Tuổi Thơ Dữ Dội Chương 9

Chương 9
Năm giờ chiều hôm đó, Ðội đặt chân lên đất chiến khu Hòa Mỹ.

Chiến khu! Hai tiếng mới mẻ này đã từng gợi lên trong trí tưởng tượng các chiến sĩ nhỏ tuổi trong đội Thiếu niên trinh sát biết bao hình ảnh hùng tráng thơ mộng. . .

Sau Cách Mạng tháng Tám, lần đầu tiên các em được nghe hai tiếng chiến khu qua bài hát: "Nhớ chiến khu".

" chiều nay xa chiến khu trong rừng chiều Bên bờ tiếng suối reo ngàn thông réo..." Hồi còn Ở mặt trận Huế, mỗi lần sinh hoạt đội cất tiếng hát bài "Nhớ chiến khu" các em lại thấy hiện ra trước mắt những rùng thông vi vu trong gió ngàn, dòng suối bạc lấp lánh chảy róc rách giữa hai bờ đá trắng phau-.. Một đoàn chiến sĩ ngồi bên suối mài gươm, lau súng- Một toán chiến sĩ khác cưỡi ngựa phi vun vút qua đèo.

Bởi vậy mà chiều hôm đó, khi đã đặt chân lên đất chiến khu Hòa Mỹ rồi mà cả đội vẫn không ngớt mồm hỏi ông Bụng:

-Sắp đến chiến khu chưa ông?

- đi chừng bao lâu nữa mới tới chiến khu ông?

ông Bụng khoát tay chỉ bao quát vùng đồi núi trước mặt nói:

- Chiến khu ta đây chớ mô nửa các cháu.

Cả đội sửng sốt:

Chiến khu là đây thiệt hả ông?

Ông Bụng lên giọng giảng giải:

- Cái vùng núi non ni từ đời thủy tổ thì gọi là Hòa Mỹ- Mới đây Chính phủ cải ra tên mới là chiến khu- Chiến khu với Hòa Mỹ cũng là một cả thôi.

Cả đội nhìn nhau tưng hửng. Chẳng có gì giống với những điều các em tưởng tượng trước đây.

Hòa Mỹ là một cái làng ven núi, lơ thơ chừng vài chục nóc nhà nằm rải rác trên một rẻo đất dài và hẹp.

Một bên là núi cao trùng điệp, một bên là con sông Ó Lâu quanh co uốn khúc. Sông hẹp, nhiều khúc vén quần lội qua được, phơi cả sỏi đá dưới dòng. Từng quãng, từng quãng, người ta đắp những cái kè bằng cọc gỗ và đá chắn ngang sông. Nước chảy ào ào qua những chỗ kè để hở, đẩy những chiếc guồng nước nặng nề, kĩu kịt quay đều đều vục nước sông lên đổ vào những cái máng nước trên cao, tưới những thửa ruộng ven sông- Những ngôi nhà tranh, vách đất nép mình dưới những rặng tre lồ Ô dày rậm như rừng. Một lối đi nhỏ ngoằn ngoèo chạy xuyên qua làng- Dọc hai bên lối đi là những dãy sán, khoai chen lẫn với những đám cỏ tranh cao quá đầu người- Trên các vồng khoái, sán rất nhiều dấu chân lợn lòi CÓ những đám sán rất rộng bị lợn lòi dũi nát.

Ðồng bào Ở đây người nào nước da cũng xanh mai mái bởi bệnh sốt rét kinh niên.

Về chiều, khí núi một màu trắng đục, dâng lên mờ mịt- Mưa rả ních. gió núi thổi ào ào- BỘ đội cán bộ, công nhân các cơ quan, công xưởng của tỉnh, từ các ngả đường rút lui khác cũng lần lượt nối nhau đổ lên Hòa Mỹ Người nào cũng mệt nhoài, mặt mày phờ phạc ướt mèm lấm láp suốt từ đầu đến chân.

Khắp làng nhà nào cũng chật ních người, súng đạn ba lô đồ đạc- Những cây sào lồ Ô dài phơi đầy quần áo- Ðường đi lối lại, bùn sục lên dưới hàng trăm bàn chân mang vác nặng nề, trơn như đổ mỡ. Tiếng gọi nhau í a ới suốt từ đầu làng đến cuối làng.

Làng Hòa Mỹ được gọi là tiền-chiến-khu. Chiến khu chính nằm sâu trong dãy núi xanh rì đằng sau làng. Ðội Thiếu niên trinh sát trực thuộc Trung đoàn bộ, phải vào đóng Ở chiến khu Một, gọi tắt là Xê-ca Một. Từ Hòa Mỹ vào đến Xê-ca Một xa vào quãng hai cây số, qua một dải rừng thấp bằng phẳng. Một con suối khá rộng nước chảy Ổ ồ, với những tảng đá xanh rêu trơn nhẫy, đâm sâu vào dãy núi miên man trùng điệp. Men theo bờ suối đi thêm chừng nửa cây số là đến nơi đóng quân- Một dãy lán một mái, dựng ngay bên bờ suối. Dãy lán này mới dựng cách đây chỉ vài hôm, lá lợp, cột, kèo, rui, lạt buộc vẫn còn tươi nguyên. Mỗi bên có một dãy sạp dài suốt từ đầu lán đến cuối lán, để làm giường nằm. Mặt sạp lát bằng những cành cây còng queo, so le, gồ ghề, nằm lên đó khác nào nằm lên một bó củi.

Ðội được chỉ định Ở cái lán số ba kể từ dưới lên.

Tư-dát sờ tay lên mặt sạp, gật gù nói- Người ta nói đời chiến sĩ nằm gai nếm mật là như ri đây anh em ạ.

Tức cảnh sinh tình, em ứng khẩu đọc luôn một đoạn thơ nhỏ vừa chợt nghĩ ra:

,'Sống thời nằm trên cành cây,

Chết thời áo súng bọc thây chiến trường

Nhưng ta là Vệ Quốc Ðoàn

Gian nguy đâu có sờn gan anh hùng-. ".

Hay! Hay! - Cả đội nhiệt thành khen ngợi. Nhiều em yêu cầu Tư-dát đọc lại để học theo. Chỉ một tí là cả đội thuộc. Em hát, em ngâm nhộn nhạo cả khu rừng.

Không khí trong đội phút chốc tươi vui phấn chấn hẳn lên.

Vừa đặt ba lô, túi dết xuống sạp nằm, đội trưởng liền huy động cả đội ra rừng phát củi khô. Trời sập tối, đội trưởng cho nhóm lên Ở giữa lán một đống lửa to như đống lửa trại. Khói xông mù mịt- ánh lửa bập bùng. Cả đội vây quanh lấy đống lửa, cởi áo quần ướt ra hơ, trêu chọc nhau cười nói râm ran.

Hành quân mệt lả thế mà cả đêm đó cả đội đều thao thức đến quá nửa đêm, không sao ngủ được- Một phần tại cái sạp nằm cứ đâm nhói nhói giữa lưng, một phần vì những tiếng động dễ sợ của rừng đêm- tiếng hoẵng kêu, vượn hú, tiếng một đàn voi ào ào đi qua đâu đó trên dốc núi, làm cành cây gãy răng rắc, tiếng chim từ quy khắc khoải buồn thảm và nhiều tiếng rừng huyền bí khác làm cho cả đội cứ sởn hết gai ốc, cứ nhích dần nép sát vào nhau.

Hôm sau, đội ăn bữa ăn đầu tiên của chiến khu. Cơm gạo lức với muối tráng, phải bẻ lá rừng cuộn lại làm bát và bẻ cành cây làm đũa ôi, nhớ sao xiết, kể sao hết những gian khổ thiếu thốn của chiến khu những ngày đầu tiên ấy.

Mười năm sau một nhà chép sử đã ghi lại mấy nét tổng quát của hoàn cảnh chiến khu Hòa Mỹ ngày đó như sau:

" Việc tổ chức các chiến khu Ở các vùng rừng núi đều làm rất sơ sài. Lương thực dự trữ rất thiếu thốn ở Thừa Thiên lúc rút lên núi, lương thực vẻn vẹn chỉ còn hai tấn gạo. Trong lúc đó số người ăn kể cả cán bộ, bộ đội nhân viên các ngành, tự vệ chiến đấu, công nhân cơ xưởng có tới hai ngàn người.." Chỉ mấy dòng vắn tắt đó cũng đủ gợi cho chúng ta ngày nay hình dung được một phần sự gian khổ thiếu thốn đáng sợ của hoàn cảnh chiến khu Hòa Mỹ những ngày đầu tiên ấy.

 

 

Nguồn: truyen8.mobi/t70159-tuoi-tho-du-doi-chuong-9.html?read_type=1


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận