Truyện cổ Hàn Quốc thời Tam Quốc Chương 12


Chương 12
Kim Xuân Thu sống trên đấu trường

Thái Tông Đại Vương, vị vua thứ hai mưoi chín của nước Tân La, họ Kim tên là Xuân Thu, còn gọi là Văn Hưng Đại Vương. Cha của Thái Tông Đại Vương là quan Giác Can trong triều, tên là Long Thụ, mẹ là phu nhân Thiên Minh, vốn là con gái của Chân Bình Vương, vợ là hoàng hậu Văn Minh vốn tên là Văn Cơ. Văn Cơ chính là em gái út của Kim Dữu Tín.

Thuở nhỏ, chị gái của Văn Cơ là Bảo Cơ đã nằm mộng thấy mình đi lên núi ở phía tây để đi tiểu thì nước tiểu chảy đến tận kinh thành Seoul. Sáng dậy, Bảo Cơ kể vói Văn Cơ về giấc mơ của mình. Văn Cơ nghe xong liền nói:

"Em sẽ mua giấc mơ đó của chị."

Bảo Cơ hỏi em gái:

"Em sẽ đổi cái gì để mua giấc mơ đó của chị?"

Văn Cơ đáp:

"Em sẽ đổi chiếc váy lụa của em để mua giấc mơ của chị có được không?"

Thế là Bảo Cơ đồng ý bán giấc mơ cho em gái mình. Khi người em xòe váy ra để hứng lấy giấc mơ thì người chị cũng giả vờ làm động tác đưa giấc mơ cho em.

"Chị bán cho em giấc mơ đêm qua này."

Người em cũng liền giả vờ làm động tác bắt lấy giấc mơ. Thế rồi, Văn Cơ đưa cho Bảo Cơ chiếc váy lụa coi như đó là tiền mua giấc mơ.

Sau đó khoảng mười ngày, một hôm, Kim Xuân

Thu cùng choi đá bóng vói anh trai của Văn Cơ là Kim Dữu Tín. Hôm ấy là ngày rằm tháng Giêng nên nhiều thanh niên cũng choi đá bóng. Kim Dữu Tín giả vờ đá bóng nhưng lại cố tình giẫm lên vạt áo của Kim Xuân Thu làm cho vạt áo bị rách. Sau đấy, Kim Dữu Tín đề nghị vói Kim Xuân Thu:

"Huynh đến nhà tôi để khâu lại vạt áo."

Thế rồi, Dữu Tín dẫn Xuân Thu về nhà mình. Dữu Tín nhờ em gái Bảo Cơ khâu lại vạt áo cho Xuân Thu thì Bảo Cơ liền nói:

"Sao quý công tử lại phải làm những việc tầm thường như thế này chứ?"

Nói xong, Bảo Cơ liền bỏ đi ra ngoài. Không còn cách nào khác, Dữu Tín đành nhờ em gái Văn Cơ và Văn Cơ sẵn sàng khâu lại vạt áo cho Xuân Thu. Sau sự việc này, Xuân Thu nhận ra ý đồ của Dữu Tín và trở nên gần gũi vói Văn Cơ. Hai người thường xuyên qua lại gặp gỡ nhau.

Thế rồi, Văn Cơ có mang. Dữu Tín biết chuyện liền gọi em gái đến và cố tình nhiếc mắng to tiếng khiến mọi người trong làng đều nghe thấy.

"Sao em lại dám qua mặt cha để mà có mang?"

Sau đó, tin đồn Dữu Tín sẽ thiêu chết em gái lan ra cả nước.

Một hôm, khi biết được Thiện Đức VươngW sẽ lên núi Nam dạo choi, Dữu Tín bèn chất củi ở giữa vườn rồi đốt lửa. Khói bốc lên nghi ngút đến nỗi từ xa cũng có thể trông thấy. Thiện Đức Vương


thấy vậy liền hỏi các hạ thần:

"Khói gì ở đằng kia vậy?"

"Hình như Dữu Tín định thiêu chết

em gái."

"Ngươi nói sao?

Sao Dữu Tín lại hành
động như vậy?"

"Thưa Nữ Vương, vì em gái

của Dữu Tín không kết hôn mà
lại có mang ạ."

"Vậy ai đã làm cho em gái

Dữu Tín có mang?"

Nữ Vương trở về cung, đúng
lúc đó Kim Xuân Thu đến bên,
nét mặt anh thay đổi và không
nói được lòi nào. Nữ Vương hiểu
ý nên lập tức ra lệnh:

"Thì ra chính là ngươi. Không mau đi cầu hôn cô
ấy, còn ở đó làm gì?"

Xuân Thu tuân lệnh Nữ Vương, lập tức cưỡi ngựa
đến nhà Dữu Tín. Ngay sau đấy, hôn lễ được cử hành.
Vậy là Văn Cơ trở thành vợ của Xuân Thu.

Sau khi Chân Đức Vương[1] qua đòi, Xuân Thu lên
ngôi vua và cai trị Tân La trong vòng tám năm. Xuân
Thu qua đòi năm 59 tuổi. Các quan trong triều đình tổ chức tang lễ và lập bia mộ cho Xuân Thu Vương ở phía đông Ai Công Tự.

Xuân Thu cùng với Dữu Tín nghĩ ra diệu kế thống nhất tam quốc và lập công lớn với nhà nước Tân La nên về sau mộ của Xuân Thu được nhận danh hiệu là Thái Tông. Các thái tử Pháp Mẫn, Nhân Vấn, Văn Vương, Lão Thư, Trí Kính, Khải Nguyên đều do Văn Cơ sinh ra. Điều này liệu có phải là linh nghiệm từ việc ngày trước Văn Cơ đã mua giấc mơ của chị Bảo Cơ hay không? Ngoài ra, Văn Cơ còn sinh thêm ba hoàng tử là Giai Trí Văn, Xa Đắc Lệnh, Mã Đắc cùng hai công chúa.

Xuân Thu Vương ăn rất nhiều cơm, một ngày nhà vua ăn hết ba mal(1) gạo và chín con gà lôi. Sau khi đánh bại Bách Tế, nhà vua không ăn trưa mà chỉ ăn sáng và tối. Vậy mà tổng cộng một ngày nhà vua ăn hết sáu mal gạo, mưòi con gà lôi và uống hết sáu mal rượu. Giá cả hàng hóa ở Tân La lúc bấy giờ là một thất(2) vải bằng ba mươi đến năm mươi tạ gạo. Xem ra, lúc này người dân sống trong cảnh no ấm.

thái tử lập kế hoạch chiếm Cao Ly, nhà vua định nhờ vào quân sự của nhà Đường nên đã từng sang nước Đường. Lúc bấy giờ, vua Đường nhìn thấy phong thái của Xuân Thu thì cho rằng đây là một vị thánh nên sợ đến gần và đã miễn cưỡng từ chối.

Khi ấy, vị vua cuối cùng của Bách Tế là Nghĩa Từ Vương, con trai lớn của Vũ Vương. Thuở nhỏ, Nghĩa Từ Vương rất dũng cảm, có hiếu vói cha mẹ , sống hòa thuận vói các em nên được người dân tôn là Tằng Tử phía đông. Nhưng từ khi Nghĩa Từ Vương lên ngôi vua thì rơi vào rượu chè và gái nên việc chính sự trở nên nguy nan. Viên quan Tá Bình tên là Thành Trung đã khẩn khoản khuyên can nhưng Nghĩa Từ Vương không những không nghe mà còn tống giam Thành Trung vào ngục. Thành Trung bị giam trong ngục đến khát khô cổ mà chết. Trước khi chết, Thành Trung có viết lại một bức thư dâng lên nhà vua như sau:

"Bề tôi trung thành này dù có chết cũng không thể quên vua. Thần chỉ xin tâu vói Hoàng thượng một lời trước khi nhắm mắt. Thần đã tìm hiểu sự thay đổi của thời tiết và sớm biết được không bao lâu nữa nhất định sẽ xảy ra chiến tranh. Khi di chuyển quân, xin Hoàng thượng hãy xem kỹ địa thế ở noi đó rồi hãy di chuyển. Hoàng thượng hãy cho đóng quân ở thượng lưu sông Bạch Mã, nếu phải đối đầu vói địch, Hoàng thượng cũng sẽ bảo vệ được đất nước. Vạn nhất khi quân địch tiến vào, trên đất liền, Hoàng thượng hãy ngăn sao cho quân địch không vượt qua vùng Thán Hiện, còn trên sông, hãy ngăn sao cho quân địch không thể đặt chân tói bến sông Kĩ Phạt. Hoàng thượng hãy dựa vào noi có địa hình hiểm trở và hẹp để ngăn địch thì sẽ thắng."

Thế nhưng Nghĩa Từ Vương cũng không nghe.

Kể từ đó, Bách Tế thường xuyên xảy ra việc chẳng lành. Có một lần, ở Bách Tế có ngôi chùa tên là ô Hội Tự, bỗng nhiên xuất hiện một con ngựa to, bờm đỏ cứ chạy quanh chùa suốt ngày đêm. Cũng trong năm ấy, vào tháng Hai, lại có những con cáo vào cung, trong số đó có một con cáo trắng trèo lên bàn của viên quan Tá Bình. Lại vào tháng Tư năm ấy, một con gà mái trong cung thái tử ghép đôi vói một con chim sẻ bé xíu. Đến tháng Năm, trên bờ đê sông Sabi có con cá dài ba thước[2] bị chết, những ai ăn con cá ấy cũng đều bị chết. Vào tháng Chín, cây bồ kết ba gai trong cung bỗng nhiên khóc như tiếng người. Vào ban đêm, người ta còn nghe thấy tiếng quỷ khóc trên con đường ở phía nam hoàng cung.

Mùa xuân năm sau đó, nước giếng trong thành biến thành màu máu, bờ biển phía tây có những con cá nhỏ cứ lên bờ mà chết. Cá chết nhiều đến nỗi người dân không thể nào ăn hết.

Và nước sông Sabi cũng biến thành màu máu.

Vào tháng Tư năm ấy, hàng vạn con ếch nhảy lên cây. Người dân trong thành bỗng nhiên cứ thấy như có ai đấy níu lấy mình nên hoảng sợ mà bỏ chạy vô cớ đến ngã ra mà chết. Những người chết như thế có đến hơn trăm người. Lại có nhiều người bị mất của cải một cách vô lý. Vào tháng Sáu, các nhà sư ở chùa Vương Hưng Tự nhìn thấy vô số những chiếc thuyền buồm khổng lồ lướt sóng tiến vào chùa rồi biến mất. Lại có những con chó to bằng con nai từ phía tây chạy đến bến sông Sabi, quay đầu vào hoàng cung sủa rồi biến đi đâu không ai biết. Hàng chục con chó từ trong thành đến tụ tập trên bờ biển, lúc thì sủa, lúc thì rú lên, rồi sau đó cũng biến đi đâu mất. Lại có những con quỷ đi vào cung và nói: "Bách Tế diệt vong! Bách Tế diệt vong!" rồi chui xuống đất. Nhà vua lấy làm lạ bèn đào chỗ đất đó lên, đào sâu khoảng ba thước thì có một con rùa xuất hiện. Trên lưng rùa có dòng chữ như sau:

Bách Tế là trăng rằm,

Tẳn La là trăng khuyết

Nhà vua không hiểu những dòng chữ này có nghĩa gì nên đã hỏi thầy bói và thầy bói đã phán rằng:

"Trăng rằm tức là trăng đã tròn. Trăng đã tròn thì đương nhiên trăng sẽ lại khuyết. Còn trăng khuyết tức là trăng chưa tròn. Trăng chưa tròn thì đương nhiên dần dần trăng sẽ tròn."

Nghe xong, nhà vùa nổi giận và ra lệnh xử tử thầy bói. Lúc này, có một vị quan lại nói:

"Trăng tròn thì to, còn trăng khuyết thì nhỏ. Có lẽ hai câu đó ý nói Bách Tế của chúng ta là quốc gia hùng mạnh còn Tân La là đất nước tiểu nhược." Nghe vị quan nói như vậy, nhà vua rất vui mừng. Xuân Thu Vương nghe tin đồn ở Bách Tế xảy ra nhiều chuyện quái dị nên định lợi dụng kẽ hở này mà đánh chiếm Bách Tế. Xuân Thu Vương phái sứ thần sang nhà Đường để nhờ chi viện quân sự. Vua Cao Tông nhà Đường cử Tô Định Phương làm đại tướng cùng vói ổb Lưu Bá Anh, Phùng Sĩ Quý, Bàng Hiếu Công, dẫn theo mười ba vạn quân xâm  Cjs

chiếm Bách Tế. Vua nước Tân La là Kim Xuân Thu cũng dẫn quân ra trận.

Khi Tô Định Phương mang quân vượt biển đến đảo Đức Vật ở phía tây, thì Kim Xuân Thu cũng ra lệnh cho Kim Dữu Tín dẫn theo năm vạn quân đến đó. Biết được tin này, Nghĩa Từ Vương mói hỏi các hạ thần là nên làm như thế nào. Lúc đó, viên quan Tá Bình nói rằng:

"Quân Đường đã vượt biển tiến vào nhưng bọn chúng vẫn chưa thích nghi vói biển. Quân Tân La thì chỉ trông cậy vào quân đội của nước lớn để dọa chúng ta. Nếu chúng ta đánh bại quân Đường thì quân Tân La sẽ khiếp sợ không dám tiến vào. Vì vậy, chúng ta nên đối đầu với quân Đường trên biển trước là đúng đắn, thưa Hoàng thượng."

Ngay lúc ấy, vị quan Thượng Doanh tên là Đạt Suất nói:

"Không phải như vậy. Quân Đường mói từ xa tói nên bọn chúng chỉ muốn đánh nhanh để thắng chúng ta. Vì vậy, chúng ta khó mà ngăn được thế cờ này. Quân Tân La đã mấy lần đánh nhau vói quân ta và từng bại trận. Nếu quân ta đưa ra thế cờ thì quân Tân La sẽ khiếp sợ. Kế sách tốt nhất là chúng ta phải ngăn chặn đường đi của quân Đường và đợi cho bọn chúng suy kiệt. Mặt khác, chúng ta lật ngược thế cờ đánh quân Tân La, sau đó tùy tình hình mà dốc hết sức để đánh. Nếu làm như vậy, chúng ta không bị mất quân mà còn có thể bảo vệ được đất nước."

Các quan trong triều mỗi người một ý kiến khác nhau. Nghe thế này cũng thấy đúng, nghe thế kia cũng thấy đúng nên nhà vua bị roi vào tình cảnh làm thế này cũng không được, làm thế kia cũng không xong.

Khi đó, viên quan Tá Bình tên là Hưng Thủ đang bị đi đày ở Cổ Mã Di Trí. Nghĩa Từ Vương bèn sai người tói chỗ Hưng Thủ để hỏi,

"Tình hình rất nguy cấp, ngài nghĩ phải nên làm thế nào?"

Hưng Thủ trả lời,

"Suy nghĩ của ta giống suy nghĩ của Thành Trung."

Hưng Thủ cũng cho rằng bức thư mà Thành Trung dâng lên nhà vua trong lúc ông bị giam trong ngục là đúng. Khi nghe như vậy, các quan trong triều đều nghi ngờ Hưng Thủ ób và họ có ý kiến khác,

"Hưng Thủ đang bị đi đày nên cảm thấy bất bình vói nhà vua và không còn yêu nước. Chúng ta không thể tin lời ông ta. Thà rằng ta cứ mở đường cho quân Đường vào tới sông Bạch Mã. Vì sóng to nên bọn chúng sẽ không thể dễ dàng cho thuyền vào được. Như vậy, hai chiếc thuyền sẽ không thể đi song song, quân Đường sẽ bị mắc kẹt giữa dòng. Còn đối với quân Tân La, chúng ta cũng mở đường cho bọn chúng lên tới Thán Hiện, đường đi ở đó hẹp nên ngựa của bọn chúng sẽ không thể dễ dàng di chuyển được. Như vậy, hai con ngựa không thể đi song song, quân Tân La cũng sẽ bị mắc kẹt ở đấy. Sau đó, quân ta tiến đánh, quân địch sẽ như đàn gà bị nhốt trong chuồng, như đàn cá bị quây trong ao."

Nghĩa Từ Vương nghe thấy có lý nên đã làm theo như vậy. Thế nhưng, quân Đường và quân Tân La đã tiến vào sông Bạch Mã và lên tới Thán Hiện khiến cho quân Bách Tế không còn cơ hội để ngăn chặn.

Nghĩa Từ Vương nghe tin quân địch đã tiến vào sông Bạch Mã và lên tới Thán Hiện liền cho Giai Bá dẫn năm

ngàn quân hùng mạnh đến cánh đồng Hoàng Sơn giao chiến. Quân của Giai Bá quyết tử với quân Tân La nên họ đã quyết đấu với quân Tân La bốn trận và cả bốn trận đều thắng. Nhưng cuối cùng vì quân số ít và sức lực bị phân tán nên cuối cùng quân của Giai Bá thua trận. Giai Bá cũng mất mạng.

Lúc này, quân Tân La hợp sức với quân Đường tiến gần đến bến thuyền và dàn trận ở bờ sông. Nhưng khi ấy, tự nhiên có một con chim cứ bay lởn vởn quanh doanh trại của Tô Định Phương. Tô Định Phương lấy làm lạ bèn hỏi thầy bói. Thầy bói xem quẻ và phán rằng:

Thiện Đức Vương còn gọi là Thiện Đức Nữ Vương ? - 647), vị vua thứ 27 của nước Tân La.

"Đây là điềm báo nhất định tướng quân sẽ bị thương."

Tô Định Phương lo sợ nên thu quân về không đánh nữa. Lúc đó, Dữu Tín mói nói:

"Chỉ vì chuyện đồng bóng về một con chim mà ngài định bỏ lỡ cơ hội trời cho này sao? Thuận theo ý trời và làm theo lòng dân để đánh những kẻ bất nghĩa thì có gì mà không làm được chứ?"

Nói xong, Dữu Tín rút kiếm chém con chim roi xuống đất. Giờ, Tô Định Phương mói lấy lại tinh thần để tiến quân đến bờ sông bên trái rồi dàn trận dưới chân núi để giao chiến vói quân Bách Tế. Quân Bách Tế thất bại thảm hại.

Quân Tân La và quân Đường vượt sông đánh tiếp, binh sĩ nối đuôi nhau từng hàng, đánh trống rầm rộ. Tô Định Phương dẫn theo thượng binh và mã binh tiến đến vùng cách hoàng thành Bách Tế ba mưoi dặm và dàn trận ở đây. Trong thành, quân Bách Tế dồn hết sức lực còn lại để đánh trả nhưng cuối cùng cũng bại trận. Số quân Bách Tế thiệt mạng lên tói một vạn người. Quân Đường
thừa thắng tiến vào thành, Nghĩa Từ Vương không còn hy vọng gì nữa đành than thở:

"Ta đã không nghe lời Thành Trung nên mói lâm vào cảnh khốn cùng này. Ân hận lại càng thêm ân hận."

Nghĩa Từ Vương cùng thái tử Long bỏ thành chạy lên biên giói phía bắc.

Tô Định Phương bao vây hoàng thành. Con trai thứ hai của Nghĩa Từ Vương là Thái tự ý lên ngôi vua và cùng vói dân chúng chiến đấu để bảo vệ thành cho đến phút cuối. Lúc đó, con trai của thái tử Long là Văn Tư nhìn Thái và nói,

"Chú đã tự ý lên ngôi vua trong lúc nhà vua và thái tử ra khỏi thành.

Vạn nhất quân Đường có rút lui thì làm sao chúng tôi giữ được mạng sống?"

Nói xong, Văn Tư cùng với mấy thuộc hạ leo dây thừng và trốn khỏi thành. Dân chúng thấy vậy cũng bỏ trốn theo. Thái nhìn thấy nhưng không thể nào ngăn cản được.

Cuối cùng, Tô Định Phương lên đỉnh thành và giương cờ Đường. Thái không còn cách nào khác đành mở cửa thành và đầu hàng. Nghĩa Từ Vương và thái tử Long vói các quan triều đình đã bỏ trốn cũng ra hàng. Chiến tranh kết thúc, Tô Định Phương bắt Nghĩa Từ Vương cùng người thân của Nghĩa Từ Vương, các thuộc hạ và tám mưol tám vị tướng, mười hai nghìn tám trăm linh bảy người dân mang về nước như đã thỏa thuận trước chiến tranh.

Sau khi quân Đường đánh bại Bách Tế trở về, Xuân Thu Vương ra lệnh các tướng đuổi theo và bắt sống số quân còn lại của Bách Tế. Lúc này, quân Tân La đang đóng ở thành Hán Sơn. Nhưng bỗng nhiên quân Cao Ly và quân Mạt Hạt[1] đến bao vây thành và các cuộc giao tranh liên tục diễn ra suốt hơn một tháng. Quân Tân La giao chiến quyết liệt song dần dần bị đẩy lùi và tình hình trở nên hết sức nguy cấp.

Xuân Thu Vương biết tin bèn bàn bạc vói các quan trong triều đình.

"Tình hình này ta nên làm thế nào?"

Nhà vua lo lắng không còn sáng suốt mà chỉ biết than vãn. Lúc này, Dữu Tín chạy đến và nói:

"Tình hình rất nguy cấp. Chúng ta dùng sức người sẽ không thể thắng nổi, chỉ còn cách mượn phép quỷ thần."

Kim Dữu Tín nhanh chóng đến thành Phú Sơn lập tế đàn, dâng lễ cầu xin phép thuật. Thế rồi, bỗng nhiên có một ánh lửa to bằng cái vại lớn lóe lên trên tế đàn. Ánh lửa giống như ngôi sao bay tói phía bắc.

Lúc này, quân Tân La ở thành Hán Sơn bất bình vì nghĩ rằng không có quân cứu trợ nên họ chỉ biết nhìn nhau mà khóc. Đúng lúc quân địch dàn thế trận hùng mạnh tiến vào thì bỗng nhiên có một ánh lửa to bằng cái vại lớn bay về phía nam và sấm chớp vang dội. Tia chớp nã đạn pháo đá vào ba mưoi chỗ, âm thanh chát chúa cùng vói mũi tên và thương bay tứ tung. Quân địch hoảng sợ nằm sấp xuống mặt đất, một lúc sau mói hoàn hồn và tẩu thoát. Thế là quân Tân La trở về bình an.

Khi Thái Tông lên ngôi vua, có người dâng lên nhà vua một con heo rừng. Con heo rừng ấy có một đầu nhưng lại có tói hai mình và tám chân. Thấy vậy, mọi người đều nói:

"Đây chính là điềm báo nhà vua sẽ chiếm giữ trời đất bốn phương."

Vào thời đó, nhà vua và các quan trong triều đình mói lần đầu tiên mặc áo kiểu Trung Quốc và sử dụng bát kiểu Trung Quốc. Đấy là do nhà sư Từ Tạng thỉnh từ vua Đường mang về.

Sau khi Thái Tông qua đời, đến đời Thần Văn Vương, vua Cao Tông nhà Đường phái sứ thần đến Tân La và chuyển lời rằng:

"Cha tôi cùng vói Ngụy Trưng và Lý Thuần Phong có công thống nhất thiên hạ nên mới được gọi là

Thái Tông hoàng đế. Tân La là một nước nhỏ bé mà nhà vua lại dám xưng là Thái Tông. Như vậy là phạm vào tên của Thiên Tử chúng tôi. Ngài hãy mau sửa lại tên gọi đó."

Vua Tân La viết thư đáp lại:

"Mặc dù Tân La là đất nước nhỏ bé, nhưng từ rất sớm đại vương của chúng tôi đã có Kim Dữu Tín là vị quan đáng khâm phục vì đã có công thống nhất ba nước. Vì vậy mà đại vương của chúng tôi mói được gọi là Thái Tông."

Vua nhà Đường xem thư trả lời mói chợt nhớ ra điều mà ông đã được nghe trước khi lên ngôi vua. Vua nhà Đường đã nghe nói, vào một ngày nọ, người ta nghe thấy giọng nói từ trên trời vọng xuống là: Trong số ba mưoi ba vị thánh có một vị sinh ra ở Tân La và trở
thành Dữu Tín. Lời nói này có ghi trong sách. Vua Đường mở sách ra xem thì vô cùng ngạc nhiên và sợ hãi nên phái sứ thần đến Tân La và nói rằng Tân La không cần sửa lại tên Thái Tông nữa.

Nguồn: truyen8.mobi/wDetail/control/chapter_id/87530


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận