi thay đổi lời khai so với lần đầu. Hải có một nguời em trai đi tập kết, vào lại miền Nam anh bị thương và bị bắt làm tù binh trong một trận đánh trong chiến dịch Mậu Thân và cũng được đưa về điều trị tại bệnh viện Duy Tân. Hai anh em ở hai chiến tuyến gặp lại nhau trong hoàn cảnh thật trớ trêu, không tay bắt mặt mừng, không có những giọt nước mắt. Nhưng như các anh nói là thấy Hải "hiền” đi rất nhiều khi lấy cung tù binh.

Kể từ sau lần lấy cung lại tôi không còn phải e dè trong việc tiếp xúc với mọi người. Tôi đã có thể ca hát thật to mà không còn lo sợ ai nữa, vì giờ đây tôi đã là một nữ Việt cộng thứ thiệt rồi.

Vào tù, tôi mang theo “một bụng” bài hát cách mạng. Tôi hát to hơn, nhiều hơn thời gian trước đó. Tiếng hát của tôi đã đến được với các anh thương binh cùng cảnh ngộ, đến với những người lính Cộng hòa. Nào là: Quảng Bình quê ta ơi!, Tiếng đàn Ta-lư, Đảng đã cho ta một mùa xuân, Biết ơn chị Võ Thị Sáu... Tôi hát như say, hát để quên đi đau đớn, hát để lấy lại tinh thần, hát để tự động viên mình và động viên đồng đội. Bên ngoài hàng rào,

lúc nào cũng có lính đúng tụm năm, tụm ba nghe tôi hát Các anh ở phòng bên cạnh luôn yêu cầu tôi hát mặc dù các anh chưa hề nhìn thấy mặt tôi. Có một câu chuyện cảm động mà đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ rất rõ

Có một anh bộ đội miền Bắc quê Hải Phòng tên là Minh. Năm 1969 anh 33 tuổi. Như lời anh nói thì anh đã có vợ và được hai con. Trên đường hành quân anh bị sốt rét nên đơn vị đã gửi anh lại cho một trạm xá tiền phương ở một xã nào đó trên huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Đà Mỹ đi càn, trạm xá phải đưa thương binh xuống hầm bí mật. Nhưng hầm bí mật bị khui nên anh em thương binh đều bị bắt. Anh Minh bị sốt rét ác tính rất nặng, nguời chỉ còn da bọc xương. Biết chắc bệnh tình anh khó qua khỏi nên bọn Mỹ không giữ anh lại tại bệnh viện Mỹ mà giao lại cho quân y ngụy. Anh bị bệnh nặng chỉ còn thở thoi thóp vậy mà nghe tôi hát anh cũng cố hát theo. Lưỡi anh đã bị líu lại, phát âm không còn rõ ràng. Tôi đã không cầm được nước mắt khi nhìn thấy hình hài của anh. Tôi phải nói với anh là anh đừng cố hát nữa vì anh đang quá yếu cần giữ sức khỏe. Anh nói với tôi:

-  Chị Mai ơi, em sắp chết rồi, em rất muốn nghe chị hát

Nghe anh gọi tôi bằng chị và xưng em, tôi hoảng quá nên nói ngay với anh:

-  Anh lớn hơn em đến mười ba tuổi cơ đấy anh Minh à!

Anh đổi ngay cách xưng hô và gọi tôi bằng em

-   Em ca Bài ca hi vọng mà chị Quyên Vợ anh hát trong tù cho anh em nghe với.

Sau lời yêu cầu của anh tôi đã hát nhiều lần Bài ca hi vọng cho anh nghe. Chỉ hai ngày sau là anh ra đi.

Các anh bộ đội miền Bắc hầu hết đều rất kiên cường khi bị sa vào tay giặc. Tôi đã học tập từ các anh rất nhiều. Chính vì vậy mà các anh phải trả giá bằng nhũng trận đòn thù rất độc ác và man rợ. Ngay tại bệnh viện Duy Tân tôi đã chứng kiến bọn an ninh ngụy tra tấn các anh nhiều lần. Tôi nhớ anh Vạc bị thuơng vào đầu gối đã bị chúng đưa đi khai thác và bị dí điện vào ngay vết thương nhưng anh vẫn kiên gan chịu đựng chứ không hề khai báo. Trong thời gian tôi nằm điều trị có anh trung úy Đôn cũng bị thương ngoài chiến trường được địch đưa về điều trị và giam ở phòng dành cho sĩ quan.

Trong mắt địch tôi là nhân vật hơi đặc biệt, tôi biết điều này. Không hiểu sao chúng có suy nghĩ về những người Cộng sản như là giống người hạ cấp, ít học, quê mùa. Tôi không chịu được ý nghĩ này nên luôn cố chứng tỏ cho chúng thấy quan niệm của chúng là hoàn toàn sai lầm. Những bài ca cách mạng không “thấm” được vào đầu chúng thì thỉnh thoảng tôi lại hát những bài hát ngày còn đi học tôi đã từng hát hoặc từng biểu diễn như: Những đồi hoa sim, Thương về miền Trung, Ai lên xứ hoa đào, Thương đồi hoa, Đường xưa lối cũ, Tôi đưa em sang sông... Chính những bài hát này đã lôi lính Cộng hòa đến nghe nữ Việt cộng hát. Bọn an ninh mật theo dõi rất sát mọi động tĩnh của tôi. Bên ngoài phòng giam nữ đuợc gắn thêm tấm bảng “CẤM TIẾP xúc VỚI TỪ BINH CỘNG SẢN". Nhưng tấm bảng này không hiệu quả lắm, lính vẫn đến nghe và xem nữ Việt cộng ngày càng đông.

Đáng lý ra sang tháng thứ năm hoặc tháng thứ sáu tôi phải được mổ lại vết thương vùng bụng. Nhưng một sự sắp đặt có chú ý đã hoãn lại việc phẫu thuật của tôi. Bác sĩ Dũng bị chuyển đi nơi khác, bác sĩ Khá chuyển đến thay bác sĩ Dũng đã quyết định không mổ lại cho tôi (sau giải phóng 30 tháng Tư năm 1975 bác sĩ Dũng vẫn ở lại làm việc tại bệnh viện đa khoa Đà Nẵng. Trước lúc nghỉ hưu là phó giám đốc bệnh viện).Tôi choáng váng trước quyết định của Khá. Nhưng biết làm sao được khi tôi đang là một người tù.

c. TRẠI GIAM TÙ BINH NON NƯỚC (ĐÀ NẴNG)

Tháng Sáu năm 1969 tôi phải ra viện trong tình trạng vết thưong vẫn chưa được điều trị đến nơi đến chốn. Sau đó tôi được đưa sang trại giam tù binh Non Nước (Đà Nẵng, trực thuộc vùng 1 chiến thuật của quân đội Mỹ-ngụy).

Theo cách phân vùng quân sự của địch thì quân đội Việt Nam Cộng hòa được chia thành bốn vừng chiến thuật. Mỗi vùng có một trại giam tù binh, là nơi trung chuyển tù binh về hai trung tâm giam giữ: trại giam ở đảo Phú Quốc dành cho nam và Phú Tài (Quy Nhơn) đành cho nữ.

Sang trại giam Non Nước tôi được làm thủ tục nhập trại và nhận số tù là 5786. Sau đó tôi được đưa vào phòng giam nữ ở khu B. Địch chia nơi này làm hai khu: Khu A chỉ giam giữ tù binh, nhưng khu B địch giam lẫn lộn tù binh và chiêu hồi tay sai.

Trong phòng giam nữ tôi bị giam chung với mấy tên nữ chiêu hồi. Chiêu hồi ở trại giam tù binh khác với chiêu hồi ở ngoài chiến trường. Đó là những người tự nguyện hoặc bị cuỡng bức ký vào tờ Đơn xin cải danh thành hồi-chánh-viên. Sau khi ký đơn, người ký được cho học thuộc lòng sáu điều tâm niệm và một loạt câu hỏi trắc nghiệm đại ý là thề nguyện trung thành với "chính nghĩa" quốc gia và không còn niềm tin vào Chủ nghĩa Cộng sản. Tôi rất buồn cười khi thấy con Đạo1 suốt ngày nằm ê a sáu điều tâm niệm cho thuộc lòng, vì hắn mới biết đọc lõm bõm. Tôi cũng được chúng đưa ra tờ đơn kèm theo nhũng lời thuyết phục ngọt ngào. Nhung chúng đã bị dội ngược khi tôi thẳng thắn trả lời:

-  Tôi đã chọn đường đi cho mình và chỉ có một mà thôi.

Người đưa lá đơn cho tôi ký là thằng Bách, một tên chiêu hồi tay sai vào loại đắc lực, đang làm đại diện của khu B. Ngoài thằng Bách còn có thằng Sen, thằng Đạc và vài tên nữa. Chúng là những tên ác ôn, những cộng sự trung thành cho bọn cai tù bên ngoài. Phòng giam nữ lúc tôi nhập trại đã có 5 tên chiêu hồi. Con Bê

trưởng phòng đã ký đơn chiêu hồi từ bao giờ tôi không rõ, nhưng đã là tay chân đắc lực của tên thượng sĩ Nhu

-   giám thị trưởng khu B. Ngoài Bê còn hai tên nữ tay sai nữa tên là Nghĩa và Đạo. Hai người còn lại là Chín và Minh. Chín đã cùng nằm điều trị với tôi tại bệnh viện Duy Tân nên tôi đã biết Chín trước đó. Minh nhỏ tuổi nhất, nhưng tính tình rất dễ thương. Chín và Minh ký đơn theo yêu cầu của gia đình để sớm được ra tù. Tôi không lớn hơn Chín và Minh bao nhiêu nhưng cả hai em đều rát yêu quý tôi. Con Bê theo dõi rất sát mối quan hệ của ba người chúng tòi.

Trong thời gian ở khu B tôi có biết chú Bảy người quê Đại Lộc nấu ăn ở nhà bếp, chú chưa ký giấy chiêu hồi. Thỉnh thoảng chú lại nấu riêng cho tôi một vài món ăn nhờ Chín hoặc Minh mang về. Chú còn lựa những tấm ván tốt từ ván bao bì dùng làm củi để đóng cho tôi một chiếc hòm đựng quần áo và đồ dùng cá nhân (chiếc hòm này đã theo tôi cho đến ngày giải phóng, về Sài Gòn). Rồi một bữa cùng với thức ăn, chú gửi kèm theo cho tôi một lá thư ngắn. Nội dung thư chú báo cho tôi biết tình hình bên ngoài mà chú lượm lặt được. Cứ như thế thỉnh thoảng tôi lại nhận được thư báo tình hình của chú gửi. Tôi biết chú Bảy nhưng chưa một lần được gặp mặt chú. Tôi đã dặn dò Chín, Minh rất kỹ chuyện phải cảnh giác với con Bê. Nhưng Bê cũng không vừa, nó giăng bẫy khiến Chín, Minh bị sập ngay với tang chứng là lá thư của chú Bảy đang nằm rành rành trong tay Chín. Lá thư bị con Bê mang ra trình cho thượng sĩ Nhu. Chín, Minh sẽ bị hình phạt là điều chắc chắn.

Lá thư bị lộ, tôi rất hồi hộp vì lo cho chú Bảy và hai em. Tôi không hề sợ con Bê, tôi đã mắng thẳng vào mặt nó:

-  Đồ chó săn hèn hạ! Mầy cứ ra báo với ông Nhu là tao đã mắng mầy như thế đấy!

Tất nhiên là nó ra báo với Nhu. Nhưng tôi không sợ, vì tôi biết Nhu chả dám động đến tôi.

Thằng Nhu vẻ mặt hằm hằm, trên tay cầm cây roi dài như cây roi cày xông vào phòng nữ. Tôi thót tim vì quá thương và lo cho hai em đã vì tôi mà phải bị đòn. Nhu bảo Chín, Minh nằm sấp lại. Nhuưng đúng lúc đó tên trung sĩ Minh giám thị bước vội vào phòng. Minh làm giám thị nhưng thỉnh thoảng vẫn vào phòng xem chúng tôi đánh bài tú-lơ-khơ. Ở miền Nam không có loại hình đánh bài này nên nó rất xa lạ với Minh. Thuờng ngày Minh đối xử với tù binh tương đối ôn hòa, dễ chịu hơn Nhu. Minh tiến thẳng lại chỗ Nhu rồi bảo Nhu giao việc trừng trị Chín, Minh cho hắn. Nhu đưa cây roi cho Minh rồi bỏ ra ngoài.

Sự căng thẳng trong tôi như chùng lại khi tôi thấy cái roi đã nằm trong tay Minh. Hắn bảo hai em ngồi dậy vào phòng tắm múc ra mỗi ngươi một ca nước lạnh và tìm cho mỗi người một tờ giấy trắng. Minh lại bảo hai em nằm sấp như lúc đầu. Hắn giơ cao cây roi lên, rồi vừa nhịp nhịp roi vừa la to:

-  Tụi bay làm liên lạc đưa thư mấy lần rồi?

Tôi chủ động lên tiếng, trước khi hai em trả lời:

-  Hai em mắc lỗi là vì tôi, mong trung sĩ bỏ qua cho các em lần này. Tôi xin nhận hoàn toàn trách nhiệm về mình.

Tôi không ngờ câu nói của tôi mang lại hiệu quả. Minh hạ cây roi xuống rồi đứng “thuyết giảng” một hồi lâu cho Chín, Minh và cố tình để tôi cùng nghe. Nói xong Minh bắt hai em vò tờ giấy trắng bỏ vào miệng rồi uống hết ca nước lạnh để nuốt trôi tờ giấy.

Tôi biết thường ngày Minh cũng có cảm tình với hai em, nên việc Minh vào giành phần "trừng trị” hai em là cố tránh cho các em trận đòn nhừ tử từ tay roi của Nhu.

Riêng chú Bảy tôi chỉ đuợc biết là chú không còn nấu ăn dưới bếp nữa. Sau đó chú bị đưa đi đâu tôi không rõ.

Phòng giam nữ bên cạnh phòng giam có thằng Bách và thằng Sen. Thỉnh thoảng tôi lại nghe tiếng quát tháo của chúng với các anh mới bị đưa vào trại giam nhằm uy hiếp tinh thần những người mới vào. Nếu anh em nào chống đối chúng sẵn sàng cho các anh ăn no đòn với đủ kiểu đấm, đá, thoi, đạp... Nghe tiếng kêu la của các anh mà đau đến thắt lòng. Tôi thù bọn chiêu hồi tay sai gấp trăm lần căm thù Mỹ-ngụy.

Ngoài việc cưỡng bức tù binh phải ký đơn chiêu hồi thì chủ trương "dùng tù trị tù” của địch cũng góp phần mang lại kết quả đáng kể cho chúng. Như tôi đã nói, nguời chiêu hồi trong nhà tù khác nhiều với chiêu hồi ngoài đời. Trong tù chỉ cần một chữ ký vào tờ đơn, mặc nhiên từ một người tù binh sẽ trở thành một hồi-chánh-viên (theo cách gọi của địch). Chính điều này đã gây không ít tổn thất cho ta khi có quá nhiều anh chị em có suy nghĩ đơn giản là: chỉ một chữ ký thôi sẽ được ra khỏi nhà tù để tiếp tục tham gia cách mạng. Đây là chủ trương vô cùng thâm độc của địch đánh vào khí tiết của người Cộng sản, mà chúng thì chả mất mát gì. Dùng tù đánh tù chúng dễ dàng thoái thác trách nhiệm, vì đổ lỗi trong nội bộ tù đánh nhau, chúng nó ở ngoài không biết. Vì thế nên đa phần anh chị em đã ký đơn đều sống cầu an chờ ngày về. Chỉ trừ một số ít bọn tay sai cô lập hòng để hướng sự ưu đãi của bọn cai ngục.

Cùng vào khoảng thời gian này tôi được tin mẹ tôi bị địch bắt và đang bị giam giữ tại nhà lao Quảng Tín (Tam Kỳ) qua em Lân, người cùng xã Sơn Bình với tôi, cùng bị Mỹ bắt đưa vào giam tại Khu B. Phòng giam của Lân sát phòng nữ. Nhận được tin tay chân tôi bủn rủn, đất trời như tối sầm trước mắt. Tôi lo mẹ tôi bị địch tra tấn, lo em tôi phải sống bơ vơ đâu đó giữa đất khách, quê người. Thương mẹ, thương em đến quặn thắt ruột gan, tôi đã khóc suốt nhiều ngày sau đó. Nghĩ đến cảnh mẹ tôi phải chịu tra tấn mà nghe lòng đau như xát muối.

Khi đi tham gia cách mạng chắc chắn chẳng ai đưa lên bàn càn để tính toán thiệt hơn. Nhưng gia đình tôi đã hi sinh nhiều quá, tù đày nhiều quá! Có không cái gọi là Số phận, là Định mệnh? Tại sao tôi phải nếm trải đắng cay, cơ cực từ khi còn là một con bé ngày thơ? Trong khi lẽ ra tôi phải được sống sung sướng hơn, đủ đầy hơn nếu ba tôi không bị tù đày. Ba chị em tôi không phải chịu cảnh mồ côi cha, thua thiệt hạn bè nhiều thứ. Mẹ tôi đã gồng mình chịu đựng vất vả suốt bao năm, giờ cũng phải ngồi ăn cơm tù mà rớt nước mắt ngày đêm vì thương nhớ các con, không biết ai còn, ai mất.

Ba tôi đã hi sinh, đến lượt tôi bị thương tật, tàn phế giữa tuổi thanh xuân tươi đẹp nhất của đời người. Những kẻ đến từ bên kia trái đất, đã nhân danh Tự do, tự do mang bom đạn gieo rắc chết chóc lên những người dân vô tội trên mảnh đất hình chữ s bé nhỏ này. Lương tri và khát vọng hòa bình của loài người đang lên tiếng. Những người Việt Nam yêu nước cùng đang xuống đường đốt cờ Mỹ, đòi Mỹ phải cút khỏi Việt Nam. Biết bao người con ưu tú đã ngã xuống vì độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc. Việt Nam là của người Việt Nam. Tôi chưa bao giờ ân hận về sự lựa chọn của mình.

Nếu người Mỹ không thay chân Pháp, nếu Hiệp thương Tổng tuyển cử được nghiêm túc thực hiện sau hai năm ký kết Hiệp định Genève thì ba tôi đâu phải vào tù, phải hi sinh bỏ xác ngoài Côn Đảo. Tôi căm ghét chiến tranh và căm thù những kẻ đã gây ra nó.

Sau ngày giải phóng, gia đình được đoàn tụ, tôi nghe Tân (em trai lớn của tôi) kể lại một câu chuyện đau lòng mà mỗi lần nhắc đến là tôi không cầm được nước mắt.

Chuyện là vào đầu năm 1969, mẹ và em trai út của tôi bị địch “xúc” trong một trận càn để đưa sang quận lỵ Hiệp Đức. Mẹ tôi bị bắt giam ngay sau đó. Chu phải sống nhờ ở nhà người quen. Nhưng một bữa chúng thả mẹ tôi ra rồi bắt Chu làm con tin để buộc mẹ tôi phải về Sơn Bình (đã giải phóng) gọi Tân sang quận. Mẹ tôi về theo yêu cầu của chúng nhưng gặp Tân là để chỉ cho em biết nơi bà chôn giấu thuốc men, tiền bạc. Tân đã nắm tay mẹ tôi không muốn rời vì em nghĩ đây có thể là lần gặp mẹ sau cùng. Chiến tranh ác liệt quá, biết đâu em sẽ hi sinh. Còn nếu theo mẹ sang quận có nghĩa là Tân đã chấp nhận đầu hàng địch. Đó là điều không thể và không bao giờ xảy ra (lúc bấy giờ Tân đã tham gia vào đội du kích của địa phương). Hai mẹ con nắm tay nhau khóc suốt buổi gặp mặt. Mẹ tôi nói với Tân là bà không thể để Chu ở lại bên quận một mình, vì Chu còn quá nhỏ. Cuối cùng thì mẹ tôi đành phải nói lời chia tay với Tân. Trở qua Hiệp Đức mà không có Tân theo cùng, mẹ tôi bị địch bắt giam trở lại.

Và theo lời Chu kể: Mẹ tôi bị địch chuyển xuống nhà lao QuảngTín. Chu ở lại Hiệp Đức một mình, bơ vơ không một nguời thân, em phải tạm ở nhờ nhà người quen. Không hi vọng mẹ sớm được ra tù, trong một lần có máy bay trực thăng chở lính xuống Tam Kỳ, Chu đã xin lính đi theo để xuống Tam Kỳ tìm mẹ. Một người lính tốt bụng đã xin tạm cho em một việc làm trong tiệm bánh ở Tam Kỳ để Chu có điều kiện vào thăm nuôi mẹ.

Bà con nội, ngoại của chị em tôi vẫn còn khá nhiều ở Hội An, Vĩnh Điện, Đà Nẵng nhung phần lớn đều ngại quan hệ với mẹ tôi vì sợ liên lụy. Dì ruột tôi đang sống ở Sài Gòn nên không thể giúp gì được chị và cháu do quá xa cách. Nhưng những người bạn một thời của ba tôi đã giang tay đón nhận Chu, giúp em qua cơn khốn khó để chờ ngày mẹ ra tù. Đó là chú Lê Đình Long, chú thím Ba Hội... bởi họ đều có chung suy nghĩ: Không để con của anh Tường (tên ba tôi) phải đi làm thuê. Gia đình tôi rất biết ơn các chú.

Mẹ tôi được ra tù nhưng không yên thân được với đám chính quyền địa phương đang ở Tam Kỳ. Thế là bà phải đưa Chu ra Đà Nẵng ở nhờ nhà người chị họ của tôi một thời gian. Dì tôi biết mẹ tôi đã ra tù nên cho con ra Đà Nẵng đón mẹ tôi và Chu vào Sài Gòn ở với dì.

Trở lại với trại giam Non Nước.

Hồi ấy trong phòng giam nữ còn có chị Liên người Quảng Trị. Chị Liên bị địch bất cùng với anh Cương khi đang công tác ở một trạm xá trong căn cứ ở Quảng Trị. Anh Cương là bác sĩ, chị Liên là y tá. Hai người yêu nhau nhưng không công khai vì anh Cương đã có vợ ngoài Bắc. Khi cùng bị địch bắt, hai anh chị đã chấp nhận ký đơn chiêu hồi để được gần nhau. Ở trại giam Non Nưóc, địch cho anh chị qua lại thăm nhau. Anh Cương thường sang phòng nữ để đánh bài tú-lơ-khơ với chúng tôi. Anh nói với tôi một câu mà không biết anh trích dẫn từ đâu, như một sự ngụy biện cho việc anh chị đã phải ký giấy chiêu hồi: “Một sợi tóc của đàn bà có sức mạnh lôi kéo bằng ba con bò mộng”. Nhưng mọi chuyện không đơn giản như họ nghĩ. Biết anh Cương là bác sĩ nên địch đ 10000 ã đưa anh vào Nha Tâm lý chiến ở Sài Gòn để thuyết phục anh viết hồi ký. Anh Cương nhất định không viết. Cuối cùng địch vẫn đưa anh đi giam nơi khác để tách hai anh chị ra. về sau tôi nghe nói chị Liên đưọc ra tù trước anh. Còn anh Cương địch đưa đi giam giữ ở đâu tôi không biết.

Có một lần trại giam tiếp nhận hai nữ tù binh từ Phú Tài chuyển ra, một chị là thương binh bị cụt một chân tên Hoàng (quê Quảng Ngãi), người còn lại tên là

Mai. Tôi hơi ngạc nhiên về sự “đi ngược” của hai người. Các chị cho tôi biết là cả hai được phóng thích theo diện "nan y tàn phế”. Trước khi về cả hai người đều ở trại 2. Đây là nơi địch chỉ giam giữ tù binh, không có chiêu hồi lẫn vào. Qua hai chị tôi tìm hiểu sơ qua về cuộc sống của chị em tù binh trong đó. Nhờ vậy mà trước khi được chuyển vào Phú Tài tôi đã biết được phần nào về mọi sinh hoạt của chị em tù binh cũng như hoạt động của địch ở Phú Tài.

Chỉ huy trưởng cúa trại giam Non Nước là thiếu tá Trần Văn Suyền có một sĩ quan Mỹ làm cố vấn.

Suyền thường xuyên vào phòng giam nữ để hỏi thăm tình hình sức khỏe của tôi như một sự quan tâm đặc biệt. Khi đề cập đến thương tật của tôi, tôi.nói với ông ta là tôi cần đưọc tiếp tục điều trị, vì các bác sĩ ở bệnh viện Duy Tân đã cố tình cho tôi xuất viện trong khi vết thương của tôi chua được điều trị đến nơi đến chốn. Khi tiếp xúc với phái đoàn Hồng Thập tự quốc tế đến thăm tù binh tôi cũng đề xuất với họ việc này. Họ đã hứa với tôi sẽ can thiệp để tôi được điều trị sớm.

Nhưng sau chuyện đưa thư bị lộ của Chín và Minh tôi hầu như không nhìn mặt con Bê trưởng phòng. Mối quan hệ giữa tôi và ba tên nữ chiêu hồi tay sai hết sức căng thẳng. Tôi chờ đợi từng ngày để sớm được địch đưa đi Phú Tài (Quy Nhơn). Chị em tù binh mới nhập trại ngày càng đông, nhưng tại Non Nước không người nào chịu ký giấy chiêu hồi. Bọn giám thị và đám tay sai chiêu hồi cho rằng tôi là người sách động chị em không ký giấy.

Tên Nhu giám thị ra vào thường xuyên phòng nữ hơn, hắn lớn tiếng đe dọa chị em nếu vi phạm nội quy dù nhỏ cũng sẽ bị xử lý. Số chị em bị bắt mới vào nhập trại lên đến 25 người, đã đủ số để địch chuyển chị em vào Phú Tài. Nhưng chuyến bay này không có tên tôi.

Tôi không hiểu vì sao chúng lại giữ tôi ở lại Non Nước mà không chuyển đi Phú Tài. Tôi đem thắc mắc này hỏi thượng sĩ Nhu. Nhu trả lời:

-  Cô muốn đi Phú Tài lắm à? Thế thì đành chờ chuyến sau vậy.

Vậy là tôi phải nằm lại Non Nước một thời gian nữa, lại phải tiếp tục sống cùng phòng với mấy tên nữ chiêu hồi mà tôi chẳng bao giờ muốn nhìn mặt chúng.

Cuộc sống của tôi gắn liền với chiếc băng-ca nên mọi sinh hoạt đều cần người giúp đỡ. Chín, Minh vẫn là những đứa em trung thành với tôi, mặc dù các em đã ký giấy chiêu hồi. Hai em vẫn luôn bên cạnh và giúp đỡ tôi trong mọi sinh hoạt. Các em sợ tôi không vui vì chuyện các em đã ký giấy chiêu hồi nên cứ ra sức thanh minh là các em quá nặng gia đình. Tôi thống cảm và không bao giờ trách móc các em. Tôi chỉ khuyên hai em là dù thế nào cũng nhất quyết không hợp tác với địch chống lại chị em, cứ sống cầu an để chờ ngày về.

Một hôm chị Liên dúi cho tôi một lá thư. Chờ mấy tên chiêu hồi đi lấy cơm tôi đem thư ra đọc. Thư không ký tên người gửi. Chị Liên cho tôi biết đó là thư của một người đồng hương Quảng Trị với chị. Tên anh là Trần Đình Phùng. Trong thư chỉ là những lòi thăm hỏi thông thường kèm theo lời khen tặng anh dành cho tôi. Anh bảo tôi là tấm gương, là động lực để anh học tập và làm theo. Tôi rất ngượng ngùng trước những lời "có cánh” mà anh dành cho tôi. Như tôi đã nói, chị Liên và anh Cương được địch cho phép qua lại thâm nhau bất cứ lúc nào, trừ ban đêm. Nhờ vậy nên chị Liên rất nhiệt tình trong việc chuyển giúp thư qua lại giữa tôi và anh Phùng, vì anh Cương ở cùng phòng vời anh Phùng. Việc viết thư của tôi có phần trở ngại, toio phải chờ mấy con tay sai ngủ trưa thì mới viết được. Tôi và anh Phùng cùng hứa với nhau là sẽ vận động anh chị em mới nhập trại không mắc mưu địch, không ký giấy chiêu hồi. số chị em đi Phú Tài trước đó đã nghe tôi nên không một ai ký giấy mặc cho con Bê ra sức tuyên truyền, giảng giải về “lợi ích” của việc ký giấy chiêu hồi.

Đã đủ người cho một chuyến bay chuyển nữ tù binh đi Phú Tài. Đúng như lời lên Nhu đã nói, lần này tôi có tên trong danh sách đi Phú Tài.

Ra đến sân bay chúng tôi phải ngồi trong xe để chờ giờ lên máy bay. Tên trung sĩ Đóa làm ở phòng Điều hành trại giam từ đâu đi ngang qua sau xe chúng tôi đang ngồi, hắn chỉ vào mặt tôi rồi nói:

-  Vì cô mà tôi suýt bị xe Mỹ tông ở cầu Đờ-lát (cây cầu bắc qua sông Hàn do người Pháp xây mang tên tướng Pháp Bernard de Lattre de Tassigny đã tử trận tại Việt Nam).

Tôi ngớ người ra không hiểu ý hắn muốn nói gì. Hắn suýt bị xe tông thì dính dáng gì đến tôi?

Trước khi ra sân bay, chúng tôi được phát mỗi người một thẻ căn cước tù binh. Tấm thẻ này địch làm khi chúng tôi nhập trại. Chuẩn bị lên máy bay địch thu lại thẻ, riêng tôi chúng không thu. Tôi hỏi tên quân cảnh đi áp tải:

-  Tại sao trung sĩ không thu thẻ của tôi?

-  Cô không đi Phú Tài. - Tên quân cảnh trả lời.

Tôi sửng sốt thốt lên:

-  Sao lại có chuyện lạ đời thế này?

-  Cô trở về trại giam sẽ rõ.

Các chị xúm vào ôm lấy tôi khóc lóc, còn tôi thì như người mất hồn, không biết diều gì đang xảy ra với mình. Tại sao tôi phải quay về trại giam Non Nước? Tôi trấn an chị em:

-   Các chị cứ an tâm về em. Vào Phú Tài nhớ lời em dặn, phải thật đoàn kết và kiên quyết không ký giấy chiêu hồi. Chắc chắn không sớm thì muộn em cũng sẽ vào Phú Tài với chị em.

Xe chở tôi quay về trại giam. Khi chiếc băng-ca vừa được hai tên quân cảnh khiêng xuống khỏi xe, tôi nhìn thấy Chín và Minh đã đứng sẵn ở cổng từ bao giờ để chờ tôi. Chín nói vói tôi:

-  Tụi em biết chị trở về nên ra đứng đón.

-  Tại sao hai em biết? - Tôi hỏi lại.

-  Chị vào phòng tụi em sẽ nói cho chị nghe.

Hai em khiêng tôi vào phòng. Con Bê tỏ vẻ xởi lởi với tôi:

-  Bọn mình biết Mai quay về, không đi Phú Tài mà.

Rồi Chín kể lại cho tôi nghe.

Khi xe chở chúng tôi ra sân bay khoảng nửa giờ thì thiếu tá Suyền vào phòng giam, mục đích để thăm tôi. Nhưng khi vào phòng không thấy tôi Suyền hỏi Nhu là tôi đi đâu mà không có trong phòng, Nhu báo cáo với Suyền là tôi vừa ra sân bay để đi phú Tài. Suyền la toáng lên là tại sao lại đưa tôi đi mà không có lệnh của ông ta. Rồi Suyền quay ngoắt ra phòng Điều hành ra lệnh cho trung sĩ Đóa phải đánh xe gấp ra sân bay cho kịp để giữ tôi ở lại. À, ra thế. Thảo nào Dóa bảo suýt bị xe Mỹ tông ở cầu Đờ-lát vì tôi.

Tôi về được một lát thì Suyền vào phòng cùng với Nhu. Thấy tôi, Suyền hỏi ngay bằng giọng rất thân mật:

-  Tại sao Mai lại muốn đi Phú Tài đến thế? Mai có biết là trong đó rất cực khổ không?

Không úp mở, tôi trả lời ngay:

-  Tôi vào Phú Tài để được sống với chị em tù binh trong đó.

-  Thế những người ở đây không phải là tù binh sao?

-  Ở đây không phải là trung tâm giam giữ tù binh, chỉ có những người chiêu hồi mới ở đây thôi. Tôi không phải là hồi-chánh-viên.

Suyền quay sang hỏi Nhu:

-  Cô ta chưa ký đơn sao?

-  Có đưa đơn nhung cô ấy không chịu ký ạ. - Nhu trả

lời.

Suyền có vẻ hơi ngạc nhiên, hắn quay sang hỏi tôi:

-  Tại sao cô không ký giấy?

Tôi trả lời thẳng thừng với Suyền:

-   Tôi là tù binh, tôi chỉ ra tù khi nào chiến tranh kết thúc, đôi bên trao trả tù binh. Tôi không chấp nhận ra tù bằng con đường ký giấy chiêu hồi.

Vẻ tức giận hiện rõ trên gương mặt của Suyền. ông ta bỗng dưng to tiếng với tôi:

-  Cô có biết là tôi đã liên hệ để đưa cô sang Mỹ điều trị hay không? Mà muốn thế thì cô phải ký giấy mới ra khỏi tù đuợc.

Tôi lịch sự trả lời Suyền:

-   Cám ơn thiếu tá đã quan tâm đến tôi, nhưng việc ký đơn chiêu hồi đối với tôi là điều không thể. Thiếu tá có giữ tôi ở lại đây đến bao lâu thì cũng thế thôi.

Không kiềm chế được nữa, Suyền nổi đóa rồi buông một câu:

-   Khôn thì nhờ, dại thì chịu. Cô muốn đi Phú Tài thì cứ đi đi! Vào trong đó rồi sẽ biết.

Nói xong Suyền quay vội đi ra với vẻ mặt hằm hằm.

D. TRẠI GIAM PHÚ TÀI (QUY NHƠN)

Ngày 1 tháng Ba năm 1970 tôi cùng với 26 chị em có tên trong danh sách đi Phú Tài.

Khác với lần đi hụt trước, lần này hành lý của tôi bị săm soi rất kỹ. Chính tên thượng sĩ Nhu trực tiếp lục xét. Một số đồ dùng cá nhân do trại giam Non Nước cấp phát cùng với một ít vật dụng các anh chị trong tù cho tôi đều bị Nhu tịch thu. Tôi thấy thiếu tá Suyền đứng từ xa quan sát. Trong đoàn đi chỉ có tôi là thương binh nặng nên phải nằm trên băng - ca để di chuyển.

Chúng tôi phải chờ đợi ở sân bay khá lâu và phải ăn trưa ngay tại sân bay để chờ chuyến bay. Trong lúc ngồi chờ đợi trên xe tôi tranh thủ gọi các chị em lại dặn dò. Nhờ đã biết trước về trại giam Phú Tài qua chị Hoàng và chị Mai nên tôi dặn các chị vào đấy phải đoàn kết chặt chẽ thành một khối thì đấu tranh với địch mới đem lại kết quả. Chị em phải chuẩn bị tâm lý, có thể địch sẽ đàn áp hoặc xé lẻ lực lượng để dễ bề trấn áp. Nhưng dù thế nào cũng phải kiên định lập trường, quyết không ký giấy chiêu hồi, không vào trại 1.

Phải đến 3 giờ chiều chúng tôi mới được lên máy bay. Đến sân bay Quy Nhơn tôi thấy đã có ba chiếc ô tô quân sự gồm một chiếc Jeep và hai chiếc GMC đang đậu sẵn chờ đợi. Chúng tôi vào đến trại giam Phú Tài thì mặt trời cũng sắp lặn.

Xe vừa dừng lại ở sân phòng Điều hành thì những tên quân cảnh đi áp tải nhảy xuống trước, rồi chị em lần lượt xuống xe. Chiếc băng-ca tôi nằm được hai chị trong đoàn khiêng ra sau cùng. Khi chiếc băng-ca vừa được kéo ra khỏi xe tôi đã thấy từ trong nhũng hàng rào xa xa, nhiều chị em cố rướn mình lên giữa đám đông nữ tù có đến hàng trăm người đang dõi mắt về phía chúng tôi. Và gần như đồng loạt, tôi nghe các chị gọi tên tôi trong sự vui mừng tột độ. Nửa nằm nửa ngồi trên bãng-ca, tôi đưa tay vẫy về phía chị em mà nghẹn ngào muốn rơi nước mắt. Đó là những chị em đã 

cùng ở với tôi tại nhà tù Non Nước được địch đưa vào Phú Tài trước tôi. Ngày các chị đi nhưng thấy địch còn giữ tôi ở lại đã khiến chị em rất lo cho tôi.

Có đến hàng chục tên quân cảnh chờ sẵn ở đấy để “đón” chúng tôi. Trong tay tên nào cũng lăm lăm cây ma-trắc, vẻ mặt đằng đằng sát khí cứ như chực nuốt chửng lấy chị em. Một lời, một câu chúng thốt ra lúc này đều là mệnh lệnh mà chúng tôi thừa biết rằng đấy là sự uy hiếp, dằn mặt dành cho những người tù mới nhập trại. Chỉ cần một cử chỉ nhỏ hay một lời nói chống đối thì chắc chắn những trận mưa ma-trắc sẽ phủ ngay lên người chúng tôi không chút ghê tay.

Sự vui mừng hơi thái quá của các chị trại 2 đã khiến địch chú ý nhiều đến tôi. Chúng dồn chị em lại một chỗ, riêng tôi chúng tách ra xa các chị trong đoàn. Bọn quân cảnh xúm vào lục xét đồ đạc của chị em. Tên Minh giám thị xới tung đồ đựng trong cái hòm gỗ của tôi, vừa lục lọi hắn vừa nói:

-  Mầy là gì mà mấy con trại 2 thấy mầy chúng mừng dữ vậy?

Tôi vờ như không nghe thấy nên không thèm trả lời hắn. Bỗng một tên sĩ quan dáng người thấp bé mang lon thiếu tá xuất hiện, trên tay cầm cây gậy chỉ huy. Bộ mặt lạnh như tiền, hắn lừ lừ nhìn tôi không chớp mắt, cái nhìn nửa như hăm dọa nửa như dò xét. Minh bước vội lại nói thầm gì với hắn. Nghe xong tên thiếu tá mang tên Hòa tiến về phía tôi, hắn vẫn nhìn như xoáy vào tôi rồi nói trống không:

-  Xinh đẹp thế mà theo Việt cộng làm gì để bị tàn phế. Thật uổng đời!

Rồi tự tay hắn dùng cây gậy xốc vào hòm đồ ít ỏi của Lôi khều ra từng món một. Tôi bị chúng tịch thu gần hết đồ dùng mang từ Đà Nẵng vào.

Trời đã chạng vạng. Tên Hòa lệnh cho hai quân cảnh khiêng tôi đưa vào bệnh xá trại giam. Vì hơi xa chị em trong đoàn nên tôi không kịp nói với các chị một. lời. Đêm đầu tiên nằm trong bệnh xá tôi không hề chợp mắt vì luôn lo nghĩ đến chị em trong đoàn và cả cho tôi. Ngày mai điều gì sẽ xảy ra cho chúng tôi? Phải đấu tranh và đối phó với địch thế nào đây để buộc chúng đưa sang trại 2? Những điều cần nói với nhau chúng tôi đã rỉ tai nhau từ khi còn ở trại giam Non Nước, cả lúc ngồi trong xe chờ lên máy bay ở sân bay Đà Nẵng. Tôi nói với chị em với tư cách là người vào tù trước, đã biết ít nhiều về nhà tù Phú Tài qua chị Hoàng và chị Mai mà tôi đã được gặp.

Sáng hôm sau, địch tập trung đoàn chúng tôi tại sàn phòng Điều hành để làm thủ tục nhập trại. Tôi được đưa vào đầu tiên để chụp ảnh và lấy dấu vân tay. Chưa kip hỏi han chị em lời nào chúng đã vội khiêng tôi trở lại bệnh xá. Cũng ngay buổi sáng hôm đó địch cho xe chở tôi xuống Quân y viện Quy Nhơn. Nằm trên xe tôi hỏi tên y tá hộ tống:

-  Tôi có ốm đau gì đâu mà các ông đưa tôi đi bệnh viện?

-  Tôi chỉ làm nhiệm vụ đưa cô đi thôi, còn vì sao phải đi bệnh viện thì tôi không biết. - Tên y tá trả lời.

Tôi được đưa vào phòng Lựa thương của Quân y viện. Khoảng thời gian này chiến trường rất ác liệt, lính ngụy bị thương đưa về dồn dập. Tiếng than khóc, kêu rên của họ nghe mà xót xa. Họ đang là kẻ địch của tôi, nhưng những tiếng kêu la của họ vẫn làm con tim tôi đau nhói. Không giống chúng tôi, những người tự nguyện dấn thân vì sự nghiệp giải phóng và thống nhất đất nước, họ phần lớn là những người bị bắt buộc phải cầm súng ra chiến trường, để lại sau lưng vợ dại con thơ. Ti ỏnhổm lên hướng mắt về phía cửa ra vào để nhìn những người lính mới bị thương được đưa vào. Một thiếu úy bước vào, một tay xách chiếc cặp, tay kia cầm một cuộn giấy. Trời! Vâng, tôi chỉ biết kêu trời. Sao lại thế này? Trứơc mắt tôi là Bùi Tấn Hỷ - người anh, người bạn rất thân của tôi. Tôi thầm vái anh đừng nhìn thấy tôi. Nhưng giữa những người lính Cộng hòa mặc quân phục lại lẫn vào một cô gái mặc quần áo nâu, trên lưng cõng hai chữ TB (tù binh) to tuớng, tôi đang là tâm điểm của hàng chục cặp mắt tò mò. Tôi sẽ trở nên hèn yếu nếu không đủ can đảm nhìn vào mắt Hỷ lúc này. Nhìn thấy tôi anh khựng lại. Tiến lại gần tôi anh hỏi:

-  Có phải Duy Phương không?

Tôi chua kịp trả lời anh hỏi tiếp:

-   Vì sao em lại nằm ở đây? Anh nghe tin em bị đạn pháo chết từ lâu rồi kia mà!

Sao mà trớ trêu, nghiệt ngã thế? Tôi đang bị cái gọi là Định mệnh rượt đuổi, “vờn” với số phận chăng? Trong hoàn cảnh tù đày, không gian hạn hẹp mà đến đâu tôi cũng gặp người quen! Thật không thể nào hiểu nổi.

Nhìn thẳng vào mắt Hỷ, tôi trả lời:

-  Em tham gia cách mạng. Mỹ bắn em bị thương rồi bắt làm tù binh. Anh chỉ cần biết thế là được rồi. Anh đi đi!

Tôi thấy Hỷ rất buồn. Anh bước lại giở tấm chăn tôi đang đắp, nhưng tôi lấy hai tay giữ lại. Anh lắc đầu nhìn tôi rồi bảo:

-  Con gái mà theo Cộng sản làm chi cho khổ một đời thế em. Em đang bị giam ở đâu nói cho anh biết để anh đi thăm?

-   Sự nghiệp cách mạng đâu chỉ dành cho đàn ông. Em mới từ Đà Nẵng vào nên chưa biết sẽ bị giam ở đâu. Nhưng dù ở đâu thì anh cũng đừng nghĩ đến việc đi thăm em. Em sẽ không bao giờ ra gặp anh đâu. Thôi, anh đi đi!

-  Tôi làm mặt lạnh và trả lời anh.

Hàng trăm cặp mắt của y tá và thương binh ngụy đang đổ dồn nhìn về phía chúng tôi. Tôi thì không sợ nhưng Hỷ có vẻ hơi ngại ngần. Anh cầm cuộn giấy gõ nhẹ lên đầu tôi như một cử chỉ thân mật rồi nói:

-  Em có giấu thì anh vẫn có thể tìm ra được nơi giam giữ em. Nhất định anh sẽ tìm thăm em.

Nói xong anh vội đi ngay. Bọn lính xúm lại ríu rít hỏi tôi đủ điều về mối quan hệ của tôi và thiếu úy Hỷ. Tôi im lặng, không trả lời bất cứ một câu hỏi nào của chúng. Lòng nặng trĩu, tôi chỉ muốn được ra ngay khỏi phòng Lựa thương để tránh khỏi những ánh mắt tò mò của đám y tá và thương binh ngụy đang hướng về tôi.

Hỷ từ Duy Xuyên xuống học tại trường Trần Quý Cáp cùng với hai người em nữa của anh là anh Bùi Tấn Màn và Bùi Thị Kim Vân. Ngày tôi đi thoát ly, Hỷ đang học Đệ nhất, anh Hân học Đệ nhị, còn chị Kim Vân học cùng lớp Đệ tứ 6 vói tôi.

Tôi bị đưa xuống khu điều trị tù binh của Quân y viện. Tại đây tôi được ở cùng phòng với bệnh nhân là các chị trại 2 xuống. Được nằm cùng các chị tôi thấy an tâm, nhưng trong tôi vẫn canh cánh nỗi lo cho các chị em trong đoàn cùng vào với tôi. Không biết các chị em đang ra sao trên Phú Tài? Địch có đàn áp, cuỡng bức các chị để đưa vào trại 1 hay không? Tôi nôn nóng muốn về lại Phú Tài. Khi bác sĩ đi khám bệnh tôi yêu cầu để tôi được ra viện, nhưng viên bác sĩ bảo với tôi:

-    Ông Hòa gửi cô tạm xuống đây ít ngày thôi, cô không thuộc diện bệnh nhân điều trị.

Thế là đã rõ, Hòa cố tình ly gián tôi với chị em vào cùng đoàn, vì cho rằng tôi là đầu tàu lãnh đạo chị em đi chung chuyến. Ngày hôm sau có một số chị em trại 2 nhập viện vì bị thương do xô xát với địch trên trại giam. Hỏi thăm các chị tôi được biết trong số chị em vào cùng đoàn với tôi có một số chị do không chịu vào trại 1 sống chung với chiêu hồi tay sai nên đã liều lĩnh chạy sang trại 2. Để bắt lại các chị, địch phải cho chị em trại 2 điểm danh bất thường. Nhưng các chị trại 2 đã xúm vào giành giật số chị em mới chạy sang nên đôi bên xảy ra ẩu đả. Không có ai hi sinh nhưng bị thương tích nhiều người. Địch chỉ đưa số chị em bị thương nặng đi cấp cứu. Hiện các chị em trại 2 đang tuyệt thực sang ngày thứ hai để đấu tranh đưa yêu sách và chống địch đàn áp dã man chị em.

Vậy là tôi không còn cơ hội để cùng với tập thể chị em trong đoàn đấu tranh, buộc địch đưa sang trại 2. Tôi quá sốt ruột vì lo lắng không biết phải đối phó với địch trong hoàn cảnh đơn lẻ như thế nào khi về lại trại giam Phú Tài. Chờ bác sĩ đi khám bệnh tôi nằng nặc đòi ra viện, nhưng phải đến ngày thứ năm tôi mới đuợc ra.

Về lại Phú Tài địch vẫn để tôi nằm ở bệnh xá. Trong trại 2 chị em đang tuyệt thực nên chúng cho anh em nhà bếp trại giam mang thức ăn ra cho tôi. Tôi nói với các anh rằng tôi sẽ tuyệt thực cùng chị em trại 2 nên tôi không ăn gì cả. Tôi không nhớ rõ các anh đã mang thức ăn ra cho tôi mấy lần, nhưng lần nào các anh mang ra rồi cũng phải mang về, tôi chỉ nhận của các anh nước uống. Mặc cho bọn giám thị và mấy tên quân cảnh gác bệnh xá dùng đủ lời ngon ngọt khuyên tôi không nên tuyệt thực, vì như chúng nói là sẽ không mang lại kết quả gì.

Nằm một mình ở bệnh xá trong tình trạng sức khỏe yếu do tuyệt thực, cộng thêm nỗi lo lắng cho những ngày sắp tới khiến lòng dạ tôi nôn nao. Tôi tự động viên mình bằng cách nằm hát nho nhỏ hết bài này đến bài khác, hát cho đến khi không thể hát được nữa mới thôi. Bên kia vách ván ngăn là phòng y tá. Tôi nghe thằng Khá y tá vừa đàn ghi-ta vừa hát đi hát lại bài hát Phố đêm (sau này tôi mới biết tên bài hát này): Phố đêm đèn mờ giăng giăng màu trắng như vì sao gối đầu ngủ yên.... Hắn hát không biết mấy lần khiến tôi nghe đến thuộc lòng. Có lẽ bài hát mới ra đời nên hắn đang “học” cho thuộc. Tôi biết Khá cố hát cho tôi nghe. Vì chỉ cách vách ván được đóng sơ sài nên âm thanh nghe rất rõ. Tôi cố chọn những bài hát có âm điệu dân ca miền Trung: Người con gái sông La, Quảng Bình quê ta ơi!, Tiếng hò trên đất Nghệ An, Tiếng hát trên đườngquê hương, Tiếngđàn ta-lư... để hát “đáp” lại thằng Khá. Điều thật lạ là khi cố tình hát cho đám y tá bệnh xá nghe tôi lại hát hay, hát khỏe hơn. Tôi nhớ có một lần khi nghe tôi hát xong bài Quảng Bình quê ta ơi! thằng Nho nói với đám y tá: “Con Mai hát bài hát gì mà ba ngày mới hết”. Nghe hắn nói mà tôi tức cười. Hắn nói đúng, vì bài hát này có tới ba lời. Chỉ một lời đã thấy khá dài, huống gì đến ba lời!

Bây giờ mỗi lần nghe bài Phố đêm là trong tôi lại trào lên cảm giác buồn buồn như sống lại những giây phút nằm ở bệnh xá trại giam Phú Tài thuở trước.

Sang ngày tuyệt thực thứ bảy thì mọi sinh hoạt của các chị trại 2 mới trở lại bình thường, sau khi địch đã giải quyết yêu sách của chị em. Một số chị đi lấy gạo, củi ngang qua bệnh xá nhưng không biết có tôi nằm bên trong, tôi phải kêu to lên để các chị nghe thấy:

-  Các chị trại 2 phải không?

-  Trại 2 đây! Ai nằm trong đó?

-  Em là Mai “thương binh”, ở bệnh viện mới về.

Các chị rất vui mừng khi nghe tiếng nói của tôi:

-  Nhớ đừng để chúng đưa vào trại 1 nghe Mai!

-   Em không vào trại 1 đâu. Các chị yên tâm đi! - Tôi nói vọng ra.

Bọn giám thị buộc phải để chị em trại 2 mang thức ăn ra cho tôi. Vừa căng thẳng, lo lắng vừa mất ngủ, kết hợp với hai ngày tuyệt thực khiến tôi bị lả nguời. Các chị ôm tôi khóc nức nở vì thấy tôi quá yếu. Tôi trấn an các chị:

-   Các chị hãy yên tâm, dù phải đấu tranh một mình với địch em cũng không bao giờ khuất phục kẻ thù. Cùng lắm là hi sinh, em đã xác định từ lâu rồi.

Những tên giám thị và quản cảnh không cho các chị trại 2 tiếp xúc lâu với tôi. Tôi ăn một ít cháo của các chị mang ra, thấy trong người khỏe lại đôi chút

Ngay chiều hôm ấy, địch cho hai nữ tù ra khiêng tôi vào trại giam. Nhìn cách ăn mặc tôi đoán ngay đây là những tên nữ chiêu hồi ở trại 1. Tôi quắc mắt nhìn hai người rồi bảo:

-  Tôi đã biết các người là người của trại 1. Hãy vào nói với giám thị là tôi chỉ đồng ý để chị em trại 2 khiêng tôi vào, nếu không tôi sẽ không cho ai khiêng tôi đi đâu hết.

Hai tên chiêu hồi vội trở vào. Khoảng nửa giờ sau thì hai người đi cùng đoàn với tôi ra gặp tôi, có cả tên Minh giám thị đi cùng. Tôi còn nhớ tên hai người này, một người tên Tĩnh, quê Quảng Ngãi và một người tên Thanh, quê Quế Sơn - Quảng Nam. Tôi hỏi hai người:

-   Các chị từ trại 1 ra phải không?

Tĩnh ngập ngừng rồi cúi gầm mặt trả lời tôi bằng một tiếng “dạ" nho nhỏ vừa đủ nghe. Nhìn vẻ mặt không giấu nỗi sợ sệt của hai nguời trước tên Minh, tôi đoán ra tất cả. Tôi bảo với hai người:

-   Tôi biết hai chị từ trại 1 ra. Vì vậy mà tôi không để hai người khiêng tôi đi đâu hết.

Thằng Minh tức tối lên giọng đểu cáng:

-   Mầy muốn người trại 2 khiêng vào thì hai con này cùng vào với mầy, đang ở trại 2 đấy, sao mầy không cho chúng nó khiêng đi?

Quá giận dữ, tôi nói như hét vào mặt hắn:

-  Tôi không để cho các người lừa đâu!

Nhìn thái độ giận dữ và kiên quyết của tôi, biết không thể làm gì hơn hắn vội bảo Thanh và Tĩnh quay vào. Trước khi vào Minh còn quay lại nói với tôi:

-  Mầy cứ nằm đấy mà chờ đợi chị em trại 2 của mầy. Rồi sẽ biết.

Câu nói chứa đầy ẩn ý hăm dọa của hắn chỉ khơi thêm trong tôi lòng căm tức. Việc gì đến sẽ phải đến. Tôi đã trong tư thế sẵn sàng nếu chúng khiêng tôi rời khỏi bệnh xá. Chỉ một lát sau Minh quay trở ra bệnh xá cùng với một tên quân cảnh khác mang tên Việt. Minh hỏi tôi bằng giọng điệu thách thức:

-   Mầy có để tụi tao khiêng vào không?

Tôi khẳng định với Minh lần nữa là tôi nhất quyết không vào trại 1. Hắn nắm bàn tay lại rồi dứ dứ trước mặt tôi:

-  Mầy đang nằm trong tay tụi tao, mầy biết chứ. Mầy bây giờ là thân cá chậu chim lồng, tao siết lại mầy sẽ ngạt thở đến chết, nên tốt nhất đừng bày đặt chống đối mà khổ thân.

Nói xong hai tên vội vã xông vào khiêng tôi đi. Tôi chưa vào trại nên không rõ cổng vào trại 1 và trại 2 ở đâu. Nhưng khi tôi vừa bị khiêng ra khỏi bệnh xá thì các chị trại 2 đang sinh hoạt ở sân thấy được. Tiếng các chị gọi tên tôi rất rõ:

-  Mai ơi, đừng để chúng nó khiêng vào trại 1!

Tôi cười và đưa tay vẫy để các chị yên tâm. Tôi để chúng nó khiêng đi mà tự nhủ thầm: Cuộc chiến đấu sắp bắt đầu rồi đây!

Hai thằng quân cảnh hộ pháp khiêng 36kg tưởng như không, chúng nó đi mà như chạy. Tôi đã sẵn sàng. Chiếc cáng vừa qua khỏi phòng Giám thị tôi nghe phía tay phải, sau cánh cổng đóng kín nhiều tiếng kêu của các chị trại 2:

-  Mai ơi, các chị ở đây, trại 2 ở đây!

Tôi lật người rơi xuống đất, ngay đường vào cổng trại 2. Bị bất ngờ, hai tên giám thị vội thả chiếc băng-ca trống không xuống đất. Thằng Minh tức tối buông thõng một câu:

-  Mầy làm trò gì vậy, hả con kia?

Tôi nói như hét vào mặt hắn:

-  Tao đã bảo là không vào trại 1 kia mà.

Phải thú thật là tôi không thể hình dung được trong cuộc đời mình có lúc phải trải qua những giây phút như thế này. Nhưng đây là điều bất đắc dĩ để đối phó với kẻ thù trong hoàn cảnh hai chân tôi không còn đi lại được.

Chẳng nói năng gì thêm, Minh và Việt bỏ tôi ngồi dứơi đất rồi chúng quay ra phòng Giám thị. Lúc ấy vào khoảng 4 giờ chiều, Phú Tài còn nắng gắt như muốn đốt cháy thịt da. Tôi không thể nhìn thấy chị em trại 2, nhưng trước mắt tôi một đám mấy con chiêu hồi tay sai đang dàn hàng ngang không cho số chị em đi chung đoàn lại gần tôi. Mặc cho bọn tay sai cấm cản, một số chị em vẫn ào tới chỗ tôi ngồi, người thì che nắng, kẻ thì quạt. Nhiều chị em đứng nhìn tôi mà mắt đỏ hoe. Tôi rất buồn khi thấy chị em đi chung đoàn đều phần lớn ở trại 1 mà đến lúc này tôi mới biết.

Có vài con chiêu hồi trật tự hăng máu tiến lại gần tôi, chúng cũng giở giọng chửi bới đúng điệu tay sai. Sau này tôi mới biết đó là các tên trật tự ác ôn: Mận, Sinh, Văn, Sao... Tôi biết trong trại 1 có phòng C4 là phòng địch dành để dồn số chị em chống đối nhưng chúng không chịu đưa các chị sang trại 2. Trong số chị em C4 có người đã từng ở cùng tôi tại Non Nước, trong đó có Trịnh Thị Thanh rất thân với tôi. Vì vậy mà bất chấp bọn trật tự, Thanh vẫn nhào đến chỗ tôi ngay từ đầu. Thanh vừa lấy nón quạt, vừa nói nhỏ vào tai tôi: "Nếu không sang được trại 2 thì vào phòng C4 cũng được, chị em ở C4 đông lắm, tau cũng đang ở đó”. Tôi bảo với Thanh chờ xem chúng nó sẽ làm gì tiếp theo với tôi đã, rồi hãy tính.

Bọn chúng cố tình để tôi ngồi dưới nắng hàng tiếng đồng hồ. Nhưng mặc cho những lời dọa dẫm của bọn trật tự, các chị C4 vẫn thay nhau đến che nắng và quạt cho tôi. Tên đại úy Thịnh - Trưởng phòng Điều hành từ đâu đến, theo sau nó là thằng Cường giám thị trưởng cùng với ba tên giám thị Minh, Việt, Quý. Tôi đã gặp Thịnh hôm làm thủ tục nhập trại ở phòng Điều hành. Hắn chống nạnh nhìn tôi một hồi rồi bảo:

-   Cô đừng quên rằng đây là trại giam Phú Tài chứ không phải Non Nước ngoài Đà Nẵng. Tôi biết cô là người có học nên hành động của cô thế này trông khó coi lắm.

Đang căm phẫn đến tột độ, tôi đáp lại ngay:

-  Chính vì có học nên tôi mới hành động thế này. Chỉ quân phản bội kia mới là đáng nhục nhã.

Tôi chỉ tay về phía mấy con trật tự tay sai để đáp lại lời của Thịnh. Như bị xoáy vào chỗ hiểm, mấy con trật tự nhảy chồm lại chỗ tôi như một lũ heo đói.

-  Đập chết mẹ mầy luôn. Đồ Việt cộng “cái”.

-   Lũ chúng mầy không đáng để tao nói chuyện. Tao không ngán chúng mầy đâu.

Tôi biết chả có con nào dám động đến tôi.

Trong lúc sự việc của tôi đang diễn ra ở trại 1 thì bên trại 2 các chị đấm thùm thụp vào vách ván ngăn liên tục hô vang:

-    Đả đảo đàn áp tù binh! Đả đảo đàn áp thương binh!

Tiếng hô la của các chị vang dội cả một vùng, khiến bọn lính của Trung tâm Huấn luyện Sư đoàn 22 ngụy đóng gần đấy phải leo rào nhìn sang. Tiếng hò của chị em trại 2 như tiếp thêm sức mạnh cho tôi. Cuối cùng tên thiếu úy Cuờng tiến lại gần tôi nói như ra lệnh:

-    Tao kỳ hạn cho mầy năm phút để mầy lên lại băng-ca cho tụi tao khiêng đi, nếu không thì đừng trách tụi tao dùng vũ lực.

-  Tao không lên, chúng mầy muốn làm gì tao thì làm.

Vậy là không đợi đến năm phút trôi qua, bọn giám thị dùng cây đánh dạt các chị C4 đang vây quanh tôi rồi ba tên Cường, Minh, Việt xông vào. Thằng Cường đè vai tôi xuống bằng cách dùng tay móc vào hai bên xương đòn, hai tên kia nắm chặt hai tay và hai chân tôi rồi xốc mạnh đưa lên băng-ca. Bằng tất cả chút sức lực còn lại tôi cố vùng vẫy, nhưng hai bàn tay thằng Cường như hai cái gọng kìm ấn mạnh xuống khiến hai bên xương đòn của tôi đau nhói. Rồi chúng cũng đưa được tôi vào phòng C6 ở trại 1 là phòng địch dành để biệt giam chị em, hiện đang không có ngưòi ở.

Các chị C4 xúm vào săn sóc cho tôi và động viên tôi rất nhiều. Tôi gần như kiệt sức hoàn toàn nhưng vẫn gượng cười để các chị an tâm. Vào nằm trong phòng C6 chưa đầy nửa giờ thì bọn giám thị quay vào cùng với mấy tên chỉ huy gồm Hòa, Thịnh, Ngọc, Thọ. Tôi thấy chúng xầm xì với nhau gì đấy rồi hai tên quân cảnh xông vào phòng, xốc hai đầu băng-ca khiêng tôi đi, trong khi thằng Minh và Việt dùng cây đánh tới tấp vào các chị C4 vì sợ các chị ngăn lại không cho chúng khiêng tôi đi. Nguời tôi lúc này như mềm nhũn ra, toàn thân đau ê ẩm. Tôi để chúng khiêng đi mà không thể có được một chút phản ứng nào. Tôi cố gượng vì sợ phải ngất xỉu lúc này. Không ngờ chúng bàn nhau đưa tôi vào phòng C2 là phòng có những tên trật tự ác ôn đang ở và một trăm phần trăm đã ký giấy chiêu hồi.

Trời đã chập choạng. Cả nhà tù lên đèn sáng choang.

Chúng thả băng-ca tôi xuống một chiếc giường nằm lọt thỏm giữa vòng vây của bọn trật tự gồm các tên Mận, Sinh, Văn, Hoan, Lạc. Nhưng thật may mắn cho tôi khi tôi được nằm cạnh má Hà (quê Quảng Ngãi). Má Hà tuy đã ký giấy chiêu hồi nhưng như sau này má tâm sự với tôi: “Má chỉ là dân thường thôi, hơn nữa má cũng lớn tuổi rồi, má ký giấy để được ra tù sớm đoàn tụ với con cháu. Má không làm điều gì tổn hại đến ai. Ở đây má không sợ con nào hết”.

Vậy là đã ba ngày tôi không ăn, trừ chén cháo các chị trại 2 mang ra cho tôi lúc trưa ở bệnh xá. Tôi không hề thấy đói mà chỉ có cảm giác mệt mỏi, rã rời. Má Hà khuấy cho tôi ít nước đường khuyên tôi cố uống. Vì lo ngại địch thấy tôi quá yếu sẽ lại đưa xuống bệnh viện nên tôi cố uống hết ly nước đường của má đưa cho. Tôi đã quá mệt mỏi, đau đớn và căng thẳng. Chờ cho bọn trật tự ngủ say, má Hà ngồi dậy nói chuyện với tôi đến quá nửa đêm. Má bảo tôi cần liên lạc gì với chị em C4 hoặc trại 2 thì viết thư, má sẽ tìm cách chuyển cho.

Má Hà đi ngủ, tôi đang nằm thao thức suy nghĩ về những gì đã xảy đến với tôi vừa qua thì có người lay gọi tôi dậy. Một người đoán chừng trạc tuổi của tôi ngồi xuống mép giường má Hà và tự giới thiệu tên mình là Bích Thảo, quê ở Phú Yên, cùng ở phòng C2 với tôi. Sự xuất hiện của người này khiến tôi bất ngờ và cảnh giác. Sau vài phút ngỡ ngàng tôi mới nhìn thẳng vào mắt Bích Thảo. Cô ta có khuôn mặt tròn, da hơi ngăm đen nhưng trông có duyên, xinh xắn. Tôi hỏi nhỏ Thảo muốn gặp tôi để làm gì, Thảo thầm thì là muốn tâm sự cùng tôi trước khi tôi được sang trại 2. Tôi nghĩ ngay trong đầu: bọn chúng lại giở trò gì nữa đây?

Bích Thảo nói cô ta ở trại 2 mới sang trại 1 chưa lâu, do hoàn cảnh gia đình nên Thảo cần ra tù sớm. Rồi nó đưa chiếc khăn tay đang cầm trên tay cho tôi xem. Chiếc khăn thêu màu trắng đã bị thấm một loại dung dịch gì đó nên loang lổ những vết ố có màu nâu xỉn. Tôi còn đang chưa hiểu ý Thảo muốn nói gì thì nó nói với tôi đó là những vết máu của chị Ngọc, người đồng hương và cũng là người chị mà Thảo đã từng rất yêu thương khi nó còn đang ở trại 2. Chị Ngọc đã vượt ngục và bị địch bắn trọng thương trong lúc đang bò qua hàng rào ngay trước mũi súng trên pháo đài của lính canh khi chưa bò qua hết hàng rào thứ ba. Biết tin chị Ngọc đang được cấp cứu ngoài bệnh xá nên Bích Thảo chạy ra. Nhưng chị Ngọc đã ra đi. Thảo lấy chiếc khăn tay dính đầy máu của chị mang về cất để sau khi ra tù sẽ mang về giao lại cho gia đình chị. Thảo bảo chị Ngọc chết là vì nó. Chắc nó sẽ phải sống trong ray rứt đến cuối đời.

Câu chuyện Bích Thảo kể nghe có vỏ ly kỳ. Thảo bảo: "Sau này nếu qua được trại 2 chị sẽ rõ”. Có uẩn khúc gì trong cái chết của chị Ngọc? Tôi nghe vậy thì biết vậy. Dầu sao Bích Thảo cũng là một kẻ đã chiêu hồi, còn tôi thì ở trại 1 chưa bao nhiêu ngày, nên tốt hơn hết cứ hãy cảnh giác cho chắc.

Ngay sáng hôm sau lần lượt các tên Thịnh, Ngọc, Thọ, Cường rồi cả bọn giám thị vào phòng C2 thăm chừng xem tôi thế nào. Tôi đắp khăn lên mặt vờ ngủ mà lòng dạ rối bời vì lo nghĩ cho những ngày tới. Nếu tôi tiếp tục tuyệt thực thì điều chắc chắn là chúng sẽ đưa tôi trở ra bệnh xá hoặc xuống bệnh viện. Như vậy thì cuộc đấu tranh của tôi để sang được trại 2 coi như phải làm lại từ đầu. Cuối cùng tôi chọn phương án đấu tranh trong lòng địch và chờ cơ hội. Hơn nữa, những chị em vào cùng đoàn với tôi đều bị địch đưa vào trại 1, đang ở hai phòng C3 và C5, tôi biết các chị đang hướng về tôi.

Việc ăn uống, vệ sinh của tôi đều do má Hà và hai chị lớn tuổi người đồng hương với tôi tên là Nhỏ và Công giúp đỡ. Hai chị săn sóc tôi tận tình nhưng lại rất dè dặt khi chuyện trò với tôi. Má Hà thì khác, má quanh quẩn bên tôi, hai má con nằm quay mặt vào nhau chuyện trò suốt ngày. Má đã nhiều lần chuyển và nhận thư giúp tôi cho các chị C4 và trại 2. Nhưng không rõ bằng cách nào mấy con trật tự biết được (hoặc nghi ngờ) má làm liên lạc cho tôi. Bọn giám thị gọi má ra dọa tra tấn và đòi biệt giam má. về phòng má đập tay xuống giường lu loa, chửi bới bọn trật tự quá chừng. Má thách: “Con nào giỏi thì nói thẳng vào mặt tau coi, đừng có ra ngoài giám thị mà hót”. Vậy mà trong phòng im re, chẳng có con nào dám lên tiếng.

Những chị em đi cùng đoàn bị trật tự khống chế nên không ai được gặp tôi. Đoàn tù mới từ Đà Nẵng vào sau tôi khoảng một tháng cũng bị chúng đưa hết vào trại 1. Trong đoàn này có chị Bé (Hạnh) và cô Sáu Nhồng (Sáu Hường) bất chấp bọn trật tự hăm dọa vẫn xông vào phòng C2 thăm tôi. Chị Hạnh (Đà Nẵng) bị mấy con tay sai ác ôn đánh hội đồng thừa sống thiếu chết. Chúng vừa đánh vừa đá, đạp vào chỗ hiểm, có tên còn nói: "Đánh cho tụi mầy tuyệt đường con cái, tuyệt nòi Cộng sản”. Chị em phải khiêng chị Hạnh vào phòng. Cô Sáu Nhồng (quê Hội An) bị thằng Minh đánh tới tấp, bị đá, bị đạp ngay trước mặt tôi. Nhìn thằng giám thị đáng tuổi con đang giáng đòn xuống người cô khiến tôi xót xa không chịu nổi. Tôi căm uất bọn chúng đến tột cùng khi chứng kiến chị em vì tôi mà phải chịu đòn thù. Nhưng đành nuốt hận, vì nếu tôi không kiềm chế mà chửi mắng chúng thì chẳng khác nào thêm dầu vào lửa, sẽ khiến chúng đánh chị em nhiều hơn, mạnh tay hơn.

Con Sao, tên tay sai ác ôn số 1 của trại 1 cũng là người cùng quê Hòa Vang với chị Hạnh, hắn tham gia đánh chị Hạnh hăng máu nhất. Hắn bảo: “Bây giờ tau không đánh cho mầy chết đi thì mai sau mầy về gặp tau dễ gì mầy để tau yên”. Đánh chị Hạnh xong hắn vào phòng C2, đứng ở cuối phòng lớn tiếng chửi đổng, cố tình để tôi nghe thấy. Không kiềm chế được nữa, tôi nói lớn cho hắn nghe:

-   Mầy giỏi thì cứ lên đây mà nói. Đồ hèn!

Hắn bước nhanh lên chỗ tôi nằm, hai tay chống nạnh hất hàm nói với tôi:

-  Để tụi tao (đám trật tự tay sai) xem có con nào dám bén mảng tới chỗ mầy nữa không?

-   Đồ tay sai ngu dốt, hèn hạ! Quân phản bội chúng mầy không thuộc hạng để tau nói chuyện. Cút đi!

Hắn đáp lại câu mắng của tôi bàng một tràng tiếng chửi thô tục mà nghe xong phải rửa lỗ tai. Thật là tởm lợm!

Sau ngày giải phóng chị Hạnh tìm gặp lại con Sao ngay tại quê hắn ở xã Hòa Khương. Gặp hắn chỉ để dằn mặt cho hắn sợ chút thôi, chứ chẳng làm gì. Lòng độ lượng đã chiến thắng mối thâm thù.

Khoảng gần vài tháng sau đó, phái đoàn Hồng Thập tự quốc tế đến thăm nhà tù Phú Tài. Do đã tiếp xúc với phái đoàn vài lần hồi còn ở Non Nước (Đà Nẵng) nên họ biết tôi rất rõ. Khi nhìn thấy phái đoàn đi vào trại 1 cùng với thằng Minh giám thị, tôi đoán Minh sẽ không đưa họ vào phòng C2 để gặp tôi. Quả nhiên hắn dẫn phái đoàn đi ngang luôn qua phòng C2 một cách vội vàng. Tôi la với theo và gọi tên cụ già phiên dịch của đoàn (tôi biết tên ông từ khi tôi còn ở Đà Nẵng):

-   Cụ Hưng ơi, tôi yêu cầu gặp phái đoàn, tôi cần gặp phái đoàn!

Vậy là dù không muốn Minh cũng phải miễn cưỡng đưa họ vào phòng C2 để gặp tôi. Một vị trong đoàn yêu cầu Minh đi ra ngoài. Hắn quay ra phòng Giám thị mang theo vẻ mặt hằm hằm.

Ông Hưng nói với tôi:

-   Ở trại giam Non Nước họ nói với chúng tôi là cô đã đuợc phóng thích nên chúng tôi không nghĩ là cô lại ở đây.

-   Các ông đừng bao giờ tin lời họ nói. Tôi là tù binh chiến tranh nên tôi chỉ ra khỏi nhà tù khi nào chiến tranh chấm dứt, đôi bên trao trả tù binh.

Tôi tố cáo với phái đoàn Hồng Thập tự quốc tế về những gì đã xảy ra cho tôi từ khi tôi vào trại giam Phú Tài. Tôi yêu cầu họ can thiệp để giải thoát cho tôi khỏi phòng C2 và được sang trại 2. Vị trưởng đoàn ghi nhận ý kiến của tôi và hứa sẽ can thiệp.

Phái đoàn Hồng Thập tự quốc tế đi rồi nhưng cả tuần lễ sau tôi vẫn không thấy gì thay đổi. Khoảng nửa tháng sau, vào một buổi chiều tôi nghe tiếng thằng Minh trên loa gọi phòng C4 cử hai người ra phòng Giám thị. Thì ra chúng gọi các chị C4 ra để bảo các chị vào phòng C2 khiêng tôi xuống C4.

Vậy cũng là thắng lợi rồi. Tôi đã thoát khỏi nanh vuốt của những tên trật tự C2 và được cùng sống trong tập thể chị em C4, dẫu ngày đêm vẫn phải trong vòng kìm kẹp, khống chế của bọn giám thị cùng những tên nữ chiêu hồi trật tự tay sai ở trại 1.

Nhưng khi xuống C4 được ba ngày tôi lại nghe thằng Minh gọi các chị C4 khiêng tôi ra phòng Giám thị cùng với đồ dùng cá nhân. Lại một lần nữa chị em C4 xúm lại ôm tôi mà khóc vì lo lắng không biết địch sẽ đưa tôi đi đâu. Tôi lặng điếng người vì phải xa chị em C4, vì không biết điều gì đang chờ tôi phía trước. Tôi nói với các chị hãy yên tâm về tôi.

Băng-ca được khiêng ra đến phòng Giám thị thì chúng đuổi 4 chị (các chị cố tình đi 4 người) quay vào ngay. Ba tên giám thị lục xét rất kỹ số đồ dùng cá nhân ít ỏi còn lại của tôi rồi trải hai bộ quần áo tù ra duới đất để viết chữ TB lên đấy. Tôi nghe thằng Minh gọi loa:

-  Phòng A5 trại 2 cử hai người ra phòng Giám thị để khiêng Trần Thị Mai vào.

Vậy là tôi đã sang được trại 2. Người tôi lúc ấy cứ lâng lâng, tưởng như đang nằm mơ. Một cảm giác thật khó tả. Trong sân trại 2 tiếng reo vui mừng của các chị khiến tôi xúc động, nghẹn ngào.

Hôm ấy là ngày 22 tháng Năm năm 1970.

Tôi được đưa vào phòng A5 - trại 2. Đây là phòng địch dành giam giữ số chị em “cứng đầu”, chúng còn gọi đây là phòng sĩ quan.

Giám thị bảo chị em khiêng tôi vào phòng A5, nhưng tôi lại được khiêng vào phòng A6. Thì ra ở đây có Trần Thị Thảo là cháu họ của tôi và chị Dương (Húy) đã từng nằm điều trị cùng tôi ở bệnh viện Duy Tân (Đà Nẵng). Các chị trại 2 vui mừng xúm quanh tôi thăm hỏi ân cần khiến tôi hết sức cảm động. Sau đó ai về phòng nấy, chỉ còn một người nấn ná ngồi lại. Chị nhìn tôi bằng ánh mắt dịu dàng, trìu mến, tôi đọc trong mắt chị có sự thương cảm dành cho tôi. Chị tự giới thiệu tên mình là Bưu Lan, ở phòng A4.

Chị Lan có đôi mất to, tròn giống tôi với khuôn mặt xinh xắn, phúc hậu. về sau tôi và chị rất thân nhau, chị xem tôi như đứa em ruột thịt. Chị thường rủ tôi lên chỗ chị chơi và tập cho chị những bài hát mới. Có một khoảng thời gian chị bị tâm thần rất nặng, tôi cũng không hiểu vì sao. Chị quên nhiều thứ nhưng chị vẫn còn nhận ra tôi. Chị được Thắm là người em cùng đơn vị và cùng bị bắt với chị chăm sóc rất tốt. Cả hai chị em hoạt động trong đơn vị Biệt động Sài Gòn, cùng bị bắt trong chiến dịch Mậu Thân. Mỗi lần tôi nhờ chị em đưa lên nằm chơi với chị, thấy tôi chị lại khóc. Chị cứ vừa xoa đầu tôi vừa khóc và luôn nói "Tội nghiệp em tôi !”. Rất may là chị chỉ bệnh một thời gian ngắn rồi bình phục hoàn toàn. Sau ngày ra tù chị gặp nhà thơ, nhạc sĩ Diệp Minh Tuyền và nên duyên chồng vợ.

Phú Tài là trung tâm giam giữ nữ tù binh toàn miền nên tù binh từ Quảng Trị đến Cà Mau hầu như có đủ ở đây. Nhưng đông nhất là chị em quê Bình Định, chiếm khoảng một phần ba nhà tù, vì Phú Tài nằm trên đất Bình Định.

Các chị trại 2 đón tôi như đón người chị, người em đi lâu mới về. Tôi được tắm mình trong tình yêu thương cùng sự chăm sóc như người thân ruột thịt. Có sống những ngày đầy thử thách chốn lao tù mới thấm thìa tình đồng chí, đồng hương sâu đậm đến thế nào.

Tôi chỉ ở phòng A6 một thời gian rất ngắn, vì không muốn phiền chị em phải khiêng đi, khiêng về mỗi khi điểm danh. Trong mâm ăn của tôi ở phòng A5 có 18 nguời, nhưng phần lớn chị em đều mang bệnh do hậu quả bị tra tấn. Hơn một nửa chị em bị "lên cơn” tra tấn. Không rõ trong thuật ngữ y học đó là căn bệnh gì, nhưng chúng tôi vẫn dùng từ ngữ như thế để chỉ số chị em thường hay lên cơn. Thường là khi nào mệt hoặc đau đớn trong người các chị mới bị như thế. Mỗi lần lên cơn các chị rơi vào trạng thái "ảo” và sống lại cảm giác như khi bị tra tấn. Phải luôn có ít nhất hai người trở lên giữ chặt, nếu không các chị rất dễ bị thương tích. Nghe các chị kêu cứu, than khóc mà lòng quặn thắt. Sau mỗi lần bị lên cơn các chị rất mệt, có lúc phải đưa đi cấp cứu.

Trong mâm ăn của tôi có hai “bé” là Trần Thu Hồng và Nguyễn Thị Em. Hai em là hai tấm gương nhỏ tuổi nhưng kiên cường, kiên quyết không khuất phục kẻ thù dù bị địch nhốt chuồng cọp, bỏ đói khát hàng chục ngày. Chúng có cho ăn uống nhưng chỉ đủ cầm hơi. Tôi rất thương yêu và gần gũi Hồng, coi Hồng như đứa em gái ruột thịt. Hồng lanh lợi, thông minh nhưng rất bướng bỉnh.

Bọn giám thị luôn tìm cách gây khó dễ với trại 2, nhất là khi ngoài chiến trường quân ta đánh mạnh thì y như rằng địch tìm cách trả đũa tù binh. Muốn tìm cớ để đánh tù đối với chúng không khó. Chị em đi đổ phân về thường bị chúng lục soát xem các chị có nhặt giấy tờ gì ngoài bãi rác mang về không. Bọn chiêu hồi từ trại 2 chạy sang trại 1 đã báo không sót một hoạt động nào của chị em. Nếu bắt gặp trong thùng có vật gì lạ là chúng lấy cớ để đánh đập các chị. Mỗi tên giám thị đều tự “trang bị” cho mình một khúc cây to tướng làm phương tiện trấn áp tù binh. Bọn quân cảnh tên nào cũng to xác. Thử tưởng tượng với sức vóc ấy mà chúng giáng đòn xuống thân thể yếu ớt của những nữ tù thì hậu quả thế nào, không nói ra chắc ai cũng biết. Chị Nguyễn Thị Mén (quê Bình Định) ở cùng phòng A5 với tôi đã chết vì bị thằng Quý giám thị đánh vào đầu khiến chị vỡ sọ. Hoặc khi các chị đi lấy gạo, củi về ngang phòng Giám thị bị chúng gọi vào bắt phải đưa tay lên chào theo kiểu nhà binh, nếu không chào là bị ăn đòn.

Chị Tám Khuya (quê Khánh Hòa) cũng cùng phòng với tôi, trong một lần đi đổ phân về bị bọn giám thị gọi vào bắt chị phải chào, chị quyết không chào. Thế là chị bị mấy tên giám thị xúm vào đánh đến ngất xỉu. Chưa thỏa mãn, chúng đổ nước vào lỗ tai rồi nhét cả sỏi vào, sau đó chúng dùng kềm bẻ gãy ba cái răng cửa cùng lúc. Chị được chị em săn sóc ngày đêm, nhưng cà tuần lễ sau vẫn còn lên cơn co giật. Nhìn chị quằn quại, đau đớn không ai có thể cầm được nước mắt. Lòng căm thù địch trong tôi như được nhân đôi.

Một ngày vài ba lần bọn giám thị vào kiểm tra sinh hoạt của chị em. Có điều rất hay là những chị em sinh hoạt trên sân, trong nhà bếp nếu thấy giám thị vào là tiếng hô la “Nó vô!” được Lan truyền đi rất nhanh. Nhờ vậy mà những đồ dùng sinh hoạt bất hợp pháp của chị em được kịp thời dọn dẹp.

Cũng giống như nhà tù Non Nước, vào Phú Tài bọn chỉ huy trại giam cũng "quan tâm” đặc biệt đến tôi. Thỉnh thoảng thiếu tá Phan Hữu Hòa, Chỉ huy trưởng trại giam cùng với tên thiếu tá cố vấn Mỹ lại vào thăm chừng sức khỏe của tôi thế nào. Cho đến ngày được sang ở trại 2 tôi vẫn luôn yêu cầu phái đoàn Hồng Thập tự quốc tế can thiệp để tôi được tiếp tục diều trị vết thương còn dang dở. Nhờ sự can thiệp của họ mà tôi được đưa xuống bệnh viện dã chiến Mỹ mổ hai lần. Cứ sau mỗi đạt đấu tranh tuyệt thực chúng lại vào chỗ tôi. Có lẽ thường ngày chúng thấy tôi quá ốm yếu. Trong lần chị em đấu tranh dài ngày để buộc địch trả lời về cái chết của chị Nguyễn Thị Mén mà chúng đang giấu nhẹm, chúng tôi phải tuyệt thực đến ngày thứ năm thì bọn chúng mới vào giải quyết yêu sách. Thấy tôi quá yếu các chị rất lo, nên sang những ngày cuối các chị buộc tôi phải nhai cơm khô cầm hơi. Vì chủ trương của Tổ chức nhà tù là giữa lúc đấu tranh tuyệt thực kiên quyết không để địch khiêng bất cứ người nào ra khỏi trại giam.

Khoảng thời gian này tôi lại bị bệnh sỏi bàng quang rất nặng. Trong những ngày chị em đấu tranh, địch cho người vào đóng trụ để niêm phong tất cả các các giếng nước, đồng thời chúng dùng dây kẽm gai bùng nhùng vây số chị em ngoài sân lại. số nước uống dự trữ trong phòng chỉ đủ để chị em bệnh nặng nhấm nháp cầm hơi. Vì thiếu nước uống nên tôi bị tiểu ra máu rất nhiều. Nhiều chị em đã không còn sức để đi lại. Chỉ cần cuộc đấu tranh kéo dài thêm vài ngày nữa chắc chắn sẽ có nhiều người hi sinh.

Thấy chị em nằm la liệt trên sân nên bọn chỉ huy âm thầm lệnh cho giám thị và lính quân cảnh rút ra khỏi trại 2. Chỉ chờ có thế, chị em bung rào nhào lại các giếng nước để phá niêm phong, cô Năm Hòa và chị ửng (cùng quê Bình Dịnh) nhảy xuống giếng nuớc. Tiếng hô la, kêu cứu của các chị đến tai giám thị. Chúng vội vã cho bọn trật tự bên trại nam sang cột dây thả người xuống để vớt hai chị lên. Rất may là giữa mùa khó giếng đang cạn nước nên hai người chỉ bị uống nước ít.

Sáng hôm sau, sau giờ điểm danh bọn giám thị mới chịu đứng lại để nghe ý kiến của chị em.

Trong khi ngoài sân các chị đang đối thoại với địch thì thiếu tá Hòa và thiếu tá cố vấn Mỹ đi cùng hai tên giám thị vào chỗ tôi. vốn đã ốm yếu trước đó, nên sau năm ngày nhịn ăn uống cộng với bị mất máu người tôi xanh xao khiến Hòa và viên cố vấn Mỹ rất lo ngại. Tôi thấy tên Mỹ nói gì đó với Hòa, sau đó Hòa bảo tôi:

-   Ông thiếu tá cố vấn muốn đưa cô xuống Quân y viện 67 của Mỹ để cô được điều trị.

-   Tôi sẽ không đi đâu hết, nếu các ông không giải quyết thắc mắc của chị em về cái chết của chị Nguyễn Thị Mén. - Tôi trả lời dứt khoát với Hòa.

-   Tôi xin lấy danh dự của thiếu tá Chỉ huy trưởng để đảm bảo với cô rằng trong sáng nay chúng tôi sẽ giải quyết những yêu sách của các cô. Hiện chúng tôi đang nói chuyện với các chị em ở trên sân.

Nói xong Hòa ra lệnh cho hai tên giám thị khiêng tôi đi. Tôi biết viên cố vấn Mỹ sợ tôi chết.

Xuống bệnh viện 67 của Mỹ, tôi được đưa ngay vào phòng Cấp cứu để tiêm thuốc và truyền nước. Tôi phải nằm ở đây mất hai ngày mới được đưa xuống khoa điều trị. Vừa truyền thuốc kết hợp với chế đ 8005 ăn uống, nhưng phải mất cả tuần lễ sức khỏe tôi mới khá lên được. Kết quả chụp X quang cho thấy tôi bị sỏi rất nhiều. Tôi được một bác sĩ người Mỹ mổ để lấy hết sỏi. số sỏi lấy ra được bác sĩ cho giữ lại để giao cho tôi sau khi tôi tỉnh lại. Trên chục viên sỏi mà viên lớn nhất to bằng ngón chân cái người lớn. Tôi đã giữ lại để làm kỷ niệm cho đến ngày về Lộc Ninh mới vứt bỏ trong rừng gần sông Măng.

Khoảng cuối năm 1971, tôi bị đau bụng dữ dội do bị tắc ruột phải đi cấp cứu dưới Quân y viện Quy Nhơn. Còn đang trong thời gian điều trị thì một hôm có một tốp bác sĩ người Mỹ tìm xuống để khám và kiểm tra lại tình trạng hai cái chân của tôi. Ngay ngày hôm sau có xe trên trại giam xuống đón để chuyển tôi sang bệnh viện 67 của Mỹ. Tôi được bác sĩ Mỹ cho kiểm tra tổng quát tình trạng thương tật. Tôi nghĩ bụng chắc chắn tôi được đưa xuống đây là do có sự can thiệp tích cực của hội Hồng Thập tự quốc tế.

Sau kiểm tra được bác sĩ cho biết là hai cái chân của tôi cần phẫu thuật để tập đi lại. Tôi đồng ý để bác sĩ mổ nới gân hai bàn chân. Do nằm quá lâu không đi lại nên cả hai bàn chân đều bị cứng khớp. Mổ xong tôi phải chịu bó bột cả hai chân gần hai tháng liền, cắt bột xong tôi bắt đầu tập đi bằng cách nhờ chị em dìu hai bên. Tôi được cấp một đôi dép cao su rất mỏng, nhẹ để bắt đầu tập đi sau hơn ba năm nằm một chỗ. Các chị thường dìu tôi sang chơi các phòng hoặc ra ngoài phơi nắng.

Mỗi lần xuống bệnh viện Mỹ về là tôi mang được về trại giam rất nhiều dụng cụ học tập tôi đã xin được từ những y tá Mỹ. Nơi cất giấu là hai đường luồn cây của chiếc băng-ca.

Trước ngày tôi vào Phú Tài, chị em đã tổ chức học văn hóa, nhưng các chị thường học lẻ tẻ, tùy vào hoàn cảnh. Trong tù, thời gian rảnh rỗi nhiều nên việc học văn hóa cũng được đưa vào nghị quyết của tổ chức Đảng, Đoàn. Nhờ vậy mà những chị em "sợ” học dù không muốn cũng phải cố gắng theo. Bài vở để giảng dạy thì chị em tự biên soạn, ai nhớ gì ghi nấy. Môn học chủ yếu là Văn và Toán. Tôi phụ trách dạy lớp 4 và lớp 5 kiêm luôn việc soạn bài. Cái khó khăn nhất của chúng tôi là giấy, bút. Nhưng “cái khó ló cái khôn”. Chị em dùng lọ chảo trộn với mỡ heo, thấm dung dịch có màu đen đã trộn vừa đủ ướt mảnh vải, sau đó đem phủ mảnh vải lên một tấm bảng nhỏ, trên tấm vải lại được phủ một mảnh giấy nhựa trong suốt. Một cây que vót nhọn dùng làm bút. Dùng bút viết lên trên mảnh giấy nhựa, chữ viết sẽ hiện lên rất rõ. Viết xong chỉ cần giở mảnh giấy lên là chữ sẽ biến mất. Ngoài ra, chị em còn dùng than củi viết lên nền nhà .để nháp bài tập. Đối với nhũng người ham học thì các chị có thể học mọi lúc, mọi nơi.

Thỉnh thoảng có người ốm đau phải đi bệnh viện, đó cũng là cơ hội để các chị có thể gửi mua các thứ cần thiết qua những người lính hoặc y tá có cảm tình với chị em. Nhưng mua được các thứ mang về trại giam là điều hết sức khó khăn, vì thế các chị phải có cách cất giấu thật kỹ. Nếu bọn giám thị lục soát bắt gặp thì không những bị tịch thu mà có khi còn bị chúng đánh đập no đòn.

Trong trại 2 có chị Hoàng Hải Anh (tên ngoài đời là Lâm Hồng Ân) là diễn viên của đoàn Văn công khu 5. Chị bị địch bắt rất sớm, khi mới chân ướt chân ráo từ miền Bắc vào chiến trường khu 5. Vì vậy mà chị trở thành một trong những tù binh đầu tiên của nhà tù Non Nứơc (Đà Nẵng). Chị là hạt nhân vân nghệ của nhà tù, đã sáng tác được mấy ca khúc về trại giam Phú Tài và một số màn múa hát để chị em biểu diễn vào các dịp lễ, Tết.

Số "vốn liếng” bài hát tôi mang theo vào tù cũng kha khá. Tôi đã trút ra gần hết cho chị em. Quanh chỗ tôi nằm thường xuyên có người đến tập hát. Tôi còn viết được cho chị em vài vở kịch và một số tiết mục ca cảnh. Không ngựa thì bắt lừa kéo xe chứ còn biết làm sao. Chợt nghĩ lại thấy mình cũng còn có ích cho tập thể chứ chưa đến nỗi nào. Nghĩ thế mà thấy trong lòng vui vui.

Chuyện biểu diễn văn nghệ trong tù cũng lắm kỳ công.

Ở trại giam Phú Tài, vào các ngày lễ lớn trong năm hầu như không bao giờ thiếu những đêm văn nghệ. Cũng ca, kịch, múa, tấu hài... đủ cả. Nhưng để có một đêm diễn trọn vẹn thì công sức và kể cả máu của chị em đổ ra không ít.

Khoảng một nửa số tiết mục được mang từ ngoài vào qua vài chị em văn công (như chị Hoàng Hải Anh) hoặc văn nghệ nghiệp dư còn nhớ được ghi lại, còn phần lớn được sáng tác, tự biên tại chỗ.

Thành phần diễn viên hầu hết chưa ai được một lần bước lên sân khấu nhưng những diễn viên bất đắc dĩ ấy cùng diễn ra trò. Khán giả cũng cười hả hê, cũng khóc sướt mướt, cũng vui, buồn, căm giận theo diễn biến của vở kịch, màn múa trên sàn diễn.

Nhìn trang phục của diễn viên trên sân khấu, nếu là người ngoài cuộc ít ai nghĩ rằng đó là những bộ quần áo diễn của một đội văn nghệ trong tù. Trong vai bộ đội có quần áo kaki bạc màu, mũ mềm của giải phóng quân. Trong vai lính ngụy thì có đủ bộ quần áo lính, mũ sắt hoặc lưỡi trai. Vai nữ có áo dài thêu hoa tha thướt hoặc áo bà ba trắng, xanh, vàng, tím... duyên dáng vô cùng.

Những chiếc khăn rằn, khăn thêu dài mà thường ngày chị em dùng để che nắng, quấn đầu chính là những chiếc áo dài, áo cụt cho diễn viên trong đêm văn nghệ. Trang phục lính ngụy hay quân giải phóng là những mảnh quần áo rách mà trong những lần chị em đi đổ rác, đổ phân nhặt được gom góp đem về. Nếu không may bị bọn giám thị phát hiện được thì chắc chắn chị em sẽ bị những trận đòn đến mềm xương. Những tên nữ chiêu hồi từ trại 2 đã khai báo với địch không sót một chi tiết nhỏ nào về mọi sinh hoạt của chị em tù binh trại 2. Đã có lần địch xộc vào giữa lúc chị em đang diễn và cũng đã có nhiều chị em diễn viên bị địch bắt đưa đi tra tấn, hành hạ rất dã man.

Tùy theo thời tiết, sân khấu được bố trí ngoài sân hay trong phòng. Sân là một khoảng trống chật hẹp, cách giữa hai phòng giam. Trong trường hợp này thì khán giả phải chen chân nhau trong khoảng trống ít ỏi còn lại, sau khi đã chừa phần dành làm sân diễn. Còn thì phần lớn chị em phải leo giường tầng ngồi xem qua ô cửa sổ. Ở Phú Tài địch bố trí chị em nằm giường hai tầng, mỗi tầng một người. Nếu diễn trong phòng thì một phần tư diện tích đầu phòng được chị em kê giường sát lại làm sân khấu.

Trong lúc hàng trăm cặp mắt đang đổ dồn, nhìn chăm chú lên sân khấu theo dõi tiết mục đang diễn thì bỗng vang lên hai tiếng “Nó vô!”. Thế là chỉ loáng vài phút, đúng vài phút, rần rần từ sân khấu xuống khán giả ai không có việc thì lẹ chân giải tán, còn lại ai lo việc nấy trong phận sự của mình được phân công từ trước, kẻ lo khiêng giường, người lo dọn dẹp sân khấu. Địch vào tới nơi mọi việc đã xong xuôi như không hề có gì xảy ra.

Nếu chúng nghi ngờ tổ chức xét phòng thì dù chúng có đào tung cả trại giam, xét đến từng ngóc ngách trong giỏ xách của chị em cũng không thể tìm thấy chút manh mối nào. Vì những trang phục diễn chỉ sau năm phút rời khỏi người diễn viên thì lập tức sẽ quay về với chức năng thường ngày của nó. Mũ sắt lính ngụy trong đêm diễn lại trở thành những chiếc gàu múc nước. Bộ quần áo nữ lại trở về thành chiếc khăn quàng, khăn trùm. Đặc biệt là những bộ quần áo lính ngụy hoặc giải phóng quân, cứ mỗi chiếc áo hoặc quần tùy theo cấu tạo trang phục mà phân công chị em mỗi người giữ một mảnh sau khi tháo rời. Những mảnh vải là tay áo, thân áo hay ống quần lại trở thành áo lót trong, túi đựng kim chỉ, hoặc vỏ ruột gối dùng thường ngày. Dĩ nhiên là những thứ này được chị em ngụy trang thành vật dụng nhưng không hề dùng đến.

Chuẩn bị cho một đêm diễn mới, sau khi được đọc kỹ kịch bản và bảng phân vai, tổ phụ trách trang phục lại khẩn trương, âm thầm chuẩn bị. Thường là vào giờ phút cuối, trước lúc đêm diễn bắt đầu, chị em mới tập họp lại để ráp trang phục. Rồi diễn xong lại tháo rời.

Năm 1971 là khoảng thời gian số chị em chống đối ở trại 1 bị địch đàn áp dữ dội nhất. Trong một lần đi khám bệnh, đi ngang qua trại 1 tôi tình cờ nhìn thấy em Hường, người cùng xã Quế Bình với tôi cũng đang ở đó. Tôi không rõ Hường đã ký giấy chiêu hồi hay chưa, nhưng tôi vẫn gửi cho em một lá thư với nội dung khuyên em nên gia nhập với số chị em chống đối để đấu tranh không chịu ký đơn và đòi địch đưa sang trại 2. Gần một trăm người bị chúng chà đi xát lại đến phải lê lết. Hàng ngày chúng bắt các chị tập trung lại để chào cờ ba que, bắt "thụt đầu” (bắt đứng lên, ngồi xuống theo lời hô của chúng). Nếu không thực hiện mệnh lệnh của chúng thì những trận mưa đòn sẽ phủ lên người các chị. Căm phẫn nhất là bọn chỉ huy nhà tù mượn tay các tên trật tự để đánh đập, đàn áp chị em theo chủ trương “dùng tù trị tù” của chúng. Vì không chịu đựng nổi nên có một số chị em bị “rơi rụng”, riêng Trịnh Thị Thanh bị chúng đánh đến liệt cả hai chân, số còn lại chúng chuyển sang một nhà giam mới mà chúng gọi là trại 4, Thanh phải lết theo các chị chứ không đi được. Trại 4 nằm sát trại 2, chỉ cách mấy lớp rào. Đầu tàu của đoàn tù chống đối này là các chị: Thanh Tùng, Bích Thủy (Chín Nghĩa), Tư Cản, Hai Châu, Hai Anh, Bé (Hạnh)... Qua tìm hiểu tôi được biết không có Hường trong số chị em trại 4. Vậy là Hường đã chấp nhận ký đơn rồi! Có một người đồng hương như vậy kể cũng hơi buồn.

Chị Đỗ Thị Liên quê Quảng Ngãi, đã hai lần vượt ngục bất thành. Lần đầu tiên chị cùng chị Thận cùng quê Quảng Ngãi với chị vượt ngục từ trại 2, nhưng chỉ có chị Thận đi trót lọt. Chị bị địch bắt lại sau hai ngày lẩn trốn do bị chỉ điểm khi trên người vẫn còn đang mặc bộ đồ tù binh rách rưới. Chị bị địch tra tấn và biệt giam trong chiếc tủ sắt quân dụng để ngoài trời. Lần nào đi ngang nơi chị bị giam tôi cũng nghe chị hát. Sau đó chúng đưa chị vào trại 1 sống chung với bọn chiêu hồi. Chị lại vượt, ngục lần thứ hai, lần nầy có hai người cùng trốn với chị là chị Tuyết Dung và chị Nguyệt (Việt Lan). Chị để chị Dung và chị Nguyệt đi trước chị đi sau, nhưng chị bị lính canh trên pháo đài phát hiện và bắn bị thương rất nặng. Chị được địch đưa di điều trị vết thương, sau đó chúng lại tiếp tục biệt giam. Chị Dung và chị Nguyệt bị chúng tra tấn đến mức cả hai người đều bị liệt hai chân. Một thời gian rất dài các chị phải ăn nằm tại chỗ, đi đâu đều phải nhờ người khiêng cáng.

Trong thời gian còn ở trại 1 tôi có tìm hiểu về tình hình đấu tranh của trại 2 trước khi tôi vào Phú Tài. Nghe má Hà kể lại về những chị em chống đối, đặc biệt là với những nguời tù còn nhỏ tuổi đã bị địch nhốt chuồng cọp như thế nào.

Chuồng cọp của tù binh khác xa chuồng cọp của tù chính trị ở Côn Đảo. Chuồng cọp tù binh địch làm bằng dây thép gai với chiều cao vừa tầm người ngồi xổm, hạn chế cử động tối đa, nếu cựa quậy nhiều sẽ bị gai thép đâm vào người. Chuồng cọp để nằm ngoài trời nên người bị nhốt phải chịu phơi mưa, phơi nắng đến cháy da. Đã thế chúng còn không cho uống nước, mỗi ngày chúng chỉ cho khoảng một lon nhỏ nước để cầm hơi. Gần 80 chị em, nhưng vì không chịu đựng nổi nên đến ngày thứ mười một chỉ còn 14 người trong tình trạng chờ chết địch mới mở chuồng cọp đưa chị em đi cấp cứu. Trong số này có hai em nhỏ tuổi là Trần Thu Hồng và Nguyễn Thị Em.

Tôi vào Phú Tài thì chuồng cọp đã được địch dỡ bỏ, vì có sự can thiệp tích cực của phái đoàn Hồng Thập tự quốc tế.

Nếu không tính thời gian ở trại 1 thì tôi ở trại 2 vừa chẵn hai năm. Trong hai năm ở trại 2 tôi bị gọi ra để tiếp xúc với Ban Cứu xét của chúng nhiều lần. Lần nào tôi cũng được hỏi ý kiến về việc ký Đơn xin phóng thích để được trả tự do theo diện "nan y tàn phế”. Nhưng lập trường của tôi trước sau như một là kiên quyết không ký đơn.

Có quá nhiều điều để nói về cuộc sống của chị em ở đây. Chuyện buồn vui thì có rất nhiều, nhưng trong những trang hồi ký này tôi chỉ muốn ghi lại những điều mà theo tôi là chúng ta không được phép quên.

Những tên giám thị ở Phú Tài đã từng nói chúng sẵn sàng đổi một trăm nữ tù để giữ một nghìn tù nam. Không biết chị em thế nào, riêng tôi câu nói đó của chúng cũng làm tôi suy nghĩ. Vì sao vậy? Một số chị em nhầm lẫn giữa hai từ Khinh và Ghét. Kẻ địch của chúng ta không phải bọn người ít học. Có chăng chỉ là lý tưởng mà chúng ta chọn lựa đã đua chúng ta vào thế đối kháng với chúng. Chúng cũng cần nghe những câu nói, lời nói của chúng ta được diễn đạt bằng thái độ lịch sự. Chúng ta không mất gì cả nếu làm được điều đó. Cũng cùng một nội dung, nhưng sức thuyết phục thì tùy thuộc vào sự diễn đạt của mỗi người. Ăn nói với địch cũng đòi hỏi phải lựa lời, buộc chúng phải tâm phục, khẩu phục. “Lạt mềm buộc chặt”, ông bà ta xưa nay đã dạy như thế. Nhưng ở trại 2 Phú Tài nếu "lạt mềm" là đồng nghĩa với yếu mềm trước kẻ địch. Cái sự "phi chính trị” và cực đoan thái quá trong cách ứng xứ với địch khiến đã có lần viên trung sĩ Trường giám thị của trại giam phải thốt lên: “Cộng sản ăn nói khéo léo lắm chứ không như các chị đâu!”. Tôi vào sau nên chỉ nghe chị em nói lại chứ tôi không biết Trường. Các chị còn nói vợ của Trường thường mua giúp chị em kim, chỉ, vải...

Địch ghét ta là lẽ thường tình, nhưng chúng ta tuyệt đối không được để chúng khinh. Tôi biết có một số chị em cũng đồng quan điểm với tôi, nhưng chúng tôi lại thuộc về thiểu số. Có một lần trong một đợt đấu tranh, chị em đang tuyệt thực thì thiếu úy Thọ vào phòng gặp tôi. Lúc đầu hắn hỏi thăm tình hình sức khỏe của tôi, sau đó hắn "vào đề”:

-  Chúng tôi cần một người đại diện tiếp xúc với chúng tôi để giải quyết những yêu cầu của các cô. Mai có thể làm đại diện được không?

Tôi cười khẩy và trả lời Thọ:

-   Thật là buồn cười, thiếu úy nghĩ sao mà bảo một nguời chỉ nằm một chỗ, hoàn toàn mất khả năng đi lại như tôi làm đại diện cho gần 700 chị em của trại 2?

-  Tôi muốn các cô hãy ăn nói đàng hoàng, lịch sự khi tiếp xúc với chúng tôi. Ăn nói theo kiểu của các cô chúng tôi không thể nói chuyện được.

-  Vậy thì có bao giờ các ông đặt câu hỏi: vì sao chị em chúng tôi lại trở nên như thế chưa? - Tôi đáp lại lời của Thọ một cách gượng gạo.

Xin nói thêm là trại 2 không bầu đại diện trại. Nguyên nhân là do khi mới thành lập trại giam cũng đã có bầu đại diện, nhưng trong một đợt đấu tranh địch bắt đại diện trại và trưởng phòng đưa đi biệt giam. Từ đấy về sau chị em kiên quyết không bầu đại diện và trưởng phòng nữa. Mặt trái của vấn đề này là khi xảy ra chuyện gì thì tất cả chị em cùng ngồi lại ngoài sân sau khi điểm danh để có ý kiến với giám thị. Thường là chúng không đứng lại để nghe ý kiến chị em. Thế là chị em không tan hàng mà ngồi lì ngoài sân để chờ giám thị vào giải quyết. Nhưng không bao giờ chúng vào ngay mà để chị em ngồi phơi nắng, tuyệt thực nhiều ngày mới giải quyết. Trong khi nếu có đại diện thì tình hình đã khác.

Đấu tranh chính trị với địch, bất cứ thời nào, hoàn cảnh nào cũng vậy, luôn đòi hỏi phải có phương pháp để mang lại kết quả cao nhất mà không phải đổ máu.

Thiếu úy Thọ ra về. Liền sau đó tôi nghe trong nội bộ chị em xầm xì rằng tôi nói chuyện với địch mà lại cười. Tôi rất buồn vì chuyện này. Hình như các chị không phân biệt được giữa cười khẩy và cười vui.

Giữa năm 1971 tôi được thăm nuôi. Phòng Giám thị gọi loa rất nhiều lần tên thật của tôi để gọi thăm nuôi. Nhưng tên thật của tôi chỉ có vài chị em rất thân mới biết. Em Quý ở cùng mâm ăn với tôi đang ở trên sân chạy về phòng báo cho tôi biết. Tôi không ra vì sợ Hỷ tìm thăm tôi như lời anh nói. Phân vân mãi cho đến khi thằng Minh nói: “lần cuối cùng tôi gọi, nếu Trần Thị Duy Phương không ra thì chúng tôi cho thân nhân về”. Tôi nghĩ lại nếu không phải anh Hỷ mà một người thân khác nào đó của tôi thị sao? Tôi nhờ 2 chị khiêng ra phòng thăm nuối.

Ôi, mẹ của tôi! May quá, nếu tôi không ra thì không gặp mẹ rồi! Được gặp lại mẹ tôi mừng khôn xiết. Hai mẹ con ôm nhau khóc rất nhiều. Mẹ tôi biết tôi ở Phú Tài vì hồi còn ở trại 1 tôi đã gửi thư ra nhà lao Quảng Tín báo cho bà biết. Tôi mừng vì mẹ tôi đã được ra tù.

Mẹ tôi nói ngay với tôi:

-     Con ơi, mấy ông này (mẹ tôi chỉ tay về phía chuẩn úy Độ làm ở phòng Tâm lý chiến của trại giam, đang đứng gần đấy) bảo mẹ khuyên con ký vào cái giấy gì đó để được về. Giấy đó là giấy gì mà con không chịu ký? Mấy ổng còn nói con “xếp sòng” trong đó nữa.

-    Nếu ký vào tờ giấy đó con sẽ trở thành kẻ chiêu hồi. Con không bao giờ ký. Mẹ cứ xem như con đã chết rồi. Mai này hòa bình, đôi bên trao trả tù binh, nếu còn sống đến ngày đó con sẽ về với mẹ. Còn chuyện xếp sòng xếp siếc gì đó thì họ muốn họ nói thôi, chứ con không biết gì cả.

Trước mặt địch, tôi và mẹ vẫn trao đổi được vài thông tin bất hợp pháp bằng những câu hỏi mà chỉ có hai mẹ con hiểu được.

Sau ngày địch chuyển tôi vào nhà tù cần Thơ mẹ tôi có vào Phú Tài thăm tôi một lần nữa, nhưng tôi đã chuyển đi nên bà không gặp được.

Tại trại giam Phú Tài, ngoài trại 1 và trại 2 của nữ tù binh còn có trại 3 để giam giữ tù binh nam. Trại 3 có ba phòng, mỗi phòng chứa khoảng trên dưới một trăm người. Đây là nơi giam giữ tạm thời trước khi địch chuyển vào trại trung chuyển Pleiku để đưa anh em ra Phú Quốc.

Anh em ở trại nam phần lớn là thương binh. Tuy vậy ngoài bọn giám thị địch vẫn tổ chức nơi đây một đội trật tự để cai quản và đàn áp các anh chẳng khác gì trại 1 Tôi đã từng chứng kiến địch nhốt anh em chống đối vào thùng tô-nô rồi đậy nắp lại, sau đó chúng dùng cây to đánh vào bên ngoài thùng. Đến lúc chúng ngừng tay, đưa các anh ra, nếu không bị thủng màng nhĩ thì cũng bị thổ huyết.

Anh Lang (Sang) nguyên là sĩ quan, bị thương ngoài chiến trường và bị địch bắt đưa vào đây. Anh bị một tên chiêu hồi khai báo nên mỗi lần anh em đấu tranh là anh bị bọn giám thị bắt ra đánh đập dã man, vì chúng cho rằng anh là lãnh đạo trong nhà tù. Anh có làm vài bài thơ ném sang cho chị em trại 2 với bút danh Bích Trâm. Rất nhiều chị em trại 2 thuộc lòng thơ anh. Anh hiện dang sống ớ thành phố Hồ Chí Minh và vẫn đến thăm tôi thường xuyên. Hai anh em tôi rất thân nhau.

E. TRẠI GIAM CẦN THƠ

Ngày 7 tháng Năm năm 1972 một hiện tượng lạ diễn ra ở nhà tù Phú Tài.

Địch cho người vào trại giam bắt thêm đèn cao áp trong trại và ngoài hàng rào. Cả nhà tù sáng choang. Chế độ ăn hôm ấy cũng khác hẳn ngày thường, chúng tôi được ăn thịt bò xào hành tây. Tiên đoán lơ mơ có sự đổi thay theo chiều hướng sáng sủa, nhưng chúng tôi chưa được biết cụ thể đó là gì. Tôi nói nửa đùa nửa thật với các chị trong mâm ăn: "Có thể nào đây là bữa ăn ‘ân huệ’ không nhỉi?". Ý tôi muốn nói đây có thể là bữa ăn cụối cùng dành cho người tù trước khi chết.

Sáng ngày 8 tháng Năm năm 1972, sau giờ điểm danh, chúng tôi được thông báo sẽ được chuyển vào trại giam Cần Thơ, trại giam Phú Tài không còn tồn tại. Vậy là hơn 800 chị em tù binh (gồm cả trại 4) và kể cả trại 1 được chuyển hết vào cần Thơ trong ngày. Được chuyển khỏi Phú Tài, rất nhiều chị em còn kẹt lại ở trại 1 và có cả một số chị đã ký đơn tranh thủ cơ hội chạy sang sống cùng chị em tù binh, trong đó có em Miên người cùng quê Quế Bình với tôi. Gặp Miên tôi rất mừng và bất ngờ. vì tôi không hề biết có Miên ở trại 1. Miên bảo nhờ đọc được thư tôi gửi cho Hường nên em mạnh dạn nhân cơ hội này chạy sang với chị em tù binh.

Tháng Năm năm 1972 Quảng Trị được hoàn toàn giải phóng. Mỹ cắt giảm viện trợ quân sự cho chính quyền Sài Gòn và lần lượt rút quân hoàn toàn khỏi Việt Nam. Tinh thần quân ngụy sa sút thấy rõ. Nhờ vậy mà khi chuyển vào trại giam cần Thơ đời sống của chị em "dễ thở" hơn ở Phú Tài rất nhiều. Chế độ ăn được cải thiện, nhu yếu phẩm được cấp phát đúng hạn và đầy đủ. Địch không o ép chị em như khi ở Phú Tài nên tính đến ngày ra tù, ở Cần Thơ không xảy ra cuộc đấu tranh nào.

Thiếu tá Hoạt, Chỉ huy trưởng trại giam vào nhà tù thường xuyên để lấy ý kiến chị em. Lần nào vào Hoạt cũng đến chỗ tôi để hỏi thăm sức khỏe và '‘tiện thể” qua tôi Hoạt tìm hiểu về nguyện vọng của chị em. Tôi biết ý đồ đó của Hoạt, nhưng ông ta hỏi thì tôi trả lời với tư cách cá nhân chứ không tránh trớ như khi còn ở Phú Tài.

Tết Nguyên dán năm 1973 chúng tôi tổ chức ăn Tết lớn chưa từng có. Chỉ từ khẩu phần ăn hàng ngày chị em để dành lại mỗi ngày một ít từ trước đó khoảng mười ngày. Với sự khéo léo chị em đã làm ra được bún, bánh... để ăn Tết chẳng khác gì ngoài đời.

Cũng Tết đó, vào sáng Mồng một chúng tôi tổ chức một buổi văn nghệ quy mô, hoành tráng một cách hợp pháp ngoài sân điểm danh mà không thấy địch phản ứng gì. Ngoài phòng Giám thị, lính quân cảnh đứng rất đông để xem chị em biểu diễn. Bên trong, chị em chuẩn bị tinh thần đối phó nếu địch vào đàn áp. Nhưng mọi việc diễn ra suôn sẻ, không gặp rắc rối nào từ phía địch.

Ngày 27 tháng Giêng năm 1973, Hiệp định Paris được ký kết. Chúng tôi biết tin ngay qua chiếc radio mà các anh tù binh ở Cần Thơ đi Phú Quốc để lại cho chị em.

Ngày ra tù đã gần kề, cuộc đấu tranh giành tự do và độc lập, thống nhất Tổ quốc dằng dặc gần 20 năm với biết bao hi sinh xương máu của dân tộc ta sắp đến hồi kết thúc. Chúng tôi không ăn mà vẫn thấy no. Chúng tôi cười, chúng tôi hát trong nỗi ấm ức của kẻ thù và đang âm thầm chuẩn bị cho ngày trao trả.

Thiếu tá Hoạt vào phòng giam gặp tôi. Sau khi hỏi thăm sức khỏe, ông ta nói với tôi:

-  Các chị sắp được tự do rồi đó!

Tôi vờ như không biết gì, hỏi lại ông ta:

-  Căn cứ vào đâu mà thiếu tá nói thế?

-   Hiệp định đình chiến đã được ký rồi. Đôi bên sắp trao trả tù binh.

Tôi hỏi tiếp:

-  Vậy thì tại sao chúng tôi vẫn còn nghe tiếng súng nổ xa xa?

Hoạt vừa nhếch mép cười vừa nói hơi dí dỏm:

-  À, chỉ là chuyện lấn đất, giành dân thôi mà. Không có gì lớn đâu.

Quả đúng vậy. Ngày 6 tháng Hai năm 1973, sau ngày ký kết Hiệp định Paris hơn một tuần, địch cho gọi danh sách sáu người gồm các chị: Tôn Thị An (tên ngoài dời là Tâm, là vợ nhà văn Nguyên Ngọc), Hoàng Hải Anh, Lê Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Thượt (trước ngày vào cần Thơ các chị cùng ở phòng A5 với tôi) và hai chị tên Hà và Hồng (hai chị này vào sau, trước ngày trao trả không lâu nên tôi không nhớ họ của các chị).

Sau ngày sáu chị trao trả trước khoảng năm hôm, Thiếu tá Hoạt lại vào gặp tôi. Ông ta hỏi tôi:

-   Hôm nay các cô có yêu cầu gì không?

Tôi trả lời Hoạt:

-  Chúng tôi muốn biết số phận sáu chị em của chúng tôi được gọi đi trước hiện giờ ra sao? Mong thiếu tá cho chúng tôi được biết.

-  ô, các cô ấy hôm nay không chừng đã sum họp với gia đình rồi đấy. Các cô đừng lo. Rồi một ngày rất gần các cô cũng sẽ được trao trả hết về cho Mặt trận Giải phóng thôi mà.

Chiều ngày 14 tháng Hai nãm 1973, chúng tôi được gọi điểm danh sớm. Khác với ngày thường, chiều đó địch cho lính khiêng bàn ghế và một dàn loa vào sân. Thiếu tá Hoạt đi vào với dáng vẻ trịnh trọng, ông ta ngồi vào bàn và nói lý do về sự có mặt của ông ta với chúng tôi trong chiều hôm đó. Ông ta cho biết là sáng ngày mai chúng tôi sẽ được trao trả hết về cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, nhưng không cho biết địa điểm trao trả. Hoạt còn nói lời từ giã chị em mang tính xã giao. Sau đó chúng tôi được đưa đi nhận quần áo. Nhưng chị em không nhận và trả lời thẳng với chúng:

-  Thường ngày chúng tôi thiếu thốn sao không được cấp phát? Còn bây giờ chúng tôi không nhận, vì không cần nữa.

Hết chương 4. Mời các bạn đón đọc chương 5!

Các chương khác:

Nguồn: truyen8.mobi/wDetail/control/chapter_id/35884


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận